You are on page 1of 6

Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học vẹt, học tủ của học sinh

hiện nay.
Trong con đường tìm đến kho tàng kiến thức của nhân loại, ai cũng biết việc học
hành đã đóng một vai trò to lớn. Nắm bắt được điều này, Sidney Jourard đưa ra
nhận định: “Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết –
nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và
kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình.”. Nhưng hiện nay phần lớn học sinh lại
không nhìn nhận được giá trị đích thực của việc học rồi đi theo lối mòn “học tủ,
học vẹt”.
(Em nên giải thích học vẹt trước, học tủ sau theo như trình tự đề bài)
Để hiểu được ý nghĩa của vấn đề, ta sẽ bắt đầu với cách “học tủ”. Đây là cách học
có chọn lọc những kiến thức quan trọng và cần thiết cho các kỳ thi. Phương pháp
học này rất nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vì nó phụ thuộc vào
tính chất may rủi rất cao, đặc biệt là khi học sinh dự đoán sai đề bài. Việc học tủ
thường thể hiện qua cách làm bài kiểm tra của học sinh. Nếu đề bài cho ra giống
với phần bài đã học thuộc thì có thể làm rất nhanh chóng, chính xác. Nhưng không
phải lúc nào vận may cũng đến, ắt phải có lúc xui rủi. Và khi bị “tủ đè”, học sinh
sẽ bị rơi vào thế bị động, không biết giải quyết những bài này như thế nào. Nhiều
trường hợp trong môn Văn dù học sinh đã đoán đúng chính xác đề thi nhưng lại
không học đoạn được ra trong đề thi dẫn đến việc "trúng tủ nhưng lệch ngăn".Còn
“học vẹt” là học thuộc lòng như một cái máy, như một con vẹt chỉ bắt chước tiếng
người mà không hiểu rõ bản chất của vấn đề. Khi học thuộc bài thì đọc rất trôi
chảy nhưng lại không nắm được nội dung mà học một các máy móc, thụ động.
Chính vì lẽ đó, việc học tủ, học vẹt dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Học tốn thời gian nhưng thực chất lại không đem được hiểu quả, bản chất của kiến
thức. Vì thế cách học này khiến học sinh nhanh chóng quên đi mà không thể áp
dụng được gì vào đời sống. (chỗ này sẽ bị trùng phần tác hại, nên bỏ)
Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Đây là một câu hỏi nhưng lại có hàng
vạn câu trả lời. Có người nói rằng đây là vì học sinh không có một kế hoạch học
tập cụ thể, chưa có phương pháp học đúng đắn, cứ đến gần kì thi hoặc gần giờ
kiểm tra mới bắt đầu học. Người nọ lại bảo do học sinh lơ là, ham chơi, không
nghe giáo viên giảng bài, chỉ làm việc riêng, về nhà thì bị những thiết bị công nghệ
tân tiến, hiện đại là máy tính, điện thoại hấp dẫn, do đó thời gian dành cho việc học
cũng ít đi. Tất cả đều đúng, đó là những nguyên nhân cốt yếu dẫn đến hiện tượng
này. Nhưng vậy thôi chưa đủ, điều này xảy ra còn là vì chương trình giáo dục của
chúng ta hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết, ít gắn liền với thực tế, do đó không
gây được hấp dẫn đối với học sinh, khiến cho học sinh không hiểu được giá trị cốt
lõi của bài học mà thầy cô muốn mang lại. Thầy, cô chỉ cho các lí thuyết suông rồi
bắt học sinh về học thuộc. Điều đó dẫn đến hiện tượng “học vẹt, học tủ” diễn ra
trầm trọng hơn. Mặt khác, một số thì bị áp lực đến từ gia đình. Sở dĩ những người
làm cha, làm mẹ, ai chẳng yêu những đứa con của mình, ai chẳng mong những đứa
con ấy sau này trở thành người tử tế, thành đạt, có địa vị trong xã hội. Bởi tình yêu
ấy, đã vô tình trở thành những áp lực to lớn như những cái gánh nặng trĩu trên đôi
vai nhỏ bé của những đứa con. Phần lớn cha mẹ luôn muốn con là người đạt điểm
cao nhất, trọng thành tích, luôn xem điểm số là cột mốc phải đạt được. Họ luôn
không hài lòng nếu con mình đạt điểm thấp mà không quan tâm đến cảm nhận và
sự cố gắng của con. Gần đây, có nhiều vụ học sinh tự tử nguyên nhân nhân xuất
phát từ việc bị áp lực học hành, không trong đó phải kể đến vụ nam sinh mười sáu
tuổi học trường chuyên lại nhảy từ tầng cao xuống hay là vụ nam sinh giết chính
mẹ ruột của mình vì mẹ đã gây áp lực quá lớn đến việc học tập của cậu. Đau lòng
biết bao nhiêu!
