You are on page 1of 174

THIẾT KẾ P & ID

CHƯƠNG 4. BẢN VẺ P & ID CHO


HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG,
BƠM VÀ MÁY NÉN
Mục tiêu học tập của chương 4

Sau khi hoàn thành chương 4, sinh viên có thể:


- Phát biểu và áp dụng nguyên tắc phát triển bản vẻ P&ID cho
đối tượng là đường ống và các phụ kiện
- Phát biểu và áp dụng nguyên tắc phát triển bản vẻ P&ID cho
đối tượng là các thiết bị vận chuyển lưu chất, cụ thể hơn là
bơm và máy nén
Tài liệu tham khảo của chương 4

1. Moe Toghraei. (2019). “Piping and Instrumentation Diagram


Development”, Wiley.
2. Wayne Seames. (2017). “Designing Controls for the Process
Industries”, CRC Press
3. Charles E. Thomas. (2015). Chapter 4 and Chapter 5 in the book
“Process Technology Equipment and Systems, 4th Edition”, Cengage
Learning
4. Ray Sinnott and Gavin Towler. (2019). Chapter 5 "PIPING AND
INSTRUMENTATION" in the book “Chemical Engineering Design”,
Elsevier.
5. Robin Smith. (2016). Chapter 13 “Pumping and Compression” in the
book “Chemical Process Design and Integration, 2nd Ed”, Wiley.
Phần 1: ĐƯỜNG ỐNG VÀ
CÁC PHỤ KIỆN TRÊN
ĐƯỜNG ỐNG
Các phụ kiện (pipe fittings)
Các phụ kiện (pipe fittings)
Sơ đồ bố trí thiết bị (sử dụng phần mềm Smart Plant)
Sơ đồ bố trí thiết bị (sử dụng phần mềm Smart Plant 3D view)
Các loại “ống” truyền dẫn
Symbols for pipes
Pipe tag
▪ Pipe tag thể hiện các thông tin chính về đường ống: loại lưu chất
lưu chuyển trong đường ống, các thông tin chính (vật liệu chế tạo,
kích thước…) về đường ống.
▪ Các đường ống nói chung đều có pipe tags, trừ một số trường hợp
ngoại lệ sau:

✓ Các đoạn ống ngắn cho mục


đích thoát lỏng khỏi đường ống

✓ Các đoạn ống để by-pass (đi


tắt) qua van điều khiển
Pipe tag

▪ Để đặt pipe tags cho các đường ống, thực hiện quy trình gồm 2
bước sau:
1. Pipe tag được đặt cho 1 đường ống (bất kể chiều dài) nếu cả hai
đầu của đường ống đó được kết nối với 1 thiết bị xác định:
thường là equipment, tuy nhiên cũng có thể là “chữ T” kết nối
với 1 đường ống khác
2. Đường ống (với 2 đầu kết nối với 2 equipment xác định) có thể
được chia nhỏ thành các đoạn khác nhau (gọi là pipe spec
break) nếu có sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất hoặc thay đổi về
dòng lưu chất (thay đổi về thành phần và / hoặc lưu lượng). Khi
đó, mỗi đoạn sử dụng một loại ống khác, có 1 pipe tag khác với
các đoạn còn lại
Vị trí đặt pipe tag
Cách hiển thị các đường ống đi vào
hoặc đi ra khỏi bản vẻ P&ID hiện tại
Cách đặt pipe tag

✓ Quy định về cách đặt pipe tag có thể thay đổi theo công ty thiết kế
✓ Một quy định thường dùng để đặt tên pipe tag được mô tả như sau:

Chữ số đầu tiên trong pipe tag có thể là area (khu vực trong
nhà máy) hoặc project number
Cách đặt pipe tag
Steam tracing is a form of heat tracing that circulates steam
around process pipes to keep the process media within a specific
temperature range. Tracer lines are the tubing that carries the
steam alongside the process pipe.
Cách đặt pipe tag
Cách đặt pipe tag
Pipe spec là 1 mã số thể hiện vật liệu chế tạo và bề dày của ống
Ví dụ về 1 pipe spec:
Cách đặt pipe tag
Ví dụ về các loại chủng
loại đường ống (đặc
trưng bởi vật liệu và bề
dày) được sử dụng trong
1 dự án:
Cách đặt pipe tag
Chọn pipe spec dựa vào loại lưu chất di chuyển trong ống, điều
kiện vận hành (nhiệt độ và áp suất)
Cách đặt pipe tag
Kích cỡ đường ống: ống thép thương mại ở Mỹ có kích cỡ tiêu
chuẩn (nominal pipe size - NPS) từ 1/8 inch đến 36 inch
Cách đặt pipe tag

Kích cở (NPS) của đường ống trong các nhà máy hóa chất:
- Đường ống chính: từ 6 đến 26 inch
- Đường ống phụ: từ 2 đến 6 inch

▪ Khi kích cở của ống thép từ 28 inch trở lên: đường ống dẫn
gọi là pipeline, thường dùng để vận chuyển dầu & khí, nhiên
liệu… ở khoảng cách dài
▪ Khi kích cở của ống thép từ 2 inch trở xuống: đường ống dẫn
gọi là tube: thường dùng để vận chuyển khí thiết bị
(instrument air) đến control valve… Pipe có pipe tag nhưng
tube không có tag
Cách đặt pipe tag

Một số ví dụ về pipe tag:


Pipes crossing “borders”

The battery limit refers to the border of the plant. It is a border


around a plant that shows what belongs to the plant; those outside
the border may belong to someone else
OSBL & ISBL: outside & inside battery limit
Pipe spec break
Mặt bích

Van điều khiển với mức


tổn thất áp suất lớn
Pipe spec break

Ví dụ 1

RO: restriction orifice

Acid injection
Ví dụ 2
Backflow Prevention Systems
Backflow Prevention Systems
Backflow Prevention Systems

