You are on page 1of 28

BÁO CÁO DỰ ÁN

Tên dự án: Chạm


THÔNG TIN NHÓM

Tên nhóm: Chú Bé Đần Class: SE1755

Môn: SSG104 Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Phòng: 327A Hạn nộp: Chú Bé Đần

THÀNH VIÊN

1. Lưu Tiểu Long 2. Trần Thế Vinh

3. Nguyễn Thành Tùng 4. Vũ Minh Phương

5. Nguyễn Vũ Ban Mai /

I. Tổng quan dự án
1. Vấn đề và hiện trạng thực tế
- “Yêu xa” chắc chắn là một thử thách không dễ vượt qua, ngay cả với những cặp đôi cực
kì tự tin vào mối quan hệ sâu đậm của bản thân. Khi hai trái tim cách xa nhau ngàn cây
số, hay thậm chí là hai bán cầu thì mọi nỗi niềm đều chỉ có thể chia sẻ qua lời nói, và
những giây phút tâm sự ngắn ngủi.
- Yêu xa khó lắm, yêu xa cô đơn lắm, đây cũng chính là lý do mà nhiều cặp đôi chọn kết
thúc thay vì cùng nhau cố gắng. Tại sao vậy? Há chẳng phải là những giây phút yếu lòng,
muốn được an ủi để rồi nhận lại là hụt hẫng và nhớ nhung, hay là sự thiếu tin tưởng trong
tình yêu.
- Đặc biệt hơn, trong bối cảnh xã hội hiện tại, theo cùng sự phát triển của nhu cầu hội nhập
cũng chính là sự hiện hữu của “Yêu xa”. Và với nhiều bạn trẻ, chắc hẳn “Tình Yêu” và
“Sự nghiệp” luôn là hai thứ mà họ phải cân đo đong đếm, nhưng với “Chú bé đần”, chúng
mình mong muốn “Tình Yêu” sẽ là nguồn động lực to lớn để phát triển “Sự nghiệp”.
- Vậy nên chúng mình muốn gửi chút tâm tư tình cảm qua sản phẩm “Chạm” với mong
muốn có thể giúp đỡ những cặp đôi có thêm động lực để vượt qua rào cản vô hình mang
tên “Yêu xa”.
2. Mục đích cả dự án
- Giúp đỡ các cặp đôi yêu xa thấu hiểu về đối phương, về người bạn đồng hành của mình
dưới góc nhìn của người ấy.
- Giúp mọi người có một cách nhìn khác tích cực hơn về ‘khoảng cách’. Xóa bỏ định kiến
trong tiềm thức của mọi người ‘yêu xa sẽ không có một kết cục tốt đẹp’.

3. Lợi ích của dự án


- Đối với cộng đồng: Làm thay đổi lối suy nghĩ của mọi người, giúp mọi người có cái nhìn
tổng quan hơn về tình yêu nói chung và “Yêu xa” nói riêng. Từ đó có những suy
nghĩ,hành động tích cực hơn đối với “Yêu xa”.
- Đối với các nhà tài trợ hiện kim: Sẽ tham gia chung vào phần truyền thông của dự
án,tên,logo, nhãn hiệu của nhà tài trợ sẽ được xuất hiện ở cuối video và trên các bài đăng
trên page.
- Đối với các nhà tài trợ nhân lực: Tham gia edit, chỉnh sửa video cùng các thành viên
trong nhóm dự án, được hậu tạ xứng đáng khi hoàn thành công việc được giao.

4. Miêu tả dự án

I. Chi tiết dự án
1. Thành phần ban tổ chức
- Leader: Lưu Tiểu Long
- Creator: Trần Thế Vinh
- Creator: Nguyễn Thanh Tùng
- Designer: Vũ Minh Phương
- Editor: Nguyễn Vũ Ban Mai

