You are on page 1of 24

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

SV: PHẠM VIỆT DŨNG


GV: NGUYỄN CÔNG HIỆP
LỜI NÓI ĐẦU

Qua bộ môn Lịch Sử Kiến Trúc giúp mình hiểu hơn về lịch sử kiến
trúc đất nước,hiểu hơn về phong tục tập quán của con người Việt
Nam.Nét đẹp kiến trúc lâu đời qua các đình,chùa,miếu làm mình say
đắm.Cảm ơn thầy đã cho chúng em những kiến thức bổ ích.
MỤC LỤC
A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
B. KIẾN TRÚC
PHẦN 1 : TỔNG THỂ KIẾN TRÚC

PHẦN 2 : TỪNG KHU VỰC


I. KHU NGOẠI GIÁM
1. HỒ GIÁM
2. VƯỜN GIÁM
II. KHU NỘI GIÁM
1. KHU TIỀN ÁN
2. KHU NHẬP ĐẠO
a. Văn Miếu Môn
3. KHU THÀNH ĐẠT
a. Đại Trung Môn
b. Khuê Văn Các
4. KHU BIA TIẾN SĨ
a. Giếng Thiên Quang
b. Bia Tiến Sĩ
5. KHU ĐẠI THÀNH
a. Cổng Đại Thành
b. Khu Đại Thành
6. KHU THÁI HỌC
a. Cổng Thái Học
b. Khu Thái Học
c. Lầu Chuông
d. Lầu Trống
A.LỊCH SỬ

1070 1076 1156 1253


Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, tức
Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc
năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con
Tông. Đại Việt sử ký toàn thư. Như vậy Văn
trường chỉ dành riêng cho con vua và con các cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên
bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi
thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang
"Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý
chức năng của một trường học Hoàng gia
tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc
mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức,
các văn thần lấy những người có văn học, bổ Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu
con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên
vào đó". công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền
phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi,
để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho
sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng
học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT).
1370 1484 1762 1947
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn
quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn
và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở dục cao cấp của triều đình. Vào thời Cảnh cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.
1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa Hưng, Vũ Miên, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được
thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên Lệ cho đúc Bích Ung đại chuông. xây dựng với diện tích 1530m2 trên
lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 tổng diện tích 6150m2 gồm các công
khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã trình kiến trúc chính là Tiền đường,
tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà
khoa thi. chuông, nhà trống được mô phỏng
theo kiến trúc truyền thống trên nền
đất xưa của Quốc Tử Giám.
B. KIẾN TRÚC

Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh
Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Nay thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam),
phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2
bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường học cao
cấp đầu tiên của Việt Nam .
PHẦN 1 : TỔNG THỂ KIẾN TRÚC

Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc cung đình thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường
xây bằng gạch vồ (đây là sản phẩm của nhà hậu Lê )
•Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội
tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khu chủ thể), bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu
Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Sươn Đông,Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn,kiến trúc đơn giản hơn
và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).
PHẦN 2: TỪNG KHU VỰC

HỒ VĂN
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thiết kế
cảnh quan môi trường trong kiến trúc truyền thống
của người Việt Nam là sự hài hoà giữa yếu tố nước
(âm) và các công trình xây dựng (dương), nên trước
Văn Miếu luôn có hồ nước tên gọi là Hồ Văn. Xưa
kia, Hồ Văn không bị tách rời với Văn Miếu bởi một
con đường tấp nập xe cộ như bây giờ, và cũng có
diện tích rất rộng, giữa hồ còn có đảo Kim Châu.
Đến thời Nguyễn, Văn Hồ Đình (đình Hồ Văn) được
dựng lên làm nơi sinh hoạt văn chương. Các văn
nhân thường tụ họp để bình văn, bình thơ tại Đình
này.

Năm 1883, nhà Nguyễn cho tu bổ, tôn tạo Hồ Văn và khu vực xung quanh hồ. Sau đó, Hồ Văn do chính quyền thành phố Hà Nội
trực tiếp quản lý. Đến năm 1940, hồ được trả lại cho Văn Miếu. Sau này, hồ bị thu hẹp do cây cối và bụi rậm mọc um tùm, cửa
hàng, nhà ở lấn chiếm. Từ năm 1990, những toà nhà mới mọc lên và vườn ươm cây đã gần như che kín Hồ Văn.

