You are on page 1of 82

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
.............0O0.............

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Ngô Minh Phương


Nhóm sinh viên:
Lê Ngọc Quỳnh Anh
Nguyễn Hồng Hạnh
Lớp: 10DHNH3

TPHCM, Tháng , Năm


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
.............0O0.............

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: Ngô Minh Phương


Nhóm sinh viên:

ST MSSV Họ và tên Điểm


T
1 2023190614 Lê Ngọc Quỳnh Anh
2 2023190341 Nguyễn Hồng Hạnh
Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan báo cáo thực tập tốt nghiệp là do Nguyễn Hồng Hạnh
và Lê Ngọc Quỳnh Anh nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngô
Minh Phương. Ngoài ra không có bất kì sự sao chép nào từ người khác.
Đề tài và nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm của nhóm em đã nỗ
lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như tham gia thực tập tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Các tài liệu tham khảo, các số liệu là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn rõ
ràng. Nhóm em xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn và nhà
trường nếu có vấn đê xảy ra.
Ký và ghi rõ họ và tên

Lê Ngọc Quỳnh Anh


LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các
giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đặc
biệt là các giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình chỉ dẫn và truyền
đạt cho em kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian em học tập tại trường. Từ
đó không chỉ giúp chúng em có nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Chúng em cũng hết lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình, đầy tâm huyết cùng
lòng thương mến của ThS. Ngô Minh Phương trong suốt quá trình chúng em
thực hiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời, chúng em cũng gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị nhân
viên của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – phòng giao dịch Phổ
Quang đã tạo điều kiện tốt nhất và hỗ trợ nhiệt tình chúng em hoàn thành bài
báo cáo này.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh chị trong ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam – phòng giao dịch Phổ Quang luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công trong việc.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Với xu hướng hiện đại hoá của nền kinh tế hiện nay thì một trong những
nghiệp vụ quan trọng hàng đầu chính là ổn định và phát triển hệ thống ngân hàng
của quốc gia. Ngày nay với xu thế hội nhập, hệ thống ngân hàng có phần quang
trọng đặt biệt là kênh cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Căn cứ theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội, đưa ra các chính sách phù hợp cho từng loại
nghiệp vụ hiện có tại hệ thống Ngân hàng. Các ngân hàng thực thi và xây dựng
chính sách nghiệp vụ riêng phù hợp, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Cũng như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang thực hiện các chính
sách phù hợp cho các nghiệp vụ hiện có tại ngân hàng. Luôn hướng đến các chuẩn
mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tính trên
Thế giới bình chọn là “Ngân hàng tôt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân
hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong top 500 Ngân hàng hàng đầu
Thế Giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố. Từ một ngân
hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại sau hơn 50 năm phát triển hiện nay
Vietcombank đã trở thành một ngân hàng đa năng, đa lĩnh vực. Hiện tại,
Vietcombank cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ bao gồm; cho vai tài trợ
xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh tế đối ngoại khác: vận tải, bảo hiểm…, thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại hối, làm đại lỹ cho chính phủ trong quan hệ thanh toán,
vay nợ, biện trợ quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài; và các hoạt
động truyền thống như kinh doanh vốn, tín dụng, huy động vốn… cũng như mảng
dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. Theo kế hoạch thực
tập của Khoa Tài chính - Kế toán trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
TP.HCM chúng em chọn Vietcombank - PGD Phổ Quang là nơi thực tập tốt
nghiệp. Sau hơn 2 tháng thực tập tổng hợp, với sự hướng dẫn tận tình của đơn vị
thực tập và giáo viên hướng dẫn, nhóm em đã đủ tư liệu cần thiết để hoàn thiện bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu bài báo cáo gồm:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
và phòng giao dịch Phổ Quang.

Chương 2:
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - PHÒNG GIAO DỊCH PHỔ QUANG
1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
1.1.1. Thông tin về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
Tên đầy đủ tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
Tên giao dịch quốc tế: Join Stock Commercial Bank for Foreign Trade of
Vietnam
Tên giao dịch: Vietcombank
Tên viết tắt: VCB
Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mai cổ phần
Trụ sở chính: 198 Đường Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà
Nội
E-mail: webmaster@vietcombank.com.vn
Website: http://www.vietcombank.com.vn
Người đại diện: ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Logo: Ngày 1/4/2015 Vietcombank đã chính thức đổi bộ nhận diện thương
hiệu với thiết kế logo 3D hiện đại hơn, màu xanh truyền thống trên của
Vietcombank trong thiết kế logo Vietcombank này.

