You are on page 1of 37

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /TTr-CHHVN Hà Nội, ngày tháng năm 2022

TỜ TRÌNH
Thẩm định “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050”

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021. Để triển khai cụ thể hóa quy
hoạch tổng thể cảng biển cần tiếp tục triển khai các quy hoạch có tính chất kỹ
thuật chuyên ngành theo Luật quy hoạch, trong đó có Quy hoạch phát triển hệ
thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hỗ trợ cho hoạt
động của cảng biển và các hoạt động vận tải khác, đáp ứng nhu cầu lưu chuyển
hàng hóa thúc đẩy phát triển KTXH.
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các quyết định: số 952/QĐ-BGTVT ngày
28/05/2021 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, số 2326/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2021
phê duyệt Dự toán lập Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Tư
vấn lập quy hoạch là Liên danh Trung tâm Tư vấn Đầu tư Phát triển Giao thông
Vận tải và Công ty Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Hàng hải hoàn
thành Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050. Quá trình lập quy hoạch, Cục Hàng hải Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao
thông vận tải tại các cuộc họp báo cáo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ theo quy định1.
Căn cứ kết luận của Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải; ý kiến đóng góp của
các cơ quan: Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,Vụ KHCN -
Môi trường, Vụ Vận tải, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT tại các cuộc họp
nêu trên; Cục Hàng hải Việt Nam và Tư vấn và Tư vấn lập quy hoạch đã hoàn
thiện hồ sơ quy hoạch, Cục Hàng hải Việt Nam kính trình Bộ Giao thông vận tải
xem xét, thẩm định “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây gọi là Quy hoạch cảng cạn) với nội dung cơ bản
1
Các cuộc họp ngày 30/6/2022; ngày 06/7/2022 và ngày 04/10/2022.
2

như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 có hiệu lực từ ngày
01/01/2019, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn là quy hoạch có tính chất kỹ
thuật chuyên ngành, cần được xây dựng để thống nhất với Chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội 10 năm, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; bảo đảm
tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch của ngành GTVT, cũng như với quy
hoạch ngành quốc gia khác.
Thực tế, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải,
là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của
cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Phát
triển cảng cạn có định hướng theo quy hoạch thống nhất nhằm tổ chức vận tải
hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động
dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùng tắc giao thông tại
cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn.
Do đó việc triển khai lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn nêu trên
vừa đảm bảo tuân thủ Luật quy hoạch và là tiền đề để hoạch định các chính sách,
giải pháp phát triển cảng cạn một cách đồng bộ, hỗ trợ hiệu quả đối với khai thác
cảng biển và các hoạt động vận tải nói chung..
Tại Điều 2, Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 Thủ
tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải “tổ chức lập, phê duyệt, trình phê
duyệt quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định của Luật Quy hoạch”. Do
đó, Quy hoạch cảng cạn để phát triển đồng bộ, hiện đại, hiệu quả kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải, giảm chi phí logistics đáp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội
của quốc gia, các vùng miền và địa phương.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH CẢNG CẠN
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2072/QĐ-
TTg ngày 22/12/2017, trên cơ sở đó Bộ Giao thông đã chỉ đạo lập và phê duyệt
Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2018.
Đến nay, việc triển khai thực hiện các quy hoạch cảng cạn giai đoạn 2020, tầm
nhìn đến 2030, đạt được kết quả như sau:
2.1. Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng cạn
Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai
thác 10 cảng cạn, ngoài ra 06 cảng thông quan nội địa - ICD (sau đây gọi tắt là
ICD) đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch cảng cạn nhưng các Chủ
3

đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định. Các cảng
cạn, ICD nêu trên phân bổ tập trung trên 5 hàng lang và khu vực kinh tế trong
tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn, trong đó hành
lang kinh tế ven biển ở Miền Bắc đã hình thành 4 trong tổng số 5 cảng cạn được
quy hoạch, cụ thể:
Bảng 1: Tổng hợp phân bố cảng cạn, ICD đang hoạt động theo
hành lang và khu vực kinh tế
Hiện trạng cảng cạn Cảng cạn được quy hoạch đến
đang hoạt động năm 2030

TT Hành lang quy hoạch Công


Diện Diện
Số suất Số Công suất
tích tích
lượng (1000 lượng (1000 TEU)
(ha) (ha)
TEU)

I Miền Bắc 12 160 2.200 27 343-450 3.542,7-4.891,6

1 Khu vực kinh tế ven biển 4 70 700 5 88-110 596,7-851,9

Hành lang kinh tế Hà Nội -


2 2 25 250 6 59-73 561,8-757,4
Lạng Sơn
Hành lang kinh tế Hà Nội -
3 2 15 150 4 59-85 507,5-916,5
Lào Cai
Khu vực kinh tế Tây Bắc
4 1 19-23 180,5-218,5
Hà Nội
Khu vực kinh tế Đông Nam
5 4 120 1.100 10 150-180 1.900-2.331
Hà Nội
Hành lang kinh tế Hà Nội -
6 1 20-25 76,5-95,6
Thái Nguyên - Cao Bằng

II Miền Trung - Tây Nguyên 9 75-115 510,75-749,25

1 Khu kinh tế Nghi Sơn 1 5 - 15 51.750 - 155.250

Hành lang kinh tế đường 8.


2 2 10 - 15 27.000 - 40.500
đường 12A

3 Hành lang đường 9 1 5 – 10 22.500 - 45.000

Khu vực kinh tế Đà Nẵng -


4 1 15 -20 189.000 - 252.000
Huế. hành lang 14B

5 Hành lang kinh tế đường 19 3 20 - 30 175.500 - 189.000


4

Hiện trạng cảng cạn Cảng cạn được quy hoạch đến
đang hoạt động năm 2030

TT Hành lang quy hoạch Công


Diện Diện
Số suất Số Công suất
tích tích
lượng (1000 lượng (1000 TEU)
(ha) (ha)
TEU)

6 Hành lang kinh tế đường 29 1 10 - 15 45.000 - 67.500

III Miền Nam 4 135 1.350 32 534-725 9.472-13.020

Khu vực kinh tế Đông Bắc


1 4 135 1.350 25 444-550 7.998-10.038
TP. HCM
Khu vực kinh tế Tây Nam
2 5 60-82 1.084-1.448
TP. HCM

3 Khu vực kinh tế ĐBSCL 2 30-43 390-559

982-
Cả nước 16 295 3.550 66 13.526-18.661
1.380

2.1.1. Các cảng cạn đã được đầu tư và công bố khai thác


- Khu vực phía Bắc gồm 09 cảng cạn là: Cảng cạn Hải Linh, Cảng Cạn
Móng Cái, Cảng cạn Tân Cảng Đình Vũ, Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình, Cảng
Cạn Hoàng Thành, Cảng Cạn Tân cảng Hà Nam, Cảng Cạn Tân cảng Quế Võ,
Cảng cạn Phúc Lộc, Cảng cạn Long Biên;
- Khu vực Miền trung: chưa có cảng cạn được công bố đưa vào khai thác;
- Khu vực Miền Nam: Công bố và đưa vào khai thác 01 cảng cạn là cảng
cạn Tân cảng Nhơn Trạch.
Bảng 2. Tổng hợp hiện trạng cảng cạn đã công bố
Quy mô hiện trạng
Phương
Tên cảng Năng lực Tổng Sản lượng
TT
cạn
Vị trí Kho - bãi thức khai thác
thông qua diện tích vận tải
(TEU/năm) (ha) (m2)

KCN Khánh
Phú, xã Ninh Bộ, 100 - 200
1 Phúc Lộc 100.000 10 50.000
Phúc, TP Sông TEU/tháng.
Ninh Bình
P. Hải Yên,
Bộ, 5.000 - 8.000
2 Móng Cái TP.Móng Cái, 200.000 15 110.000
Sông TEU/tháng.
T.Quảng Ninh
5

Quy mô hiện trạng


Phương
Tên cảng Năng lực Tổng Sản lượng
TT Vị trí Kho - bãi thức
cạn thông qua diện tích khai thác
vận tải
(m2)
(TEU/năm) (ha)
KCN hỗ trợ
Tân cảng Đồng Văn III, 300 - 350
3 50.000 9,4 11.000 Bộ
Hà Nam H.Duy Tiên, TEU/tháng
T. Hà Nam
xã Đức Long,
Tân cảng Châu Phong, Bộ, 3.000 - 4.500
4 105.000 10 30.000
Quế Võ Quế Võ, Bắc Sông TEU/tháng
Ninh
Khu 6, xã
Sông Lô, TP Bộ, 200 -300
5 Hải Linh 65.000 5,0 20.000
Việt Trì, Sông TEU/tháng
T.Phú Thọ
KCN Đình
Tân Cảng 1.000 - 2.000
6 Vũ, TP.Hải 120.000 15 79.000 Bộ
Hải Phòng TEU/tháng
Phòng.
Đình Vũ - KCN Đình
500 - 600
7 Quảng Vũ, TP.Hải 150.000 24,5 55.000 Bộ
TEU/tháng.
Bình Phòng
Lô CN6.1,
Hoàng KCN Đình
8 150.000 12,7 80.000 Bộ
Thành Vũ, TP. Hải
Phòng
KCN Sài
1.000 - 1.500
9 Long Biên Đồng B, Hà 135.000 12,0 50.000 Bộ
TEU/tháng
Nội
Phú Thạnh,
Tân cảng Bộ, thủy
10 Nhơn Trạch, 200.000 11,1
Nhơn Trạch nội địa
Đồng Nai

2.1.2. Các ICD đang hoạt động


Ngoài các cảng cạn đã được công bố đưa vào khai thác nêu trên. Hiện nay
còn có các ICD đã được hình thành và đang hoạt động, một số ICD thuộc quy
hoạch phát triển cảng cạn nhưng chưa được các Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục
chuyển đổi diểm thông quan thành cảng cạn theo quy định, cụ thể:
6

- Khu vực Miền Bắc gồm có 05 ICD: ICD Tiên Sơn, ICD Thụy Vân, ICD
Lào Cai, ICD Mỹ Đình, ICD Hải Dương
- Khu vực Miền trung: không có ICD đang hoạt động;
- Khu vực Miền Nam có 09 ICD đang hoạt động gồm: ICD Phước Long,
ICD Transimex, ICD Sotrans, ICD Tây Nam (Tanamexco), ICD Phúc Long, ICD
Tân Cảng Long Bình, ICD Sóng Thần, ICD Biên Hòa, ICD TBS - Tân Vạn.
Bảng 3. Tổng hợp các ICD đang khai thác
Quy mô