(Bổ sung tác hại đối với người học và với những người xung quanh)
Nếu ánh sáng mặt trời làm tươi vui vạn vật thì sau khi chiều xuống, bóng đêm sẽ
bao trùm tất cả. Bên cạnh những người luôn biết kế hoạch việc học cụ thể, thì có
một số học sinh lười nhát, “nước đến chân mới nhảy”, học tủ, học vẹt để đối phó
với thầy cô, cha mẹ. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục hiện tượng này? Nhà
trường cần nâng cao chất lượng bài giảng, tìm những cách giảng dạy mới mẻ, tạo
hứng thú cho học sinh trong các giờ học, phối hợp với phụ huynh theo dõi nhắc
nhở con em mình trong việc học tập. Về phần những người làm cha làm mẹ, họ
không nên ép con học tập, phải có sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái để học sinh
luôn thoải mái học tập có hiệu quả. Và đặc biệt là các bạn học sinh, cần nâng cao
trách nhiệm, tính chủ động của mình đối với việc học, không được rơi vào tình
trạng thụ động, lấy việc học như một trò mạo hiểm, thử thách may rủi trong các bài
kiểm tra. Bên cạnh đó cũng cần tuyên dương những cá nhân chăm chỉ trong việc
học tập và rèn luyện, tránh xa lối “học tủ, học vẹt”.
Học tập vốn là một con đường gian nan đầy chông gai thử thách đòi hỏi sự quyết
tâm. Trên con đường kiến thức, ai cũng cần phải bỏ ra mồ hôi, nước mắt để đạt lấy
thành tựu cho riêng mình. Nhằm đạt được điều đó, mỗi học sinh chúng ta cần tránh
xa việc “học tủ, học vẹt” để việc học trở thành một chiếc “la bàn” hiệu quả để ta có
thể đi đến con đường thành công nhanh hơn.
Đề 2: Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển rất hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt
là lứa tuổi học sinh. Nhiều bạn ham mê điện tử mà sao nhãng học tập thậm
chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên.
Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu giải trí của con người cũng dần đổi
thay, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Thay vì những trò chơi giải trí mang tính truyền
thống như ô ăn quan, nhảy dây,… thì các bạn trẻ ngày nay lại có xu hướng đam mê
một hình thức giải trí khác đó là trò chơi điện tử. Có những bạn ham mê thái quá
dẫn tới nghiện các trò chơi đó mà xao lãng việc học, thậm chí còn phạm phải
những sai lầm nghiêm trọng. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Để hiểu ý nghĩa của vấn đề, ta sẽ bắt đầu với khái niệm của “trò chơi điện tử”. Đây
là một phần mềm được cài đặt vào máy tính hay điện thoại, trong đó nhà sản xuất
đã sử dụng các phần mềm lập trình để hình ảnh và âm thanh nhằm tạo độ chân thực
sắc nét nhất, lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ
và bí ẩn nên phù hợp với sở thích tò mò của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một
kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có
tới 61,4% là để chơi các trò chơi này. Trò chơi điện tử sẽ trở nên có ích nếu ta sử
dụng hợp lí vì tính chân thực của nó giúp mọi người thư giãn sau thời gian học tập
và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp tăng khả năng sáng
tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả năng tư duy và rèn
luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game như nhìn hình đoán
chữ, đoán nốt nhạc … Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên không nên lạm dụng
quá nhiều vào game . (Phần này sẽ đưa xuống đoạn lợi ích)
(Bổ sung thực trạng, biểu hiện của vấn đề)
Tuy nhiên,một số bạn trẻ không thể kiềm chế lại ham muốn của mình, khiến cho sở
thích của bản thân trở thành cơn nghiện.Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện
tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng đó, như do không được cha mẹ quan tâm, do bạn bè rủ rê, do không
làm chủ được bản thân... (Chỗ này em cần bàn chi tiết hơn, những nguyên nhân đó
cụ thể là ntn?) Nhưng dù lý do nào đi nữa thì việc ham mê trò chơi điện tử cũng là
một tác hại khôn lường. Đầu tiên ta dễ dàng nhận thấy, ngồi quá gần màn hình máy
tính hay điện thoại trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, lưng dễ bị
gù, sức khỏe bị tổn hại rất nhiều, thậm chí còn khiến bản thân lười nhát, lười vận
động cơ thể. Hơn thế nữa, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến học sinh sao nhãng
học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút
kém dẫn đến chán học và không quan tâm tới mọi người xung quanh chỉ biết đắm
chìm trong thế giới ảo khiến cuộc sống bị đảo lộn. Như vậy vô tình sự ham chơi
nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử
còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào
một thế giới không có thực.
Hiện nay, các tiệm “net” đã có mặt ở khắp mọi nơi. Vì thế, ham chơi điện tử còn
tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để
có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn,
trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè...Chúng ta đã chứng kiến trên tivi,
báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ từ mười ba đến mười tám, nghiện trò
chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn ấy còn nỡ
xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Và không ai có thể lường
trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Nếu ánh sáng mặt trời làm tươi vui vạn vật thì sau khi chiều xuống, bóng đêm sẽ
bao trùm tất cả. Bên cạnh những người luôn biết chơi một cách chừng mực thì có
một số cá nhân nghiện ngập, u mê chơi điện tử mà không có điểm dừng. Vậy
chúng ta phải làm gì để khắc phục hiện tượng này? Và cách tốt nhất đó là cha mẹ
phải cần hiểu rõ con cái. Từ đó có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn
những thói hư tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách con em mình. Gia
đình hãy quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các
em. Bên cạnh gia đình, nhà trường cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho
học sinh như: tổ chức ngoại khóa, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục đạo
đức,… giúp các bạn trẻ có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, hòa nhập với đời
sống thực,… Và điều quan trọng nhất, chúng ta phải có những quyết định đúng đắn
cho cuộc sống của mình sau này bằng cách kế hoạch thời gian học tập và thời gian
giải trí một cách hợp lý theo lí tưởng “học ra học, chơi ra chơi”. Mà nếu đã bị
nghiện thì phải biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân hạn chế tiếp xúc với những trò
chơi điện tử đó.
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng gia tăng. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự
chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không
bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà
làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải buồn lòng.
Đề 3: Việc sử dụng mạng Facebook không đúng cách có tác hại khôn lường.
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu giải trí của con người cũng dần đổi
thay, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Thay vì những trò chơi giải trí mang tính truyền
thống như ô ăn quan, nhảy dây,… thì các bạn trẻ ngày nay lại có xu hướng đam mê
một hình thức giải trí khác đó là sử dụng mạng Facebook. Có những bạn sử dụng
không đúng cách khiến chúng gây ra tác hại khôn lường. Đây đang là vấn đề được
cả xã hội quan tâm.
Để hiểu ý nghĩa của vấn đề, ta sẽ bắt đầu với khái niệm của “mạng Facebook”.
Đây là một hệ thống mạng xã hội, nơi con người có thể kết nối, giao lưu, trò
chuyện hay chia sẻ những điều mình muốn cho mọi người biết.
