You are on page 1of 19

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI

1. Nêu khái niệm và công dụng của dao cách ly.


2. Hãy cho biết cấu tạo và phân loại của dao cách ly.
3. Các điều kiện lựa chọn dao cách ly.
4. Hãy nêu khái niệm và phân loại công tắc tơ.
5. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc tơ.
6. Nêu các thông số kỹ thuật và điều kiện lựa chọn công tắc tơ.
7. Tại sao sử dụng contactor mà không dùng thiết bị khác như dao cách ly, máy cắt để mở máy động cơ?

BÀI TẬP
BÀI TẬP 1:
Chọn cầu dao cho một cửa hàng có công suất đặt là 10 kW. Điện áp nguồn 380 V, hệ số công suất
chung 0,85.
BÀI TẬP 2:
Chọn cầu dao cho một căn hộ có năm phòng, có công suất đặt 800 W, điện áp nguồn 220 V, hệ số
công suất của mỗi phòng 0,85.
BÀI TẬP 3:
Chọn cầu dao cho động cơ ba pha có Pđm = 10 KW; Uđm = 380 V; Hiệu suất η = 0,85; cosϕ = 0,8.
BÀI TẬP 4:
Chọn cầu dao tổng dùng cho hộ gia đình có tải định mức quy định 5 KVA điện áp 220 V.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII


1. Hãy trình bày cấu tạo của cầu chì.
2. Hãy trình bày đồ thị minh họa quá trình cắt dòng điện của cầu chì.
3. Hãy trình bày sự phân loại của cầu chì.
4. Cầu chì có những thông số kỹ thuật gì?
5. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng cầu chì là gì?
6. I2t là gì? Khi nào thì sử dụng giá trị I2t?
7. Hãy trình bày đặc tính ampe giây của cầu chì.
8. Hãy trình bày đặc tính hạn chế dòng điện của cầu chì.
9. Dòng điện ngắn mạch giả định là gì?
10. Dòng điện qua là gì? Có tên gọi nào khác?
11. Hãy trình bày điều kiện lựa chọn cầu chì.
12. Hãy trình bày điều kiện phối hợp có chọn lọc giữa các cầu chì mắc nối tiếp trong mạch điện hình tia.
13. Tỷ lệ phối hợp chọn lọc bằng 1,6 : 1, hoặc 2,5 : 1, hoặc 1,25 : 1 có nghĩa gì?
14. Khả năng cắt toàn phần, khả năng cắt bộ phận có nghĩa gì?
15. Phân biệt tính chất của cầu chì gG, aM, gM.
16. Phân biệt tính chất của cầu chì chảy nhanh, cầu chì chảy chậm.
17. Neâu khaùi nieäm vaø coâng duïng cuûa rô le nhieät.
18. Neâu nguyeân lyù laøm vieäc vaø phaân loaïi rô le nhieät.
19. Caùch löïa choïn rô le nhieät.
20. Trình baøy nguyeân lyù hoaït ñoäng cuûa rô le baùn daãn.
21. Trình baøy veà rô le ñieän aùp cöïc ñaïi moät chieàu.
22. Trình baøy veà rô le ñieän aùp cöïc ñaïi xoay chieàu.
23. Trình baøy veà rô le ñieän aùp cöïc tieåu.
24. Trình baøy veà rô le kieåm tra ñoàng boä.
25. Trình baøy veà rô le kieåm tra ñoàng boä.
26. Trình baøy veà rô le toång trôû (rô le khoaûng caùch).
27. Trình baøy veà rô le coâng suaát (rô le coù höôùng).
28. Caáu taïo cuûa rô le ñieän töø.
29. Trình baøy ñaëc tính cô cuûa rô le ñieän töø.
30. Theá naøo laø rô le töông tö,ï rô le kyõ thuaät soá. Haõy nhaän daïng vaø phaân bieät ñaëc ñieåm khaùc bieät giöõa
hai loaïi treân.