Do tầm quan trọng của Hồ Văn, năm 1998, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành tu bổ, tôn tạo khu vực này. Hiện
nay, Hồ Văn mở cửa cho công chúng tham quan và làm tăng thêm vẻ đẹp cho khu vực cổng chính Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa như: Hội chữ Xuân, Triển lãm thư pháp, Ngày thơ ...
Nhà bát giác

Ngày 26/1/1899, ông Nguyễn Trọng


Hợp – người đứng đầu Hội đồng
quản lý Văn Miếu đã viết thư gửi Thị
trưởng Hà Nội xin nhập các lô đất
xung quanh Văn Miếu theo quy định
đường mới vào di tích. Đề nghị đó
được Công sứ Toàn quyền chấp
thuận. Ngày 7/4/1899 Công sứ toàn
quyền Pháp tại Bắc Kỳ ra quyết định
nhập lô đất thuộc bản đồ DCME (tức
Vườn Giám hiện nay) vào địa phận
Văn Miếu. Với quyết định tiếp theo
ngày 29/4/1889 của Đốc lý thành phố
Hà Nội, Văn Miếu được phép cho
thuê phần đất đó để lấy tiền phục vụ
cho việc thờ cúng.
Trên thực tế từ năm 1899 đến 1941,
vườn Giám do Thành phố Hà Nội
quản lý, cho thuê và sử dụng. Mãi đến
đầu năm 1941, vườn Giám mới chính
thức được trả lại cho Hội đồng Văn
Miếu.

Vườn Giám

Trước đây do bị chiếm đóng nên vườn Giám có rất nhiều đường hào, hố sâu, xung quanh nhiều nhà tranh lụp xụp mọc lên, cảnh quan rất lộn xộn.
Để bảo vệ vườn Giám, tháng 12/1940, Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định đã thay mặt các Nhà Nho Hà Đông gửi công văn đề nghị Thành phố Hà Nội
cho cấp kinh phí cải tạo vườn Giám thành một công viên nhỏ không có tường bao quanh, trong trồng các hàng nhãn cách nhau 12m, giữa trồng thảm
cỏ. Tuy nhiên, đề nghị trên đã không được chấp thuận. Văn Miếu được phép quản lý và cải tạo khu vườn Giám nhưng Hội đồng quản lý Văn Miếu
phải trích quỹ ra để chi trả mọi kinh phí tu bổ. Có một khoảng thời gian dài, một phần Vườn Giám bị sử dụng làm chợ. Cổng chợ đề chữ : Chợ Giám.
Trong chợ là những lều quán dựng bằng cột gỗ, trên lợp mái tôn và không xây tường chung quanh.
Vườn Giám đã chính thức được bàn giao lại cho Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào tháng 8/2002.
Ngày nay, Vườn Giám đã trở thành một phần không thể thiếu của khu di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Vườn Giám với nhiều cây xanh,
thảm cỏ, nhà Bát giác, không gian trong lành, thoáng đãng góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ cảnh quan, làm đẹp thêm cho khu di tích lịch sử gần
nghìn năm tuổi.
II. KHU NỘI GIÁM

Khu Tiền án là khoảng không gian mở rộng phía trước tạo dáng vẻ bề thế, uy nghiêm cho Văn Miếu, được bắt đầu bằng Tứ trụ (bốn cột trụ lớn)
và hai bia Hạ mã (xuống ngựa) hai bên.Tứ trụ xây bằng gạch, hai trụ giữa cao hơn, trên đỉnh có hình hai con nghê chầu vào. Hai trụ ngoài đắp nổi
bốn con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau rất đẹp.

