You are on page 1of 3

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng

khoán
Davinci Academy

Có hai phương pháp phổ biến được sử dụng trong phân tích cổ phiếu. Thứ nhất là phân
tích cơ bản. Đây là phương pháp quen thuộc với đa số nhà đầu tư cá nhân. Phương
pháp này phân tích khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, năng lực cua đội ngũ quản lý.
Phân tích cơ bản trả lời câu hỏi: “Tôi nên mua cổ phiếu nào”. Bạn cần phân biệt phân
tích cơ bản với phân tích tin tức – tức là xem ảnh hưởng của tin tức đến giá cổ phiếu.
Phương pháp thứ hai là phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật trả lời câu hỏi: “Khi
nào nên mua cổ phiếu này?”

Bạn có thể có thể dễ dàng thu thập các thông tin cơ bản của cổ phiếu từ các công ty
chứng khoán hay các trang web cung cấp dữ liệu tài chính. Nhưng để trả lời câu hỏi về
phân tích kỹ thuật thì khó hơn nhiều vì có rất ít chuyên gia phân tích kỹ thuật xuất sắc
mà nhà đầu tư có thể tin tưởng. Tin buồn cho các nhà đầu tư, đa số họ đều đang làm
việc cho các quỹ đầu tư hay bộ phận đầu tư của ngân hàng, và họ không rảnh rỗi để viết
các báo cáo hay ngồi tư vấn miễn phí cho các nhà đầu tư cá nhân.
Để kiểm chứng tính hiệu quả của Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán thì
trước tiên ta cần hiểu phân tích kỹ thuật thực sự là gì? Nhắc đến phân tích kỹ
thuật người ta hay nghĩ đến các biểu đồ giá với rất nhiều các chỉ báo phức tạp. Tuy
nhiên phân tích kỹ thuật khác xa so với các chỉ báo, đó là lý do có rất ít các chuyên gia
phân tích kỹ thuật xuất sắc. Giới chuyên nghiệp hiểu rằng phân tích kỹ thuật là phương
pháp dựa vào các quy luật để xem xét diễn biến giá để dự đoán xu hướng thị trường.
Theo đó, phương pháp này dựa theo 3 định đề sau đây.

1. Giá phản ánh tất cả: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ các yếu tố cơ bản,
chính trị, tâm lý cuối cùng sẽ phản ánh vào cung và cầu của cổ phiếu. Nếu lượng
cầu lớn hơn lượng cung thì giá cổ phiếu sẽ giảm và ngược lại. Quy luật cung cầu
là quy luật nền tảng trong kinh tế học. Dù bất kỳ nguyên do gì đi nữa, giá cổ phiếu
chỉ tăng nếu như lượng cung lớn hơn lượng cầu. Phân tích kỹ thuật không đi tìm
nguyên nhân chính xác dẫn đến giá cổ phiếu thay đổi. Phân tích kỹ thuật trả lời
câu hỏi của phân tích cơ bản một cách gián tiếp. Biểu đồ không nói giá tăng hay
giá giảm, nhưng biểu đồ thể hiện cuộc chiến tâm lý giữa bên mua và bên bán trên
thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật xuất sắc có thể dự đoán trước các điểm
“gãy” lớn của thị trường như năm 2000 và năm 2008 mà không cần biết chính xác
nguyên nhân tại sao.

2. Giá luôn chuyển động có xu hướng: Giả định này nói rằng thị trường luôn ở trong
một xu hướng nhất định và sẽ giữ xu hướng này cho đến khi đảo chiều. Nhắc đến
xu hướng tức là đang nhắc đến phân tích kỹ thuật. Do đó mục tiêu của phân tích
xu hướng thị trường là sớm xác định những dấu hiệu hình thành và kết thúc xu
hướng. Giao dịch theo xu hướng là trường phái mà 70% trader chuyên nghiệp
áp dụng.