Công suất Số QĐ thành


Tên ICD Địa chỉ Tổng DT Kho bãi
TT thiết kế lập/Giấy phép
(ha) (m2)
(Teu/năm)

I Khu vực phía Bắc


Số 575/QĐ-
ICD Tiên Sơn KCN Tiên Sơn,
BTC, ngày
1 Tiên Du, Bắc 24.000 12,00 50.800
Quy hoạch cảng cạn) Ninh 18/3/2010 của Bộ
Tài chính,
Số 1402/QĐ-
KCN Thụy Vân,
BTC ngày
2 ICD Thụy Vân TP Việt Trì, Phú 18.000 2.000
10/4/2007 của Bộ
Thọ
Tài Chính
Số 383/QĐ-
ICD Lào Cai KCN Đông Phố
BTC, ngày
3 Mới, tp Lào Cai, 65.000 13,50 7.200
(Quy hoạch cảng cạn) Lào Cai 12/2/2010 của Bộ
Tài chính
Số 1535/QĐ-
Mỹ Đình 2, Từ BTC, ngày
4 ICD Mỹ Đình 20.000 5,20 22.000
Liêm, Hà Nội 14/7/2008 của Bộ
Tài chính
số 1839/QĐ-
ICD Hải Dương Quốc lộ 5, TP BTC, ngày
5 91.200 17,50 45.600
(Quy hoạch cảng cạn) Hải Dương 03/05/2006 của
Bộ Tài chính

II Khu vực phía Nam


Km 7, Xa lộ Hà
Nội, Phân khu
1 ICD Phước Long Phước Long, 500.000 35,50 330.000
Quận 9,
TP.HCM

2 ICD Transimex 7/1 Ấp Bình Thọ, 500.000 9,00 62.000


phường Trường
7

Quy mô

Công suất Số QĐ thành


Tên ICD Địa chỉ Tổng DT Kho bãi
TT thiết kế lập/Giấy phép
(ha) (m2)
(Teu/năm)
Thọ, quận Thủ
Đức, TP.HCM
Số 3287/QĐ-
Km9, xa lộ Hà
BTC, ngày
3 ICD Sotrans Nội, quận Thủ 200.000 10,00 75.000
15/12/2009 của
Đức, TP.HCM
Bộ Tài Chính
P, Trường Thọ,
ICD Tây Nam
4 Q, Thủ Đức, 800.000 13,20
(Tanamexco)
TP.HCM
Số 32/196, P
Trường Thọ, Q,
5 ICD Phúc Long 300.000 10,00
Thủ Đức,
TP.HCM
Đường Bùi Văn Số 1794/QĐ-
ICD Tân cảng - Long
Hòa, KP7, TP BTC, ngày
6 Bình (Quy hoạch cảng 1.255.000 105,00 40.000
Biên Hòa, Đồng 27/7/2009 của Bộ
cạn)
Nai Tài Chính
Số 5967/QĐ-
Ấp Bình Đáng,
HQ, ngày
ICD Sóng Thần (Quy xã Bình Hòa, TX
7 800.000 50,00 260.000 21/12/2000 của
hoạch cảng cạn) Thuận An, Bình
Tư lệnh Hải
Dương,
Quân
ĐKKD số:
Km1, QL51, 3601047417 do
Long Bình Tân, sở Kế hoạch và
8 ICD Biên Hòa 50.000 5,60 100.000
TP Biên Hòa, Đầu tư tỉnh Đồng
Đồng Nai Nai cấp ngày
07/10/2009
xã Bình Thắng,
ICD TBS - Tân Vạn Hoạt động từ
9 H, Dĩ An, Bình 600.000 115 220.000
(Quy hoạch cảng cạn) tháng 11/2010
Dương

- Nhóm cảng cạn, ICD (được quy hoạch cảng cạn nhưng chưa, chuyển đổi,
công bố) đã hình thành và đi vào hoạt động bao gồm 16 cảng cạn, ICD (chiếm
23,9% số cảng cạn được quy hoạch), trong đó 10 cảng cạn đã được công bố chính
thức2 và 6 điểm thông quan nội địa (ICD) đã được quy hoạch thành cảng cạn3.

2
Các cảng cạn đã được công bố bao gồm các cảng: Phúc Lộc (Ninh Bình), Tân cảng Hà Nam (Hà Nam), Long
Biên (Hà Nội), Hải Linh (Phú Thọ), Tân cảng Quế Võ (Bắc Ninh), Tân cảng Đình Vũ, Hoàng Thành, Đình Vũ
Quảng Bình (Hải Phòng), Móng Cái (Quảng Ninh); Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai).
3
Các ICD đã được quy hoạch cảng cạn và đang hoạt động bao gồm ICD Lào Cai (Lào Cai), ICD Tiên Sơn
8

- Nhóm cảng cạn đang trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng hoặc chuẩn
bị triển khai đầu tư xây dựng bao gồm 25 cảng (chiếm 37,3% số cảng cạn được
quy hoạch), chủ yếu là các cảng cạn đã được quy hoạch trên địa bàn các địa
phương như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Hà Nội,...
- Nhóm các cảng cạn chưa triển khai đầu tư gồm 26 cảng (chiếm 38,8% số
cảng cạn được quy hoạch). Đối với các cảng cạn khu vực miền Trung, việc chậm
triển khai đầu tư theo quy hoạch chủ yếu là do nhu cầu còn thấp, chưa hấp dẫn
nhà đầu tư. Các cảng cạn quy hoạch gắn với đường sắt phụ thuộc hoàn toàn vào
tiến độ các dự án đường sắt mới theo quy hoạch chuyên ngành.
Bảng 4: Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch cảng cạn
theo tiến độ đầu tư
TT Tình trạng thực hiện QH Số lượng Tỷ lệ
1 Các cảng cạn đã được công bố 10 14,93%

2 Các ICD đang hoạt động chưa chuyển đổi thành cảng cạn 6 8,96%

3 Cảng cạn đang trong quá trình đầu tư/chuẩn bị đầu tư 25 37,31%

4 Cảng cạn chưa triển khai đầu tư 26 38,81%

  Tổng 67 100%

2.2. Về hoạt động khai thác cảng cạn


2.2.1. Về sản lượng hàng hóa và hiệu quả hoạt động khai thác cảng cạn
Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các
cảng cạn và điểm thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2
triệu TEU/năm (Cảng cạn, cảng ICD ở Miền Bắc thông qua khoảng 0,45 triệu
TEU/năm, Miền Nam khoảng 3,65 triệu TEU/năm), trong đó 90% hàng hóa thông
qua các cảng thông quan nội địa (ICD), bao gồm 6 cảng ICD đã quy hoạch thành
cảng cạn và cả cụm cảng ICD Trường Thọ, TP. Hồ Chí Minh..
Khối lượng hàng thông qua 10 cảng cạn đã công bố chỉ chiếm khoảng 10%
do hầu hết trong số này đều mới được hình thành và đều nằm ở Miền Bắc, ngoại
trừ cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch ở Đồng Nai.
Với 35 - 40% hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container làm thủ tục hải quan
tại cảng cạn. các cảng tại miền Nam phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa
(chiếm 35 -40%), hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị

(BắcNinh), ICD Hải Dương (Hải Dương), ICD Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương), ICD Tân Cảng Long Bình
(Đồng Nai), ICD TBS Tân Vạn (Bình Dương).
9

khu vực TP. Hồ Chí Minh4. Thực trạng vận chuyển trực tiếp đến cảng biển gặp
nhiều khó khăn do ùn tắc, kết nối chưa thuận lợi cũng khiến việc sử dụng cảng
cạn cao hơn so với Miền Bắc.
Các cảng cạn miền Bắc chưa kết nối với cảng biển rõ rệt như đối với cảng
cạn khu vực Miền Nam do thị trường vận tải container đường biển chỉ bằng
khoảng 30% so với Miền Nam; bên cạnh đó, cảng biển khu vực Miền Bắc không
xảy ra ùn tắc thường xuyên, và vì vậy hàng hóa không bắt buộc phải trung chuyển
qua cảng cạn để đến cảng biển như Miền Nam; vì vậy, tỉ lệ sử dụng cảng cạn,
cảng thông quan nội địa phía Bắc còn thấp.
Riêng cụm cảng ICD Trường Thọ (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) bao gồm 5
cảng ICD Phước Long, ICD Transimex, ICD Sotrans, ICD Phúc Long và ICD
Tanamexco có tổng diện tích 63,12ha, hiện nay có sản lượng thông qua lớn nhất
cả nước - trên 2 triệu TEU/năm tương đương khoảng 24% tổng sản lượng
container thông qua cảng biển TPHCM và Vũng Tàu, đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ hoạt động cho các cảng biển này. Tuy nhiên, lượng hàng hóa
container thông qua hệ thống cảng biển nhóm 4 tăng nhanh kéo theo sự tăng cao
sản lượng hàng container thông qua cụm ICD Trường Thọ trong thời gian quatiềm
ẩn nguy cơ rất cao về an toàn giao thông trên trục cửa ngõ phía Đông thành phố.
Sự phát triển của cụm ICDTrường Thọ cũng ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển
thành phố, đặc biệt là ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ khu vực
nên vị trí hiện tại không được đưa vào quy hoạch cảng cạn.
Cảng cạn, ICD khu vực Miền Nam, mặc dù các ICD còn một số hạn chế
như nêu trên nhưng thực sự đã góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu hàng hóa về tổ chức vận tải đến cảng biển, giảm thời gian, chi phí,
đồng thời hỗ trợ tốt cho hoạt động khai thác cảng biển.
2.2.2. Về thành phần tham gia đầu tư, khai thác cảng cạn
Hiện nay, việc đầu tư khai thác cảng cạn đều được thực hiện bằng các nguồn
vốn xã hội hóa, thực hiện bởi nhiều thành phần doanh nghiệp trong nước.
- Khu vực Miền Bắc, Công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện là doanh nghiệp khai
thác cảng cạn lớn nhất và có năng lực nhất khi sở hữu 3 cảng cạn là Tân Cảng
Quế Võ, Tân Cảng Hà Nam và Tân Cảng Đình Vũ, đặc biệt là khả năng điều phối,
liên kết với các cảng biển cùng chủ sở hữu. Các doanh nghiệp khai thác cảng cạn
khác chưa thực sự khai thác hiệu quả vai trò của cảng cạn đối với cảng biển, chủ