BIA “HẠ MÔ

Bia do Thượng thư Bộ công, Tư nghiệp Quốc Tử Giám


Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771. Bia được đặt trong
nhà che bia, bên dưới là bệ, kiến trúc nhỏ nhắn và vuông
vắn rất hài hòa với toàn bộ không gian xung quanh. Xưa
kia, bia “ Hạ mã” cùng với tứ trụ (4 cột trụ) trước cổng
Văn Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới
PHÙ ĐIÊU HUẤN TỬ - PHƯƠNG PHÁP DẠY CON CỦA NGƯỜI XƯA chiều ngang của Văn Miếu. Bia “Hạ mã” được dựng lên
Ngay khi bước chân đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám,hai cột giữa của Tứ trụ cả để nhắc nhở những người đi qua đây, dù là bậc công hầu
bốn mặt đều có trang trí các bức phù điêu linh vật như Long, Li, Quy, Phượng. Một hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe, đều phải
điều đặc biệt, trong mỗi bức phù điêu, các linh vật đều được chạm khắc theo cặp, xuống ngựa đi bộ ngang qua để biểu thị lòng tôn kính với
một con to và một con nhỏ. Dạng thức đồ án này được gọi là đồ án Huấn tử. các bậc Tiên thánh, Tiên hiền.
Các bức phù điêu “Huấn tử” được thể hiện trên hai trụ giữa của tứ trụ trước cổng Văn Miếu
Các bức phù điêu Huấn tử trên Tứ trụ gồm: : Lão long huấn tử, Kì lân huấn tử, Lão quy huấn tử, Phượng hoàng huấn tử. Các nghệ nhân đã
khéo léo sử dụng nghệ thuật đắp vữa thể hiện các tích “ Lão long huấn tử”- rồng già dạy con, “Kỳ lân huấn tử”- kỳ lân cha dạy con, “Lão quy
huấn tử”- cụ rùa dạy con, “Phượng hoàng huấn tử” - phượng hoàng cha dạy con. Đồ án thể hiện hình ảnh một con lớn hơn được chạm khắc
công phu, rõ nét từng chi tiết ở trên cao quay đầu xuồng như đang nói chuyện với con nhỏ phía dưới rất non nớt, chưa trưởng thành. Người
nghệ nhân đã tạo tác rõ nét từng đặc điểm trên cơ thể mỗi linh vật, thể hiện sự truyền dạy nghiêm khắc mà tràn đầy yêu thương của cha đối
với con qua những động tác vờn múa hay bay lượn uyển chuyển, tinh tế.

BỨC PHÙ ĐIÊU “MÃNH HỔ HẠ SƠN

Ngay tại cổng chính di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử
Giám, phía bên trái có trang trí bức phù điêu “Mãnh hổ hạ sơn”. Bức phù
điêu thể hiện khung cảnh giữa núi rừng mây nước nổi bật hình ảnh một con
hổ đang xuống núi với những đường chạm khắc tinh xảo tới từng chi tiết.
Con hổ được khắc họa với dáng dấp hùng dũng tựa như các bậc thức giả
tràn đầy khí thế bước vào đời giúp dân, giúp nước.
CỔNG VĂN MIẾU MÔN
Cổng lớn của Văn Miếu được xây vào đầu thế kỷ XX. Cổng xây
bằng gạch theo kiến trúc dạng tam quan hai tầng, tám mái.
Cửa giữa to cao, tầng trên đề ba chữ “Văn Miếu Môn” (Cổng
Văn Miếu). Hai cánh cổng bằng gỗ lim mở vào trong, phía trên
trang trí chạm nổi đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Rồng đá thời Lê trước cổng Văn Miếu-Quốc Tử Giám


Phía trước cổng là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi
rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng đều đắp nổi các câu đối chữ
Hán.
KHU NHẬP ĐẠO – KHÔNG GIAN XANH Ở DI TÍCH VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM

Khu nội tự của Văn Miếu-Quốc Tử Giám tôn nghiêm được ngăn cách với không gian ồn
ào bên ngoài bởi lớp tường gạch vồ và được chia thành năm lớp không gian, mỗi lớp đều
được giới hạn bởi những bức tường gạch và có cửa thông sang nhau. Khu Nhập đạo là lớp
không gian thứ nhất. Qua cổng Văn Miếu, du khách sẽ bước vào khu Nhập đạo. Nhập đạo
với ý nghĩa tượng trưng quá trình bắt đầu học đạo Nho. Quan niệm xưa kia của cha ông ta
là con người khi đi học thì đầu tiên phải học lễ nghi, đạo đức rồi mới đến kiến thức.
Khu Nhập đạo là không gian cây xanh và thảm cỏ, hai bên có hai hồ nước, và ba con
đường lát gạch Bát Tràng dẫn vào khu thứ hai. Bước vào khu Nhập đạo, như bước vào một
thế giới khác không còn cảm thấy cái nóng oi bức của mùa hè. Du khách như được hòa
mình vào không gian xanh mát của cây cối, thảm cỏ và hồ nước. Không gian tĩnh lặng,trong
lành, mặt hồ yên ả mang lại cho du khách cảm giác thư thái, bình an.
2. KHU THÀNH ĐẠT