Hình 1.1. Logo ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Nguồn: Vietcombank.com.vn)
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank
Trước đây tên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nay là Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức
đưa vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối
(trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Đây là Ngân hàng thương mại nhà nước được chính phủ lựa chọn đầu tiên
để thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcom bank Chính thức hoạt động với tư
cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008, Sau khi thực
hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng. Ngày 30/06/2009, cổ phần Vietcombank (mã chứng khoán
VCB) chính niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng
góp quan trọng vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước, phát huy tốt
vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển
kinh tế nước nhà, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng
tài chính khu vực và toàn cầu.
Sau hơn nửa thế kỷ kinh doanh trên thị trường tài chính, Vietcombank hiện
là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank
hiện có hơn 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành
viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 121 Chi nhánh; 484
phòng giao dịch; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty cho thuê tài chính,
Công ty chứng khoán, Công ty kiều hối, Công ty cao ốc Vietcombank 198); 03
Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền
Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP.
HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03
Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm
xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh;
03 Công ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có gần 22.000
cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn
2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc.
Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.173 ngân hàng đại lý tại
95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…
Với bề dày kinh doanh và đội ngũ nhân viên cán bộ có năng lực, nhạy bén
với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank luôn
là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông
đảo khách hàng cá nhân.
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh,
Vietcombank luôn liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và
duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới theo
kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố; ngân hàng duy nhất của Việt
Nam vào Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo
đánh giá của The Asian Banker; là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong
Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu (xếp thứ 937) do Tạp chí
Forbes bình chọn. Năm 2021, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt
Nam” (do Công ty Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương
hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam cùng
Intage – Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản công bố),
Vietcombank được bình chọn xếp thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn
thị trường Việt Nam, duy trì vị thế dẫn đầu 6 năm liên tiếp là ngân hàng có môi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam. Năm 2021, Vietcombank vinh dự được tạp
chí The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong
đại dịch COVID-19”, ghi nhận đóng góp nổi bật của doanh nghiệp tại thị
trường nội địa về hiệu quả kinh doanh, khả năng lãnh đạo và các chính sách
ứng phó với đại dịch COVID-19.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ
luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục
tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam; trở thành một
trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; một trong 300 tập đoàn tài
chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn
nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank)