Check valve: khi có dòng


chảy ngược xảy ra: có leak
qua van (khoảng 10%)
Để giảm thiểu leak, dùng
nhiều van
P < 30 barg: 1 van
P = 30 – 70 barg: 2 van
P >= 70 barg: 3 van
Diversion of Flow
Distribution of Flow
Horizontal pipe with a slope
Đường ống ngang với độ dốc có thể được sử dụng khi đường
ống vận chuyển chất lỏng (hoặc dòng 2 pha lỏng-hơi)

Độ nghiêng (slope): số % hoặc phân số (thể hiện tỷ lệ chiều cao


so với chiều dài tiêu chuẩn của đường ống), ví dụ: 0.5% hoặc
2/12
Horizontal pipe with a slope

Đường ống dẫn dòng hơi nước (có lẫn nước ngưng tụ) đến
steam trap (để tách nước ngưng tụ ra khỏi dòng hơi nước) có độ
nghiêng
Horizontal pipe with a slope
“Strainers”
Được sử dụng để giữ lại & loại bỏ các chất rắn lẫn trong dòng lỏng:
▪ Temporary strainers: sử dụng trong giai đoạn chạy thử
(commissioning), sẽ được lấy ra sau giai đoạn chạy thử
▪ Permanent strainers
Tubes
▪ Có kích thước NPS < 2 inch
▪ Thường không được thể hiện trên bản vẻ P & ID, trừ 1 số trường
hợp sau:
Double–Wall Pipes
▪ Được sử dụng như 1 double-pipe heat exchanger: duy trì nhiệt độ
của lưu chất đi trong ống trong bằng cách cho tác nhân mang
nhiệt (hơi nước) đi phía ống ngoài

▪ Thêm 1 lớp bảo vệ khi vận chuyển các chất độc hại
Pipe fittings
▪ Pipe fittings nói chung không được thể hiện trên bản vẻ P & ID
trừ 4 loại fittings sau: reducers and enlargers, three‐way
connections (chữ T), end‐of‐pipe systems, and process flanges
(mặt bích)
▪ Dùng ghi chú “Note” nếu muốn chú thích về các loại pipe fittings
đặc biệt
Reducers và Enlargers

a) Enlarger đặt trước điểm kết nối đường ống

b) Reducer đặt sau điểm phân nhánh đường ống


Reducers và Enlargers

Enlarger & Reducer được sử dụng khi kích thước đường ống <
kích thước tối thiểu ống đi trên pipe rack (2 inch, để tránh hiện
tượng “võng, cong xuống”)
Reducers và Enlargers

Use FOB reducer / enlarger to


ensure complete draining of
Flat on top Flat on bottom liquid pipes
Three-way connections
Connecting pipes end to end
Specialty Items
Phần 2: BƠM VÀ MÁY NÉN
Giới thiệu

Bơm và máy nén được sử dụng để vận chuyển lưu chất bằng cách
làm tăng áp suất của dòng lưu chất khi dòng chảy lưu chuyển qua
các thiết bị này. Các thiết bị này có tên gọi chung là fluid movers
▪ Vận chuyển chất lỏng: bơm
▪ Vận chuyển chất khí: máy nén (compressors) và quạt (fans &
blowers)
Giới thiệu
Fluid movers được đánh giá và lựa chọn dựa trên 2 tiêu chí:
1) Flow rate or capacity (Q)
2) Differential head or differential pressure (ΔH or ΔP).
Giới thiệu
Rated differential pressure (pump) Rated capacity
Giới thiệu
Giới thiệu
Axial pump
Centrifugal pump
Rotary pumps
Reciprocating pumps

Reciprocating
piston pumps

Reciprocating
plunger pumps
P&ID symbols for fluid movers
“Call-out” for pump
Đường ống và phụ kiện cho bơm ly tâm
Đường ống và phụ kiện cho bơm ly tâm
Đường ống và phụ kiện cho bơm ly tâm

Dùng enlarger trước và reducer sau bơm là không được chấp nhận
Đường ống và phụ kiện cho bơm ly tâm
Đường ống và phụ kiện cho bơm ly tâm
TSS: temporary suction strainer

What is a blind?
Minimum Flow Protection System

Sử dụng cho bơm với công suất


nhỏ: i) < 35 HP, ii) < 20 HP
Minimum Flow Protection System
Protection Against Cavitation
𝑃1′ 𝑃𝑣
𝑁𝑃𝑆𝐻𝐴 = −
𝜌𝑔 𝜌𝑔
NPSHA: Net Positive
Suction Head Available
Protection Against Cavitation

Cavitation occurs when vapor bubbles form and then


subsequently collapse as they move along the flow path on
an impeller
Protection Against Cavitation
Protection Against Cavitation
▪ NPSH (Net Positive Suction Head) is the measure of the
pressure drop of a liquid between the pump inlet and the
pump impeller.
▪ NPSH is determined by testing by the pump manufacturer.
▪ NPSH required for the pump is expressed as “feet of water/m
of water” by the pump manufacturer, called NPSHR
▪ NPSH available (NPSHA) is a function of the system, not the
pump
▪ Important considerations are to maintain equipment heights
(Hs) and minimize suction line loss (hL) so that the NPSH
available is greater than the required NPSH
Protection Against Cavitation
Centrifugal Pump Arrangements
Centrifugal Pump Arrangements

Sử dụng 2 check valves để ngăn dòng chảy ngược về bơm từ 2


“nguồn” khác nhau: ống dòng chính và ống dòng hồi lưu
Centrifugal Pump Arrangements

Sử dụng khi mức tăng áp (ΔH or ΔP) cần đạt được là lớn
(Liquid) Seal Systems in Centrifugal Pumps
What is a Mechanical seal?
Mechanical seal system có tác dụng ngăn ngừa sự rò rỉ của lưu
chất qua lỗ tròn qua đó thanh truyền động đi xuyên qua (từ motor
đến buồng bơm)
Mechanical seal system gồm các thành phần tĩnh và thành phần
động (quay) tiếp xúc với nhau. Do đó, nó cần được bôi trơn

