You are on page 1of 2

I.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô la hoá mà một hiện tượng không còn xa lạ đối với nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như Việt Nam
nói riêng. Mặc dù tỉ lệ đô la hoá đang có chiều hướng giảm, tuy nhiên vẫn cần có các chính sách điều tiết
thị trường, bởi thị trường hiện nay vẫn luôn hiện hữu những yếu tố tác động đến mục tiêu hạn chế đô la
hoá trong nền kinh tế. Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, sau khoảng thời gian dài đóng
cửa do đại dịch Covid, các hoạt động thương mại diễn ra bình thường trở lại như kim ngạch xuất nhập
khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Vì vậy, để đảm bảo nhu hoạt động thương
mại diễn ra bình thường, cũng như những hoạt động đầu tư quốc tế thì Việt Nam nói chung cũng các
doanh nghiệp nói riêng cần phải tích luỹ một nguồn ngoại tệ lớn và vấn đề này đã làm có nền kinh tế Việt
Nam bị nhảy cảm hơn bao giờ hết đối với những thay đổi cả những tác động tích cực cũng như tiêu cực
của nền kinh tế thế giới. Qua đó, đề tài “Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay và những ảnh hưởng
đến nền kinh tế” được thực hiện để giúp nghiên cứu sâu sắc hơn về hiện trạng, nguyên nhân, những tác
động cũng như đề ra các cách khắc phục vấn đề này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Mục đích của bài luận văn này để nêu lên diễn biến của vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay, nguyên
nhân của tác động cũng như những ảnh hưởng do nó gây ra đối với nền kinh tế. Trên cơ sở đó đề xuất ra
các giải pháp và chính sách để điều chỉnh tỉ lệ đô la hoá ở mức ổn định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng đô la hoá ở nền kinh tế Việt Nam.
Phạm vị nghiên cứu trong nền kinh tế Việt Nam từ giai đoạn cải cách toàn diện (1986) đến nay và tập
trung nhất vào giai đoạn 1991-2023.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm đã áp dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở lý thuyết
kinh tế học, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu thực tiễn để đưa ra những suy
luận, giải pháp ứng dụng vào thực tế cho vấn đề mà nhóm lựa chọn.

II. Cơ sở lý thuyết
1. Tổng quan về hiện tượng đô la hoá.
1.1 Khái niệm đô la hoá.
Khái niệm thông thường.
Đô la hoá là hiện tượng đồng ngoại tệ được sử đụng một cách phổ biến, rộng rãi và có thể thay thế hoàn
toàn hay chỉ thay thế một phần chức năng của đồng nội tệ . Tại đó, nền kinh tế của đất nước này sẽ được
coi là đô la hoá hoàn toàn hoặc một phần.
Khái niệm theo tiêu chí của IMF.
Đô la hoá là tình trạng số tiền ngoại tệ được gửi chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm:
tiền tệ trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Quỷ Tiền tệ Quốc tế
đã phân loại Việt Nam là một trong những quốc gia đô la hoá không chính thức.

1.2 Phân loại đô la hóa.

- Căn cứ vào địa vị pháp lý của đồng tiền đô la hóa:


Đô la chính thức.
Đô la không chính thức.
Đô la bán chính thức.
- Căn cứ vào chức năng tiền tệ:
Đô la hóa thay thế tài sản.
Đô la hóa thay thế thanh toán.
Đô la hóa định giá, niêm yết giá.
Đô la hóa tài chính.

You might also like