CỔNG ĐẠI TRUNG MÔN


Từ cổng chính Văn Miếu, có ba con đường: con đường lát gạch chính giữa dẫn đến cổng Đại Trung và hai con đường nhỏ hai bên dẫn đến
hai cổng nhỏ là Thành Đức và Đạt Tài. Cổng Đại Trung mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê. Công trình được thiết kế ba gian không có
cửa. Nền cổng được lát gạch Bát Tràng, bó vỉa đá, ba bậc lên xuống, tạo cảm giác tôn nghiêm bề thế. Phần mái được lợp ngói mũi hài. Hai
bên cổng có hai hàng cột chạy dọc từ trước ra sau, ở giữa có hàng cột để chống nóc. Trên nóc có đắp nổi hai con cá chép chầu vào bình móc.
Hình tượng cá chép gợi nhớ đến điển tích “Cá chép vượt vũ môn”, biểu trưng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền bỉ chinh phục tri
thức để đi tới thành công. Người học trò khi xưa hay ngày nay cũng vậy, muốn học hành thành tài đều phải chuyên cần và nỗ lực. Tên hai
cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài mang ý nghĩa đào tạo những con người vừa có đức, vừa có tài, giúp ích cho xã hội.
DÃY TƯỜNG GẠCH VỒ
BAO QUANH DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Dãy tường gạch vồ bao quanh khu nội tự di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19. Cùng với quá
trình đô thị hóa từ thời Pháp thuộc, tổng thể Di tích đã thay đổi nhiều: Hồ Văn bị ngăn cách khỏi di tích bởi đường Quốc Tử Giám, một phần
nền cũ của trường Quốc Tử Giám sử dụng làm đường (phố Nguyễn Thái Học hiện nay)... Đến đầu những năm 1990, Di tích bị xuống cấp
nghiêm trọng, dãy tường gạch vồ, chân sụt lún, nhiều chỗ đổ nghiêng, mặt tường rạn nứt từng khoảng rộng... Năm 1995, trong khuôn khổ
của Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, toàn bộ những bức tường này đã được tu bổ lại với chiều cao thống nhất là 1,98m.
Ngày nay, những bức tường gạch vồ bao quanh Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn thâm trầm nằm đó, ngăn cách Di tích với phố xá ồn ào,
ngăn cách từng lớp không gian Di tích như dẫn dắt du khách bước vào thăm lại từng chặng đường phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám
theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc.
3. KHU VƯỜN BIA TIẾN SĨ

GIẾNG THIÊN QUANG

Giếng “Thiên Quang”, hay còn gọi là “Thiên Quang


Tỉnh” nằm chính giữa khu vườn bia Tiến sĩ. Giếng Thiên
Quang hình vuông mỗi cạnh 30m, lan can trang trí gạch
men xanh. Nước giếng quanh năm tràn đầy, như tấm
gương phản chiếu bầu trời. Giếng mang tên “Thiên
Quang” có ý nghĩa là “Ánh sáng trời”.

Về mặt kiến trúc cảnh quan, giếng Thiên Quang như


được ứng đối với công trình kiến trúc nghệ thuật Khuê
Văn Các phía trên, hai bên giếng là tám dãy nhà bia Tiến
sĩ. Dáng hình Khuê Văn Các kết hợp với dãy nhà bia cùng
vườn cây cổ thụ xung quanh soi bóng xuống mặt nước
trong xanh và tĩnh lặng tạo nên một khung cảnh hữu tình,
đa sắc rất ấn tượng với những giá trị tinh thần sâu
đậm. Nơi đây đã trở thành một trong những điểm check in
độc đáo của du khách khi đến thăm quan di tích Văn Miếu
– Quốc Tử Giám.
KHU VƯỜN BIA TIẾN SĨ
Vườn bia Tiến sĩ là hạng mục đặc biệt quan trọng
trong Khu di tích. Chính giữa khu vườn bia là một
giếng vuông được gọi là “Thiên Quang Tỉnh”.
Chiếc Giếng cổ hình vuông 30m×30m, có lan can
gạch xây bao quanh, hai phía Đông, Tây có bậc
thang gạch đi xuồng, quanh năm nước đầy, mặt
nước xanh trong phẳng lặng.