2. Tiến trình thực hiện dự án


Tuần STT Tên công việc Chi tiết
3 1 Học lý thuyết làm proposal Đúng deadline
2 Chia việc, phân vai trò cho từng thành viên Đúng deadline
3 Hoàn thành proposal Chậm 1 ngày
4 Gửi proposal cho giáo viên Đúng deadline
5 Làm kịch bản Đúng deadline
4 6 Chốt kịch bản Chậm 1 ngày
7 Sửa lời dẫn và câu thoại cho cảnh 1 Chậm 2 ngày
8 Vẽ cảnh 1 Đúng deadline
9 Chọn nhạc nền cảnh 1 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
10 Cắt ghép video cảnh 1 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
11 Lời nhắn nhủ cuối video Đúng deadline
5 12 Làm nội dung khảo sát Chậm 4 ngày
13 Sửa lời dẫn và câu thoại cảnh 2 Chậm 5 ngày
14 Vẽ cảnh 2 Đúng deadline
15 Ghi âm cảnh 2 Chậm 5 ngày
16 Chọn nhạc nền cảnh 2 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
17 Ghép cảnh 2 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
18 Tạo page Chậm 4 ngày
19 Viết bài giới thiệu dự án Đúng deadline
20 Viết bài giới thiệu nhóm Đúng deadline
21 Đăng minigame Đúng deadline
6 22 Sửa lời dẫn và thoại cho cảnh 3 Chậm deadline 3 ngày
23 Vẽ cảnh 3 Chậm deadline 7 ngày
24 Chọn nhạc nền cảnh 3 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
25 Cắt ghép video cảnh 3 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
26 Bài viết số 1 trên page Đúng deadline
27 Bài viết số 2 trên page Đúng deadline
28 Bài viết số 3 trên page Đúng deadline
29 Chọn nhạc nền cảnh 3 Chờ hoàn thành cả 4
cảnh
7 30 Sửa lời dẫn và thoại cho cảnh 4 Chậm deadline 5 ngày
31 Vẽ cảnh 4 Chậm deadline 4 ngày
32 Ghi âm cảnh 4 Chậm deadline 7 ngày
33 Chọn nhạc nền cảnh 4 Chờ hoàn thành 4
cảnh
34 Cắt ghép video cảnh 4 Chờ hoàn thành 4
cảnh
35 Bài viết số 4 Chậm 2 ngày
36 Bài viết số 5 Đúng deadline
37 Bài post trailer Chậm 7 ngày
8 38 Ghép 4 phần và hoàn thiện sản phẩm Đúng deadline
39 Đăng bài Trailer (PostCard) Đúng deadline
40 Đăng sản phẩm Chậm 1 ngày
9 41 Tạo Form khảo sát Đúng deadline
42 Đăng bài gửi Form khảo sát Đúng deadline
43 Thu thập dữ liệu, thông tin khảo sát Đúng deadline
44 Viết báo cáo dự án Đúng deadline
45 Bài đăng: Cảm ơn nhà tài trợ
10 46 Báo cáo

3. Kết quả hoạt động gây quỹ từ nhà tài trợ

STT Thông tin nhà tài trợ Hình thức Mức tài Yêu cầu từ
tài trợ trợ / Hoạt nhà tài trợ
Tên Email động tài
trợ

1 Lê Hải Thịnh thinhlhhe170034 Hiện kim 60.000đ Không


@fpt.edu.vn

2 Nguyễn Đức Hiểu hieundhe170151 Hiện kim 60.000đ Không


@fpt.edu.vn

3 Nguyễn Thị Mai mainths170861@ Hiện kim 60.000đ Không


fpt.edu.vn

4 Nguyễn Hồng nhungnhhs17312 Hiện kim 60.000đ Không


Nhung 9@fpt.edu.vn

5 Trương Anh Tú truonganht2016@ Hiện kim 100.000đ Không


gmail.com

6 Hà Mạnh Dũng dunghmhs176176 Nhân lực Edit video Không


@fpt.edu.vn

7 Lương Thanh Tú tulthe170464@fpt Nhân lực Vẽ tranh Không


.edu.vn hoạt họa

8 Nguyễn Thúy Vy vynths170576@f Nhân lực Lồng tiếng Không


pt.edu.vn

9 Nguyễn Hoài Ly justinly0103@gm Nhân lực Lồng tiếng Không


ail.com
Tổng kết:
- Tài trợ hiện kim: 5 nhà tài trợ với tổng số tiền 340.000đ.
- Tài trợ nhân lực: 4 nhà tài trợ với vai trò đã nêu trong bảng.
II. Kết quả dự án
1. Sản phẩm dự án
- Sản phẩm chính:

- Page truyền thông:


- Trailer poster
- Các bài đăng của nhóm có lượt reaction trong khoảng từ 250 đến 350 reactions, nổi bật
nhất đạt được hơn 300 reactions và hơn 300 comments trong minigames, cho thấy sức lan
tỏa tương đối cao, có thể giúp truyền tải thông điệp về tình yêu và sự quan tâm đến mối
quan hệ trong thời đại công nghệ ngày nay.
- Dự án cũng có thể tạo ra sự kết nối giữa các bạn trẻ có cùng tình trạng yêu xa, qua đó
giúp họ chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

2. Kết quả truyền thông


- Lượt view: 2700 lượt
- Lượt reaction: 280 lượt
- Số lượng comment: 42 comments
- Số người tiếp cận được: 533 người
- Lượt xem video trong tối thiểu 3s: 2800 lượt
3. Kết quả tài chính

STT Kinh phí thực tế sử dụng Kinh phí dự trù Chênh lệch

Tên Tiền Tên Tiền

1 Làm minigame 350.000đ Làm minigame 340.000đ 10.000đ

4. Đánh giá dự án

Sơ đồ 1: Độ tuổi yêu xa
- Đây là sơ đồ về độ tuổi của những người tham gia khảo sát dự án, nhằm tìm hiểu sự phân
bố độ tuổi yêu xa. Đã có khoảng 60 câu phản hồi về câu hỏi “Độ tuổi của bạn?”.

- Qua số liệu trong sơ đồ:


+ Số % những người đang trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi là cao nhất chiếm 78,3%.
● Nhận thấy rằng vấn đề yêu xa chủ yếu phổ biến ở độ tuổi thanh niên hoặc
tuổi trẻ.
+ Số % những người đang trong độ tuổi trên 45 là thấp nhất chiếm 5%.
+ Số % trong độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 18%.
- Kết luận:
+ Dữ liệu cho thấy đa số thanh thiếu niên Việt Nam bắt đầu yêu đương vào độ tuổi
từ 16 đến 20, với sự phân bố đều đặn giữa nam và nữ. Trong đó, có một số học
sinh trung học đã có kinh nghiệm yêu đương từ độ tuổi trẻ hơn, trong khi một số
khác lại chưa từng yêu đương cho đến khi trưởng thành hơn.
+ Sự phân bố độ tuổi khi bắt đầu yêu đương cũng có thể thay đổi theo thời gian, với
một số thanh thiếu niên bắt đầu yêu đương sớm hơn hoặc muộn hơn so với các thế
hệ trước đó do sự thay đổi của văn hóa, giáo dục và môi trường sống.

Sơ đồ 2: Giới tính và tình yêu


- Đây là sơ đồ về sự phân bổ giới tính trong tình yêu đặc biệt là “yêu xa”. Đã có khoảng 60
câu hỏi về câu hỏi “Giới tính của bạn là?”
- Qua số liệu sơ đồ:
+ Số % nữ giới đang trong giai đoạn yêu xa là chiếm tỉ lệ cao nhất khi chiếm 56,7%.
+ Số % nam giới đang trong giai đoạn yêu xa chiếm tỉ lệ thấp hơn với con số 40%.
- Kết luận:
+ Sự phân bổ giới tính nam và nữ trong vấn đề yêu xa không được đồng đều và có
thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả môi trường xã hội, văn hóa
và công nghệ thông tin.
+ Theo phân tích số liệu, phần lớn những người tham gia vào mối quan hệ yêu xa là
phụ nữ. Điều này có thể do tính cách nữ giới thường trở nên nhạy cảm và tình cảm
hơn, và họ có xu hướng tìm kiếm sự chăm sóc và sự kết nối tình cảm với đối tác
của mình. Ngoài ra, việc phụ nữ thường được xem là người quản lý gia đình và
trách nhiệm tình cảm trong mối quan hệ cũng có thể dẫn đến việc họ tham gia vào
mối quan hệ yêu xa.
+ Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet, ngày càng
có nhiều cặp đôi nam và nữ tham gia vào mối quan hệ yêu xa. Công nghệ này
giúp họ dễ dàng duy trì liên lạc và kết nối tình cảm một cách dễ dàng và tiện lợi
hơn bao giờ hết. Tóm lại, sự phân bổ giới tính nam và nữ trong vấn đề yêu xa có
thể thay đổi theo thời gian và được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Sơ đồ 3: Trải nghiệm về yêu xa của mọi người