4
Mạng lưới vận tải thủy nội địa thuận lợi trong khi tiếp cận cảng biển bằng đường bộ bị ảnh
hưởng bởi giao thông đô thị (cảng biển TP Hồ Chí Minh) cũng như hạ tầng kết nối chưa hoàn thiện
(cảng biển Vũng Tàu) là yếu tố chính thúc đẩy sử dụng cảng cạn gắn với đường thủy nội địa.
10

yếu mới tập trung khai thác dịc vụ logistics kho bãi, vận tải container đường bộ,
giao nhận...; khả năng liên kết với hãng tàu container còn hạn chế nên tỷ lệ vận
đơn cảng đích qua cảng cạn chưa cao.
- Khu vực Miền Nam, doanh nghiệp quản lý khai thác những cảng cạn đều
là các doanh nghiệp nội địa lớn, có tên tuổi trong lĩnh vực giao nhận, vận tải và
kho vận, có sự liên kết mạnh mẽ với cảng biển và hãng tàu container nên tỉ lệ hàng
thông qua cảng cạn với vận đơn là cảng đích lớn hơn rất nhiều so với Miền Bắc.
Điển hình nhất là Tân Cảng Sài Gòn hiện là doanh nghiệp khai thác cảng biển và
cảng cạn lớn nhất cả nước, sở hữu 6 cảng cạn và ICD trong đó 1 cảng cạn Tân
Cảng Nhơn Trạch và 03 ICD là Tân Cảng Sóng Thần, Tân Cảng Long Bình,; còn
lại đều là các doanh nghiệp logistics có năng lực và kinh nghiệm khai thác vận tải
giao nhận ngoại thương đường biển như Transimex, Gemadept, Sotrans….
2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch cảng cạn
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Sau 4 năm thực hiện quy hoạch chi tiết cảng cạn được phê duyệt, đã có
10 cảng cạn trên cả nước được hình thành và đi vào hoạt động, góp phần tăng hiệu
quả kết nối cảng biển với nguồn hàng rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục
hàng hóa, tăng hiệu suất xử lý hàng hóa tại cảng biển.
- Tổ chức vận tải giữa cảng biển đến nguồn hàng xuất nhập khẩu từng bước
được cải thiện thông qua sự hình thành các cảng cạn gắn với đường thủy nội địa,
giảm lưu lượng vận tải đường bộ. Một số cảng cạn hỗ trợ tốt cho các cửa khẩu
đường bộ thông qua hàng hóa, giảm ùn tắc như cảng cạn Móng Cái, hỗ trợ hiệu
quả cửa khẩu cảng biển như cảng cạn Nhơn Trạch.
- Hiệu lực quản lý nhà nước về cảng cạn được tăng cường, nhận thức chung
về vai trò của cảng cạn ngày càng được nâng cao: nhiều tỉnh, thành phố đang xây
dựng kế hoạch phát triển cảng cạn theo quy hoạch kết hợp với đề xuất điều chỉnh
bổ sung nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư tại
địa phương.
2.3.2. Những tồn tại hạn chế
- Việc triển khai đầu tư mới và công bố đưa vào khai thác các cảng cạn còn
chậm, sau 4 năm thực hiện, các cảng cạn được công bố đưa vào khai thác mới chỉ
chiếm khoảng 15% tổng số cảng cạn được quy hoạch.
- Các điểm thông quan nội địa -ICD đã được quy hoạch cảng cạn chậm thực
hiện các thủ tục chuyển đổi để được công bố, tuy nhiên hiện nay thiếu quy định
và chế tài xử lý để thúc đẩy tiến trình này.
11

- Một số cảng cạn hoạt động chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân xuất phát từ năng lực của doanh nghiệp quản quản lý khai thác.
- Các cảng cạn được quy hoạch gắn với vận tải đường sắt khó triển khai vì
việc đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch chậm thực hiện.
- Việc kết hợp phát triển cảng cạn và trung tâm logistics ở một số địa
phương chưa được thực hiện hiệu quả, hợp lý.
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển cảng cạn
a) Thuận lợi
- Phát triển cảng cạn để hỗ trợ cảng biển, tăng hiệu quả chuỗi dịch vụ
logistics là xu thế phát triển ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt
Nam với tốc độ tăng trưởng hàng container qua hệ thống cảng biển khoảng
10%/năm giai đoạn đến năm 2030 và 5- 7% giai đoạn đến năm 2050 sẽ là cơ hội
thuận lợi cho phát triển cảng cạn.
- Xu hướng tối ưu hóa chuỗi dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng được chú
trọng; quá trình tái cơ cấu thị phần vận tải nhằm giảm thị phần vận tải đường bộ,
tăng thị phần vận tải trên các phương thức có năng lực vận tải cao ít ô nhiễm là
đường thủy nội địa và đường sắt tiếp tục được thực hiện sẽ thúc đẩy việc hình
thành các cảng cạn gắn với các phương thức vận tải này.
- Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có nhận thức ngày càng cao
về tầm quan trọng và vai trò của cảng cạn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
cũng như quy hoạch các cấp liên quan đến cảng cạn đã và đang được hoàn thiện.
Hợp tác quốc tế về phát triển cảng cạn khu vực ASEAN, các nước ESCAP cũng
được tiếp tục thúc đẩy.
- Quy hoạch phát triển cảng cạn đang được thực hiện đồng thời với quy
hoạch phát triển các lĩnh vực khác và các quy hoạch của địa phương nên việc triển
khai thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt sẽ đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất, đặc biệt là về quỹ đất và khả năng kết nối cảng cạn với hệ thống giao thông
khu vực.
b) Khó khăn
- Cảng cạn được coi là một bộ phận của kết cấu hạ tầng giao thông, tuy
nhiên một thời gian dài chưa được quan tâm phát triển. Quy hoạch phát triển cảng
cạn thời gian gần đây mới được xây dựng nên quá trình triển khai thực hiện còn
thiếu tính đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt các quy hoạch chuyên ngành
giao thông vận tải, quy hoạch sử dụng đất…
12

- Một số cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp chưa thực sự hiểu
đúng về cảng cạn dẫn đến việc xây dựng quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cũng
như tổ chức khai thác chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được vai trò và chức
năng của cảng cạn. Một số doanh nghiệp đầu tư cảng cạn nhưng không đủ năng
lực và kinh nghiệm khai thác dẫn đến cảng cạn hoạt động thiếu hiệu quả.
- Các quy định pháp luật liên quan đến cảng cạn còn chưa thực sự hoàn
thiện, nhiều quy định còn chưa tạo thuận lợi cho phát triển cảng cạn.
- Số liệu thống kê về hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn hiện
nay chưa được quy định dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, bao
gồm nhiệm vụ quy hoạch và đánh giá thực hiện quy hoạch.
III. DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ CẢNG CẠN
3.1. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được Tư vấn sử dụng trong nghiên cứu lập quy hoạch
bao gồm cả phương pháp dự báo định tính và định lượng:
- Phương pháp dự báo định lượng gồm có điều tra, khảo sát, phân tích số
liệu thống kê để tính toán dự báo lượng hàng container theo các hành lang vận tải;
- Phương pháp dự báo định tính được kết hợp với phương pháp chuyên gia
để xác định tỷ lệ hàng hóa qua cảng cạn.
3.2. Kết quả dự báo
Trên cơ sở nhu cầu khối lượng “phát và thu” hàng hóa Container của các
tỉnh, số liệu điều tra khảo sát, Tư vấn lập quy hoạch xác định khu vực hấp dẫn
được vận chuyển đến các cảng biển (nhóm cảng biển) và lượng hàng Container
theo cửa khẩu đường bộ chính để dự báo phân bổ khối lượng vận tải trên từng
đoạn tuyến của các hành lang vận tải cho năm 2025, 2030 như sau:
Bảng 5: Kết quả dự báo nhu cầu khối lượng hàng xuất nhập khẩu bằng
Container phân theo khu vực và hành lang vận tải
Đơn vị: 1000 TEU
TT Khu vực, hành lang vận tải Năm 2025 Năm 2030
I Miền Bắc 7.858,4 12.539,9
1 Hành lang vận tải Hà Nội - Hải Phòng 4.266,4 6.522,7
2 Hành lang vận tải Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng 507,0 761,1
3 Hành lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng 261,1 450,7
4 Hành lang vận tải Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng 841,4 1.327,7
5 Hành lang vận tải Điện Biên - Hà Nội – Hải Phòng 182,1 361,0
13

TT Khu vực, hành lang vận tải Năm 2025 Năm 2030
6 Hành lang vận tải ven biển phía Bắc 1.800,5 3.116,7
II Miền Trung 2.671,7 4.661,2
7 Hành lang vận tải đường QL8 450,2 837,4
8 Hành lang vận tải đường QL12A 95,1 160,2
9 Hành lang vận tải đường QL9 187,8 379,8
10 Khu vực vận tải Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam 1.036,6 1.712,8
11 Hành lang vận tải đường QL19 679,0 1.159,2
12 Hành lang vận tải đường QL29 223,0 411,9
III Miền Nam 15.527,6 22.615,6
13 Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong VĐ 4) 8.519,9 12.512,0
Hành lang vận tải Đắc Nông - Bình Phước - TP. Hồ Chí
14 2.557,3 3.507,9
Minh
15 Hành lang vận tải Tây Ninh - TP. Hồ Chí Minh 879,5 1.185,2
16 Hành lang vận tải Cà Mau - Cần Thơ - TP. Hồ Chí Minh 2.037,6 3.090,4
17 Hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu 1.104,4 1.484,0
18 Hành lang vận tải ven biển phía Nam (QL 1) 347,1 713,5
19 Hành lang vận tải đường QL 20 81,9 122,6
Cả nước 26.057,7 39.816,7
Trên cơ sở số liệu khảo sát và tính toán tỷ lệ hàng hóa thông qua cảng cạn
hiện nay trên các hành lang vận tải, Tư vấn lập quy hoạch đã tính toán và dự báo
theo phương thức vận tải để tính khối lượng, đồng thời căn cứ theo vị trí, số
lượng, quy mô cảng cạn trong quy hoạch của tỉnh để cân đối, tính toán và xác
định vị trí cảng cạn cho phù hợp với nhu cầu theo các hành lang vận tải.
Theo đó, Tư vấn lập Quy hoạch đưa ra 2 kịch bản với tỷ lệ hàng hóa có thể
qua cảng cạn với tỷ lệ thấp và cao để làm cơ sở tính toán cho các hành lang vận
tải cụ thể như sau:
14

