You are on page 1of 2

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chương 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính
quyền (1930 – 1945)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1.1 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quá trình chuẩn bị thành lập Đảng

a) Đặc điểm tình hình cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (bối cảnh lịch sử thế
giới và Việt Nam đầu thế kỷ XX)
- Tình hình thế giới:
+ Từ nửa sang thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Phương Tây chuyển từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đẩy mạnh bóc lột nhân dân trong nước
và quá trình xâm chiếm, nô dịch, biến các nước nhỏ thành thuộc địa của các
nước đế quốc.
+ Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công; năm 1919, Quốc tế Cộng
sản, do V.I.Lenin đứng đầu được thành lập. Hai sự kiện trên đã làm biến đổi sâu
sắc tình hình thế giới, là một thắng lợi có ý nghĩa cho phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa.
- Tình hình Việt Nam:
+ Năm 1858 Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Vua quan nhà Nguyễn từng
bước đầu hàng thực dân Pháp. Ngày 6/6/1884 nhà Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nốt
hoàn toàn dâng nước ta cho Pháp. Từ năm 1897, Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc
khai thác thuộc địa lớn:
 Về Kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách độc quyền về Kinh tế - một
chính sách kinh tế về thực dân bảo thủ và thụ động hoàn toàn phụ thuộc vào
nền kinh tế chính quốc.
 Về chính trị: Mọi quyền đều nằm trong tay Pháp như: Toàn quyền, Thống
đốc, Thống sứ, Khâm sứ và Công sứ. Vua quan nhà Nguyễn đóng vai trò bù
nhìn.
 Về văn hóa: Chính sách văn hóa nô dịch, làm cho dân ta trở nên ngu đi để
chúng dễ cai trị
 Mẫu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp kết hợp và mâu thuẫn
giữa quần chúng nông dân và giai cấp địa chủ - phong kiến ngày càng trở nên
gay gắt.
- Nhân dân Việt Nam mâu thuẫn với thực dân Pháp:
Dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp, Việt Nam trở thành
một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu
thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn bộ nhân dân VN với thực dân Pháp và mâu
thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến .Trong đó, mâu
thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc (mâu thuẫn giữa toàn thể Nhân dân Việt
Nam với thực dân Pháp xâm lược).
Từ đó đặt ra hai nhiệm vụ đối với dân tộc Việt Nam: Một là, phải đánh đuổi
thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là,
xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân, chủ yếu là ruộng
đất cho nông dân. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ
chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập
dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Trong đó,
chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

b) Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư
sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến:

You might also like