BÀI TẬP CHƯƠNG VII


BÀI TẬP 1
Hãy chọn cầu chì cho một bảng điện cung cấp điện cho một lớp học sử dụng 8 bóng đèn sợi đốt
100 W, cosφ = 1, và 4 quạt trần 70 W, cosφ = 0,8. Điện áp nguồn 220 V.
BÀI TẬP 2
Trong bảng 7.4 chọn cầu chì aM cho động cơ điện ba pha, điện áp 550 VAC, dòng điện định mức
của động cơ là 156 A.
Chọn cầu chì có dòng định mức InCC =160A (dòng thứ 2 từ dưới lên).
Bảng 1BT: Chọn cầu chì aM để bảo vệ động cơ điện

Động cơ ba pha 400V Động cơ ba pha 500V Cầu chì


kW Mã lực In (A) kW Mã lực In (A) InCC (A)
7,5 10 15,5 11 15 18,4 20
11 15 22 15 20 23 25
15 20 30 18,5 25 28,5 40
18,5 25 37 25 34 39,5 40
22 30 44 30 40 45 63
25 34 51 40 54 60 63
30 40 60 45 60 65 80
37 50 72 51 70 75 100
45 60 85 63 109 89 100
55 75 105 80 110 112 125
75 100 138 110 150 156 160
90 125 170 132 180 187 200

Giả thiết ta chọn cầu chì


hãng Siemens, cầu chì loại
aM, ký hiệu 3ND1 836, điện
áp định mức 550 VAC, dòng
định mức 160 A (xem bảng
7.9b). Đặc tính ampe giây của
cầu chì xem H.B1.
Hãy kiểm tra động cơ
có thể khởi động được không
với cầu chì này.
Dòng khởi động của
động cơ: 160 A × 6 = 960 A ~
1000A.

Ở đồ thị bên phải ta vạch đường thẳng đứng tại 103A, từ giao điểm A của đường này với đường
đặc tính 160A, ta vạch đường ngang kéo đến trục tung, và ta đọc được giá trị ~7s. Vậy động cơ có thể
khởi động được với cầu chì aM 3ND1 836 160A.
Hãy cho biết có thể dùng cầu chì gG, ví dụ cầu chì gG 3NA3 035 160A (xem bảng 9) được không?
BÀI TẬP 3
Cho một mạng điện có thể
thấy ở hình bên, bắt đầu dẫn từ một
tủ điện phân phối, 600 VAC đến
một tủ điện 200 A, gồm 6 nhánh,
trong đó có một nhánh có động cơ
ba pha, 400 V, 14 A. Cầu chì đặt ở
tủ điện phân phối bảo vệ cho tủ điện
200 A, ký hiệu LPJ-200SPI, hạng J
600V, 200 A, là loại cầu chì có dây
chảy kép, khi dòng định mức tăng
lên 500% thì trong 10 giây cầu chì
sẽ cắt mạch.

Cầu chì do Cooper Bussmann sản xuất. Trong 6 nhánh của tủ điện 200 A, có 5 cầu chì TCF20RN, còn
cầu chì ở nhánh có động cơ cũng cùng loại với dòng định mức lớn hơn, ký hiệu TCF25RN. Tất cả 6 cầu chì
cũng là cầu chì có dây chảy kép, cũng có đặc tính là cắt mạch trong 10 giây khi có quá tải 500%, cũng đều là
sản phẩm của Cooper Bussmann.
Đặc tính ampe giây của cầu chì có thể xem ở hai hình dưới đây (Hình H.B3. và H.B4).

(Có thể xem thêm đặc tính hạn chế dòng điện của hai loại cầu chì này theo địa chỉ
www.cooperbussmann.com/datasheets/IEC)
Hãy cho biết:
1) Từ bảng 6, tỷ số phối hợp có chọn lọc có giá trị bao nhiêu giữa cầu chì LPJ-SP ở mạch chính và
cầu chì TCF ở mạch phụ tải? Trong mạng điện này, tỷ số phối hợp là bao nhiêu? Giả thiết ở một nhánh
phụ tải 20 A, có dòng sự cố 300 A, cầu chì TCF-20RN sẽ cắt mạch trong bao nhiêu giây, và cầu chì LPJ-
200SPI có cắt mạch đồng thời không?
2) Hãy kiểm tra thời gian cắt mạch của cầu chì LPJ-200SPI khi có dòng sự cố bằng 5 × 200 A =
1000 A, và cầu chì TCF-20RN khi có dòng sự cố bằng 5 × 20 A = 100 A.
3) Hãy kiểm tra cầu chì TCF-25RN có bảo đảm động cơ khởi động mà không bị cắt mạch trong
quá trình đang tăng tốc (Trên hình đồ thị đặc tính ampe giây của các cầu chì TCF dưới đây, không có
đường đặc tính của cầu chì TCF-25RN, làm thế nào để kiểm tra?).
4) Có thể thay thế cầu chì TCF-25RN bằng cầu chì TCF-20RN, hoặc bằng cầu chì TCF-30RN được
không?
BÀI TẬP 4
Hãy cho biết đồ thị ở hình bên
(Hình H.B5) muốn giải thích đặc tính
gì của cầu chì?
Giá trị của hệ số k phụ thuộc
vào thông số gì của mạch điện?