A seal flush plan needs a stream of fluid for the purpose of


cooling, flushing, and lubrication. This flow stream can be
provided from the process fluid, “the fluid that is being pumped,”
or from an external source. The external source fluid can be plant
water or some other type of fluid. To make sure that we have
enough flow of flushing/cooling/lubricating fluid to the
mechanical seal, there is a bunch of sensors, manual valves, etc.
on these arrangements.
(Liquid) Seal Systems in Centrifugal Pumps
Positive Displacement Pumps

Pulsation dampener
P&ID arrangement of a reciprocating pump

PSV: pressure safety valve


P&ID arrangement of a rotary pump
Option: use additional PSV to protect against operational mistakes
P&ID arrangement pumps in series
(when high P is needed)
Variable Speed Pumps

Có thể điều chỉnh lưu lượng dòng chảy bằng cách điều chỉnh tốc
độ vòng quay của cánh quạt trong “Variable Speed Pumps”: thay
thế cho hệ “Bơm + Van điều khiển”
Cách khác để vận chuyển lưu chất lỏng
Rules of thumb for the selection of liquid movers
Centrifugal Compressors (Dynamic type)
Reciprocating Compressors (Positive displacement type)
Summary of various gas movers
Lubrication systems for compressors
Protection against minimum flow in dynamic-type fluid movers

What is Compressor Surge?


Protection against minimum flow in dynamic-type fluid movers
Protection against minimum flow in dynamic-type fluid movers
Multi-stage compressor systems
PHỤ LỤC: TÍNH TOÁN, XÁC ĐỊNH
KÍCH CỠ HỆ THỐNG BƠM VÀ
ĐƯỜNG ỐNG
Phương trình Bernoulli
Xem xét dòng chảy chất lỏng trong đường ống kín, chất lỏng không
nén được ở điều kiện ổn định, dòng chảy một pha
Phương trình Bernoulli: Năng lượng vào (mặt cắt “1”) = năng
lượng ra (mặt cắt “2” ) + tổn thất năng lượng dọc theo dòng chảy
𝑃1 𝑣12 𝑃2 𝑣22
+ + 𝑧1 = + + 𝑧2 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 2𝑔 𝜌𝑔 2𝑔
Trong đó:
P: áp suất chất lỏng (N/m2)
v: vận tốc chất lỏng (m/s)
z: độ cao (m)
: khối lượng riêng (kg/m3)
g: gia tốc trọng trường
(9,81 m/s2)
hL: tổn thất năng lượng dọc
theo dòng chảy (m)
Phương trình Bernoulli

Minh họa
phương trình
Bernoulli trong
hệ đơn vị Mỹ
Phương trình Bernoulli

Phương trình Bernoulli khi có thiết bị cung cấp năng lượng (ví
dụ bơm) và thiết bị lấy (tận dụng) năng lượng (ví dụ, turbine)
trên dòng chảy của lưu chất

𝑃1 𝑣12 𝑃2 𝑣22
𝐻𝑃𝑈 + + + 𝑧1 = 𝐻𝑇 + + + 𝑧2 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 2𝑔 𝜌𝑔 2𝑔

Trong đó HPU và HT tương ứng năng lượng cấp vào (bởi bơm)
và năng lượng lấy ra (bởi turbine)
Ứng dụng phương trình Bernoulli –
Xác định công suất bơm
Mức tăng áp (HPU) cần được cung cấp bởi bơm để bơm chất
lỏng từ bình chứa 1 đến bình chứa 2 được xác định như sau:
∆𝑃 𝑃2 − 𝑃1 𝑣22 𝑣12
𝐻𝑃𝑈 = = + 𝑧2 − 𝑧1 + ( − ) + ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔 2𝑔 2𝑔
Ứng dụng phương trình Bernoulli –
Xác định công suất bơm
Vì mực chất lỏng trong hai bình chứa thường được giữ ổn định
(quy trình hoạt động liên tục, ổn định)
𝑣1 = 𝑣2 = 0
Do đó:
∆𝑃 𝑃2 − 𝑃1
𝐻𝑃𝑈 = = + 𝑧2 − 𝑧1 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔

∆𝑃 𝑃2 − 𝑃1
𝐻𝑃𝑈 = = + ∆𝑧 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔

Trong đó P là mức tăng áp suất của lưu chất khi qua bơm
(N/m2 = kg/m.s2)
Ứng dụng phương trình Bernoulli – Xác định net positive
suction head available (NPSHA) của bơm ly tâm

Net positive suction head available (NPSHA) là một thông số


hoạt động rất quan trọng của bơm ly tâm. NPSHA là độ chênh
lệch giữa áp suất lưu chất ở đầu vào của bơm và áp suất hơi bão
hòa của lưu chất (ở nhiệt độ bơm) (đơn vị Pa hoặc m thủy lực)
Thông số này (NPSHA) cần phải ≥ thông số “Net positive
suction head required (NPSHR)” được quy định bởi nhà sản xuất
bơm để tránh hiện tượng xâm thực (cavitation) làm hư hại bơm
There is a potential for the pressure in the pump to fall below the vapor pressure of the
liquid at the pumping temperature. If the pressure in the pump falls locally below the vapor
pressure then bubbles, or cavities, of vapor will be formed. These bubbles will collapse
when reaching a region of higher pressure. The phenomenon is known as cavitation.
Cavitation causes a deterioration in the pump performance, but, more importantly, the
collapse of the bubbles (cavities) can cause damage to the pump, particularly to the impeller
Ứng dụng phương trình Bernoulli – Xác định net positive
suction head available (NPSHA) của bơm ly tâm
Liên quan đến vấn đề đảm bảo NPSHA ≥ NPSHR; thông thường
cần xác định độ cao phù hợp của bình chứa (thể hiện bằng z1
trong hình minh họa) và cấu hình của hệ thống đường ống dẫn lưu
chất từ bình chứa đến đầu vào của bơm (vì cấu hình này xác định
tổn thất áp suất trên đường đi)
Ứng dụng phương trình Bernoulli – Xác định net positive
suction head available (NPSHA) của bơm ly tâm
Tầm quan trọng của việc đảm bảo NPSHA ≥ NPSHR: các “bình
chứa” (ví dụ, thiết bị chưng cất) cần được đặt ở một độ cao nhất
định
Ứng dụng phương trình Bernoulli – Xác định net positive
suction head available (NPSHA) của bơm ly tâm
Tầm quan trọng của việc đảm bảo NPSHA ≥ NPSHR: xác định cấu
hình đường ống dẫn phù hợp (đường kính = ? Chiều dài ống = ?,
bao nhiêu van, bao nhiêu bend (khúc cua) trên đường ống) vì cấu
hình đường ống quyết định mức tổn thất năng lượng hL
Ứng dụng phương trình Bernoulli – Xác định net positive
suction head available (NPSHA) của bơm ly tâm
Áp dụng phương trình Bernoulli giữa hai điểm “1”: bề mặt chất
lỏng trong bình chứa và “2”: ngay tại đầu vào của bơm, chúng ta
𝑣22
có v1 = 0 và z1 = (z1 - z2). Giả sử số hạng ൗ2𝑔 là không đáng kể
so với các số hạng khác. Khi đó: 𝑃2 𝑃1
= + ∆𝑧1 − ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔
Ứng dụng phương trình Bernoulli – Xác định net positive
suction head available (NPSHA) của bơm ly tâm
Do đó:
𝑃1 𝑃𝑆𝐴𝑇
𝑁𝑃𝑆𝐻𝐴 = + ∆𝑧1 − ℎ𝐿 −
𝜌𝑔 𝜌𝑔