- Đây là sơ đồ trải nghiệm về yêu xa của mọi người, nhằm tìm hiểu về việc yêu xa của mọi
người nó đã/đang hoặc chưa từng. Đã có khoảng 60 phản hồi về câu hỏi “ Bạn đã từng
yêu xa hay chưa?”.
- Qua số liệu trong sơ đồ:
+ Số % những người đã từng yêu xa chiếm tỉ lệ cao nhất
● Nhận thấy rằng có nhiều người đã từng trải nghiệm về tình yêu xa, vậy nên tình yêu xa
thật sự là một vấn đề nổi bật.
+ Số % đang yêu xa chiếm tỉ lệ thấp nhất
● Tỉ lệ này cho thấy tình yêu xa không phải lúc nào cũng hiện diện trong cuộc sống của
chúng ta.
+ Số % chưa từng yêu xa chiếm tỉ lệ cao hơn tỉ lệ đang yêu xa.
● Tỉ lệ % của số người chưa từng yêu xa thấp nhất là vì yêu xa là sự tùy thuộc vào mỗi
người.
- Kết luận:
+ Số % của những người đã từng yêu xa cho thấy ai cũng từng có trải nghiệm đó trong đời.
Có số người thì chưa từng vì tùy thuộc vào mong muốn về tình yêu của chính họ.
- Đề xuất:
+ Chúng tôi đề xuất cho vấn đề này rằng, tình yêu là sự tự nguyện, hãy đón nhận nó khi bạn
đã sẵn sàng.

Sơ đồ 4: Phương thức tiếp cận của mọi người tới dự án


● Đây là sơ đồ phương thức tiếp cận của mọi người tới dự án, nhằm tìm hiểu về cách mọi
người tiếp cận tới dự án thông qua phương tiện truyền thông nào. Đã có khoảng 59 phản
hồi về câu hỏi “ Bạn đã biết dự án thông qua phương tiện truyền thông nào?”.

● Qua số liệu trong sơ đồ:


- Số % mọi người tiếp cận qua Facebook chiếm tỉ lệ cao nhất
- Tỉ lệ của Facebook chiếm cao nhất, vì đây là một phương tiện truyền thông phổ biến, dễ
tiếp cận tới mọi người.
- Các phương tiện truyền thông như Tiktok, Youtube, Instagram, Zalo chiếm tỉ lệ trung
bình
- Các phương tiện này chiếm tỉ lệ trung bình là do đây là các phương tiện truyền thông
không thật sự dễ tiếp cận tới mọi người, và những phương tiện này cũng không phổ biến
bằng Facebook.
- Những mục còn lại như biết tới dự án thông qua bạn bè, hoặc là Twitter chiếm % thấp
nhất
- Tỉ lệ % thấp nhất này cho thấy rằng dự án có thể thành công mà không cần thông qua bạn
bè. Vì Twitter thật sự không phải là phương tiện truyền thông phổ biến ở Việt Nam.

● Kết luận: Qua đoạn phân tích trên, chúng tôi kết luận được rằng Facebook là nền tảng phổ
biến nhất với mọi người, nó dễ dàng giúp mọi người tiếp cận tới dự án.

● Đề xuất: Facebook là một nền tảng phổ biến nhất ở Việt Nam, chúng ta nên lấy Facebook
làm cách tiếp cận tới mọi người.
Sơ đồ 5: Đánh giá về chất lượng sản phẩm

Bình thường Ổn Tốt Rất tốt Xuất sắc

Tính logic 5 6 11 19 19

Âm thanh 0 11 9 21 19

Hình ảnh 2 3 13 16 26

Sự sáng tạo 0 4 9 23 24

Thông điệp 0 5 13 22 20

Bảng 1: Mức độ hài lòng của người xem về chất lượng của Video (N=60)

● Hình ảnh phía trên là biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của người xem về chất lượng của
Video nhằm thu thập ý kiến của người xem về các khía cạnh của sản phẩm như tính logic,
âm thanh, hình ảnh, sự sáng tạo và thông điệp qua video. Qua hai ngày mở khảo sát thì
nhóm đã nhận được tổng cộng 60 phản hồi đánh giá sản phẩm nói chung và đồng thời
nhận được 60 phản hồi đối với câu hỏi này.