Hình 1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
(Nguồn: Vietcombank.com.vn)
 Chức năng
Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của
Vietcombank, có quyền và nghĩa vụ thông qua định hướng phát triển của ngân
hàng; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn,
bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;... Hiện tại,
cổ đông lớn nhất của Vietcombank là ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đại diện
vốn nhà nước tại VCB), nắm giữ 74,8% vốn điều lệ.
Ban kiểm soát và bộ phận kiểm tra nội bộ: Cơ quan kiểm tra tính hợp
pháp và hợp lệ trong hoạt động của các cơ quan của VCB như giám sát Hội
đồng quan trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty; Kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công ty, tổ chức công tác kế toán,
thống kê và lập báo cáo tài chính; Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo
cáo tài chính ngân hàng năm và 6 tháng của VCB, báo cáo thẩm định báo cáo
tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm và báo cáo đánh giá công tác
quàn lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường
niên; xem xét sổ kết toán và các tài liệu khác của VCB, các công việc quản lý,
điều hành hoạt động của VCB bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc
nhóm cổ đông lớn của VCB; kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ
đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh của công ty và các quyền và nhiệm vụ khác.
Ban kiểm soát của VCB gồm 3 thành viên:
Ông Lại Hữu Phước Trưởng Ban kiểm soát
Bà La Thị Hồng Minh Thành viên Ban kiểm soát
Bà Đỗ Thị Mai Hương Thành viên Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông về
toàn bộ hoạt động quản lý của mình. Hội đồng quản trị của VCB hiện gồm 8
thành viên : Chủ tịch hội đồng quản trị, 1 thành viên hội đồng quản trị độc lập
và 6 thành viên hội đồng quản trị.
Ông Phạm Quang Dũng chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Đỗ Việt Hùng thành viên Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Mạnh Hùng thành viên Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Mỹ Hào thành viên Hội đồng quản trị
Ông Hồng Quang thành viên Hội đồng quản trị
Ông Phạm Anh Tuấn thành viên Hội đồng quản trị
Ông Shojiro Mizoguchi thành viên Hội đồng quản trị
Ông Trương Gia Bình thành viên Hội đồng quản trị độc lập
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạc phát triển
trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Kiến nghị loại cổ
phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định huy
động thêm vốn theo các hình thức; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu
tư; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác; Quyết định cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi
nhánh, văn phong đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của công ty khác…
Giúp đỡ cho hoạt động của Hội đồng quản trị có Văn phòng hội đồng quản trị
và các ủy ban, hội đồng chuyên môn.
Ban điều hành có nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của VCB, tổ
chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của VCB, kiến nghị phương án bố trí cơ
cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ. Ban điều hành của VCB hiện có 8 thành
viên, gồm :
Ông Nguyễn Thanh Tùng Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành,
Bà Nguyễn Thị Kim Anh Phó Tổng giám đốc
Bà Đinh Thị Thái Phó Tổng giám đốc
Ông Phạm Mạnh Thắng Phó Tổng giám đốc
Ông Lê Quang VinhPhó Tổng giám đốc
Bà Phùng Nguyễn Hải Yến Phó Tổng giám đốc
Ông Đặng Hoài Đức Phó Tổng giám đốc
Ông Shojiro Mizoguchi Phó Tổng giám đốc
Uỷ ban Quản lý rủi ro: Tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các
chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi
ro, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận
rủi ro của ngân hàng.
Uỷ ban quản lý nhân sự: Vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các
vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, và các
chính sách đãi ngộ của VCB. Sau khi các văn bản quy chế về quản lý được ban
hành đồng bộ, UBNS đã tích cực, chủ động trong việc tham mưu đánh giá, đề
xuất quy hoạch bổ nhiệm quản lý cán bộ thuộc cấp thẩm quyền,kiện toàn mô
hình tổ chức và phát triển mạng lưới, nhân sự phù hợp với chiến lược và mục
tiêu kinh doanh.
Uỷ ban chiến lược: Tham mưu cho HĐQT trong việc xây dựng chiến lược
phát triển kinh doanh của Ngân hàng, bao gồm cả đánh giá thực trạng, mục tiêu
tổng thể, tầm nhìn dài hạn, định hướng chiến lược, các chỉ tiêu kinh doanh phù
hợp cho từng giai đoạn, giải pháp và lộ trình thực hiện. Uỷ ban chiến lược hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong vai trò tham mưu, tư vấn HĐQT trong thực thi chiến
lược của VCB.
1.2. Giới thiệu chung về phòng giao dịch Phổ Quang - VCB PGD Phổ
Quang
1.2.1. Thông tin về phòng giao dịch Phổ Quang - VCB PGD Phổ
Quang
Tên giao dịch: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Phòng giao dịch Phổ
Quang
Tên viết tắt: Vietcombank PGD Phổ Quang
Địa chỉ Số 119A và 119B Đường Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận,
Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3997 6672
Số Fax: 028 3997 6673
Giờ giao dịch: Thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 8:00 đến 11:30 Chiều từ 13:00 đến
16:00. Thứ 7: Không làm việc
Cán bộ lãnh đạo: Trưởng phòng. Trần Minh Khôi
Trực thuộc: Chí Nhánh Hồ Chí Minh
Phòng giao dịch Vietcombank Phổ Quang trực thuộc chi nhánh Hồ Chí
minh, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 19/09/2018.