Trong đó PSAT là áp suất hơi bảo hòa của lưu chất ở nhiệt độ
hoạt động của bơm
Xác định tổn thất năng lượng hL

Tổn thất năng lượng hL trong phương trình Bernoulli


= tổn thất năng lượng dọc theo dòng chảy của ống (do ma sát
của dòng chảy với thành ống)
+ tổn thất năng lượng khi lưu chất lưu chuyển qua các loại van
trên đường ống (van làm cản trở sự lưu chuyển của lưu chất)
+ tổn thất năng lượng khi lưu chất lưu chuyển qua những cấu
hình làm thay đổi phương hướng và / hoặc vận tốc lưu chất,
gọi là “pipe fittings”. Ví dụ: khúc quanh 90o (bend), cảm biến
đo lưu lượng dạng orifice plate,…
Các loại van
Van điều khiển hoạt động bằng tín hiệu áp suất
Thiết bị đo lưu lượng sử dụng orifice plate
Pipe fittings
hL do ma sát dọc theo thành ống
hL do ma sát dọc theo thành ống - hệ số ma sát
Fanning trong ống trơn
hL do ma sát dọc theo thành ống - hệ số ma sát
Fanning trong ống nhám

▪ Đối với đoạn ống ngắn, tổng tổn thất năng lượng bị chi phối
bởi tổn thất năng lượng qua van, pipe fittings trên đường ống
=> không cần tính chính xác tổn thất năng lượng dọc theo ống
=> Hệ số ma sát Fanning được tính như với ống trơn.
hL do ma sát dọc theo thành ống - hệ số ma sát
Fanning trong ống nhám

▪ Với ống nhám dài hơn 100 m, thẳng: Hệ số ma sát Fanning (cf
= f) được tính từ phương trình Colebrook

▪ Với chế độ chảy rối hoàn chỉnh


hL do ma sát dọc theo thành ống - hệ số ma sát
Fanning trong ống nhám

Giá trị của  (độ nhám bề mặt ống) được cho trong bảng sau:
hL khi lưu chất lưu chuyển qua van, pipe fittings

where cL = loss coefficient


hL khi lưu chất lưu chuyển qua van, pipe fittings
Loss coefficients cL for various pipe fittings

Ghi chú: căn cứ vào giá trị số Re để quyết định sử dụng trị số cL ở cột
nào. Ví dụ, với gate valve, nếu Re < 6000, cL = cL for laminar flow
(cột 2); nếu Re ≥ 6000, cL = cL for turbulent flow (cột 3)
hL khi lưu chất lưu chuyển qua van, pipe fittings
hL khi lưu chất lưu chuyển qua van, pipe fittings

Lưu ý: mức tổn thất năng lượng (hL, Pf) của van điều khiển
(control valve) là một hàm số của thiết kế van (độ mở của van
tương ứng với lưu lượng thiết kế = ?).
Cho mục đích thiết kế sơ bộ, sử dụng giá trị Pf của van điều
khiển = 70 kPa
hL khi lưu chất lưu chuyển qua van, pipe fittings

Phân loại dòng chảy tầng (laminar flow) và dòng chảy rối
(turbulent flow) cho dòng chảy trong ống dẫn:

For Re ≤ 2000, the flow is laminar,


For 2000 < Re < 4000, there is a gradual change to turbulent
flow with random oscillations between laminar and turbulent
conditions,
For Re > 4000, the flow is turbulent
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

Phân loại bơm: có hai loại bơm:


Positive displacement. In positive displacement pumping
energy is transferred to the liquid by trapping a fixed volume
and forcing the trapped volume to the pump discharge in
arrangements such as reciprocating pistons, or rotary motion of
gears, screws or vanes. “Ví dụ: Bơm piston”

Dynamic. In dynamic pumps energy is transferred to the liquid


by means of vanes mounted on a rotating shaft. The liquid
enters along or near the rotating shaft and is accelerated by the
rotation of the vanes. This imparts kinetic energy to the liquid,
which is transformed to pressure energy. “Ví dụ: Bơm ly tâm”
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất
▪ Hai thông số chính được xem xét khi chọn bơm là lưu lượng và
mức tăng áp (total head), ngoài ra một số thông số khác như giá
thành, khả năng chống ăn mòn, độ bền,…cũng được xem xét
▪ Bơm ly tâm (centrifugal pump) được sử dụng phổ biến nhất trong
ngành công nghệp hóa chất. Nó là lựa chọn đầu tiên được xem
xét đến (và trong hầu hết trường hợp, nó đáp ứng được yêu cầu
công việc) khi cần chọn bơm
▪ Hình 5.10 (slide kế tiếp) là đồ thị để lựa chọn loại bơm. Đồ thị
này thể hiện nên chọn bơm ly tâm trong hầu hết mọi trường hợp,
ngoại trừ trường hợp lưu lượng thấp và mức tăng áp cao (nên
chọn bơm piston “reciprocating” cho trường hợp này)
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