● Phân tích chi tiết:


- Đối với mục tính logic, đa số phản hồi của khán giả là từ rất tốt cho đến xuất sắc (19),
tuy nhiên cũng có một số lượng nhỏ cho rằng tính logic bình thường hoặc ổn (5~6). Đối
với phản hồi đánh giá ở mức cao này cũng có thể dễ hiểu, khi video được phân bố cục rõ
ràng (4 cảnh được chia rõ) giúp người xem dễ bám sát với nội dung của video hơn. Bên
cạnh đó, phần kịch bản đã có những chi tiết nhỏ chia đều từng cảnh cùng góp vào việc
khiến kết thúc của video trở nên hợp lí hơn.

- Về chất lượng âm thanh, phản hồi của người xem dao động từ rất tốt đến xuất sắc
(19~21). Có thể thấy được rằng video đã được xử lí tương đối tỉ mỉ về mặt âm thanh.
Tổng thể thì âm thanh trong video được đánh giá khá cao. Âm thanh được lọc tạp âm tốt,
nhạc nền được chọn hợp lí, phù hợp với cảm xúc của nhân vật. Giọng đọc của các nhân
vật đa dạng cảm xúc.

- Vì sản phẩm là video animation nên nhóm đã đầu tư rất kĩ lưỡng về mặt hình ảnh, và
nhóm cũng đã nhận được những phản hồi thích đáng cho phần này. Phản hồi xuất sắc (26)
của người xem ở phần này là cao nhất trong tất cả các phần của mục đánh giá chất lượng
sản phẩm.

- Sự sáng tạo trong sản phẩm được đánh giá rất cao, đa số người xem đều phản hồi ở mức
rất tốt ~ xuất sắc (23~24). Nhóm đã có sử dụng thuật ngữ plot twist (cú ngoặt) ở cảnh 4
khiến kết cục vốn là Bad Ending (Kết thúc buồn) thành Happy Ending (Kết thúc có hậu).

- Thông điệp qua video được thể hiện qua từng cảnh, cụ thể là phản hồi về mục này được
đánh giá chủ yếu từ rất tốt đến xuất sắc (22~20). Tuy nhiên, phần thông điệp chưa được
thể hiện quá rõ ràng nên vẫn còn một bộ phận người xem đánh giá chưa cao (cụ thể 5
người đánh giá ở mức ổn).

● Kết luận: Dựa vào những số liệu trên, mức độ phản hồi của người xem về mục đánh giá
sản phẩm khá cao, dễ tiếp cận với mọi người, cụ thể là những người trẻ tuổi đang yêu xa
hay có sự quan tâm đến việc yêu xa.
● Đề xuất: Cần chú ý, xem xét lại kịch bản và điều chỉnh để phần thông điệp rõ ràng, dẽ
hiểu hơn.
Sơ đồ 6: Ấn tượng về các phân cảnh của sản phẩm