BÀI TẬP 5
Hãy cho biết có thể dùng cầu chì gG hoặc cầu chì gM để bảo vệ động cơ đã nêu trong bài tập 3
được không?
Sau đây các bảng 2BT, 3BT, 4BT cho biết giá trị dòng điện của động cơ không đồng bộ ba pha,
cầu chì cho động cơ khởi động trực tiếp và cầu chì cho động cơ khởi động gián tiếp, giúp cho người học
có tư liệu để làm các bài tập BT3, BT5 … dễ dàng hơn.
Bảng 2BT: Thông số dòng điện định mức của động cơ KĐB ba pha
Thông số của động cơ
KW HP 220 V 380 V 415 V 440 V 550 V 660 V
0,37 0,5 2 1,15 1,05 1 0,8 0,7
0,55 0,75 2,7 1,6 1,5 1,4 1,1 0,9
0,75 1 3,9 2,3 2 1,9 1,5 1,3
1,1 1,5 4,7 2,8 2,5 2,4 1,9 1,6
1,5 2 6,5 3,8 3,5 3,3 2,6 2,2
2,2 3 9,3 5,4 5 4,7 3,8 3,2
3 4 12 7,1 6,5 6,1 4,9 4,1
4 5,5 15,4 9 8,4 7,9 6,4 5,3
5,5 7,5 20,7 11,9 11 10,3 8,2 6,9
7,5 10 28 16,1 14,4 14 11,2 9,3
11 15 39,1 23 21 19,8 15 13,2
15 20 52,8 30,5 28 26,4 21,1 17,6
18,5 25 66 38 35 33 26,4 22
22 30 77 45 41 39 31 26
30 40 100 60 55 52 42 35
37 50 128 75 69 65 52 43,3
45 60 151 87 80 75 60 50
55 75 185 102 98 92 74 62
75 100 257 148 136 128 102 85
90 120 308 180 164 154 123 102
110 150 370 214 196 185 148 123
132 175 426 247 226 213 170 149
150 200 520 292 268 252 202 168
160 215 - 300 275 260 207 173
200 270 - 391 358 338 270 225
240 320 - 467 428 404 323 269
280 375 - 533 488 460 369 307
300 400 - 573 525 495 395 330
320 425 - 587 538 507 405 338

Bảng 3BT: Thời gian khởi động của động cơ


Công suất động cơ Khởi động trực tiếp Khởi động gián tiếp
Đến 1 kW 5 giây 5 × InĐC 20 giây 2,5 × InĐC
1,1 đến 7,5 kW 10 giây 6 × InĐC
7,6 đến 75 kW 10 giây 7 × InĐC 20 giây 3,5 × InĐC
Lớn hơn 75 kW 15 giây 6 × InĐC