Bơm ly tâm (centrifugal pump)


Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

▪ Bài toán chọn bơm quy kết về bài toán chọn cấu hình phù hợp
của bơm ly tâm (kích thước cách quạt, tốc độ quay) tương ứng
với khoảng hoạt động về lưu lượng và áp suất đầu ra mong
muốn của bơm (ngoài yếu tố về giá thành, vật liệu chế tạo, có
khả năng điều khiển tự động tốc độ vòng quay hay không,… )
▪ Bài toán lựa chọn và xác định kích cỡ bơm gắn liền với bài
toán thiết kế hệ thống đường ống dẫn (bao gồm xác định kích
cỡ và vật liệu làm đường ống, các van và pipe fittings trên
đường ống). Hai bài toán này được xác định đồng thời, không
thể tách biệt ra khỏi nhau
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

Đường đặc tính bơm (characteristic curves): thể hiện hiệu năng của
bơm. Nó là đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa mức tăng áp của lưu
chất khi qua bơm (Head) và lưu lượng, tương ứng với một cặp giá
trị của kích cỡ cánh quạt và vận tốc vòng quay. Hiệu suất bơm cũng
thường được thể hiện trên đường đặc tính này. Một đường đặc tính
bơm tiêu biểu được thể hiện ở hình 5.14 (next slide)
Hiệu suất bơm (): là tỷ số giữa năng lượng bơm truyền cho lưu chất
và công cơ học mà động cơ motor truyền cho trục quay của bơm
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất
Công ty sản xuất bơm thường công bố các đường đặc tính bơm của
một hệ (family) các bơm khác nhau về kích cỡ cánh quạt và tốc độ
quay. Việc này giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn loại bơm phù
hợp nhất với nhu cầu công việc của khách hàng
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

Đường làm việc (system curve or operating line): chính là đường


thể hiện mức tăng áp (HPU) mà bơm cần cung cấp cho lưu chất ở
các giá trị lưu lượng khác nhau. Giá trị HPU phụ thuộc vào cấu hình
hệ thống (thiết bị, đường ống) và lưu lượng (vì lưu lượng quyết định
mức tổn thất năng lượng)

∆𝑃 𝑃2 − 𝑃1
𝐻𝑃𝑈 = = + ∆𝑧 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔
Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

Vẻ đường đặc tính bơm và đường làm việc trên cùng một

đồ thị ta sẽ tìm được điểm làm việc (mức tăng áp và lưu

lượng) của hệ thống bơm-đường ống-thiết bị. Hiệu suất

bơm ở điểm làm việc này cũng được xác định (tốt nhất là

điểm làm việc này tương ứng với hiệu suất cao nhất của

bơm (gọi là best efficiency point, or BEP))


Lựa chọn bơm, xác định các thông số hoạt động (lưu
lượng, áp suất) của hệ bơm – đường ống dẫn lưu chất

∆𝑃 𝑃2 − 𝑃1
𝐻𝑃𝑈 = = + ∆𝑧 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống bơm-đường ống
(bao gồm các van và pipe fittings bố trí trên đường ống) gồm
các bước sau:
- 1) Thu thập các dữ liệu cần thiết (chất lỏng cần được bơm từ
thiết bị nào đến thiết bị nào, khoảng cách giữa hai thiết bị này
là bao nhiêu, loại lưu chất cần được lưu chuyển là gì, khả
năng ăn mòn của lưu chất này như thế nào; lưu lượng tối đa,
tối thiểu, lưu lượng thiết kế của lưu chất là bao nhiêu?
- 2) Dựa trên tính chất của lưu chất này (nhiệt độ, áp suất, tính
ăn mòn,…) lựa chọn loại vật liệu chế tạo đường ống phù hợp
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

- 3) Sau khi chọn vật liệu làm đường ống, chọn sơ bộ đường
kính ống xem xét hai yếu tố: i) các kích cỡ tiêu chuẩn của
ống làm bằng vật liệu đã chọn trên thị trường, ii) tốc độ “hợp
lý” của lưu chất lưu chuyển trong đường ống. Tốc độ “hợp
lý” này được chọn dựa trên các cơ sở sau: + giá trị được
khuyến nghị từ sách / tài liệu kỹ thuật và kinh nghiệm thiết
kế, ++ có xem xét đến tính chất của lưu chất: có chứa chất
rắn phân tán trong chất lỏng không ? (hiện tượng ngưng kết
thành cặn rắn có khả năng xảy ra), có gây ra hiện tượng xói
mòn đường ống và thiết bị hay không (cần vận tốc cao để hạn
chế hiện tượng ngưng kết, cần vận tốc thấp để hạn chế hiện
tượng xói mòn)
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

- 4) Thiết kế sơ bộ hệ thống đường ống dẫn lưu chất từ thiết bị


nguồn đến thiết bị cuối (bao gồm các van và pipe fittings)
- 5) Đánh giá xem có cần sử dụng bơm hay không (lưu chất có
khả năng tự lưu chuyển từ thiết bị nguồn đến thiết bị cuối dưới
tác dụng của trọng lực)
- 6) Nếu có sử dụng bơm, hoàn chỉnh thiết kế sơ bộ của hệ thống
bơm-đường ống
- 7) Tính toán mức tăng áp suất (head) mà bơm cần cung cấp cho
lưu chất
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