● Biểu đồ trên thể hiện về sự phản hồi của người xem về ấn tưởng với các phân cảnh trong
video nhằm sàng lọc sự quan tâm của người xem về vấn đề mà mỗi cảnh đưa ra.
● Phân tích chi tiết:
- Từ biểu đồ ta có thể thấy rõ 3 cảnh (cảnh 3, cảnh 4 và cảnh 2) nhận được sự yêu thích của
người xem nhất. Trong đó, hai cảnh 2 và 4 là chiếm tỉ lệ cao nhất.
+ Cảnh 2 với 35,6% lượt bình chọn là cảnh có tỉ lệ phần trăm cao nhất. Từ nội dung cảnh 2
có thể thấy rõ là ‘khoảng cách’ giữa đôi bên dễ khiến con người đồng cảm vì nó là điều
khó thể tránh khỏi trong cuộc sống.
+ Cảnh 4 có tỉ lệ phần trăm đứng thứ hai với 32,2%. Cảnh 4 là cảnh có cú ngoặt làm thay
đổi đoạn kết khiến người xem đang trong tâm trạng buồn trở nên vui vẻ hơn nên sẽ dễ tạo
ấn tượng với họ.
+ Cảnh 1 với tỉ lệ tương đối ít nhưng cũng không khó để hiểu khi cảnh 1 chủ yếu thiên về
những câu chuyện thường ngày nên không có quá nhiều ấn tượng với người xem.
● Kết luận: Tổng quát, video có phản hồi rất tích cực về các cảnh nói chung và hai cảnh 2, 4
nói riêng. Video đã có những yếu tố hợp lí để tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người
xem.
● Đề xuất: Cần cân bằng những yếu tố một cách hợp lí trong các cảnh của sản phẩm để
tránh việc gây nhàm chán cho người xem.
Sơ đồ 7: Những thông điệp , bài học khán giả đã nhận được
- Đây là sơ đồ về những bài học khán giả đã rút ra được sau khi xem video, nhằm tìm hiểu
về cách mọi người suy nghĩ và cảm nhận về yêu xa sau khi xem sản phẩm. Đã có khoảng
59 phản hồi về câu hỏi “ Một/một số bài học bạn đã chiêm nghiệm được qua video?”
- Qua số liệu trong sơ đồ:
+ Phần trăm nhiều nhất: thấu hiểu, cảm thông là cần thiết.
● Tỉ lệ này cho thấy dự án đã chạm đến cảm xúc của khán giả qua những cảnh animation
khiến họ cho rằng thấu hiểu và cảm thông luôn là những lựa chọn tốt nhất cho tình yêu.
+ Ngoài ra với tỉ lệ không mấy thấp hơn thì tin tưởng cũng xếp ngay sau thấu hiểu và cảm
thông.
● Tỉ lệ thể hiện tin tưởng cũng là một trong những thông điệp truyền được nhiều cảm xúc
cho khán giả nhất.
+ Yêu xa không hề khó có tỉ lệ chọn thấp nhất trong 3 phương án có sẵn.
● Sự chênh lệch này cho thấy có một số nhóm khán giả cảm nhận rằng yêu xa vẫn là một
thử thách dành cho các cặp đôi và chưa đủ dũng cảm để nói rằng yêu xa không hề khó.
+ Chỉ có những tỉ lệ rất nhỏ về ý kiến cá nhân của một số khán giả rút ra rằng không nên
yêu xa.
● Tỉ lệ cho thấy vẫn còn đâu đó một số khán giả mất niềm tin vào yêu xa và thông điệp
chưa thể hoàn hảo để chạm tới cảm xúc của nhóm khán giả này.

● Kết Luận: Sản phẩm đã mang lại những bài học, thông điệp thiết thực dành cho rất nhiều
người, yêu xa cần thiết nhất là: thông cảm, thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau.
● Đề Xuất : Các cặp đôi nên thông cảm, thấu hiểu và có niềm tin ở nhau trong tình yêu.
Sơ đồ 8 : Mức ảnh hưởng của dự án đến cách nhìn nhận về “Yêu xa”
- Đây là sơ đồ về mức độ ảnh hưởng của dự án đến cái nhìn của khán giả, nhằm đánh giá
về một trong số những mục đích quan trọng của dự án . Đã có 59 phản hồi về câu hỏi “
Đánh giá của bạn về mức độ ảnh hưởng của dự án đến cách nhìn nhận về “Yêu xa”?”
- Qua số liệu trong sơ đồ:
+ Biểu đồ cho thấy tỉ lệ khán giả có thay đổi tích cực và rất tích cực về “yêu xa” là nhiều
nhất.
● Tỉ lệ cho thấy dự án đã thành công trong việc thay đổi cách nhìn của khán giả về yêu xa,
đồng thời mang lại cho khán giả những phút giây tích cực và vui vẻ khi trải nghiệm thành
quả của dự án.
+ Chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn là “Không thay đổi”.
● Tỉ lệ của lựa chọn tuy nhỏ nhưng đáng kể, cho thấy có một nhóm khán giả vẫn chưa thực
sự hứng thú với vấn đề yêu xa, sản phẩm của dự án vẫn chưa thể đạt đến mức có thể
khiến nhóm khán giả này hứng thú và có nhiều cảm xúc đối với sản phẩm.
+ Tỉ lệ khán giả có cách nhìn thay đổi tiêu cực rất nhỏ, không đáng kể.
● Dự án có những phân cảnh điển hình về những tình huống khi yêu xa, có lẽ đã chạm đến
một phần trong những kí ức không mấy tươi đẹp của một vài cá nhân.Điều này có thể dẫn
đến một số cảm xúc không tích cực.
● Kết Luận: Dựa vào sơ đồ trên, có thể thấy, dự án đã đã giúp cho đa phần khán giả có cái
nhìn tích cực hoặc rất tích cực hơn về yêu xa và để lại cho khán giả nhiều ấn tượng sâu
sắc.
Sơ đồ 9: Đánh giá dự án “Chạm” trên thang điểm 10
- Qua số liệu trong sơ đồ:
+ Số điểm dao động từ 5 đến 10, trung bình 8.5.
● Từ kết quả, dự án đạt mức tốt (trên 8). Dự án với chủ đề "Yêu xa" đạt được điểm trung
bình 8.5 trên thang điểm 10, cho thấy dự án đã đạt được một mức độ thành công khá cao.
Điểm số này cho thấy rằng dự án đã đạt được mục tiêu được đặt ra, sản phẩm hoặc dịch
vụ đạt được chất lượng tốt, và tính khả thi của dự án cũng được đảm bảo.
+ Số điểm cao nhất là 10, chiếm tỉ lệ cao nhất là 31%
● Dự án có sức ảnh hưởng với nhiều người bao gồm cả những người đang yêu xa, đã từng
yêu xa, và chưa từng yêu xa. Điều đó cho thấy dự án đã đưa ra được những vấn đề khó
lường trước trong mối quan hệ tình cảm vượt khoảng cách dưới góc nhìn của cả 2 người,
khiến khán giả tiếp nhận được ý kiến đóng góp
+ Số điểm thấp nhất là 5, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 1,7%;
● Do chất lượng video, hình ảnh chưa đạt tiêu chuẩn cao của Animation, hoặc hình ảnh,
hoặc âm thanh, khán giả chưa có được cảm nhận rõ ràng về “Yêu xa” thông qua góc nhìn
mà “Chạm” mang tới.

