You are on page 1of 3

LẠI PHÚ QUÂN 0902282544

ÔN TẬP ĐỀ CƠ BẢN SỐ 3
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. C2H5OH. D. H2O.
Câu 2: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba. B. Be. C. Na. D. K.
Câu 3: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng
cao thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. Axit fomic. B. Ancol etylic. C. Phenol. D. Etanal.
Câu 4: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ tằm.
Câu 5: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời
giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. xà phòng hoá. C. trùng ngưng. D. thủy phân.
Câu 6: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. C15H31COOCH3. B. CH3COOCH2C6H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H35COO)2C2H4.
Câu 7: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. Thủy luyện. B. Điện phân nóng chảy. C. Nhiệt luyện. D. Điện phân dung dịch.
Câu 8: Trong tự nhiên, CaSO4.H2O được gọi là
A. Boxit. B. Đá vôi. C. Thạch cao nung. D. Thạch cao sống.
Câu 9: Trong các ion sau: Ag , Cu , Fe , Au ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
+ 2+ 2+ 3+

A. Fe2+. B. Cu2+. C. Ag+. D. Au3+.


Câu 10: Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong các kim loại cho sau?
A. Zn. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
(c) Dung dịch alanin là đổi màu quỳ tím.
(d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 12: Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi
màu quỳ tím là:
A. X, Y B. X, Y, Z C. X, Y, T D. Y và T
Câu 13: Amino axit nào sau đây làm thuốc bổ trợ thần kinh?
A.Glyxin B. Valin C.Axit glutamic D.Alanin
Câu 14: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ
X và Y (chứa C, H, O). Biết Y có thể được tạo ra từ quá trình oxi hóa X ở điều kiện thích hợp. Cấu tạo
của X là:
A. C2H5OH B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOH.
Câu 15: Chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ag. B. Na2CO3. C. NaCl. D. S.
Câu 16 : Kim loại kiềm nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A.Li B.Na C.Cs D.K
Câu 17: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, val-gly-ala. Có mấy chất tác dụng với
Cu(OH)2/NaOH ở điều kiện thường?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
LẠI PHÚ QUÂN 0902282544

Câu 18: Cho các chất: CO2, NaHCO3, HCl, CuSO4, NaCl. Số chất tác dụng được với dung dịch
NaOH là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Kết tủa thu được gồm mấy chất?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 20: Glucozơ là chất bị khử khi tác dụng với chất nào?
A. O2 (to). B. AgNO3/NH3 (to). C. dd Br2. D. H2 (Ni, to).
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Trong số các polime: xenlulozo, PVC, amylopectin, amilozo. Chất có mạch phân nhánh là:
A. amylopectin B. PVC C. Xenlulozo D. Amilozo
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Anilin không tan trong nước.
(c) Ở nhiệt độ thường, metyl amin và đimetyl amin là những chất khí.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
(e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức có tỉ lệ số mol 5 :3. Cho 11,64 gam X tác dụng với
dung dịch HCl loãng dư, thu được 20,4 gam muối.Công thức của hai amin là ?
A.C2H5NH2 và C3H7NH2 B.CH3NH2 và C3H7NH2
C.CH3NH2 và C2H5NH2 D.C2H5NH2 và C4H9NH2
Câu 25: Đốt cháy m gam metylamin, thu được 2,24 lít khí N2 (đktc). Tìm m.
A. 3,1 gam. B. 6,2 gam. C. 4,65 gam. D. 7,75 gam.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất là 60%, thu được
dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng
dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 6,48g B. 2,592g C. 0,648g D. 1,296g
Câu 27: Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với H 2 là 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,3g A chỉ thu được 224
ml CO2 và 0,18g H2O. Chất A phản ứng được với Na tạo H2 và có phản ứng tráng bạc. Vậy A là:
A. CH3COOH B. HOCH2CHO C. CH3OCHO D. HOOC-CHO
Câu 28: Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr(88) D. Sr và Ba
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, thu được 9,2 gam glixerol và
91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 93. B. 85. C. 89. D. 101.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần
2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 6,20. B. 5,25. C. 3,60. D. 3,15.
Câu 31: Hòa tan 2,6 gam kim loại R (hóa trị n) trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 840
ml khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại R là
LẠI PHÚ QUÂN 0902282544

A. Zn. B. Cr. C. Fe. D. Cu.


Câu 32: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 2,67 gam X phản
ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 3,765 gam muối. X là
A. H2N-[CH2]3-COOH. B. H2N-[CH2]2-COOH
C. H2N-[CH2]4-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 33: Cho 1,94 gam hỗn hợp hai amin (đều no, đơn chức, mạch hở và kế tiếp nhau) tác dụng hết
với dung dịch HCl, thu được 3,4 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là.
A. CH3N và C2H7N. B. C2H7N và C3H9N. C. C3H9N và C4H11N. D. C3H7N và C4H9N.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung
dịch Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
A. Na. B. Ca. C. Ba. D. K.
Câu 35: Khử hoàn toàn một lượng Fe 3O4 bằng lượng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam nước.
Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Tìm m.
A. 0,72. B. 1,35. C. 1,08. D. 0,81.
Câu 36: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X.
Cho X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Tìm V.
A. 160. B. 480. C. 240. D. 320.
Câu 37: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 mol dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho
dung dịch NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham
gia phản ứng là
A. 0,55. B. 0,65. C. 0,35. D. 0,50.
Câu 38: Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 75 mol
dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 0,39. B. 0,78. C. 1,56. D. 1,17.
Câu 39: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2.
Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và m gam kết
tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là.
A. 9,15. B. 7,36. C. 10,23. D. 8,61.
Câu 40: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng
CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch
X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn
nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0. B. 64,8. C. 90,0. D. 75,6.

You might also like