You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IX

1. Hãy nêu khái niệm và chức năng dao cách ly và dao cắt phụ tải.
2. Hãy so sánh phân biệt dao cách ly và dao cắt phụ tải.
3. Hãy cho biết các thông số chính của dao cách ly và dao cắt phụ tải.
4. Dao tiếp đất là gì? Cấu tạo dao tiếp đất?
5. Sử dụng dao tiếp đất làm gì? Dao tiếp đất thường bố trí ở đâu?
6. Nguyên lý làm việc của cầu chì cao áp và của cầu chì hạ áp giống nhau, đúng hay sai?
7. Hãy mô tả cấu tạo bên trong của cầu chì cao áp. Tại sao dây chảy phải đục nhiều lỗ và phải
quấn lên lõi bằng mica hoặc bằng sứ? Công dụng của cát thạch anh là gì?
8. Chọn điện áp định mức của cầu chì cao áp như thế nào?
9. Có thể mắc nối tiếp nhiều cầu chì để tăng điện áp định mức được không?
10. Nguyên lý chọn dòng điện định mức của cầu chì bảo vệ máy biến áp?
11. Trong trường hợp chúng ta đặt cầu chì ở phía cao áp máy biến áp, và máy cắt ở phía hạ áp,
thì cần phối hợp như thế nào hai khí cụ điện này để bảo vệ có chọn lọc?
12. Nguyên lý chọn cầu chì bảo vệ động cơ điện trung áp?
13. Có thể mắc song song hai hoặc nhiều hơn cầu chì trong trường hợp dòng điện định mức của
động cơ lớn hơn dòng điện định mức của cầu chì lớn nhất có thể có?
14. Đặc điểm của cầu chì có khả năng cắt lớn (HRC) là gì?
15. Giả thiết dòng điện ngắn mạch có giá trị hiệu dụng 10 kA, giá trị đỉnh 25 kA, cầu chì cắt
dòng điện ở giá trị 8 kA. Lực điện động và tích phân Joule giảm được bao nhiêu %?
16. Hãy trình bày công dụng của CPĐ.
17. CPĐ có những thông số kỹ thuật gì?
18. Hãy nêu tên những bộ phận chính của CPĐ.
19. Hãy trình bày sơ đồ phối hợp tác động giữa TĐL và CPĐ.
20. Hãy trình bày những thông số để chọn CPĐ.
21. Hãy khảo sát sơ đồ hệ thống
điện phân phối trên Hình
9.T1. trên đó có đặt TĐL
(ACR) và CPĐ. Hãy cho biết
vị trí đặt CPĐ và công dụng
của chúng. (Trên sơ đồ CRS là
dao cắt phân đoạn CPĐ)
Hình 9.T1. Sơ đồ HTĐ có lắp đặt
TĐL (ACR) và CPĐ (CRS)
22. Sơ đồ hệ thống điện trên Hình 9.T2. trình
bày phương thức phối hợp tác động giũa
TĐL với CPĐ, và phối hợp các CPĐ với
nhau. Hãy khảo sát sơ đồ và trình bày
phương thức phối hợp TĐL với CPĐ, và
CPĐ với nhau.
Hình 9.T2. Sơ đồ HTĐ có lắp đặt TĐL (ACR) và
CPĐ (CRS)

23. Cho một đường dây phân phối chính trên đó có đặt một TĐL (Hình 9.T3.) Từ đường dây
này có một nhánh rẽ trên đó có đặt một CPĐ, với hai lần đếm. Hãy vẽ sơ đồ trình bày sự phối
hợp tác động của TĐL và CPĐ khi có sự cố xảy ra sau CPĐ.

Hình 9.T3.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA CHƯƠNG X


1. Tụ điện công suất dùng để làm gì?
2. Tụ điện công suất có cấu tạo như thế nào?
3. Những thông số chính của tụ điện công suất là gì?
4. Tụ điện cao áp và tụ điện hạ áp khác nhau ở những điểm nào?
5. Dòng điện khi đóng tụ điện vào lưới phụ thuộc vào những thông số nào?
6. Điện trở xả điện có công dụng gì?
7. Khi cắt mạch tụ điện, trên máy cắt có điện áp bao nhiêu?
8. Kháng điện là gì? Dùng để làm gì? Lắp đặt ở đâu?
9. Kháng điện có cấu tạo như thế nào?
10. Những thông số chính của kháng điện là gì?
11. Hãy cho biết công dụng của thiết bị bảo vệ quá áp (SPD)

Trả lời (TL): SPD là thiết bị gồm có ít nhất phần tử điện trở không tuyến tính, dùng để hạn chế quá
điện áp trên thiết bị điện bằng cách làm làm chệch hướng hoặc giới hạn dòng điện xung.