Bảng 6: Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng cạn theo các hành lang
vận tải
Đơn vị: 1.000 TEU
Năm 2025 Năm 2030
TT Khu vực, hành lang kinh tế
KB 1 KB 2 KB 1 KB 2
Miền Bắc 1.985,15 2.693,74 3.707,67 4.857,21
Hành lang vận tải Hà Nội - Hải
1 1.037,53 1.455,83 1.876,21 2.590,40
Phòng
Hành lang vận tải Lạng Sơn - Hà
2 203,55 255,49 388,96 457,60
Nội - Hải Phòng
Hành lang vận tải Cao Bằng - Hà
3 44,00 53,82 143,68 152,83
Nội - Hải Phòng
Hành lang vận tải Lào Cai –Hà
4 282,24 391,60 525,39 608,57
Nội - Hải Phòng
Hành lang vận tải Điện Biên - Hà
5
Nội - Hải Phòng
Hành lang vận tải ven biển phía
6 417,83 537,00 773,43 1.047,82
Bắc
Miền trung 213,64 324,62 590,74 845,36
7 Hành lang vận tải đường QL8 35,64 58,08 179,80 220,50
8 Hành lang vận tải đường QL12A 44,40 44,60
9 Hành lang vận tải đường QL9 44,85 44,75
Khu vực vận tải Đà Nẵng, Huế,
10 44,75 71,20 97,79 204,70
Quảng Nam
11 Hành lang vận tải đường QL19 88,40 132,90 134,10 224,25
12 Hành lang vận tải đường QL29 44,85 62,44 89,80 106,56
Miền Nam 3.126,30 4.707,61 6.053,80 8.204,79
Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh
13 1.696,70 2.269,31 3.439,49 4.445,28
(trong vành đai 4)
Hành lang vận tải Đắc Nông -
14 792,04 1.326,00 1.387,06 1.916,67
Bình Phước - TP. Hồ Chí Minh
Hành lang vận tải Tây Ninh - TP.
15 158,76 268,50 267,30 442,50
Hồ Chí Minh
Hành lang vận tải Cà Mau - Cần
16 212,40 357,60 342,31 547,83
Thơ - TP. Hồ Chí Minh
15

Năm 2025 Năm 2030


TT Khu vực, hành lang kinh tế
KB 1 KB 2 KB 1 KB 2
Hành lang vận tải TP. Hồ Chí
17 266,40 486,20 475,41 647,51
Minh - Vũng Tàu
Hành lang vận tải ven biển phía
18 97,79 160,20
Nam (QL 1)
19 Hành lang vận tải đường QL 20 44,45 44,80
Cả nước 5.325,08 7.725,97 10.352,21 13.907,36
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH
4.1. Quan điểm phát triển
a) Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu
mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng
thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ; phát triển cảng cạn phải phù hợp
với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới
giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng của các vùng và địa phương;
b) Phát triển hệ thống cảng cạn để tối ưu hóa vận tải hàng hóa xuất, nhập
khẩu của từng khu vực và các hành lang kinh tế; kết hợp vừa phát triển cảng cạn
gần cảng biển để hỗ trợ trực tiếp vừa phát triển cảng cạn xa cảng biển gắn liền với
các trung tâm phân phối tiêu thụ hàng hóa để tổ chức tốt mạng lưới vận tải, thúc
đẩy vận tải đa phương thức, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nâng cao
chất lượng, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics;
c) Ưu tiên hình thành và phát triển các cảng cạn gắn với phương thức vận tải
khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ quốc
tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn;
d) Đảm bảo tính kế thừa quá trình phát triển, tận dụng tối đa năng lực các
cảng cạn hiện hữu, kết hợp rà soát điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế; phát
triển các vị trí mới kết hợp với việc di dời một số cảng cạn; tăng cường hợp tác
quốc tế, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng, quản
lý khai thác cảng cạn để hình thành hệ thống cảng cạn đồng bộ, hiện đại, bền
vững, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường;
đ) Huy động mọi nguồn lực, sử dụng tối đa nguồn lực xã hội hóa để đầu tư
phát triển cảng cạn theo quy hoạch.
4.2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
16

Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước
nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông
qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm
giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn
hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực
có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận
tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng
20% - 30% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu với tổng công suất
khoảng 6 - 8,7 triệu Teu/năm. Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng
cạn với công suất khoảng 2,2 - 3,0 triệu Teu/năm; miền Trung - Tây Nguyên có
các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,24 - 0,37 triệu Teu/năm; miền
Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 3,5 - 5,3 triệu Teu/năm.
- Đến năm 2030: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng
25% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang
vận tải. Hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng 11,6 -
15,7 triệu Teu/năm. Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với
công suất khoảng 4,2 - 5,5 triệu Teu/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng
cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,66 - 0,95 triệu Teu/năm; miền Nam có
các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 6,8 - 9,3 triệu Teu/năm.
- Định hướng đến năm 2050: Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu
mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các
dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa
vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng
nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.
4.3. Nội dung quy hoạch
4.3.1. Khu vực miền Bắc:
Quy hoạch phát triển cảng cạn trên các hành lang vận tải như sau:
a) Hành lang vận tải Hà Nội - Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 1,18 -
1,6 triệu TEU; đến năm 2030 khoảng 2,1 - 2,9 triệu TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 119 - 164ha; đến
2030 khoảng 218 - 306 ha;
17

b) Hành lang vận tải Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng


- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh Bắc
Giang, Lạng Sơn.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 230 -
290 nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 440 - 520 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 23 - 29 ha; đến
2030 khoảng 44 - 52ha.
c) Hành lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Cao Bằng.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 50 - 60
nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 160 - 170 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 5 - 6ha đến 2030
khoảng 16 -17ha.
d) Hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái,
Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 315 -
445 nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 595 - 690 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 30 - 43ha đến
2030 khoảng 76 - 91ha.
đ) Hành lang vận tải ven biển phía Bắc (QL 1 và QL10)
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thanh Hóa, Ninh Bình,
Nam Đinh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 470 -
600 nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 870 - 1.176 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 47 - 55ha đến
2030 khoảng 87 - 116 ha.
e) Hành lang vận tải Điện Biên - Hà Nội – Hải Phòng
Do lưu lượng trên hành lang này đến năm 2030 còn thấp nên chưa quy hoạch
cảng cạn.
4.3.2. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên:
Quy hoạch phát triển cảng cạn trên các hành lang vận tải như sau:
a) Hành lang vận tải quốc lộ 8
18

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 40 - 66
nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 200 - 250 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 5 - 6ha đến 2030
khoảng 20 - 25 ha.
b) Hành lang vận tải quốc lộ 12A
- Phạm vi quy hoạch gồm tỉnh Quảng Bình.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng 50
nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm đến 2030 khoảng 5ha.
c) Hành lang vận tải quốc lộ 9
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng 50
nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm đến 2030 khoảng 5ha.
d) Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 50 - 80
nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 110 - 230 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 5 - 8ha; đến
2030 khoảng 11 - 23ha.
đ) Hành lang vận tải quốc lộ 19
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Ngãi, Bình Định,
Kon Tum, Gia Lai.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 100 -
150 nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 150-250 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 10 - 15ha; đến
2030 khoảng 15 - 25ha.
e) Hành lang vận tải quốc lộ 29
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Phú Yên, Đắc Lắk, Khánh
Hòa.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 50 - 70
nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 100 - 120 nghìn TEU.
19

- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 5 - 7ha; đến
2030 khoảng 10 - 12ha.
4.3.3. Khu vực miền Nam:
Quy hoạch phát triển cảng cạn trên các hành lang vận tải như sau:
a) Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4):
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Long An.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 1,9 –
2,6 triệu TEU; đến năm 2030 khoảng 3,8 - 5 triệu TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 190 - 257ha; đến
2030 khoảng 374 - 476ha.
b) Hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - TP. Hồ Chí Minh:
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Đắk Nông.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 0,88 -
1,5 triệu TEU; đến năm 2030 khoảng 1,6 - 2,13 triệu TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 88 - 150ha; đến
2030 khoảng 156 - 213ha.
c) Hành lang vận tải Tây Ninh - TP. Hồ Chí Minh:
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Long An,
Tây Ninh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 180 -
300 nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 300 – 500 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 18 - 30ha; đến
2030 khoảng 30 - 50 ha.
d) Hành lang vận tải Cà Mau - Cần Thơ - TP. Hồ Chí Minh:
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh
thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 240 -
400 nghìn TEU; đến năm 2030 khoảng 386 - 620 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 24 - 40ha; đến
2030 khoảng 53 - 68 ha.
đ) Hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu:
20

- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2025 khoảng 300 -
550 nghìn TEU; đến 2030 khoảng 530 - 730 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2025 khoảng 30 - 55ha; đến
2030 khoảng 53 - 73ha.
e) Hành lang vận tải Quốc lộ 1
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Ninh Thuận - Bình Thuận -
Đồng Nai - TP. Hồ Chí Minh.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng 110 -
180 nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng 11 - 18ha.
g) Hành lang vận tải quốc lộ 20
- Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Lâm Đồng.
- Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng 50
nghìn TEU.
- Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng 5ha.
(Chi tiết các cảng cạn, cụm cảng cạn tại Phụ lục kèm theo).
4.4. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021 đến 2030
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cảng cạn giai đoạn 2022 - 2025 cần
khoảng 9,5 - 15,3 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 cần khoảng 15,9 - 18,7
nghìn tỷ đồng.
b) Ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết
nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng Hải Phòng) và khu
vực phía Nam (cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Cái Mép - Thị Vải), các cảng cạn
gắn với các hành lang vận tải qua biên giới. Ưu tiên đầu tư cảng cạn có vị trí kết
nối được với hai phương thức vận tải, các vị trí gắn liền hoặc nằm gần các cụm
khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
5.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cảng cạn nhằm khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu
tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn bằng nhiều hình thức theo quy định
của pháp luật.
21