(Nguồn: Vietcombank.com.vn)
1.2.2. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô hoạt động của ngân
hàng TMCP Ngoại Thương – PGD Phổ Quang
 Ngành nghề kinh doanh
Phòng giao dịch phổ Quang trực thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh thực hiện
các chức năng chính là huy động tiền gửi: Huy động tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn, có kỳ hạn: Tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế và ngoài nước theo quy định chung của ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: cho vay
thông thường, cho vay tài trợ dự án cho vay đồng tài trợ, cho vay trợ suất nhập
khẩu, chiết khấu các giấy tờ có giá các chứng từ có giá, ...
Cung ứng các dịch vụ như: in sao kê tài khoản, kiểm đếm tiền, Dịch vụ thẻ,
thay thế đổi mới thẻ, rút tiền mặt, quản lý tài sản và các dịch vụ ngân hàng
quốc tế,...
Ngoài ra còn có thực hiện lập lệnh chuyển tiền và Séc, thanh toán bằng
VND và Ngoại tệ.
 Lĩnh vực và quy mô hoạt động
Mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng Vietcombank, đồng thời đáp
ứng nhu cầu đủ và kịp thời cho các khách hàng ở khu vực.
Phòng giao dịch Phổ Quang hoạt động với các chức năng:
- Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng.
- Cho vay phục vụ sản suất, kinh doanh tiêu dùng.
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền.
- Thu đổi ngoại tệ.
- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa
- Các dịch vụ ngân hàng
- Phòng giao dịch Phổ Quang được kết nối trực tuyến với chi nhánh Thành
Phố Hồ Chí Minh và tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP
Vietcombank. Khách hàng của Phòng giao dịch Phổ Quang có thể gửi tiền và
rút tiền ở mọi nơi trong toàn hệ thống ngân hàng Vietcombank, được cung cấp
các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet
banking, moblie banking).
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động tại NH TMCP Ngoại Thương – PDG
Phổ Quang
Trưởng
phòng

Bộ phân
giao dịch, Bộ phận dịch Bộ phận tín
ngân quỹ vụ dụng

Kiểm soát Kiểm soát


viên, giao viên dịch Vận hành Kinh doanh
dịch viên vụ

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý PGD Phổ Quang


(Nguồn: VCB – PGD Phổ Quang)
 Chức năng và nghiệp vụ của từng phòng ban
Trưởng phòng:
Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Phòng Giao
dịch. Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng cho khách hàng. Quản lý và phát triển nhân viên trong tổ chức đơn
vị. Giải quyết thắc mắc và khiếu nại cuả khách hàng.
Bộ phận giao dịch và ngân quỹ:
Thực hiện các giao dịch kiểm, đếm, rút tiền, chi tiền mặt cho khách hàng
khi khách hàng đến quầy hoặc trên các tài khoản. Phụ trách chuyển tiền ra các
chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh hoặc chuyển khoản. Hướng dẫn, liên hệ khách
hàng cho từng dịch vụ nhận tiền. Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay (vốn, lãi)
tiền mặt, vàng. Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc
khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng. Quản lý, lưu trữ hồ sơ
thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/ sử dụng dịch vụ thanh toán. Kiểm đếm
tiền tồn quỹ cuối ngày của giao dịch viên chuyển về nhập quỹ hội sở.
Bộ phận dịch vụ:
Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác
cho khách hàng. Thực hiện thủ tục cung ứng sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi,
dịch vụ thanh toán cho khách hàng
Bộ phận tín dụng:
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng muốn vay vốn, xác định hình thức vay
vốn. Giải thích, tư vấn cho khách hàng về hình thức vay vốn. Thẩm định, xét
duyệt, kiểm tra khoản vay của khách hàng. Phối hợp với các bộ phận khác để
thu hồi tốt nợ của khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn. Hướng
dẫn một số nghiệp vụ khác có liên quan như bảo hiểm.
1.3. Hệ thống các loại sản phẩm, các nghiệp vụ kinh doanh và thế
mạnh của NH TMCP Ngoại Thương – PGD Phổ Quang
1.3.1. Các loại sản phẩm của NH TMCP Ngoại Thương - PGD Phổ
Quang
 Khách hàng cá nhân:
- Dịch vụ tài khoản
- Dịch vụ kinh doanh thẻ (KẺ BẢNG NHA)
- Dịch vụ tiết kiệm và đầu tư
- Dịch vụ nhận chuyển tiền
- Dịch vụ cho vay cá nhân
- Ngân hàng điện tử
 Khách hàng doanh nghiệp:
- Dịch vụ tài khoản
- Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ cho vay
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
- Các sản phẩm liên kết
Phòng giao dịch Phổ Quang được kết nối trực tuyến với chi nhánh Thành
Phố Hồ Chí Minh và tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP
Vietcombank. Khách hàng của Phòng giao dịch Phổ Quang có thể gửi tiền và
rút tiền ở mọi nơi trong toàn hệ thống ngân hàng Vietcombank, được cung cấp
các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet
banking, moblie banking).
1.3.2. Các nguồn lực chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương - PGD Phổ
Quang
Trong suốt 5 năm hoạt động của NH TMCP Ngoại Thương – PGD Phổ
Quang với địa bàn và mật độ các ngân hàng thương mại khá đông với sự cạnh
tranh gay gắt. Vì thế Vietcombank – PGD Phổ Quang đã không ngừng đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ để nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác
mà còn nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để tạo cho công nhân viên có
một môi trường làm việc thật sự thoải mái và tiện nghi giúp nâng cao năng suất
làm việc một cách hiệu quả hơn.
Hiện nay PDG Phổ Quang có hơn 20 nhân viên, Vietcombank cũng như
PGD Phổ Quang đang nỗ lực đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch
vụ tốt nhất, từ đó góp phần củng cố và khẳng định phương châm hoạt động của
ngân hàng là “Chung niềm tin vững tương lai”.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại
Thương - PGD Phổ Quang trong giai đoạn 2019 -2021
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương - PGD Phổ Quang trong giai đoạn 2019 -2021
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2019 2020 2021 2019 - 2020 2020 - 2021