Bảng 4BT: Chọn cầu chì cho động cơ KĐB 3 pha ( môi trường 350C)
Động cơ khởi động trực tiếp Động cơ khởi động gián tiếp: ∆/Y hay BATN
Dòng định mức In Cầu chì Ký hiệu Dòng định mức In Cầu chì Ký hiệu
Từ (A) Đến (A) gG, gM (A) Cầu chì Từ (A) Đến (A) gG, gM cầu chì
(A)
0 0,7 2 0 1,4 2
0,8 1,4 4 1,5 2,1 4
1,5 2 6 2,2 3,1 6
2,1 3 10 3,2 5,5 10
3,1 6,1 16 5,6 10 16
6,2 9 20 10,1 14 20
9,1 11 25 20M25+ 14,1 18 25 20M25
11,1 14,4 32 20M32+ 18,1 22 32
14,5 15,4 35 30M35 22,1 28 35 32M35
15,5 18 40 30M40 28,1 32 40 32M40
18,1 22 50 30M50 32,1 40 50
22,1 28 63 30M63 40,1 51 63
28,1 45 80 63M80 51,1 80 80
45,1 58 100 63M100 80,1 100 100
58,1 80 125 100M125 100,1 125 125
80,1 99 160 100M160 125,1 160 160
99,1 128 200 160,1 200 200
128,1 180 250 200M250 200,1 250 250
180,1 216 315 200M315 250,1 315 315
216,1 270 350 315,1 355 355
270,1 328 400 355,1 400 400
328,1 385 450 400M450 400,1 450 450
385,1 430 500 450,1 500 500
430,1 500 560 500,1 560 560
500,1 560 630 560,1 630 630
560,1 620 670 630M670

Chú thích:
Ký hiệu của cầu chì loại sử dụng gM có hai số, giá trị số trước nhỏ hơn và số sau lớn hơn, giữa hai
số có chữ M, ví dụ 20M32, có nghĩa là dòng điện định mức của cầu chì là 20 A, và cầu chì có khả năng
chịu được dòng khởi động của động cơ bằng 32 A; đường đặc tính ampe giây của cầu chì ứng với giá trị
dòng điện 32 A.
Ghi chú: Trong bảng 4BT cầu chì đề nghị chọn là 20M32, nhưng cầu chì này chỉ chế tạo đến điện áp 415
V, trong khi động cơ được sử dụng theo sơ đồ ở trong đề bài tập có điện áp 460 V. Do đó nên chọn cầu
chì 32M35 với đặc tính ampe giây trong hình H.B6. sau đây:
BÀI TẬP 6
Hãy dùng cầu chì có đặc tính ampe giây trên H.B6. cho động cơ đã cho trong BT3.
BÀI TẬP 7
Cho một mạng điện như hình H.B7.
Sự cố ngắn mạch ở một nhánh phụ tải. Cầu chì thượng nguồn đã chọn có dòng định mức 160 A, và
cầu chì ở nhánh phụ tải có sự cố là 100 A. Hãy cho biết hai cầu chì có được chọn đúng không về phương
diện phối hợp có chọn lọc. (Ví dụ sử dụng cầu chì của ABB).

BÀI TẬP 8
Cho một mạng điện dẫn từ tủ điện phân phối chính đến 6 nhánh phụ tải, cầu chì ở các nhánh phụ tải
này đã được chọn của Cooper Bussmann, ký hiệu và dòng định mức của cầu chì được ghi trên sơ đồ mạch
điện. Cầu chì thượng nguồn có thể đặt theo hai phương án:
Phương án (1): cầu chì đặt trong tủ điện 200A ở phía thứ cấp của máy biến áp (xem hình (1) ).
Phương án (2): cầu chì đặt ở phía sơ cấp của máy biến áp (xem hình (2) ).
Hãy cho biết nên chọn phương án nào?