(Bổ sung thực trạng việc sử dụng mạng FB không đúng cách hiện nay)
Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Có người nói rằng do cha mẹ không quản
lý con cái, không quan tâm đến con nên dẫn đến tình trạng tồi tệ này. Người kia thì
bảo do các bạn trẻ không không tự chủ được bản thân, đua đòi, bắt chước cho bằng
bạn bằng bè. Tất cả đều đúng , mọi thứ đều đến từ hai phía. Thứ nhất là từ chính
bản thân người dùng không tự ý thức được cái lợi và cái hại của việc sử dụng
Facebook. Hay đôi khi biết nhưng không kìm chế được bản thân bị sức hút của
mạng xã hội cuốn đi. Thứ hai là do yếu tố khách quan đến từ xã hội ngày càng phát
triển công nghệ thông tin hiện đại nhu cầu giao tiếp của con người tăng cao. (Bổ
sung: gia đình, nhà trường)

Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và
bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống
đến với mọi người. Thông qua Facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè
đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ. Facebook còn là trang mạng nơi chúng
ta học tập và tìm tòi những kiến thức mới và giúp ta có thể kiếm tiền thông qua
việc bán hàng online.
Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, có một số người dành quá nhiều thời gian
một ngày để lướt Facebook gần như là không rời được điện thoại như thể đang
sống trong một thế giới riêng vậy. Điều đáng lo ngại là thế giới không có thật nó là
một thế giới hư ảo con người ta tìm đến nó với mục đích giải trí, trao đổi thông tin
nhưng nếu quá lạm dụng thì vô hình chúng chúng ta đã tự đưa mình vào hố sâu xa
rời cuộc sống thực tại. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, những nền khoa học công nghệ chính vì thế việc con người ta tiếp xúc với
công nghệ thông tin cũng là một điều dễ hiểu. Một số gia đình ngồi ăn bữa cơm
các thành viên thay vì vui vẻ nói chuyện với nhau thì mỗi người lại dán hai đôi mắt
mình lên chiếc điện thoại. Vì thế, mạng xã hội không chỉ vô tình giúp ta kết nối
người với người mà đôi khi, chính nó lại khiến con người sống khép kín hơn. Cả
cuộc sống dường như thu nhỏ lại trong màn hình điện thoại. Ngoài ra, một vài bạn
trẻ vô tình để lộ thông tin cá nhân của mình lên mạng mà dẫn đến tình trạng quấy
rối tình dục ngày càng gia tăng, điều này ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các
bạn. Hơn nữa, các thành phần lừa đảo người tiêu dùng trên mạng cũng dần tăng
lên. (Phần này cần chi tiết hơn, bổ sung them, vì đây là phần quan trọng nhất theo
đề bài)
Nếu ánh sáng mặt trời làm tươi vui vạn vật thì sau khi chiều xuống, bóng đêm sẽ
bao trùm tất cả. Bên cạnh những người luôn biết sử dụng một cách chừng mực thì
có một số cá nhân nghiện ngập, u mê lướt mạng mà không có điểm dừng. Hơn nữa
còn có một số kẻ lợi dụng mạng xã hội này để lừa gạt, quấy rối người khác. Vậy
chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Mỗi chúng ta phải quản lý thời
gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các
chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Ví dụ, Trung
Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi
những tác hại xấu của nghiện mạng xã hội này. Còn đối với học sinh, phải luôn đề
cao việc học tập của mình, chỉ sử dụng Facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành
mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ. (Bổ sung: gia đình, nhà trường)
Mỗi vật tích cực, cũng đều có mặt tiêu cực của nó. Chỉ có điều chúng ta cần phải
biết làm thế nào để có thể phát huy được những thứ tốt đẹp, không làm mất đi giá
trị thực sự của những thứ có ích cho chúng ta. Không ai có thể chống lại sự phát
triển của công nghệ internet, cũng không thể cấm giới trẻ sử dụng Facebook,
nhưng khi nhận ra được những tác động to lớn về văn hóa từ không gian ảo này, ta
sẽ có thể quan tâm và định hướng phát triển cho tuổi trẻ tốt hơn.

You might also like