- 8) Dựa trên mức tăng áp suất (head) và lưu lượng, lựa chọn loại
bơm phù hợp
- 9) Chấp nhận thiết kế này hoặc thay đổi thông số thiết kế (chọn
đường kính khác cho ống dẫn, tinh chỉnh việc sử dụng, bố trí
van và fittings trên đường ống). Lưu ý là thay đổi quyết định
thiết kế về hệ thống đường ống dẫn có thể dẫn đến khả năng một
loại bơm khác (ví dụ, kích thước cánh quạt khác) được lựa chọn.
Mục tiêu của bước này là đạt được một thiết kế tốt nhất có thể
cho hệ thống bơm-đường ống (tổng chi phí = chi phí đầu tư +
chi phí vận hành là tối thiểu).
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

Giá trị tiêu biểu của vận tốc dòng chảy trong ống dẫn
(chất lỏng độ nhớt thấp (not viscous liquid) có  < 10 centipoise)
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

Giá trị tiêu biểu của vận tốc dòng chảy trong trường hợp lưu chất
là chất lỏng độ nhớt cao (viscous liquid)
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

Giá trị khuyến nghị của vận tốc dòng chảy như là một hàm số của
khối lượng riêng lưu chất
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

Một biểu thức khác giúp xác định kích cỡ đường ống và vận tốc
dòng chảy

Trong đó:
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống
Kích cở tiêu chuẩn của ống thép thương mại
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

Tính toán bề dày đường ống (chọn Schedule phù hợp)


Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống
Hướng dẫn chung dành cho việc thiết kế sơ bộ hệ thống bơm-
đường ống:
▪ Bình chứa (vessel) thường có isolation valve (ví dụ, gate valve)
để cô lập thiết bị cho mục đích bảo trì, bảo dưỡng
▪ Thiết bị cần được cô lập cho mục đích bảo trì, bảo dưỡng
thường có isolation valve ở hai bên (đường ống vào và đường
ống ra). Danh sách này bao gồm bơm, máy nén, turbine, và van
điều khiển.
▪ Trong một vài tinh huống, để đảm bảo việc cô lập thiết bị là
chắc chắn không có sự cố, ở mỗi đường vào / đường ra có hai
isolation valves
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

▪ Bơm thường có nonreturn valve (check valve) để ngăn dòng


chảy ngược về bơm.
▪ Dòng chảy từ bơm vào thiết bị hóa học (thiết bị phản ứng, thiết
bị phân tách) thường có vòng điều khiển lưu lượng (có cảm
biến đo lưu lượng, có control valve) để điều chỉnh lưu lượng
dòng vào thiết bị
▪ Các dòng lỏng sau đây trong quy trình thường có gắn thiết bị
đo lưu lượng: dòng nguyên liệu và dòng sản phẩm (của một
thiết bị hóa học nào đó), dòng đến thiết bị chứa (bể chứa)
Quy trình tính toán, lựa chọn, thiết kế hệ thống
bơm-đường ống

▪ Cảm biến đo lưu lượng thường dùng là orifice plate


▪ Đường ống từ thiết bị nguồn đến thiết bị cuối (thiết bị cuối này
có thể là một “pipe junction”) thường có ít nhất ba khúc cua
Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Xác định NPSHA của bơm trong hình vẻ.


Chất lỏng được bơm là toluene tinh khiết
(lấy ra từ đáy cột chưng cất) có:
T = 125 oC,  = 764 kg/m3
 = 0,00025 N.s/m2
Lưu lượng toluene cần chuyển đi:
Q = 20 tấn / hr
Tháp chưng chất có đường kính = 1,2 m
Đường ống dẫn có tổng chiều dài = 3,5 m,
có gắn 2 plug valve và có khúc cua (bend)
90o
Đường ống dẫn làm bằng thép DN80
Schedule 40
Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Lời giải:
Theo bảng tra, đường kính trong của ống thép thép DN80
Schedule 40 là 0,0779 m
Vận tốc lưu chất lưu chuyển trong ống (=lưu lượng thể tích / tiết
diện ngang của ống)

𝑘𝑔 𝑘𝑔
𝐹 𝑄 Τ𝜌 20 ∗ 103 ( )Τ764 ( 3 ൰ 𝑚
ℎ𝑟 𝑚
𝑣= = 2 = 2 2
= 5492.5
𝐴 𝜋 𝑑𝑖 Τ 4 𝜋 ∗ 0.0779 Τ4 (𝑚 ) ℎ𝑟
𝑚
= 1.53 ( )
𝑠
Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Số Reynold (đơn vị N = kg.m/s2)

𝑘𝑔 𝑚
𝜌𝑑𝑖 𝑣 764 3 ∗ 0.0779𝑚 ∗ 1.53 ( ൰
𝑚 𝑠
𝑅𝑒 = = = 3.64 ∗ 105
𝜇 𝑘𝑔. 𝑚 𝑠
0.00025( 2 ൰
𝑠 𝑚2

=> Đây là dòng chảy rối


Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Tổn thất năng lượng do ma sát dọc theo thành ống


Sử dụng công thức tính hệ số ma sát Fanning trong ống
trơn (vì độ dài mỗi đoạn ống thẳng đều < 100 m)

𝐿 𝑣2
ℎ𝐿 = 2𝑐𝑓
𝑑𝑖 𝑔
0.079 100𝑚
=2∗ 5 0.25

3.64 ∗ 10 0.0779𝑚
2
1.532 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
∗ 𝑚 = 0.07𝑚
9.81 2
𝑠
Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Tổn thất năng lượng do 2 plug valves


Mỗi van có mức tổn thất là:

𝑣2
ℎ𝐿 = 𝑐𝐿
2𝑔
2
1.532 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
= 0.05 ∗ 𝑚
2 ∗ 9.81 2
𝑠
= 0.006𝑚

Theo bảng tra cL cho plug van là 0.05


Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Tổn thất năng lượng do 1 khúc cua (bend)


2
𝑣2 1.532 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
ℎ𝐿 = 𝑐𝐿 = 0.8 ∗ 𝑚 = 0.1𝑚
2𝑔 2 ∗ 9.81 2
𝑠
Tổn thất năng lượng do sudden contraction (tiết diện dòng
chảy thu hẹp đột ngột khi từ cột chưng cất đi vào ống dẫn)