12. Dòng phóng điện định mức (In) là gì?


TL: Dòng phóng điện định mức là giá trị đỉnh của dòng xung 8/20 µs. SPD phải chịu được 15 lần
cho dòng điện này phóng qua và vẫn làm việc bình thường. SPD phải được thử với dòng phóng điện
định mức bằng 20 kA để có được chứng chỉ xác nhận có thể đưa vào sử dụng.

13. Khả năng chịu dòng ngắn mạch là gì?

TL: Khả năng chịu dòng ngắn mạch là giá trị hiệu dụng của dòng ngắn mạch đối xứng, cho bằng kA,
chảy qua SPD mà không làm cho vỏ của SPD bị vỡ. Thông số này thường được viết tắt bằng: SCCR,
từ tiếng Anh là: Short Circuit Current Rating. Khi chọn vị trí đặt SPD phải biết dòng điện ngắn mạch
ở vị trí đó không vượt quá giá trị SCCR.

14. Điện áp dư là gì?

TL: Điện áp dư (Ures) là điện áp rơi trên SPD khi có dòng xung điện chạy qua. Ba dòng điện xung là:
dòng xung sét, dòng xung đóng cắt và dòng xung dốc đứng. Tương ứng với ba dòng xung điện này
có ba điện áp dư: điện áp dư dòng xung sét, điện áp dư dòng xung đóng cắt và điện áp dư dòng xung
dốc đứng.

15. Hãy định nghĩa dòng xung sét.

TL: Dòng xung sét là dòng xung 8/20 µs với thời gian đầu
sóng từ 7 µs đến 9 µs và thời gian nửa đuôi sóng từ 18 µs
đến 22 µs (IEC 60099-4, mục 2.17). Giá trị đỉnh của dòng
xung sét từ 100 A đến 40 kA. Hình 10.B16 cho thấy đồ thị
ghi bằng máy hiện sóng của dòng xung sét 10 kA và điện
áp dư (Siemens)

Hình 10.B16. Dòng xung sét 10 kV


và điện áp dư (Seimens)

16. Hãy định nghĩa dòng xung đóng cắt.

TL: Dòng xung đóng cắt là giá trị đỉnh của dòng xung với thời gian đầu sóng từ 30 µs đến 100 µs, và
thời gian nửa đuôi sóng khoảng bằng 2 lần thời gian đầu sóng. Giá trị đỉnh của dòng xung đóng cắt
từ 125 A đến 2 kA. Hình 10.B17 cho thấy đồ thị ghi bằng máy hiện sóng của dòng xung đóng cắt 2
kA và điện áp dư (điện áp dư dòng xung đóng cắt)

17. Hãy định nghĩa dòng xung dốc đứng.

TL: Dòng xung dốc đứng là dòng xung với thời gian đầu sóng từ 0,9 µs đến 1.1 µs, và thời gian nửa
đuôi sóng không quá 20 µs. Giá trị đỉnh của dòng xung nằm trong phạm vi từ 1,5 kA đến 20 kA.
Tương ứng với dòng xung dốc đứng có mức bảo vệ dòng xung dốc đứng. Đó là giá trị lớn nhất của
điện áp dư do dòng xung dốc đứng có giá trị đỉnh bằng với giá trị đỉnh của dòng phóng điện định
mức. Hình 10.B18 cho thấy đồ thị của dòng xung dốc đứng 10 kA, và đồ thị của điện áp dư.

18. Từ đồ thị trên Hình 10.B16 hãy cho biết giá trị của dòng phóng điện định mức và giá trị của mức bảo
vệ dòng xung sét.

TL: Dòng phóng điện định mức là dòng xung sét với 5 giá trị quy định trong IEC 60099-4: 1,5 kA,
2,5 kA, 5 kA, 10 kA và 20 kA. Dòng xung sét trên Hình 10.B16 có giá trị đỉnh 10 kA, vậy dòng
phóng điện định mức có giá trị 10 kA. Điện áp dư trên Hình 10.B16 có giá trị lớn nhất bằng 12 kV,
vậy mức bảo vệ dòng xung sét có giá trị bằng 12 kV.

19. SPD được đặt ở vị trí nào ở trạm biến áp?

TL: SPD được đặt ở cuối đường dây tại điểm gần nhất với trạm biến áp. Khi có sét hoặc quá điện áp
đóng cắt thời gian ngắn, SPD sẽ bị phóng điện. Điện áp phóng điện của SPD phải nhỏ hơn điện áp
chịu cách điện của các thiết bị đặt tại trạm.