Hình (1) Hình (2)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII


1. Chức năng và công dụng của CB.
2. Hãy nêu các bộ phận chính của một CB.
3. Hãy trình bày kết cấu thường gặp của tiếp điểm của CB có lợi về phương diện cắt mạch.
4. Đặc điểm của buồng dập hồ quang loại buồng khử ion là gì?
5. Hãy trình bày cách tính điện áp hồ quang trong buồng khử ion.
6. Việc đóng mở CB được thực hiện bằng những bộ phận nào?
7. Tay cầm có bao nhiêu vị trí?
8. Cơ cấu tác động cơ khí của CB gồm có những bộ phận gì?
9. Bộ nhả (hoặc móc bảo vệ) gồm có những bộ phận gì?
10. Bộ nhả liên hệ như thế nào với tiếp điểm?
11. Hãy điền những khoảng trống (….) trong các câu dưới đây:
* Kết cấu tiếp điểm …….. có tác dụng làm giảm rất nhiều thời gian mở của tiếp điểm khi xảy ra sự
cố.
* Buồng dập hồ quang ……. phân cắt hồ quang ra thành nhiều đoạn, nhờ đó hồ quang được dập tắt
nhanh.
* Khi ta mở CB bằng tay, tiếp điểm mở được nhanh là nhờ có bộ phận …..
* Bộ nhả nhiệt có phần tử chính là ……, nó được chế tạo từ ……
* Trong bộ nhả nhiệt-từ, …… mở CB tự động khi có dòng ngắn mạch chạy qua CB.
12. Hãy trình bày nguyên lý làm việc của bộ nhả nhiệt-từ và vẽ đặc tính ampe giây của CB với bộ nhả
nhiệt-từ.
13. Hãy trình bày sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bộ nhả điện tử.
14. Hãy định nghĩa các thông số chính của CB.
15. Hãy định nghĩa khả năng cắt và khả năng đóng của CB, và cho biết quan hệ giữa hai thông số đó với
nhau.
15. Hãy định nghĩa khả năng hạn chế dòng sự cố và vẽ đường đặc tính hạn chế dòng.
16. Hãy trình bày điều kiện lựa chọn của CB.
17. Hãy trình bày cách chọn CB đặt ở phía hạ áp của máy biến áp trong trường hợp ba máy biến áp làm
việc song song với nhau.
18. Hãy trình bày nguyên lý phối hợp chọn lọc của các CB mắc nối tiếp.
19. Hãy trình bày khái niệm của chọn lọc theo thời gian và chọn lọc theo dòng điện.
20. Hãy trình bày nguyên lý của phương pháp chọn lọc bằng cách khai thác năng lượng hồ quang, và cho
biết quy tắc chọn CB khi áp dụng phương pháp chọn lọc này.
21. Trên Hình A1. có thể thấy sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp ba CB: A, B và C. Căn cứ vào ba đặc tính
ampe giây ở bên cạnh sơ đồ mạch, hãy trình bày sự phối hợp của ba CB với nhau.
22. Hình A2. trình bày tiêu chuẩn chọn CB cho máy biến áp. Hãy dùng hình này để xác định tiêu chuẩn
chọn CB cho máy biến áp.

Hình A1: Phối hợp giữa 3 CB Hình A2: Tiêu chuẩn chọn CB
23. Đồ thị trên Hình A3. cho thấy quá trình diễn biến của dòng điện khi động cơ xoay chiều không đồng
bộ rôto lồng sóc được khởi động. Trên cơ sở đồ thị này, hãy trình bày tiêu chuẩn chọn CB (với bộ
nhả nhiệt-từ).
Hình A3: Đồ thị khởi động Hình A 4: Phối hợp chọn lọc (câu 24)
24. Hình A4 trình bày đồ thị phối hợp chọn lọc của hai CB. Hãy cho biết sự phối hợp theo cách nào
(chọn lọc theo thời gian, chọn lọc theo dòng điện, chọn lọc vừa theo thời gian vừa theo dòng điện) ?

Hình A5a: Khả năng hạn chế dòng của CB 100A


Hình A5b: Giá trị tích phân Joule
25. Hình A5a. cho thấy khả năng hạn chế dòng của một CB với dòng định mức 100A và khả năng cắt
18kA. Và H.A5b. cho giá trị tích phân Joule I2t của CB đó. Hãy đọc các giá trị ghi trên đồ thị và giải
thích.
26. Hình A6. cho thấy đặc tính ampe giây của một CB do Siemens chế tạo, với điện áp 415Vac, dòng
định mức 100A. Hãy cho biết có thể dùng CB này cho động cơ xoay chiều không đồng bộ rôto lồng
sóc có công suất bao nhiêu? (Giả thiết động cơ đó có dòng khởi động Id=6 x In và dòng xung quá độ
Id’’=2 x Id).