- Ban hành các quy định về thống kê cảng cạn bao gồm các chỉ tiêu thống
kê, chế độ thống kê liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn
đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà
nước chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các tổ chức, cá nhân
theo quy định và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Xây dựng, ban hành chính sách về giá, phí tại cảng cạn để nâng cao hiệu
quả đầu tư, khai thác cảng cạn; hoàn thiện các quy định về hải quan để tạo thuận
lợi cho vận tải hàng hóa đa phương thức đến, rời cảng cạn.
- Rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan của pháp luật về đê điều nhằm
tận dụng tối đa việc sử dụng tài nguyên đường bờ, bãi sông để phát triển kết cấu
hạ tầng cảng cạn gắn với đường thủy nội địa kết nối đến các cảng biển, giảm tải
cho hệ thống giao thông vận tải đường bộ.
5.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội
hóa; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình
thức theo quy định của pháp luật; vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi
hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về
tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác.
- Xem xét áp dụng đầu tư phát triển cảng cạn theo theo hình thức đối tác
công tư (PPP) đối với các cảng cạn có quy mô lớn theo hướng Nhà nước tạo điều
kiện về quỹ đất, đầu tư kết nối đường sắt với cảng cạn, hoàn chỉnh môi trường
pháp lý và ban hành cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tư nhân đầu tư hạ
tầng, thiết bị và tổ chức quản lý, khai thác cảng cạn.
5.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế, khoa học - công nghệ và môi trường
- Tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách
ưu đãi, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về cảng cạn mà Việt
Nam là thành viên; Chú trọng phát triển hệ và kết nối thống cảng cạn theo các
cam kết trong khu vực ASEAN, UNESCAP.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc
tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ số
và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng cạn phù hợp
với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
22

5.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực


- Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác
quản lý, khai thác hạ tầng cảng cạn; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng
cạn.
5.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch
- Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện quy
hoạch bảo đảm các cảng cạn được đầu tư, khai thác theo đúng công năng, quy mô,
lộ trình quy hoạch được duyệt; bảo đảm đồng bộ giữa cảng cạn và các hạ tầng liên
quan. Tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan
đến đầu tư phát triển, quản lý, khai thác cảng cạn.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành địa phương trong việc quy hoạch, bố
trí quỹ đất phù hợp để phát triển hệ thống cảng cạn; các địa phương chủ động,
linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách đất đai để hỗ trợ cho xây dựng các
cảng cạn; thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối
với các dự án đầu tư xây dựng cảng cạn; gắn kết, lồng ghép giữa quy hoạch cảng
cạn và quy hoạch trung tâm logistics trong quy hoạch các địa phương để đảm bảo
tránh lãng phí về nguồn lực đầu tư, vừa đảm bảo hiệu quả khai thác tối ưu, phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Tăng cường kết nối hệ thống cảng cạn với mạng lưới giao thông vận tải
đường sắt, đường thủy nội địa thông qua việc quy hoạch lồng ghép các ga hàng
hóa, cảng, bến thủy nội địa phù hợp với cảng cạn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc
kết nối đường sắt từ cảng cạn vào mạng lưới đường sắt quốc gia theo quy định;
xóa bỏ các nút thắt về tĩnh không các cầu vượt sông đối với vận tải container bằng
đường thuỷ nội địa.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Bộ Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương liên quan quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch.
Định kỳ tổ chức đánh giá, rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn theo quy định. Công bố quy hoạch
theo quy định Luật Quy hoạch.
- Cung cấp thông tin về quy hoạch vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc
gia về quy hoạch theo quy định.
- Triển khai xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất các giải pháp cần thiết để
triển khai quy hoạch đồng bộ, khả thi, hiệu quả.
23

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách hàng
năm thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với các địa phương xem xét phê duyệt quy hoạch bổ sung các vị
trí cảng cạn tiềm năng phù hợp với nhu cầu phát triển cảng cạn trên các hành lang
vận tải, khu vực kinh tế đã được xác định trong Quy hoạch này.
b) Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả
các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội từng ngành và địa phương.
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ
chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn theo quy định của pháp luật có liên
quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy
hoạch.
- Rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa
phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung
quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương
theo quy hoạch này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
7. Kiến nghị
Trên đây là những nội dung chủ yếu của Quy hoạch phát triển hệ thống cảng
cạn Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng hải Việt
Nam kính trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, thẩm định báo cáo Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt./.

Nơi nhận: Q. CỤC TRƯỞNG


- Như trên;
- Lưu: VT, KHĐT.

Nguyễn Đình Việt


PHỤ LỤC: TỔNG HỢP QUY HOẠCH CẢNG CẠN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao

A Miền Bắc 224,2 297,2 2.240.000 3.040.000 441 582 4.152.000 5.482.984 1.714
Hành lang vận
I tải Hà Nội - 119 164 1.175.000 1.645.000 218 306 2.087.000 2.927.000 944
Hải Phòng
I.1 Hà Nội 45 45 435.000 435.000 65 75 667.000 767.000 120
Huyện Hoài Đường bộ: QL 32; vành đai III Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Hoài
1 Đức - TP. Hà Hà Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Quảng Ninh; Cửa 18 18 150.000 150.000 18 18 182.000 182.000 23
Đức
Nội Phòng, hoặc QL 5. khẩu: Lạng Sơn
Huyện Đan Đường bộ: QL 32; vành đai IV Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Đan
2 Phượng - TP. Hà Nội (QH); QL32. Quảng Ninh; Cửa 5 5 50.000 50.000 15
Phượng
Hà Nội ĐTNĐ: Sông Hồng. khẩu: Lạng Sơn
Đường bộ: vành đai III Hà
Cụm cảng cạn Huyện Gia Nội; cao tốc Hà Nội - Hải Cảng biển: Hải Phòng,
3 Cổ Bi - Phù Lâm - TP. Hà Phòng, hoặc Quốc lộ 5. Quảng Ninh; Cửa 10 10 100.000 100.000 20 30 200.000 300.000 40
Đổng Nội ĐTNĐ: Tuyến Hải Phòng - Hà khẩu: Lạng Sơn
Nội (sông Đuống)
Quận Long Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Long Đường bộ: Quốc lộ 5; cao tốc
4 Biên - TP. Hà Quảng Ninh; Cửa 12 12 135.000 135.000 12 12 135.000 135.000 12
Biên Hà Nội - Hải Phòng.
Nội khẩu: Lạng Sơn
Đường bộ: Quốc lộ 5; cao tốc
Quận Long Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Giang Hà Nội - Hải Phòng.
5 Biên - TP. Hà Quảng Ninh; Cửa 5 5 50.000 50.000 5 5 50.000 50.000 20
Biên ĐTNĐ: Tuyến Hải Phòng - Hà
Nội khẩu: Lạng Sơn
Nội (sông Đuống)
Đường bộ: cao tốc Hà Nội –
Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Sóc Huyện Sóc Sơn Lào Cai; QL2; QL 5 kéo dài;
6 Quảng Ninh; Cửa 5 5 50.000 50.000 10
Sơn - TP. Hà Nội QL18; cao tốc Hà Nội - Hải
khẩu: Lạng Sơn
Phòng.
I.2 Hưng Yên 11 17 110.000 170.000 36 54 250.000 370.000 210
Huyện Văn
Cảng cạn Văn Đường bộ: ĐT.206, QL5, cao Cảng biển: Hải Phòng,
7 Lâm - Tỉnh 5 7 50.000 70.000 5 7 50.000 70.000 68
Lâm tốc Hà Nội - Hải Phòng. Quảng Ninh
Hưng Yên
25

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Huyện Khoái
Cảng cạn Yên Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
8 Châu - Tỉnh 6 10 60.000 100.000 6 10 60.000 100.000 83
Mỹ Hải Phòng. Quảng Ninh
Hưng Yên
Huyện Yên Mỹ
Cảng cạn Minh Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
9 - Tỉnh Hưng 9 10 90.000 100.000 50
Châu Hải Phòng. Quảng Ninh
Yên
Huyện Yên Mỹ
Cảng cạn Tân Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
10 - Tỉnh Hưng 5 10 50.000 100.000 10
Lập Hải Phòng. Quảng Ninh
Yên
I.3 Hải Dương 10 15 100.000 150.000 18 26 180.000 260.000 28
TP Hải Dương
Cảng cạn Hải Đường bộ: QL5, cao tốc Hà Cảng biển: Hải Phòng,
11 - Tỉnh Hải 10 15 100.000 150.000 13 18 130.000 180.000 18
Dương Nội - Hải Phòng Quảng Ninh
Dương
Huyện Gia Lộc
Cảng cạn Gia Đường bộ: QL5, cao tốc Hà Cảng biển: Hải Phòng,
12 - Tỉnh Hải 5 8 50.000 80.000 10
Lộc Nội - Hải Phòng. Quảng Ninh
Dương
I.4 Hải Phòng 23 45 230.000 470.000 35 58 350.000 600.000 82

Cụm cảng cạn


13
Đình Vũ
Cảng cạn Tân
Quận Hải An - Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
- Cảng Hải 5 12 50.000 120.000 10 15 100.000 150.000 15
TP. Hải Phòng Hải Phòng. Quảng Ninh
Phòng
Cảng cạn Đình
Quận Hải An - Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
- Vũ - Quảng 8 15 80.000 150.000 10 20 100.000 200.000 25
TP. Hải Phòng Hải Phòng. Quảng Ninh
Bình
Cảng cạn Quận Hải An - Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
- 5 13 50.000 150.000 5 13 50.000 150.000 13
Hoàng Thành TP. Hải Phòng Hải Phòng. Quảng Ninh
Cảng cạn Nam Quận Hải An - Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
- 5 5 50.000 50.000 5 5 50.000 50.000 20
Đình Vũ TP. Hải Phòng Hải Phòng. Quảng Ninh
Huyện Kiến
Cảng cạn Kiến Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
14 Thụy - TP. Hải 5 5 50.000 50.000 10
Thụy Hải Phòng. Quảng Ninh
Phòng
I.5 Bắc Ninh 30 42 300.000 420.000 54 73 540.000 730.000 444
26