Giả sử A2 / A1 = 0
2
1.532 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
ℎ𝐿 = 0.5 ∗ [1 − 0] ∗ 𝑚 = 0.06𝑚
2 ∗ 9.81 2
𝑠
Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Do đó, tổng tổn thất năng lượng của lưu chất khi lưu
chuyển đến đầu vào của bơm là:

ℎ𝐿 = 0.07 + 2 ∗ 0.006 + 0.01 + 0.06 = 0.242 𝑚

Có thể giả sử ở đáy cột chưng cất, chất lỏng ở trạng thái cân
bằng với pha hơi (lượng chất lỏng ở đáy cột là lớn và ổn định).
Do đó, áp suất ở đáy cột chính là áp suất hơi bảo hòa của
toluene ở nhiệt độ đáy cột T = 125 oC
Giả sử nhiệt độ của toluene ở đầu vào của bơm cũng là 125 oC.
Khi đó áp suất hơi bảo hòa của toluene ở đầu vào của bơm:
PSAT = P1 = 1,5 bar
Ví dụ 1 – Xác định NPSHA

Do đó, :

𝑁𝑃𝑆𝐻𝐴

𝑃1 𝑃𝑆𝐴𝑇
= + ∆𝑧1 − ℎ𝐿 −
𝜌𝑔 𝜌𝑔
= ∆𝑧1 − ℎ𝐿 = 2.75 − 0.242
= 2.51𝑚

NPSHA của bơm cần được so sánh với NPSHR để xem có đạt
yêu cầu hay không
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Thiết kế hệ thống bơm-đường ống cho bài toán như trong hình vẻ.
Một chất lỏng cần được bơm từ bình chứa vào thiết bị chưng cất

Mức thấp Bồn


nhất trong chứa Cột chưng
bồn chứa cất
P2 = 1,7
P1 = 1 atm bar

1,5 m 3m

Bơm ly tâm
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Chất lỏng có thông số như sau:


Lưu lượng cần chuyển đi = 40 m3/hr
Nhiệt độ = 35 oC, tỷ trọng = 900 kg/m3,
Độ nhớt  = 1,36 centipoise
Vị trí đặt của bồn chứa và cột chưng cất cách nhau 150 m
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Lời giải:
Bước 2: chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường, các
vấn đề về tính ăn mòn… không được thông tin (trong thục tế, vấn
đề ăn mòn ở nhà máy hóa chất chủ yếu là dòng ở pha hơi gây ra)
=> chọn thép (steel) làm vật liệu làm ống

Bước 3: chọn sơ bộ đường kính ống và vận tốc dòng chảy


Sử dụng công thức
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

𝑑𝑖 = 0.664 ∗ 𝐺 0.51 𝜌−0.36 = 0.664 ∗ 100.51 900−0.36


= 0.186𝑚 = 186 mm

Trong đó:
𝑘𝑔 𝑚3 𝑘𝑔 𝑘𝑔
𝐺 = 𝜌 ∗ 𝑄 = 900 3
∗ 40 = 36000 = 10
𝑚 ℎ𝑟 ℎ𝑟 𝑠
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Từ bảng tra: 186 mm không phải là đường kính ống tiêu chuẩn
trên thị trường
Nếu chọn ống thép DN 150 schedule 40 có đường kính trong là
154,1 mm = 0,154 m
Vận tốc dòng chảy trong ống là:

40 𝑚3
)(
𝑄 𝑄 3600 𝑠 𝑚
𝑣= = 2 = 2 2
= 0.596 ( )
𝐴 𝜋 𝑑𝑖 Τ4 𝜋 ∗ 0.154 Τ4 (𝑚 ) 𝑠

Không nằm trong khoảng giá trị tiêu biểu của dòng chảy chất lỏng
trong ống (1 – 3) m/s
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Chọn vận tốc dòng chảy trong ống = 1 (m/s). Khi đó, đường kính
ống được xác định như sau:
40 𝑚3
)( )
𝑄 3600 𝑠
2Τ 2
𝐴 = 𝜋 𝑑𝑖 4 = = 𝑚 = 0.0111 𝑚
𝑣 1
𝑠
=> 𝑑𝑖 = 0.119 𝑚 = 119 𝑚𝑚
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Từ bảng tra: 119 mm không phải là đường kính ống tiêu chuẩn
trên thị trường
Nếu chọn ống thép DN 100 schedule 40 có đường kính trong là
102,3 mm = 0,102 m
Vận tốc dòng chảy trong ống là:

40 𝑚3
)( )
𝑄 𝑄 3600 𝑠 𝑚
𝑣= = 2 = 2 2
= 1.36 ( )
𝐴 𝜋 𝑑𝑖 Τ4 𝜋 ∗ 0.102 Τ4 (𝑚 ) 𝑠
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Như vậy, ta chọn ống thép DN 100 schedule 40 có đường kính


trong là 102,3 mm = 0,102 m
Số Reynold là:

𝑘𝑔 𝑚
𝜌𝑑𝑖 𝑣 900 𝑚3 ∗ 0.102𝑚 ∗ 1.36 ( 𝑠 ൰
𝑅𝑒 = = = 9.18 ∗ 104
𝜇 𝑘𝑔. 𝑚 𝑠
1.36 ∗ 10−3 ( 2 ൰
𝑠 𝑚2
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Bước 4, 5, 6: Thiết kế sơ bộ hệ thống đường ống dẫn lưu chất từ


thiết bị nguồn đến thiết bị cuối, có sử dụng bơm:

Sử dụng isolation valve


(gate valve) ở ống dẫn
chất lỏng ra khỏi bồn
Bồn chứa
chứa

Có tổng cộng 3
khúc cua
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Chọn sử dụng, bố trí các van và cảm biến liên quan đến bơm như
hình sau:
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Như vậy, các van và pipe fitting trên hệ thống đường ống dẫn
được liệt kê như sau:
- 3 khúc cua
- 5 van cho mục đích cách ly / cô lập thiết bị (2 for control valve,
2 for pump, and 1 for storage tank). Use gate valve (fully open
at normal operation) as isolation valve.
- 1 nonreturn valve (check valve) để ngăn dòng chảy ngược về
bơm
- 1 van điều khiển
- Hai cảm biến đo lưu lượng (orifice plate), sử dụng trong hai
vòng điều khiển (control loop)
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Các van và pipe fitting trên hệ thống đường ống dẫn được liệt kê
như sau (tiếp theo):
- Hai cảm biến đo áp suất, được bố trí ở đầu vào và đầu ra của
bơm
- Hai drain valve (để dẫn thoát chất lỏng ra khỏi đường ống)
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Sử dụng một số giả định sau trong quá trình tính toán mức tổn thất
năng lượng trên hệ thống đường ống:
- Bỏ qua tổn thất năng lượng gây ra bởi hai cảm biến đo áp suất
và hai drain valve, bỏ qua tổn thất năng lượng do sudden
contraction và sudden expansion
- Có 5 đường ống được sử dụng, 3 đường ống nằm ngang và 2
đường ống nằm thẳng đứng. Tổng chiều dài của 3 đường ống
nằm ngang là 150 m (150 m là khoảng cách giữa hai vị trí đặt
bồn chứa và cột chưng cất), tổng chiều dài của 2 đường ống
nằm thẳng đứng là 1,5 + 3 = 4,5 m
- Không có đường ống nằm ngang nào dài hơn 100 m
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Tổn thất năng lượng trên hệ thống đường ống được tính toán như
sau:
Tổn thất năng lượng do ma sát dọc theo thành ống
Sử dụng công thức tính hệ số ma sát Fanning trong ống trơn
(vì độ dài mỗi đoạn ống thẳng đều < 100 m)

𝐿 𝑣2
ℎ𝐿 = 2𝑐𝑓
𝑑𝑖 𝑔
2
0.079 150 + 4.5 𝑚 1.362 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
=2∗ ∗ ∗ 𝑚
9.18 ∗ 104 0.25 0.102𝑚 9.81 2
𝑠
= 2.6 𝑚
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Tổn thất năng lượng do 3 khúc cua (bend):


2
𝑣2 1.362 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
ℎ𝐿 = 3 ∗ 𝑐𝐿 = 3 ∗ 0.8 ∗ 𝑚
2𝑔 2 ∗ 9.81 2
𝑠
= 0.23 𝑚
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Tổn thất năng lượng do 5 gate valves (isolation valves):

𝑣2
ℎ𝐿 = 5 ∗ 𝑐𝐿
2𝑔
2
1.362 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
= 5 ∗ 0.2 ∗ 𝑚
2 ∗ 9.81 2
𝑠
= 0.1 𝑚

Theo bảng tra cL cho gate valve là 0.2


Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Tổn thất năng lượng do 1 nonreturn valve

2
𝑣2 1.362 (𝑚 Τ𝑠 2 ൯
ℎ𝐿 = 𝑐𝐿 =2∗ 𝑚
2𝑔 2 ∗ 9.81 2
𝑠
= 0.2 𝑚

Theo bảng tra cL cho nonreturn valve là 2


Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Tổn thất năng lượng do 1 van điều khiển

Để tính toán sơ bộ, sử dụng giá trị mức tổn thất áp suất qua
van điều khiển Pf = 70 kPa

𝑘𝑔. 𝑚 1
3
∆𝑃𝑓 70 ∗ 10 ( 2 2 ൰
𝑠 𝑚
ℎ𝐿 = =
𝜌𝑔 𝑘𝑔 𝑚
900 ∗ 9.81 2
𝑚3 𝑠
= 7.93 𝑚
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Tổn thất năng lượng do 2 orifice plate

Giả sử AO/A = 0.8: diện tích trống (không bị chắn bởi tấm
orifice) chiếm 80% tiết diện ống. Khi đó:

1.36 2 (𝑚2 Τ𝑠 2 ൯
1 2 − 1] ∗
ℎ𝐿 = 2 ∗ [1 − 0.8][1.25 𝑚
0.622 2 ∗ 9.81 2
𝑠
= 0.06𝑚
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Như vậy, tổng tổn thất năng lượng trên đường ống là:

ℎ𝐿 = 2.6 + 0.23 + 0.1 + 0.2 + 7.93 + 0.06 = 11.12 m

Như vậy, có thể thấy tổn thất năng lượng do ma sát dọc
theo thành ống và do giảm áp suất qua van điều khiển là
hai yếu tố chủ đạo quyết định tổng tổn thất năng lượng trên
đường ống.
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Mức tăng áp mà bơm cần cung cấp cho lưu chất (HPU)
được xác định bằng phương trình sau:

∆𝑃 𝑃2 − 𝑃1
𝐻𝑃𝑈 = = + ∆𝑧 + ℎ𝐿
𝜌𝑔 𝜌𝑔

Trong đó: z = 3 – 1.5 = 1.5 m; hL = 11.12 m


P2 – P1 = (1.7 – 1.013)*105 = 0.7*105 (N/m2)

Do đó:

5 𝑘𝑔. 𝑚 1
0.7 ∗ 10 ( 2 ൰
𝑠 𝑚2
𝐻𝑃𝑈 = + 1.5 + 11.12 = 20.5 𝑚
𝑘𝑔 𝑚
900 ∗ 9.81 2
𝑚3 𝑠
Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Dựa vào mức tăng áp cần thiết (HPU) và lưu lượng lưu chất, tiến
hành lựa chọn loại bơm phù hợp dựa vào thông tin do nhà sản
xuất bơm cung cấp. Ví dụ, hai loại bơm (A & B) có đường đặc
tính bơm sau đây KHÔNG phù hợp sử dụng trong hệ thống này:

Ghi chú: lưu lượng Q = 40 m3/hr = 11,11 lit / giây


Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Đường đặc tính của bơm A (KHÔNG phù hợp sử dụng)


Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống

Đường đặc tính của bơm B (KHÔNG phù hợp sử dụng)


Ví dụ 2 - Thiết kế hệ thống bơm-đường ống
Bơm C phù hợp sử dụng trong hệ thống này:

You might also like