27. Trên hình H.A7. có thể thấy sự phối hợp của hai CB;
A: MCCB, U=415V, In=100A, bộ nhả điện tử với chức năng LI, khả năng cắt 75kA.
B: MCB, U=400V, In=50A, bộ nhả nhiệt-từ, khả năng cắt 25kA.
Hãy cho biết dòng điện tác động tức thời (Ii) của MCB (B) và MCCB (A), và cho biết giới hạn của
sự phối hợp chọn lọc.
Hình A8: Phối hợp MV/LV
(câu 28) Hình A9: Đặc tính A-s tương ứng Hình A8
28. Trên H.A8. là sơ đồ điện một sợi của một máy biến áp ba pha được mắc vào hệ thống điện có điện áp
UHT = 15000V. Thông số của máy biến áp: công suất Sn = 1000kVA, điện áp sơ cấp Un1 = 15000V,
điện áp thứ cấp Un2 = 400V. điện áp ngắn mạch unm = 8%. Bảo vệ máy biến áp ở phía cao áp có một
máy cắt A1, phía hạ áp có một CB A2. A2 được nối vào thanh cái, từ đó có CB nhánh (B) 250A.
Dưới CB B có CB C bảo vệ cho phụ tải 50A. Các thông số của ba CB A2, B và C được trình bày
trong bảng dưới đây:

a) Cho biết dòng điện xung khi đóng mạch máy biến áp Ipmax=9 x I1. Hãy cho biết CB A2 có tác động
nhầm khi đóng mạch biến áp không?
b) Máy biến áp có thể chịu đựng nhiệt động của dòng ngắn mạch IN2=18kA trong 2 giây. Hãy cho
biết CB A2 có thể bảo đảm cho máy biến áp không bị phá hủy do nhiệt động được không?
c) Khả năng cắt của CB A2 bằng 55kA. Hãy cho biết A2 đã được chọn phù hợp với điều kiện đối với
khả năng cắt của CB không?
RCCB
1/ Hãy cho biết khái niệm dòng điện rò.
2/ Định nghĩa: RCCB = MCB + RCD có đúng không?
3/ Cho rằng RCCB là RCD có đúng không?
4/ Lõi thép của biến dòng thứ tự không làm bằng vật liệu gì? Đặc điểm của vật liệu đó? Lõi thép có
hình dạng gì? Có trường hợp nào lõi thép được chia làm hai phần?
5/ Hình A1. ở bên phải mô tả cấu tạo bên trong của một RCCB. Trong số các bộ phận, có biến dòng thứ
tự không. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý của biến dòng thứ tự không và giải thích nguyên lý làm việc của
nó.
6/ Hình A2. dùng để giải thích nguyên lý làm việc của RCD.
a/ Hãy cho biết khi không có sự cố, mạch điện ở trạng thái cân bằng, quan hệ giữa dòng điện I1 và I2
như thế nào?
b/ Khi có sự cố (pha chạm vỏ, vỏ được tiếp đất), mạch điện mất cân bằng, quan hệ giữa I1 và I2 như
thế nào?
c/ Hãy xác định giá trị dòng điện rò I∆ khi có sự cố, như mô tả trên Hình A2. Khi có sự cố, quan hệ
giữa I1 và I2 là:
I1 > I2 (đúng hay sai?)
Hoặc I1 < I2 (đúng hay sai?)
d/ Hãy viết biểu thức tính điện áp chạm Ud trên vỏ của thiết bị khi có sự cố như mô tả trên Hình A2.
và tính dòng điện Ic chạy qua cơ thể người khi chạm gián tiếp. Khi nào thì RCD phải cắt mạch?
7/ Hãy nêu các bộ phận chính của một RCCB.
8/ Hãy nêu các thông số chính của một RCCB.
9/ Độ nhạy của một RCD là gì? Cho biết cách phân loại RCD theo độ nhạy.
10/ Hãy cho biết cách phân loại RCD theo thời gian tác động và các ký hiệu bằng hình theo cách phân
loại đó.
11/ Dựa trên cơ sở nào để xác định thời gian phải cắt mạch của RCD loại G?
12/ Hãy vẽ đặc tính ampe giây của một RCCB có độ nhạy 10mA và 30mA.
13/ Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản của việc chọn RCCB.
14/ Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự làm việc của RCCB.
15/ Trong hệ thống TT, tại sao phải dùng RCCB để bảo vệ cho người chống tiếp xúc gián tiếp? Nếu
trong mạch có nhiều phụ tải, thì phải dùng bao nhiêu cái RCCB?
16/ Điều kiện để chọn độ nhạy I∆n của RCCB trong hệ thống TT?
17/ Hãy trình bày cách tính điện áp chạm Ud trên vỏ của một thiết bị được đặt trong hệ thống TT và bị sự
cố chạm đất, và cách tính dòng điện sự cố Id.
18/ Giá trị của điện trở tiếp đất Rt trong hệ thống TT được xác định như thế nào theo độ nhạy của
RCCB? Ví dụ điện trở Rt=500Ω, chọn độ nhạy của RCCB có độ nhạy 10mA được không? Vì sao?
19/ Hãy trình bày cách tính dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ của một thiết bị được đặt
trong hệ thống TT và bị sự cố chạm đất.
20/ Hãy trình bày cách tính dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm trực tiếp trong hệ thống TT.
22/ Trong hệ thống TN, có thể dùng máy cắt (CB, MCCB, MCB, gọi chung là CB) để bảo vệ chống tiếp
xúc được không? Vì sao? Điều kiện để chọn CB là gì? Trong trường hợp nào bắt buộc phải dùng
RCCB?
23/ Trong hệ thống IT, cần dùng RCCB trong những trường hợp nào?
24/ Hãy trình bày ảnh hưởng của dòng điện rò đối với sự làm việc của RCD.
25/ Hãy trình bày ảnh hưởng của thiết bị bảo vệ chống quá áp (SPD) đối với sự làm việc của RCD.
26/ Dòng điện rò có thể gây nên hỏa hoạn như thế nào? Dòng điện rò có thể làm nổ kho thuốc súng,
đúng không? Có thể đề phòng hỏa hoạn do điện bằng RCD bằng cách nào?
27/ Một RCD có thể bảo vệ bao nhiêu máy tính?
28/ Hãy cho biết cách tính đơn giản giá trị của dòng điện rò tự nhiên.
29/ Cho một RCCB có độ nhạy định mức I∆n = 30mA. Hãy cho biết phải cắt mạch với dòng sự cố có giá
trị bao nhiêu? (150mA, 90mA, 30mA, 15mA, 9mA)?.
30/ Hãy cho biết điều kiện phối hợp có chọn lọc giữa các RCCB mắc nối tiếp.
31/ Hãy trình bày cách chọn các thông số của một
RCCB.
32/ Hãy trình bày nguyên lý phối hợp chọn lọc của
RCCB A và RCCB B thấy trên hình Hình A3.
33/ Giả thiết độ nhạy của RCCB B là I∆nB = 30mA, hãy
xác định độ nhạy của RCCB A, I∆nA, và thời gian tác
động của nó. Hãy vẽ đặc tính ampe giây của 2
RCCB này. Hình A3
34/ Ký hiệu S có nghĩa là gì ? Độ nhạy nhỏ nhất của RCCB có ký hiệu này là bao nhiêu (30mA, 100mA,
300mA?).
35/ RCCB tác động trễ có ký hiệu là R. Thời gian tác động của nó có thể là bao nhiêu?
36/ Hãy xem và đọc bảng B1. dưới đây, và trả lời các câu hỏi sau:
a/ Giả thiết phải chọn ba RCCB có thể phối hợp dọc ba tầng, với RCCB hạ nguồn tầng 3 có độ nhạy
I∆nC = 30mA, hãy chọn hai RCCB ở thượng nguồn và hãy vẽ sơ đồ mạch điện.
b/ Giả thiết RCCB hạ nguồn là RCCB loại chọn lọc (S), hãy chọn RCCB thượng nguồn.
c/ Biết rằng tổng thời gian cắt mạch của RCCB loại (S) là tf = 60ms. Thời gian không tác động tr của
RCCB loại (R) phải là bao nhiêu? (Thời gian tổng cắt mạch tf của RCCB (R) là 150ms).
37/ Hãy cho biết hai sơ đồ (1) và (2) trên Hình A4. có gì
khác nhau.
38/ Có thể kiểm tra sự làm việc của RCCB bằng cách nào
(dựa trên sơ đồ (1) hoặc (2) trên Hình A4.)
39/ Thời gian nhả của một RCCB 30mA là bao nhiêu?

Hình A4
40/ Hai RCCB được mắc song song, nhưng khi ấn lên nút “test” của một RCCB thì RCCB kia lại nhả, vì
sao?
41/ Có thể dùng RCCB và RCBO trong mạng DC được không?
42/ Một RCCB có thể bảo vệ cho bao nhiêu máy tính cá nhân?
43/ Bóng đèn ballast điện tử, dụng cụ cầm tay, dụng cụ xách tay, dụng cụ điện gia dụng, và máy tinh xách tay
có dòng điện rò không? Giá trị dòng điện rò? Ở bình tắm nước nóng, người ta có lắp ELB, vì sao?
44/ Những yếu tố nào có thể làm cho RCD tác động nhầm?