Năm 1994, các dãy nhà che bia được xây dựng để
bảo vệ bia Tiến sĩ. 8 dãy nhà che bia có kích thước
nhỏ, hài hòa với hai tòa đình bia ở giữa. Hệ thống
cột chống mái bằng gỗ, mái lợp ngói mũi hài truyền
thống. Sự bổ sung của tám dãy nhà che bia còn
khiến lớp không gian thứ ba trở thành quần thể
kiến trúc hoàn chỉnh và gắn bó với nhau.
4. KHU ĐIỆN ĐẠI THÀNH

KHU ĐIỆN ĐẠI THÀNH


Lớp không gian thứ tư là khu điện Đại Thành. Chính giữa
có sân Đại Bái. Hai dãy nhà phía Đông và phía Tây chạy dọc
theo hai bên sân. Toà nhà phía trước là Bái Đường, nơi xưa
kia diễn ra lễ tế Khổng Tử. Phía sau Bái Đường là Điện Đại
Thành.
Tòa Bái Đường có bậc thềm đá, nền lát gạch, chia thành 9
gian với cột bằng gỗ lim chống mái. Mái lợp ngói mũi hài,
trên nóc có trang trí hình “lưỡng long chầu nhật nguyệt”.
Hai bên gian đầu hồi mặt trước và mặt sau là cửa sổ gỗ chấn
song con tiện, phía dưới là bức phù điêu gỗ thời Lê sơ khắc
hình rồng mây đao. Điện Đại Thành là nơi thờ Khổng tử, Tứ
phối và Thập triết. Gian chính giữa là tượng đức Khổng Tử,
mặt nhìn về hướng Nam, phía sau là khám thờ trên có bài vị.

Rồng trang trí trên nóc mái điện Đại Thành


Điện Đại Thành chạy song song với nhà Bái Đường, nối với nhau bởi một tiểu
đình. Điện Đại Thành gồm 9 gian, xây tường kín ba mặt. 7 gian chính giữa có cửa
bức bàn đóng kín, 2 gian đầu hồi có cửa số chấn song con tiện cố định mang
phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Hệ thống cột trống mái đều được sơn son thếp
vàng. Mái lợp ngói mũi hài, nóc mái cũng trang trí đôi rồng chầu nhật nguyệt.
CỔNG ĐẠI THÀNH

Cổng Đại Thành mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê). Công trình bằng gỗ ba gian. Mái lợp ngói mũi hài. Rồng được trang trí trên cánh
cổng theo chủ đề “Long vân khánh hội” – thể hiện sự phồn thịnh của đất nước đối với đạo học nước nhà. Dưới chân cổng Đại Thành có 6 con
Nghê cối cửa được tạo tác tinh tế với chất liệu bằng gỗ và đá.
Hai bên cổng Đại Thành có hai cổng nhỏ Kim Thanh (tiếng chuông vàng) và Ngọc Chấn (tiếng khánh ngọc) dẫn vào phía sau hai dãy nhà
Đông Vu và Tây Vu.
5. KHU THÁI HỌC

Khu Thái Học hiện nay


được xây dựng vào năm
2000 trên nền cũ của Quốc
Tử Giám xưa. Đó là những
công trình với công năng
mới được thiết kế theo dạng
kiến trúc truyền thống, gồm
có Nhà Tiền Đường và Nhà
Hậu Đường, Tả vu, Hữu vu,
nhà Chuông, nhà Trống,
cổng phía Đông và cổng
phía Tây.
Tầng 2 nhà Hậu đường là
nơi thờ 3 vị vua có công
sáng lập Văn Miếu-Quốc Tử
Giám và đóng góp cho sự
nghiệp phát triển văn hóa,
giáo dục Nho học Việt Nam:
Vua Lý Thánh Tông (1023-
1072), Vua Lý Nhân Tông
(1066-1128), Vua Lê Thánh
Tông (1442-1497).

Cổng Thái Học


Nhà Tiền đường là nơi tổ chức lễ kỷ niệm danh
nhân, hội thảo khoa học, triển lãm và các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Nhà
Hậu đường gồm 2 tầng: Tầng dưới đặt tượng thờ
thầy giáo Chu Văn An là Tư nghiệp Quốc Tử
Giám (Hiệu trưởng) và trưng bày về "Lịch sử
Văn Miếu-Quốc Tử Giám và chế độ học hành thi
cử Việt Nam".

Nhà Tiền Đường

Hình ảnh chiếc trống Sấm tại khu Thái Học của di tích
luôn nhận được sự quan tâm, yêu mến của du khách,
đặc biệt là các đoàn chính khách của Đảng, chính phủ
Việt Nam khi đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Trống Sấm – Trống lớn nhất Việt Nam năm 2000,
được đặt trang trọng tại khuôn viên Thái Học, Văn Miếu
– Quốc Tử Giám

Góc bên Đông nhà Hậu đường và lầu trống


HẾT.

You might also like