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Huyện Tiên Du Đường bộ: QL 1A cao tốc Hà Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Tiên
15 - Tỉnh Bắc Nội - Lạng Sơn, QL5, cao tốc Quảng Ninh; Cửa 12 12 120.000 120.000 12 12 120.000 120.000 12
Sơn
Ninh Hà Nội - Hải Phòng. khẩu: Lạng Sơn
Đường bộ: QL 38, QL1A,
Huyện Tiên Du Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Tân QL5, cao tốc Hà Nội – Hải
16 - Tỉnh Bắc Quảng Ninh; Cửa 8 15 80.000 150.000 12 16 120.000 160.000 16
Chi Phòng;
Ninh khẩu: Lạng Sơn
ĐTNĐ: Sông Đuống
Huyện Quế Võ Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Quế Đường bộ: QL18;
17 - Tỉnh Bắc Quảng Ninh; Cửa 10 15 100.000 150.000 15 25 150.000 250.000 21
Võ ĐTNĐ: Sông Đuống.
Ninh khẩu: Lạng Sơn
Huyện Yên Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Yên
18 Phong - Tỉnh Đường bộ: QL18 Quảng Ninh; Cửa 15 20 150.000 200.000 20
Phong
Bắc Ninh khẩu: Lạng Sơn
Tại các huyện
Ân Thi, Văn
Các vị trí tiềm Lâm, Kim
năng khác trên Động - tỉnh
- hành lang Hà Hưng Yên và 10 20 100.000 200.000 60
Nội - Hải Quế Võ,
Phòng Thuận Thành,
Lương Tài
tỉnh Bắc Ninh
Hành lang vận
tải Lạng Sơn -
II 23 29 230.000 290.000 44 52 440.000 520.000 247
Hà Nội - Hải
Phòng
II.1 Bắc Giang 13 14 130.000 140.000 24 27 240.000 270.000 82
Đường bộ: cao tốc Hà Nôi -
Huyện Lạng Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Lạng Sơn;
19 Giang - Tỉnh Quảng Ninh; Cửa 7 7 70.000 70.000 8 9 80.000 90.000 43
Hương Sơn Đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn
Bắc Giang khẩu: Lạng Sơn
- Hạ Long
Đường bộ: cao tốc Hà Nội -
TP Bắc Giang - Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Đồng Lạng Sơn; QL 17; QL 37,
20 Tỉnh Bắc Quảng Ninh; Cửa 6 7 60.000 70.000 8 9 80.000 90.000 20
Sơn QL18;
Giang khẩu: Lạng Sơn
ĐTNĐ: Sông Thương.
Huyện Việt Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Sen
21 Yên - Tỉnh Bắc Lạng Sơn; QL 17; QL 37, Quảng Ninh; Cửa 8 9 80.000 90.000 19
Hồ
Giang QL18 khẩu: Lạng Sơn
27

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao

II.2 Lạng Sơn 10 15 100.000 150.000 20 25 200.000 250.000 165


Huyện Cao Lộc Đường bộ: QL1.
Cảng cạn Yên
22 - Tỉnh Lạng Đường sắt: Hà Nội - Lạng Cửa khẩu: Lạng Sơn 5 5 50.000 50.000 75
Trạch
Sơn Sơn.
Huyện Văn Đường bộ: QL1.
Cảng cạn Tân
23 Lãng - Tỉnh Đường sắt: Hà Nội - Lạng Cửa khẩu: Lạng Sơn 10 15 100.000 150.000 15 20 150.000 200.000 45
Thanh
Lạng Sơn Sơn.
Huyện Lộc Cảng biển: Quảng
Cảng cạn Na Đường bộ: QL 4B, cao tốc
24 Bình - Tỉnh Ninh; Cửa khẩu: Lạng 45
Dương Lạng Sơn – Trà Lĩnh.
Lạng Sơn Sơn.
Hành lang vận
tải Cao Bằng -
III 5 6 50.000 60.000 16 17 160.000 170.000 56
Hà Nội - Hải
Phòng
III.1 Thái Nguyên 5 6 50.000 60.000 11 12 110.000 120.000 31
Cụm cảng cạn
25
Thái Nguyên
Đường bộ: cao tốc Hà Nội -
TX Phổ Yên - Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Tân Thái Nguyên, QL3.
- Tỉnh Thái Quảng Ninh; Cửa 5 6 50.000 60.000 6 7 60.000 70.000 16
Hương Đường sắt: Hà Nội - Thái
Nguyên khẩu: Lạng Sơn
Nguyên
Huyện Phú Đường bộ: đường tỉnh 261, Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Điềm
- Bình - Tỉnh cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quảng Ninh; Cửa - - - - 5 5 50.000 50.000 15
Thụy
Thái Nguyên QL3. khẩu: Lạng Sơn
III.2 Cao Bằng - - - - 5 5 50.000 50.000 25
Huyện Trà Đường bộ: QL 4A: cao tốc:
Cảng cạn Trà
26 Lĩnh - Tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn, QL 3, Cửa khẩu Trà Lĩnh 5 5 50.000 50.000 25
Lĩnh
Cao Bằng cao tốc Hà nội Thái Nguyên
Hành lang vận
tải Lào Cai -
IV 30 43 315.000 445.000 76 91 595.000 689.984 283
Hà Nội - Hải
Phòng
IV.1 Vĩnh Phúc 10 15 100.000 150.000 20 30 200.000 300.000 133
28

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Đường bộ: cao tốc Hà Nội - Cảng biển: Hải Phòng,
Huyện Bình
Cảng cạn Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải Quảng Ninh; Cửa
27 Xuyên - Tỉnh 10 15 100.000 150.000 20 30 200.000 300.000 83
Hương Canh Phòng. khẩu: Lào Cai; Lạng
Vĩnh Phúc
Đường sắt: Hà Nội - Lào Cai. Sơn
Cảng biển: Hải Phòng,
Huyện Lập Đường bộ: cao tốc Hà Nội -
Cảng cạn Lập Quảng Ninh; Cửa
28 Thạch - Tỉnh Lào Cai, cao tốc Hà Nội Hải - - 50
Thạch khẩu: Lào Cai; Lạng
Vĩnh Phúc Phòng.
Sơn
IV.2 Phú Thọ 10 13 115.000 130.000 23 23 230.000 230.000 25
Đường bộ: QL 2, cao tốc Nội
Bài - Lào Cai.
Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Hải TP Việt Trì - ĐTNĐ: sông Lô, sông Hồng,
29 Quảng Ninh; Cửa 5 8 65.000 80.000 15 15 150.000 150.000 15
Linh Tỉnh Phú Thọ sông Đuống.
khẩu: Lào Cai
Đường sắt: Tuyến Hà Nội -
Lào Cai.
Đường bộ: QL 2, cao tốc Nội
Bài - Lào Cai.
Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Thụy TP Việt Trì - ĐTNĐ: sông Lô, sông Hồng,
30 Quảng Ninh; Cửa 5 5 50.000 50.000 8 8 80.000 80.000 10
Vân Tỉnh Phú Thọ sông Đuống.
khẩu: Lào Cai
Đường sắt: Tuyến Hà Nội -
Lào Cai.
IV.3 Tuyên Quang 5 10 50.000 100.000 5 10 50.000 100.000 20
Đường bộ Quốc lộ 2. cao tốc
TP Tuyên Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Tuyên Quang - Phú Thọ - Nội
31 Quang - Tỉnh Quảng Ninh; Cửa 5 10 50.000 100.000 5 10 50.000 100.000 20
Tuyên Quang Bài - Lào Cai.
Tuyên Quang khẩu: Lào Cai
ĐTNĐ: sông Lô.
IV.4 Lào Cai 5 5 50.000 65.000 5 5 65.000 65.000 65
Phường Phố Đường bộ: cao tốc Nội Bài -
Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Đông Mới - TP Lào Lào Cai.
32 Quảng Ninh; Cửa 5 5 50.000 65.000 5 5 65.000 65.000 15
phố mới Cai - Tỉnh Lào Đường sắt: Hải Phòng - Hà
khẩu: Lào Cai
Cai Nội - Lào Cai.
Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng Cạn Kim TP Lào Cai - Đường bộ: cao tốc Nội Bài -
33 Quảng Ninh; Cửa - - - - 50
Thành Tỉnh Lào Cai Lào Cai.
khẩu: Lào Cai
29

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Hành lang vận
V tải ven biển 47 55 470.000 600.000 87 116 870.000 1.176.000 184
phía Bắc
V.1 Thanh Hóa 5 8 50.000 80.000 12 15 120.000 150.000 15
TX Nghi Sơn -
Cảng cạn Nghi Đường bộ: QL1, cao tốc Cảng biển: Hải Phòng,
34 Tỉnh Thanh 5 8 50.000 80.000 12 15 120.000 150.000 15
Sơn CT.01 Quảng Ninh
Hóa
V.2 Ninh Bình 5 8 50.000 80.000 10 13 100.000 130.000 35
Đường bộ: QL10, QL1, cao
tốc Bắc Nam.
Cảng cạn Phúc TP Ninh Bình - ĐTNĐ: sông Đáy (tuyến Cảng biển: Hải Phòng,
35 5 8 50.000 80.000 10 13 100.000 130.000 35
Lộc Tỉnh Ninh Bình Quảng Ninh - Ninh Bình, Ninh Quảng Ninh
Bình - Cửa Đáy, tuyến TNĐ
ven biển.
Huyện Hoa Lư
Cảng cạn Ninh Đường bộ: QL10, QL1, Cảng biển: Hải Phòng,
36 - Tỉnh Ninh 10
Vân CT.01. Quảng Ninh
Bình
V.3 Hà Nam 7 11 70.000 110.000 11 16 110.000 160.000 16
Cảng cạn Tân
Huyện Duy
cảng Hà Nam Đường bộ: QL10, QL1, Cảng biển: Hải Phòng,
37 Tiên - Tỉnh Hà 7 11 70.000 110.000 11 16 110.000 160.000 16
(cảng cạn Duy CT.01. Quảng Ninh
Nam
Tiên)
V.4 Nam Định 5 6 50.000 60.000 7 10 70.000 100.000 13
Đường bộ: QL10, QL1,
Huyện Nghĩa CT.01.
Cảng cạn Nghĩa Cảng biển: Hải Phòng,
38 Hưng - Tỉnh ĐTNĐ: sông Đáy và sông 5 6 50.000 60.000 7 10 70.000 100.000 13
Hưng Quảng Ninh
Nam Định Ninh Cơ (cảng biển Hải
Thịnh); tuyến ven biển.
V.5 Thái Bình 5 7 50.000 70.000 12 16 120.000 176.000 30
Huyện Tiền
Cảng cạn Tiền Đường bộ: QL37B, QL10. Cảng biển: Hải Phòng,
39 Hải - Tỉnh Thái 5 7 50.000 70.000 7 10 70.000 110.000 10
Hải ĐTNĐ: Tuyến ven biển. Quảng Ninh
Bình
30

