You are on page 1of 2

Hành lang pháp lý

1. Quản lý ngoại hối


Quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối được quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối 2005
sửa đổi năm 2013.  Pháp lệnh Ngoại hối có ưu điểm là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế
hoạt động quản lý ngoại hối, mặt khác nó là một nhân tố đặc biệt trong sự hội nhập của nền kinh
tế. 
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện việc quản lý ngoại hối dưới các hình thức:
Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối. Một trong những chức
năng, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật để
quản lý, điều hành hoạt động ngoại hối của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, NHNN
là cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Thứ hai, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối đều phải
xin phép và được cấp phép, nghĩa là để được hoạt động ngoại hối,các tổ chức tín dụng và các tổ
chức khác phải xin giấy phép hoạt động ngoại hối.
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hối. Hoạt động thanh tra ngân hàng
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Thanh tra ngân hàng là một công cụ sắc bén
không thể thiếu của NHNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng nói chung và chức năng QLNH nói riêng.
Thứ tư, hoạt động quản lý ngoại hối khác. NHNN còn tiến hành QLNH thông qua các hoạt động:
Điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách can thiệp thị trường ngoại hối và vàng; Công bố tỷ giá hối
đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ; Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước.

2. Chế độ tỷ giá 
- Theo Pháp lệnh Ngoại hối, Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành
trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử
dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án can thiệp trên thị
trường ngoại tệ.
 
- Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức mà một đất nước quản lý đồng tiền của nước
mình. Ở mỗi nước khác nhau thì chế độ tỷ giá hối đoái cũng sẽ khác nhau. Tuy
nhiên thông thường sẽ có 3 chế độ tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ
giá hối đoái thả nổi có kỳ hạn và tỷ giá hối đoái cố định. Trong đó, Chế độ tỷ giá
hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại,
vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng
thời kỳ”.
 Việc sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái này sẽ giúp cho nguồn lực được cân
bằng và phân bố hiệu quả. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi giúp cho nền kinh
tế thế giới được ổn định, cán cân thanh toán trở nên cân bằng, hạn chế được
các rủi ro và bất lợi đối với nền kinh tế.
  Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết tương đối ổn định nên góp phần
ổn định kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đảm bảo
tính độc lập tương đối của các chính sách tiền tệ…
3.

You might also like