Chên Mức Chênh Mức
h lệch độ lệch độ
biến biến
động động
(%) (%)
Tổng 685.401 753.938 850.989 50.537 7.37 115.050 15.26
thu % %
nhập
Tổng (238.118 (240.574 (263,613 (2.456 10.3 (23.039) 9.58%
chi ) ) ) ) %
phí
Lợi 447.283 495.364 587,241 48.082 10.75 91.876 18.5%
nhuận %
thuần
(Nguồn: VCB - PGD Phổ Quang)
Đánh giá: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank - PGD Phổ
Quang đều tăng dần theo các năm 2019, 2020, 2021.
Mặc dù có nhiều biến động trong hệ thống Ngân hàng thế giới nói
chung và hệ thống Ngân hàng của Việt Nam nói riêng do đại dịch Covid-19
trong những năm vừa qua, nhưng Vietcombank – PGD Phổ Quang đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Giám đốc đặt ra.
Ở năm 2020, ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng
có lợi nhuận trước thuế cao nhất trong toàn hệ thống, đạt 23.045 tỷ đồng.
Riêng phòng giao dịch Phổ Quang đạt 495.364 trđ tổng lợi nhuận trước
thuế, tăng 48,082 trđ, tương ứng 10,75% so với năm 2019 đây là dấu hiệu
cho thấy phòng giao dịch có những đường lối, chính sách phát triển có
chất lượng. Năm 2021 là một năm được cho là tương đối thuận lợi cho
toàn hệ thống ngân hàng vì sự biến động của lãi suất và tỷ giá ổn định và
được dự báo tiếp tục ổn định trong năm 2022. Tổng lợi nhuận trước thuế
năm 2021 đạt 587.214 trđ, tăng 91,876 trđ, tương ứng 18.5% so với năm
2020.
 Tổng thu nhập: Từ năm 2019 đến năm tăng lên 50.537 trđ và tiếp
tục tăng lên 115.050 trđ so với năm 2021. Mức độ chênh lệch cũng tăng lên
theo đó. Chênh lệch tăng gấp đôi nên ta thấy được hoạt động kinh doanh
đang rất tốt.
 Tổng chi phí: Theo đà tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng
lên. Nhưng mức độ tăng lên không quá đáng kể. PGD Phổ Quang đang
cân bằng được với thu nhập để dẫn đến lợi nhuận cao.
 Lợi nhuận thuần: Mức độ biến động và chênh lệch tăng qua các
năm, kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Phổ Quang đang trên đà
phát triển tốt và nhanh.
1.5. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động tại
đơn vị
Trong xã hội số 4.0 hiện nay, xu thế đổi mới hệ thống Ngân hàng là một
trong những yêu cầu tất yếu của mọi ngân hàng. Hiện đại hóa công nghệ Ngân
hàng là một yêu cầu lớn và rất cần thiết đối với một NHTM nào muốn tồn tại
và phát triển lâu dài. Phòng giao dịch cũng không nằm ngoài xu thế đó, luôn
phải tiếp cận nhanh chóng công nghệ hiện đại, đổi mới công nghệ làm tăng
năng suất hoạt động, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoàn
thành khối lượng công việc ngày càng tăng.
Hiện đại hóa công tác thanh toán: Phòng giao dịch đẩy mạnh cung cấp các
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục tiêu thu hút các thành phần
kinh tế đến giao dịch với ngân hàng.
Xây dựng chương trình Marketing quảng bá rộng rãi: để có thể hiểu được
mong muốn của khách hàng, Vietcombank Phổ Quang phải hiểu rõ đối tượng
khách hàng mà mình phục vụ. Tiến hành phân khúc thị trường để xác định một
cách hợp lý cơ cấu thị trường và khách hàng để từ đó tiến hành giới thiệu sản
phẩm, quảng bá dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng đồng thời có
chính sách tiếp cận, phục vụ mọi đối tượng khách hàng hiệu quả là một việc
làm hết sức cần thiết. Vietcombank Phổ Quang xây dựng chính sách phân khúc
thị trường, gồm thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ.
Thực hiện tiếp thị quảng bá sản phẩm hiệu quả với quảng cáo thương hiệu
của Vietcombank: Luôn quan tâm và chăm sóc thương hiệu của ngân hàng.
Hình ảnh về ngân hàng hiện đại, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là ngân
hàng có tiềm lực tài chính mạnh để củng cố lòng tin của khách hàng đối với
ngân hàng. Công tác quảng cáo, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ là một
trong những chính sách phát triển khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân,
do phần lớn các tiện ích của ngân hàng nhằm cung cấp đến cá nhân.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tiến hành giới thiệu một cách tổng quát về ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cũng như ngân hàng TMCP Ngoại Thương –
phòng giao dịch Phổ Quang nói chung. Điểm nhấn của chương là phân tích
nguồn gốc và các hoạt động của ngân hàng, đồng thời đánh giá sơ bộ tình hình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang tiến hành thực tập. Đó là nền tảng để
chúng em tiến hành phân tích sâu hơn thực tế về ngân hàng TMCP Ngoại
Thương – phòng giao dịch Phổ Quang và cụ thể là những nghiệp vụ tín dụng,
nghiệp vụ kinh doanh và những văn bản pháp lý có liên quan đến đơn vị thực
tập ở Chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - PHÒNG GIAO DỊCH PHỔ QUANG
2.1. Nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương –
PGD Phổ Quang
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ huy động vốn
 Khái niệm nghiệp vụ huy động vốn
Là nghiệp vụ mà ngân hàng sử dụng nhiều công cụ và nhiều biện pháp khác
nhau nhằm tạo lập nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động nguồn vốn được tiến
hành một cách liên tục.
 Các hình thức huy động vốn
Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng đa dạng nên ngân hàng
thực hiện các hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm linh
hoạt:

Tiền gửi thanh


toán
Tiết kiệm có kỳ
hạn
Các hình thức Tiền gửi tiết
huy động vốn kiệm
Tiết kiệm không
kỳ hạn
Tiền gửi khác

Hình 2.1. Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại
 Vai trò huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Với chức năng tập trung và phân phối vốn cho các nhu cầu của nền kinh tế,
một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng
hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội
đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng. Vai trò của huy
động vốn được thể hiện rõ nét qua:
Quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân
hàng:
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất khác so với các doanh nghiệp
bình thường. Loại hàng hóa mà ngân hàng kinh doanh đó là tiền tệ ở thị trường
vốn ngắn hạn và thị trường chứng khoán dài hạn.
Việc kinh doanh của ngân hàng sẽ được mã hóa bằng công thức là: T - T’.
Với T là nguồn vốn lúc đầu bỏ ra, T’ là nguồn vốn lấy lại trong quá trình đầu
tư, kinh doanh. Nếu T’ > T thì có thể xác định ngân hàng này có nguồn vốn huy
động cao, độ cạnh tranh mạnh ở thị trường.
Chính vì vậy, việc huy động vốn có ảnh hưởng đến quyết định quy mô hoạt
động và tín dụng của ngân hàng
Quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân
hàng:
Để kinh doanh tốt ngân hàng cần hoạt động dựa trên việc tin tưởng giữa 2
bên ngân hàng và đối tác, nếu không đảm bảo uy tín thì ngân hàng sẽ không thể
đứng vững và phát triển được. Uy tín ở đây là sự sẵn sàng thanh toán, chi trả
cho khách hàng của ngân hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng lớn thì
nguồn vốn huy động của ngân hàng càng cao.
Do vậy, ngoài các nhân tố khác, khả năng thanh toán, uy tín của ngân hàng
có tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng cao thì quy
mô kinh doanh càng mở rộng, mức độ cạnh tranh của ngân hàng càng cao,
nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.
2.1.2. Văn bản pháp lý liên quan

- Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

- Điều 91 Luật tổ chức tín dụng 2010

- Quyết định 1729/QĐ-NHNN năm 2020

- Luật 10/2003/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam

- Thông tư 22/2010/TT-NHNN Quy định về huy động vốn và cho

vay bằng vàng của tổ chức tín dụng

- Thông tư số 48/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 8

tháng 8 năm 2019 (“Thông tư 48”).