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Huyện Thái
Cảng cạn Tân Đường bộ: QL37B, QL10. Cảng biển: Hải Phòng,
40 Thụy - Tỉnh 5 6 50.000 66.000 20
Trường ĐTNĐ: Tuyến ven biển. Quảng Ninh
Thái Bình
V.6 Quảng Ninh 20 15 200.000 200.000 30 36 300.000 360.000 66
Đường bộ: QL18, QL10, cao
TP Móng Cái - tốc Hải Phòng – Hạ Long – Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Móng
41 Tỉnh Quảng Vân Đồn – Móng Cái. Quảng Ninh; Cửa 20 15 200.000 200.000 20 20 200.000 200.000 50
Cái
Ninh ĐTNĐ: Cảng TNĐ Thành khẩu: Móng Cái
Đạt; Tuyến ven biển.
Đường bộ: QL 18, QL 10, cao
Cảng cạn Hạ TP Hạ Long - Cảng biển: Hải Phòng,
tốc Hải Phòng – Hạ Long –
42 Long (Việt Tỉnh Quảng Quảng Ninh; Cửa 5 8 50.000 80.000 8
Vân Đồn – Móng Cái.
Hưng) Ninh khẩu: Móng Cái
ĐTNĐ: Tuyến ven biển.
Đường bộ: QL 18, QL 10, cao
Huyện Đông Cảng biển: Hải Phòng,
Cảng cạn Đông tốc Hải Phòng – Hạ Long –
43 Triều - Tỉnh Quảng Ninh; Cửa 5 8 50.000 80.000 8
Triều Vân Đồn – Móng Cái.
Quảng Ninh khẩu: Móng Cái
ĐTNĐ: Tuyến ven biển.
Các vị trí tiềm Tiền Hải, Thái
năng khác trên Thụy - Tỉnh
V.7 hành lang vận Thái Bình; Kim 5 10 50.000 100.000 10
tải ven biển Bảng, Lý Nhân
phía Bắc - tỉnh Hà Nam
Miền Trung -
B 25 36 240.000 366.000 66 95 660.000 950.000 334
Tây Nguyên
Hành lang vận
I 5 6 40.000 66.000 20 25 200.000 250.000 30
tải quốc lộ 8

I.1 Nghệ An 5 6 40.000 66.000 10 15 100.000 150.000 10


Cảng cạn Tân Huyện Tân Kỳ Cảng biển: Vũng Áng,
44 Đường bộ: QL1A, CT.01 5 6 40.000 66.000 10 15 100.000 150.000 10
Kỳ - Tỉnh Nghệ An Cửa Lò

I.2 Hà Tĩnh 10 10 100.000 100.000 20


Huyện Hương Cảng biển: Vũng Áng,
Cảng cạn Cầu
45 Sơn - Tỉnh Hà Đường bộ: QL8 Cửa Lò; Cửa khẩu: 5 5 50.000 50.000 10
Treo
Tĩnh Cầu Treo
31

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Cảng biển: Vũng Áng,
Cảng cạn Vũng TX Kỳ Anh -
46 Đường bộ: QL8 Cửa Lò; Cửa khẩu: 5 5 50.000 50.000 10
Áng Tỉnh Hà Tĩnh
Cầu Treo
Hành lang vận
II - - - - 5 5 50.000 50.000 10
tải quốc lộ 12A

II.1 Quảng Bình - - - - 5 5 50.000 50.000 10


Huyện Minh Cảng biển: Vũng Áng,
Cảng cạn Cha
47 Hóa - Tỉnh Đường bộ: QL12A. Hòn La; Cửa khẩu: 5 5 50.000 50.000 10
Lo
Quảng Bình Cha Lo
Hành lang vận
III - - - - 5 5 50.000 50.000 14
tải quốc lộ 9

III.1 Quảng Trị - - - - 5 5 50.000 50.000 14


Huyện Hơớng Cảng biển: Hòn La,
Cảng cạn Lao
48 Hóa - Tỉnh Đường bộ: QL9. Chân Mây; Mỹ Thủy; 5 5 50.000 50.000 9
Bảo
Quảng Trị Cửa khẩu: Lao Bảo
Khu vực kinh
tế Đà Nẵng,
IV 5 8 50.000 80.000 11 23 110.000 230.000 145
Huế, Quảng
Nam
Đà Nẵng, Hòn La,
IV.1 Huế Đường bộ - - - - 5 8 50.000 80.000 120
Chân Mây
Huyện Phú Lộc
Cảng cạn Chân
49 - Thừa Thiên Đường bộ: QL1A, CT.01 Cảng biển: Chân Mây 5 8 50.000 80.000 120
Mây
Huế
IV.2 Đà Nẵng 5 8 50.000 80.000 6 15 60.000 150.000 25
Huyện Hòa
Cảng cạn Hòa Đường bộ: QL14B; Cảng biển: Đà Nẵng,
50 Vang - TP. Đà 5 8 50.000 80.000 6 15 60.000 150.000 25
Vang Đường sắt: Bắc Nam. Hòn La, Chân Mây
Nẵng
Hành lang vận
V 10 15 100.000 150.000 15 25 150.000 250.000 101
tải quốc lộ 19

V.1 Gia Lai - - - - 5 5 50.000 50.000 15


32

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Cảng biển: Quy Nhơn,
Cảng cạn TP Pleiku - Gia
51 Đường bộ: QL19. Dung Quất, Ba Ngoài; 5 5 50.000 50.000 10
Pleiku Lai
Cửa khẩu: Lệ Thanh
Cảng biển: Quy Nhơn,
Cảng cạn Lệ Huyện Đức Cơ
52 Đường bộ: QL19. Dung Quất, Ba Ngoài; 5
Thanh - Tỉnh Gia Lai
Cửa khẩu: Lệ Thanh
V.2 Bình Định 10 15 100.000 150.000 10 20 100.000 200.000 86
Huyện Tuy
Cụm cảng cạn Đường bộ: QL19. Cảng biển: Quy Nhơn,
53 Phước - Tỉnh 10 15 100.000 150.000 10 20 100.000 200.000 86
Tuy Phước Đường sắt: Bắc Nam. Dung Quất, Ba Ngoài
Bình Định
Hành lang vận
VI 5 7 50.000 70.000 10 12 100.000 120.000 19
tải quốc lộ 29

VI.1 Đắk Lắk - - - - 5 5 50.000 50.000 10


Huyện Krông
Cảng cạn Đắk Đường bộ: Đường HCM, Cảng biển: Quy Nhơn,
54 Buk - Tỉnh Đắk 5 5 50.000 50.000 10
Lắk QL19, QL 26. Dung Quất, Ba Ngoài
Lắk
VI.2 Khánh Hòa 5 7 50.000 70.000 5 7 50.000 70.000 9
TP Cam Ranh -
Cảng cạn Cam
55 Tỉnh Khánh Đường bộ: QL 1A; QL19. Cảng biển: Khánh Hòa 5 7 50.000 70.000 5 7 50.000 70.000 9
Ranh
Hòa
C Miền Nam 350 532 3.502.000 5.320.000 683 903 6.781.357 9.252.422 1.054
Khu vực kinh
tế TP. Hồ Chí
I 190 257 1.900.000 2.570.000 374 476 3.843.000 5.040.000 486
Minh (trong
vành đai 4)
TP Hồ Chí
I.1 115 137 1.150.000 1.370.000 150 175 1.600.000 2.030.000 169
Minh
Đường bộ: vành đai II, vành
Cảng cạn Long Quận 9 - TP. Cảng biển: TP HCM,
56 đai III TP HCM. 90 100 900.000 1.000.000 90 100 1.000.000 1.200.000 100
Bình Hồ Chí Minh Vũng Tàu
ĐTNĐ: Sông Đồng Nai.
Cảng cạn Bến Quận 2 - TP Hồ Đường bộ: Đường đô thị. Cảng biển:: TP HCM,
57 10 11 100.000 110.000 15 20 150.000 200.000 20
Thành Chí Minh ĐTNĐ: sông Đồng Nai. Vũng Tàu
33

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Đường bộ: Đường nội bộ,
Cảng cạn Khu Quận 9 - TP. Cảng biển:: TP HCM,
58 QL1. vành đai I, II TP.Hồ Chí 5 6 50.000 60.000 6 6 60.000 60.000 6
công nghệ cao Hồ Chí Minh Vũng Tàu
Minh, CT.01.
TP Thủ Đức -
Cảng cạn Linh Đường bộ: Đường nội bộ, Cảng biển:: TP HCM,
59 TP Hồ Chí 9 9 90.000 90.000 9
Xuân QL1, CT.01. Vũng Tàu
Minh
Huyện Củ Chi -
Cảng cạn Củ
60 TP Hồ Chí 5 10 50.000 100.000 15 20 150.000 240.000 17
Chi
Minh
I.2 Đồng Nai 75 120 750.000 1.200.000 144 181 1.443.000 1.810.000 237
Cảng cạn Biên
TP Biên Hòa - Cảng biển:: TP HCM,
61 Hòa (Tân cảng Đường bộ: QL51. 30 50 300.000 500.000 45 50 450.000 500.000 50
Tỉnh Đồng Nai Vũng Tàu
Long Bình)
Cảng cạn Phú Đường bộ: ĐT 769, QL 51, xa
Huyện Nhơn
Thạnh (Tân lộ Hà Nội. Cảng biển:: TP HCM,
62 Trạch - Tỉnh 10 15 100.000 150.000 15 20 150.000 200.000 35
cảng Nhơn ĐTNĐ: Cảng thủy nội địa Tân Vũng Tàu
Đồng Nai
Trạch) cảng Nhơn Trạch.
Cảng cạn Tam TP Biên Hòa - Đường bộ: QL1A, QL51, CT Cảng biển:: TP HCM,
63 10 15 100.000 150.000 14 15 143.000 150.000 18
Phước Tỉnh Đồng Nai Biên Hòa - Vũng Tàu. Vũng Tàu
Huyện Long
Cảng cạn Long Đường bộ: QL 51; CT TP Hồ Cảng biển:: TP HCM,
64 Thành, tỉnh 20 21 200.000 210.000 21
Thành Chí Minh - Long Thành. Vũng Tàu
Đồng Nai
Huyện Trảng
Cảng cạn Trảng Đường bộ: QL 1A, QL 51, CT Cảng biển:: TP HCM,
65 Bom - Tỉnh 25 30 250.000 300.000 45
Bom Biên Hòa - Vũng Tàu. Vũng Tàu
Đồng Nai
Đường bộ: QL 1A, QL 51, CT
Huyện Nhơn
Cảng cạn Biên Hòa - Vũng Tàu. Cảng biển:: TP HCM,
66 Trạch - Tỉnh 20 30 200.000 300.000 20 30 200.000 300.000 30
Phước An ĐTNĐ: Cảng TNĐ Tín Nghĩa Vũng Tàu
Đồng Nai
tại bờ trái sông Đồng Nai.
Cảng cạn Tân TP Biên Hòa - Đường bộ: QL 1A, QL 51, CT Cảng biển:: TP HCM,
67 5 10 50.000 100.000 10 15 100.000 150.000 28
Vạn Tỉnh Đồng Nai Biên Hòa - Vũng Tàu. Vũng Tàu
TX Long
Cảng cạn Long Đường bộ: QL1A, CT.01, CT Cảng biển:: TP HCM,
68 Khánh - Tỉnh 10 11 100.000 110.000 11
Khánh Dầu Giây - Đà Lạt. Vũng Tàu
Đồng Nai
Huyện Cẩm
Cảng cạn Cẩm Đường bộ: QL1A, CT.01, CT
69 Mỹ - Tỉnh 5 10 50.000 100.000 20
Mỹ Dầu Giây - Đà Lạt.
Đồng Nai
34