3. Lịch sử luôn lặp lại: Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật rất quan
tâm đến tâm lý con người. Các mô hình trong phân tích kỹ thuật đã xuất hiện hàng
trăm năm nay phản ảnh trạng thái tâm lý của nhà đầu tư tại một thời điểm nhất định,
có thể là tích cực hay tiêu cực. Khi các mô hình đã được kiểm chứng trong quá
khứ, người ta giả định rằng nó vẫn có hiệu quả trong tương lai. Thời đại thay đổi
nhưng con người không thay đổi. Mọi người vẫn tự tin, bi quan, tích cực, hoảng
loạn, lo sợ trên thị trường tài chính. Tương lai chính là hình bóng của quá khứ ở
các hình thái khác nhau.
Phân tích kỹ thuật có tác dụng hay không?
Các nhà phân tích cơ bản thường chỉ trích phân tích kỹ thuật vì họ cho rằng trường
phái này không biết nguyên nhân là thay đổi giá của cổ phiếu. Cách tiếp cận của phân
tích cơ bản đó là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến DN nhằm xác định giá trị thực của
cổ phiếu (intrinsic value). Giá trị thực là một cách tiếp cận dựa trên quy luật cung cầu.
Nếu giá thị trường đang cao hơn giá trị thực, tức là ở bị định giá quá cao thì nên bán cổ
phiếu đó. Nếu giá thị trường đang thấp hơn giá trị thực, tức là ở bị định giá thấp thì cổ
phiếu nên được mua vào.
Thật ra cả hai cách phương pháp phân tích đều dựa trên luật cung cầu và cùng trả lời
câu hỏi: diễn biến của giá cổ phiếu như thế nào? Hai phương pháp chỉ khác nhau về
cách thức tiếp cận: phân tích cơ bản quan tâm đến nguyên nhân, còn phân tích kỹ thuật
quan tâm đến kết quả. Hầu hết mọi người tự phân loại mình hoặc theo phân tích cơ bản,
hoặc theo phân tích kỹ thuật. Thực tế là nhiều chuyên gia phân tích cơ bản quan tâm
đến các kiến thức phân tích kỹ thuật, và hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật cũng có
nền tảng tốt về phân tích cơ bản. Giờ đây, các giám đốc công ty quản lý tài sản ngày
càng đánh giá cao tầm quan trọng của ứng dụng phân tích kỹ thuật trong quản lý đầu
tư.

Nhưng làm thế nào để kết hợp hai phương pháp phân tích? Trên thực tế, kết quả phân
tích trên biểu đồ thường mâu thuẫn với các kết quả phân tích cơ bản. Khi thị trường bắt
đầu bước vào một nhịp tăng lớn, các thông tin cơ bản thường thể hiện ngược với xu
hướng thị trường. Đến lúc hai phương pháp có chung một kết quả thì thị trường lại đi
được nửa quãng đường. Đến lúc có hàng loạt tin tức tích cực cũng là lúc gần thị trường
gần đỉnh và giới chuyên nghiệp bắt đầu thoát hàng. Các tổ chức tài chính chuyên nghiệp
với đội ngũ phân tích kỹ thuật xuất sắc luôn có lợi thế hơn hẳn so với các nhà đầu tư cá
nhân.

Các ngân hàng, quỹ đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật?


Nếu phân tích kỹ thuật không có hiệu quả, tại sao các ngân hàng lớn như Credit Suisse,
BNP Paribas, Bank of America, Merrill Lynch, UBS, Barclays Bank, Goldman Sachs,
Standard Chartered Bank đều sở hữu một nhóm phân tích kỹ thuật, giống như đội quân
tinh nhuệ, ít nhưng chất. Đây là lực lượng quan trọng trong các bộ phận giao dịch ngoại
tệ, giao dịch trái phiếu (fixed income), giao dịch chỉ số. Dịch vụ cung cấp phần mềm và
các nền tảng phân tích kỹ thuật cũng là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ông lớn như
Bloomberg, Thomson Reuters , Updata. Hàng năm, Hiệp hội phân tích kỹ thuật sẽ bầu
chọn ra giải thưởngchuyên gia phân tích kỹ thuật xuất sắc nhất. Đây là cuộc cạnh tranh
rất quyết liệt giữa các chuyên gia của các tổ chức hàng đầu thế giới. Năm 2015, người
giành chiến thắng là ông David Sneddon, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của Credit
Suisse – ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ.

Đọc thêm nhiều bài viết khác về chứng khoán tại Blog của Davinci Academy:
http://davinci.edu.vn/danh-muc-tin-tuc/ca-phe-davinci/

You might also like