You are on page 1of 3

- Trong giáo trình:

Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, mốc phân biệt rõ nhất giữa con vật và con
người đó là ý thức. Ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng, cao cấp chỉ có
ở con người.

Ý thức là cấp độ cao nhất và mang tính chất hội nhập của sự phản ánh tâm lý, là
nét đặc trưng cơ bản đối với tâm lý con người. Ý thức là sự nhận thức sâu sắc của
con người về hiện thực khách quan.

Đó là sự hiểu biết một cách có hệ thống toàn diện về sự vật, hiện tượng. Khi ta
nhìn thấy một sự vật, hiện tượng ta biết được nguồn gốc, công dụng của nó, giá trị
và ý nghĩa của nó...đó là ý thức của ta về sự vật đó.
 Là cấp độ cao nhất của sự phản ánh tâm lý, ý thức phân ảnh sâu sắc và toàn diện
các đối tượng nhận thức, tức là làm sáng tỏ những tính khách quan và ổn định của
các đối tượng, những mặt bản chất, những mối liên hệ của các sự vật và hiện
tượng trong hiện thực khách quan.

 Là cấp độ mang tính hội nhập của sự phản ánh tâm lý, ý thức còn phản ánh mối
quan hệ giữa đối tượng nhận thức với nhu cầu của con người, nói lên thái độ của
con người đối với đối tượng được nhận thức.

 Như vậy nói đến ý thức là nói đến nhận thức sâu sắc và thái độ của con người như
là một thực thể xã hội, một nhân cách.

 Mặc dù trong tâm lý con người có những hiện tượng tâm lý không được ý thức
(như những điều thấy trong giấc mơ, những hành vi trong giấc ngủ, thôi miên,
v.v...) nhưng về cơ bản, các hiện tượng tâm lý có ý thức vẫn xảy ra nhiều hơn và
giữ địa vị thống trị, đóng vai trò quyết định trong cuộc sống và hoạt động của con
người.

Để hiểu sâu hơn về ý thức, ta cần tìm hiểu về cấu trúc, các cấp độ của ý thức và các chức
năng cơ bản của ý thức

- Định nghĩa bên ngoài:


o Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định
với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan
vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện
chức với vật chất.
o Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức. Duy
thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy, nhìn theo
quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý thức rất năng
động và có phạm vi hoạt động rất lớn.
o Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp
thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

o Ý thức và tâm lý đều là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, có bản chất và
mang tính chủ thể. Tuy nhiên, ý thức cũng là tâm lý nhưng ở cấp độ cao hơn. Ý
thức giúp con người có khả năng tự phản ánh lại (phản ánh của phản ánh) và chỉ
có khi con người ở trong trạng thái khỏe mạnh và tỉnh táo.

o Ý thức tiếng Anh có nghĩa là: Consciousness.

Consciousness is defined as the highest form of psychological reflection found


only in humans. Consciousness is a reflection in language what people have
absorbed in the process of interacting with the objective world.

- Nguồn gốc của ý thức:


1. Nguồn gốc tự nhiên:
Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới vật
chất. Đó là quá trình đi từ vô cơ đến hữu cơ đến chất sống và trực tiếp là quá trình
phát triển từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao và cuối cùng là hình thành
con người với bộ óc. Bộ ốc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên.

Bộ óc là một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và có cấu trúc tinh vi nhất. Tất
cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Các thuộc tính phản ánh này phát
triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát triển của thế giới vật chất. Nếu không
đi thuộc tính phản ảnh này thì không thể có ý thức.

Đối với chất võ, phản ảnh là sự ghi lại dấu vết của vật tác động trên vật bị tác
động. Đối với thực vật, phản ánh là sự phản ứng lại những tác động của môi
trường như hiện tượng lá cây hưởng về nơi có ánh nắng. Đối với động vật, phản
ánh tồn tại dưới dạng phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Thế giới
khách quan là cơ sở để tạo nên sự phản ảnh, hình thành nội dung phản ánh.
Tóm tắt:
 Bộ óc người: Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu dài của
thế giới vật chất. Từ vô cơ đến hữu cơ, đến chất sống, đến động vật (bậc thấp - bậc
cao) và cuối cùng hình thành con người với bộ óc. Bộ óc là 1 thực thể vật chất có
tổ chức cao nhất và cấu trúc tinh vi nhất

 Thuộc tính phản ánh của vật chất. Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản
ảnh. Từ vô cơ đến động vật phản ánh như thế nào...

 Thế giới khách quan: là cơ sở để tạo nên sự phản ảnh, hình thành nội dung phản
ánh.
2. Nguồn gốc xã hội:
Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc trực tiếp để sản sinh ra ý thức. Theo quan niệm
của Mác, phải có xã hội mới sản sinh ra ý thức. Con người, nhờ có lao động mới
làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội, mà trước hết là quan hệ trong sản xuất. Từ
những quan hệ này làm nảy sinh ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất
của tư duy, hay là công cụ để tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai mà nhờ có
nó ý thức con người được hình thành và phát triển.
Tóm lại, yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu tố xã hội là nhân tố
tác động trực tiếp đến việc làm nảy sinh và phát triển ý thức. Hai yếu tố này có
quan hệ biện chứng với nhau.

Đó là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta đấu tranh vạch rõ quan điểm sai lầm của
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình về ý thức.
Tóm tắt:
 Là nguồn gốc trực tiếp sản sinh ra ý thức. gồm có lao động và ngôn ngữ

 Nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội, mà trước hết là
quan hệ sản xuất, từ qh này làm nảy sinh ra ngôn ngữ. -Ngôn ngữ được
xem là vỏ vật chất của tư duy, hay là công cụ để tư duy.

 Tóm lại. Yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu tố xã hội là
tác động trực tiếp dẫn đến việc làm nảy sinh và phát triển ý thức. 2 yếu tố
này có quan hệ biện chứng với nhau.

You might also like