BÀI TẬP
BÀI TẬP 1: Hãy chọn CB có thể dùng cho động cơ điện xoay chiều ba pha, không đồng bộ, rôto lồng
sóc. Thông số của động cơ: P = 55kW, Un = 380V, cosφ = 0,85, η = 0,85. Kiểm tra sự phù hợp của CB
với động cơ bằng đặc tính ampe giây của CB, cho biết dòng điện khởi động của động cơ Id = 6 x InĐ với
thời gian khởi động Td = 10s, và dòng điện xung quá độ Id’’ = 2 x Id với thời gian quá độ Td’’ = 0,015s.
Động cơ được khởi động trực tiếp.
Giải
1/ Dòng định mức của động cơ:
P 55000
I nĐ = = = 115,788 ≈ 116 A
3U nη cosϕ 1,73.380.0,85.0,85

2/ Chọn CB:
Có thể chọn CB với
dòng định mức In=160A.
Chọn CB
Ví dụ chọn CB do
Schneider Electric
Thông số của CB:
Loại: Compact
Ký hiệu: NS160N
Bộ nhả điện tử:
STR22ME-150A

Giá trị đặt bảo vệ quá tải: Ir = In = 150A với thời gian tr = 207s.
Giá trị đặt bảo vệ ngắn mạch: Im = 13 x Ir = 1950A.
Giá trị dòng điện tác động tức thời:
Ii = 15 x Ir = 2250A.
3/ Kiểm tra sự phù hợp của CB đối với dòng khởi động của động cơ. Dựa trên đặc tính ampe giây trên
H.B1. ta có Ii=2250A với thời gian 0,01 ÷ 0,05s, Ii > Id’’ = 2 x 6 x InĐ = 12 x 116 = 1392A.
Vậy CB đã chọn thỏa mãn điều kiện khởi động của động cơ.
Trên H.B2. có thể thấy đặc tính
ampe giây của dãy CB Compact
NS100 …NS250 với bộ nhả điện tử
STR22ME 10…220A.
Hoặc có thể chọn CB do
Siemens sản xuất: Loại Compact, ký
hiệu 3VT8316, với thông số: In =
160A, Un = 440V, Icu = 35kA
Bộ nhả điện tử ETU, chức năng
LSI,

Ir =160A; tr =10s; Im =1280A; tm=0,4s; Ii=1920A.


Nhận thấy dòng Ii lớn hơn Id’’ dòng xung khởi động của động cơ (Id’’=1392A)
Trên Hình B3. có thể thấy đặc tính ampe giây của CB 3VT8316.
BÀI TẬP 2: Hãy chọ CB cho động cơ điện xoay chiều ba pha rôto lồng sóc khởi động trực tiếp. Động cơ
có các thông số như sau: P = 220kW, UnĐ = 380V, cosφ = 0,85, η = 0,95, Id = 6In, Id’’ = 2.Id
Giải
1/ Dòng định mức của động cơ điện:
220000
I nĐ = = 414 A
1,73.380.0,85.0,95
2/ Chọn CB do Siemens sản xuất
(hoặc của các hãng khác):
Loại: SENTRON Compact
Ký hiệu: 3VL5755
In = 500A, Un = 415V, Icu =
45kA
Bộ nhả điện tử: ETU40M, chức
năng: LI
Ir = 500A, tr = 30s
Ii = 6250A
3/ Nhận thấy: Ii = 6250A > Id’’=12InĐ = 12.414 = 4968A
Vậy CB đã chọn phù hợp với động cơ điện.
BÀI TẬP 3: Hãy chọn CB cho một
động cơ điện xoay chiều ba pha,
không đồng bộ, rôto lồng sóc, khởi
động sao-tam giác. Các thông số của
động cơ: P = 110kW, Un = 380V, InĐ =
220A,
Id = 6x, InĐ = 1320A, Id’’ = 2 × Id =
2640A.

You might also like