- Những điểm đã đạt được:

STT Phạm vi ảnh hưởng Chi tiết

1 Cá nhân Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho các thành viên
Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian

Rèn tính trách nhiệm với công việc được giao

Rèn tính đoàn kết

2 Cộng đồng Tạo nguồn động lực cho các cặp đôi yêu xa, giúp họ vượt
qua những khó khăn và giảm bớt cảm giác cô đơn

Cung cấp thông điệp hữu ích về quan hệ tình cảm, cải
thiện chất lượng tình cảm của các cặp đôi yêu xa

3 Dự án Thu hút được sự quan tâm của hơn 500 người thông qua
số lượt follow, like, theo dõi page

Đạt chỉ tiêu 2500 views cho sản phẩm cuối cùng

- Những điểm hạn chế:

STT Điểm hạn chế Nguyên nhân

1 Chưa hoàn toàn đúng dạng Thời gian ngắn, nhân lực không đủ để
Animation vẽ tranh

2 Khả năng kết nối thành viên, làm Chưa hiểu rõ về từng thành viên, chưa
việc nhóm thời điểm ban đầu chưa biết điểm mạnh, điểm yếu của từng
tốt người để giao việc cho phù hợp

3 Sự lan tỏa của dự án còn kém Truyền thông còn nhiều thiếu sót

4 Độ tin cậy và bảo mật thông tin Người tham gia khảo sát không yên tâm
khi thực hiện việc điền form khảo sát vì
độ bảo mật thông tin của nhóm còn
kém

5 Khó khăn trong việc quản lý thời Các thành viên trong nhóm có sự khác
gian nhau về lịch sinh hoạt cá nhân và lịch
học điều này dẫn đến việc lịch trình dự
án bị trễ hoặc không đúng kế hoạch

Đánh giá thành viên:

STT Họ và tên Ưu điểm Nhược điểm

1 Lưu Tiểu Long - Năng nổ - Bắt nạt teammate


- Hòa đồng - Chậm deadline
- Trách nhiệm - Hay bắt tăng ca.
- Điều hành hoạt động - Hay họp nhiều nơi
của nhóm, xác định một lúc (khoảng
mục tiêu và định hướng thời gian đầu và
cho hoạt động. giữa).
- Giao việc cho
thành viên chưa
hợp lý trong thời
gian đầu.

2 Nguyễn Vũ Ban Mai - Năng nổ, chăm chỉ. - Chậm deadline.


- Đóng góp nhiều về - Đi họp không bật
phần nội dung và ý mic.
tưởng.
- Có trách nhiệm trong
công việc.

3 Vũ Minh Phương - Vẽ đẹp - Chăm chỉ quá mức


- Chăm chỉ cho phép
- Có nhiều ý tưởng hay - Chậm deadline
- Có trách nhiệm với
phần việc được giao.

4 Trần Thế Vinh - Linh hoạt, có thể làm - Chậm deadline


nhiều việc dưới nhiều
hình thức, chưa biết
vẫn tìm hiểu.
- Có nhiều ý tưởng hay,
giúp team không bị bí ý
tưởng.