20. Sự lắp đặt SPD có ảnh hưởng thế nào đối với hiệu lực của SPD?

TL: Khoảng cách giữa SPD và thiết bị được bảo vệ có ảnh hưởng rõ rệt đối với hiệu lực bảo vệ của
SPD. Khoảng cách này càng ngắn thì hiệu lực bảo vệ của SPD càng lớn (điều kiện lắp đặt này gọi là
“quy tắc 50 cm”, xem Hình 10.B11). Đối với thiết bị được bảo vệ, tổng điện áp dư phải nhỏ hơn
1500 V. Khi tính điện áp dư tổng, phải tính đến đến điện áp cảm ứng trên đoạn dây nối từ SPD đến
phụ tải được bảo vệ. Ví dụ đoạn dây nối từ SPD đến phụ tải có chiều dài 1 m, khi có dòng xung 10
kA trong 10 µs, thì giữa hai đầu dây sẽ có điện áp cảm ứng bằng (theo định luật Lenz).

di µH 10kA
U=L =1 × 1m = 1000 (V )
dt m 10 µ s

Nếu mức bảo vệ của SPD tính trên 2 cực ra của SPD, (xem thêm Hình 10.B12) đã bằng 1500 V, thì
điện áp trên phụ tải sẽ bằng 1500 V + 1000 V = 2500 V. Tất nhiên cách điện của phụ tải phải bị
phá hủy.
21. SPD có thể bảo vệ chống sét hoàn hảo trong mọi trường hợp?

TL: SPD là thiết bị chống sét hoàn hảo trong trường hợp mức độ nguy hiểm của sét không vượt quá
khả năng bảo vệ của SPD. Sét là hiện tượng thiên nhiên không dự đoán được, không thể khẳng định
có một thiết bị nào đó có khả năng bảo vệ hoàn hảo. Nếu có điện áp sét quá lớn vượt quá khả năng
của SPD, thì nó sẽ bị sét phá hủy.

BÀI TẬP
1. Cho một hệ thống tụ điện mắc sao nối đất, mỗi pha có hai tụ điện mắc nối tiếp, và một hệ
thống tụ điện mắc sao không nối đất, mỗi pha có hai tụ điện nối tiếp. Giả thiết trên pha A có
một tụ điện bị hỏng. Hãy tính điện áp trên tụ tốt còn lại và tính điện áp trên mỗi tụ ỏ pha B
và pha C.
2. Hãy tính giá trị của điện trở xả điện cho tụ điện ba pha 25 MVAR, 132 kV, thời gian xả
điện là 5 phút để điện áp giảm xuống còn một nửa giá trị ban đầu ngay sau khi cắt mạch.
3. Hãy giải thích các tham số thấy trên bảng sau:
Single Single Down Porcelain
Rated Rated Reactance Dynamic Rated Coil External Coil
Short Time Phase Phase Porcelain Center
Voltage Current Ratio Current Inductance Diameter Height
Model Current 4S Capacity Loss Height Diameter

KV A % KA KA mH kvar kW mm mm mm mm

XKSGKL-
3 1.65 20.8 1.25 990 490 515 820
6-200-3
6 200 12.8 5
XKSGKL-
4 2.21 27.7 1.5 1045 520 515 880
6-200-4

4. Hãy giải thích các tham số thấy trên bảng sau:


Rated Inductance Dimension
Rated Rated Reactance Short Time Peak Weight per
Capacity Loss
Voltage Current Ratio Split Single Arm Current 4S Current Outer Phase
Model Height Foot
Working Working Diameter

KV (A) % mH mH KA KA kvar kw mm mm mm kg

FKGKL-
6-2×2500- 6 2500 10 0.135 0.441 2×25 2×63.75 2×618.5 2×10.5 1600 1250 1400 1470
10

FKGKL-
6.3- 6.3 2000 8 0.337 0.463 2×25 2×63.75 2×423.3 2×8.5 1520 1285 1340 1125
2×2000-8

FKGKL-
10- 10 1500 6 0.525 0.735 2×25 2×63.75 2×371.1 2×7.7 1500 1080 1300 1055
2×1500-6

5. Trên hệ thống 12/22 kV máy cắt 25 kV, In = 600 A có khả năng cắt an toàn dòng 6 kA. Khi
tính toán ngắn mạch nguy hiểm nhất, công suất ngắn mạch tính toán lên tới 400 MVA. Yêu
cầu lắp kháng điện hạn dòng cho an toàn hãy chọn kháng điện lắp đặt.

You might also like