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Các vị trí tiềm
năng khác
Khu vực kinh
I.3 80 120 800.000 1.200.000 80
tế TP. Hồ Chí
Minh (trong
vành đai 4)
Hành lang vận
tải Đắk Nông -
II Bình Phước - 88 150 882.000 1.500.000 156 213 1.562.000 2.132.000 294
TP. Hồ Chí
Minh
II.1 Bình Dương 78 130 782.000 1.300.000 131 173 1.312.000 1.732.000 183
Đường bộ: QL 13. vành đai III
TP Thuận An -
Cảng cạn An TP.Hồ Chí Minh. Cảng biển:: TP HCM,
70 Tỉnh Bình 33 35 332.000 350.000 33 33 332.000 350.000 35
Sơn ĐTNĐ: Cảng thủy nội địa An Vũng Tàu
Dương
Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn.
Cảng cạn Bình TP Thuận An -
Cảng biển:: TP HCM,
71 Hòa (Tân cảng Tỉnh Bình Đường bộ: ĐT 743, QL13. 20 50 200.000 500.000 30 50 300.000 500.000 50
Vũng Tàu
Sóng Thần) Dương
Huyện Dĩ An -
Cảng biển:: TP HCM,
72 Cảng cạn Dĩ An Tỉnh Bình Đường bộ: QL13. 15 25 150.000 250.000 23 25 230.000 250.000 25
Vũng Tàu
Dương
Đường bộ: ĐT747A, 746,
TX Tân Uyên - QL1A, vành đai II, vành đai
Cảng cạn Tân Cảng biển:: TP HCM,
73 Tỉnh Bình III TP.Hồ Chí Minh. 15 20 150.000 200.000 20
Uyên Vũng Tàu
Dương ĐTNĐ: Tuyến Sài Gòn - Hiếu
Liêm (sông Đồng Nai).
Huyện Bến Cát
Cảng cạn An Đường bộ: QL13. Cảng biển:: TP HCM,
74 - Tỉnh Bình 5 10 50.000 100.000 15 18 150.000 180.000 18
Điền ĐTNĐ: Sông Sài Gòn. Vũng Tàu
Dương
TX Tân Uyên - Đường bộ: Đường tỉnh 747A,
Cảng cạn Cảng biển:: TP HCM,
75 Tỉnh Bình QL 13. 5 10 50.000 100.000 10 17 100.000 170.000 17
Thạnh Phước Vũng Tàu
Dương ĐTNĐ: sông Đồng Nai.
TX Bến Cán -
Cảng cạn Bến Cảng biển:: TP HCM,
76 Tỉnh Bình Đường bộ: QL13 5 10 50.000 100.000 20
Cát Vũng Tàu
Dương
II.2 Bình Phước 10 20 100.000 200.000 25 40 250.000 400.000 110
35

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Huyện Chơn
Cảng cạn Chơn Cảng biển:: TP HCM,
77 Thành - Tỉnh Đường bộ: QL13. 10 15 100.000 150.000 45
Thành Vũng Tàu
Bình Phước
Huyện Lộc Đường bộ: QL13.
Cảng cạn Hoa Cảng biển:: TP HCM,
78 Ninh - Tỉnh Đường sắt: Tuyến TP.Hồ Chí 10 20 100.000 200.000 15 25 150.000 250.000 35
Lư Vũng Tàu
Bình Phước Minh- Lộc Ninh.
Hành lang vận
tải Tây Ninh -
III 18 30 180.000 300.000 30 50 300.000 500.000 86
TP. Hồ Chí
Minh
III.1 Tây Ninh 18 30 180.000 300.000 30 50 300.000 500.000 86
Đường bộ: Tuyến nội bộ nối
Huyện Gò Dầu cảng TNĐ Thanh Phước - Cảng biển: TP HCM,
Cảng cạn
79 - Tỉnh Tây Quốc lộ 22 - cảng Cát Lái. Vũng Tàu; Cửa khẩu: 8 10 80.000 100.000 10 15 100.000 150.000 20
Thanh Phước
Ninh ĐTNĐ: Cảng Thanh Phước tại Mộc Bài
bờ trái sông Vàm Cỏ Đồng.
Cảng cạn Mộc Huyện Bến Cảng biển: TP HCM,
80 Bài (Tân cảng Cầu - Tỉnh Tây Đường bộ: QL22. Vũng Tàu; Cửa khẩu: 5 10 50.000 100.000 10 15 100.000 150.000 17
Tây Ninh) Ninh Mộc Bài
TX Trảng Bàng Cảng biển: TP HCM,
Cảng cạn Hưng Đường bộ: QL22, đường
81 - Tỉnh Tây Vũng Tàu; Cửa khẩu: 5 10 50.000 100.000 10 20 100.000 200.000 49
Thuận HCM phía tây.
Ninh Mộc Bài
Hành lang vận
tải Cà Mau -
IV 24 40 240.000 400.000 53 68 386.357 620.422 71
Cần Thơ - TP.
Hồ Chí Minh
IV.1 Long An 14 30 140.000 300.000 20 30 200.000 300.000 30
Đường bộ: QL1A.
Huyện Bến ĐTNĐ: Sông Vàm Cỏ Đông,
Cảng cạn Bến Cảng biển: TP HCM,
82 Lức - Tỉnh tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa, Sài 7 15 70.000 150.000 10 15 100.000 150.000 15
Lức Vũng Tàu
Long An Gòn Bến Kéo; tuyến Sài Gòn -
Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây).
Huyện Thủ
Cảng cạn Tân Cảng biển: TP HCM,
83 Thừa - Tỉnh Đường bộ: QL1A. 7 15 70.000 150.000 10 15 100.000 150.000 15
Lập (Việt Phát) Vũng Tàu
Long An
36

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao

IV.2 Hậu Giang 5 5 50.000 50.000 5 5 50.000 50.000 33


Đường bộ: QL1A, cao tốc
Huyện Châu Cảng biển: Hậu Giang,
Cảng cạn Châu CT.01.
84 Thành - Tỉnh Cần Thơ, TP HCM, 5 5 50.000 50.000 5 5 50.000 50.000 33
Thành ĐTNĐ: Tuyến TP.Hồ Chí
Hậu Giang Vũng Tàu
Minh- Cần Thơ.
IV.3 Đồng Tháp 5 5 50.000 50.000 8 8 80.000 80.000 8
Huyện Cao
Cảng cạn An Đường bộ: QL30. Cảng biển: TP HCM,
85 Lãnh - Tỉnh 5 5 50.000 50.000 8 8 80.000 80.000 8
Bình ĐTNĐ: Tuyến sông Tiền. Vũng Tàu
Đồng Tháp
Các vị trí tiềm
năng khác trên
hành lang vận
IV.4 20 25 56.357 190.422 25
tải Cà Mau -
Cần Thơ - TP
Hồ Chí Minh
Hành lang vận
tải TP. Hồ Chí
V 30 55 300.000 550.000 53 73 530.000 730.000 73
Minh - Vũng
Tàu
Bà Rịa Vũng
V.1 30 55 300.000 550.000 53 73 530.000 730.000 73
Tàu
Huyện Hàm Đường bộ: Đường khu công
Cảng cạn Phú Cảng biển: TP HCM,
86 Tân - Tỉnh Bà nghiệp, đường liên cảng Cái 20 35 200.000 350.000 30 38 300.000 380.000 38
Mỹ Vũng Tàu
Rịa Vũng Tàu Mép - Thị Vải.
Đường bộ: Đường liên cảng
Huyện Tân Cái Mép Thị Vải, cầu Phước
Cụm cảng cạn Thành - Tỉnh An, đường liên cảng Thị Vải Cảng biển: TP HCM,
87 8 15 80.000 150.000 15
Mỹ Xuân Bà Rịa Vũng Mỹ Xuân và các đường trong Vũng Tàu
Tàu khu công nghiệp Mỹ Xuân A1,
A2 ra Quốc lộ 51.
Đường bộ: Đường liên cảng
Cảng cạn Cái Mép Thị Vải
TX Phú Mỹ -
Phước Hòa ĐTNĐ: Rạch Ngã Tư, luồng Cảng biển: TP HCM,
88 Tỉnh Bà Rịa 10 20 100.000 200.000 15 20 150.000 200.000 20
(cảng cạn Cái hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải. Vũng Tàu
Vũng Tàu
Mép) Đường sắt: Ga cuối đường sắt
khu vực Cái Mép (quy hoạch).
37

Giai đoạn đến 2025 Giai đoạn đến 2030 Giai


Địa điểm Kết nối hạ tầng GTVT đoạn
TT Tên cảng cạn Kết nối cảng Diện tích quy Năng lực thông qua Diện tích quy Năng lực thông qua
đến
biển/cửa khẩu hoạch (ha) (Teu/năm) hoạch (ha) (Teu/năm)
2050
KB KB KB KB (ha)
KB thấp KB cao KB thấp KB cao
thấp cao thấp cao
Hành lang vận
tải ven biển
VI - - - - 11 18 110.000 180.000 40
phía Nam (QL
1)
VI.1 Ninh Thuận - - - - 5 6 50.000 60.000 20
TT Khánh Hải
Cảng cạn Ninh Cảng biển: TP HCM,
89 - Tỉnh Ninh Đường bộ: QL1A. 5 6 50.000 60.000 20
Chữ Vũng Tàu
Thuận
VI.2 Bình Thuận - - - - 6 12 60.000 120.000 20
Huyện Hàm
Cảng cạn Hàm Cảng biển: TP HCM,
90 Tân - Tỉnh Đường bộ: QL1A. 6 12 60.000 120.000 20
Tân Vũng Tàu
Bình Thuận
Hành lang vận
VII - - - - 5 5 50.000 50.000 5
tải quốc lộ 20

VII.1 Lâm Đồng - - - - 5 5 50000 50000 5


TP Bảo Lộc -
Cảng cạn Bảo Đường bộ: QL 20, cao tốc TP Cảng biển: TP HCM,
91 Tỉnh Lâm 5 5 50.000 50.000 5
Lộc Hồ Chí Minh – Liên Khương. Vũng Tàu
Đồng
D Cả nước 599 865 5.982.000 8.726.000 1.190 1.580 11.593.357 15.685.406 3.103

You might also like