5 Nguyễn Thành Tùng - Truyền thông tốt. - Chậm deadline


- Năng nổ trong hoạt - Khó liên lạc khi
động nhóm. cần
- - Hay vào muộn họp.

5. Mong muốn/Đề nghị (Không có)

PHỤ LỤC

1. Bảng câu hỏi khảo sát

STT Câu hỏi Lựa chọn

1 Bạn đã bao giờ “Yêu xa” chưa? - Đã từng yêu xa


- Đang yêu xa
- Chưa yêu xa

2 Tình trạng mối quan hệ (Đang yêu


xa)

3 Cảm giác của bạn thế nào ? (Đang - Mệt mỏi


yêu xa) - Hạnh phúc
- Muốn dừng lại
- Muốn tiếp tục
- Bình yên
- Others:...

4 Chia sẻ về những khó khăn của hai - Cô đơn


bạn cho chúng tớ nhé! (Đang yêu xa) - Nhớ nhung
- Nghi ngờ
- Others:...

5 Bạn thường khắc phục khó khăn đó


bằng cách nào? (Đang yêu xa)

6 Bạn cảm thấy thế nào về mối tình đó?


(Đã từng yêu xa)
7 Mối tình đó của bạn có suôn sẻ - Thiếu tin tưởng
không? Nếu không thì bạn nghĩ lý do - Cô đơn
là gì? (Đã từng yêu xa) - Không quan tâm được đối
phương
- Others:...

8 Chia sẻ cho chúng tớ về niềm vui, kỷ


niệm đẹp của hai bạn nhé! (Đã từng
yêu xa)

9 Khó khăn nào mà bạn đã trải qua - Cô đơn


trong quá trình bên nhau? (Đã từng - Nghi ngờ
yêu xa) - Nhớ nhung
- Nhạy cảm
- Others:...

10 Bạn có lời khuyên gì cho các cặp đôi


đang yêu xa? (Đã từng yêu xa)

11 Bạn nghĩ thế nào về mối tình không


ngại khoảng cách? (Chưa yêu xa)

12 Theo bạn, các cặp đôi yêu xa cần - Không ngại khoảng cách
những yếu tố nào để bền vững? - Tôn trọng sự riêng tư
- Không giấu diếm
- Others:...

13 Nếu có thể, bạn muốn thử yêu xa một - Có


lần không? - Không

14 Bạn có ủng hộ dự án giúp đỡ các cặp - Rất không hứng thú


đôi yêu xa không? - Không hứng thú lắm
- Có chút hứng thú
- Rất hứng thú

15 Độ tuổi của bạn? - Dưới 18 tuổi


- Từ 18 - 30 tuổi
- Từ 30 - 45 tuổi
- Trên 45 tuổi

16 Giới tính của bạn là? - Nữ


- Nam
- Khác

17 Bạn đã từng yêu xa? - Đã từng


- Đang yêu xa
- Chưa yêu xa

18 Bạn biết đến dự án thông qua hình - Facebook


thức truyền thông nào? - Tiktok
- Youtube
- Instagram
- Zalo
- Others:..

19 Cho Chú Bé Đần biết cảm nghĩ của - Bình thường


bạn về dự án của chúng tớ nhé! - Ổn
(Gồm: Tính logic, hình ảnh, âm - Tốt
thanh, sự sáng tạo) - Rất tốt
- Xuất sắc

20 Bạn ấn tượng về phân cảnh nào trong - Cảnh 1: Nghi ngờ


video nhất? - Cảnh 2: Khoảng cách
- Cảnh 3: Hụt hẫng
- Cảnh 4: Kết cục
- Others:...

21 Bài học nào mà bạn đã chiêm nghiệm - Yêu xa không hề khó


được qua dự án của Chú Bé Đần? - Yêu xa rất cần sự tin tưởng
- Thấu hiểu, cảm thông là cần
thiết
- Others:...

22 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự - Không thay đổi


án đến cách nhìn nhận về “yêu xa” - Thay đổi tiêu cực
của các bạn: - Thay đổi tích cực
- Thay đổi rất tích cực

23 Đánh giá của bạn về dự án “Chạm”:

24 Chúng mình mong các bạn chia sẻ


thêm về thiếu sót của Chú Bé Đần
trong dự án này.

You might also like