- Thông tư số 210/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6

tháng 11 năm 2009 (“Thông tư 210”)


- Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 ăm 2013 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

- Thông tư số 41/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông

tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 ăm 2013 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước


2.1.3. Danh mục các sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn
Tiền gửi, tiết kiệm lãi trả sau: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm thoả thuận
kỳ hạn nhất định, toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền tiết kiệm sẽ được thanh
toán vào ngày đáo hạn.
- Tiền gửi rút gốc linh hoạt

Giới thiệu: Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ
hạn, trong đó khách hàng thỏa thuận với VietcomBank về thời hạn gửi nhất
định và được hưởng lãi suất tương ứng với thời hạn theo quy định của
VietcomBank. Toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền gửi sẽ được thanh toán vào
ngày đáo hạn
Đặc điểm sản phẩm:

VND, USD, EUR, GBP, AUD và ngoại tệ khác theo quy


Loại tiền
định trong từng thời kỳ

Số tiền gửi tối thiểu Không giới hạn số tiền gửi tối thiểu

 Tiền gửi có kỳ hạn


Loại tài khoản
 Tiết kiệm

Kỳ hạn Tối đa 60 tháng

Phương thức trả lãi Cuối kỳ

Lãi suất  Cố định trong suốt kỳ hạn gửi.


 Rút trước hạn: Áp dụng sàn lãi suất không kỳ
hạn.

- Tiền gửi, tiết kiệm trả lãi trước

Giới thiệu: Tiết kiệm trả lãi trước là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn
dành cho khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam mà lãi của khoản tiền gửi
sẽ được tính toán và chi trả ngay tại thời điểm gửi tiền.
Đặc điểm sản phẩm:

Loại tiền VND, USD, EUR

Số tiền gửi tối thiểu Không giới hạn số tiền gửi tối thiểu

 Tiền gửi có kỳ hạn


Loại tài khoản
 Tiết kiệm

Kỳ hạn 1, 3, 6, 12, 18, 24 tháng

Phương thức trả lãi Đầu kỳ

 Cố định trong suốt kỳ hạn gửi.


Lãi suất
 Rút trước hạn: sàn lãi suất không kỳ hạn.

- Tiết kiệm trả lãi định kỳ

Giới thiệu: Tiết kiệm trả lãi định kỳ là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ
hạn, theo đó, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý để phục
vụ nhu cầu tài chính thường xuyên của cá nhân và gia đình. Phần gốc của
khoản tiền gửi sẽ được thanh toán vào ngày đáo hạn.
Đặc điểm sản phẩm:

Loại tiền VND, USD, EUR

 30.000.000 VND
Số tiền gửi tối thiểu  2.000 USD
 2.000 EUR
Kỳ hạn Từ 3 đến 60 tháng

Phương thức trả lãi Hàng tháng/ quý

Cố định trong suốt kỳ hạn gửi. Hưởng lãi suất


Lãi suất
không kỳ hạn khi khách hàng rút trước hạn.

- Tiết kiệm tự động:

Giới thiệu: Không cần bận tâm gửi tiết kiệm định kỳ hàng tháng, không
cần tranh thủ đến ngân hàng giao dịch, với sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm tự
động, dòng tiền của bạn sẽ được tích lũy tối ưu mà bạn không phải bận tâm
nhiều. Tham gia sản phẩm Tiết kiệm tự động, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi
vượt trội: Được chuyển tiền tự động từ tài khoản không kỳ hạn sang tài khoản
tiết kiệm tự động để hưởng lãi suất cao hơn mà không cần đến ngân hàng.
Không tốn thời gian giao dịch với ngân hàng. Có thể rút vốn trước hạn khi cần.
Lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Đặc điểm sản phẩm:

VND, USD
Tài khoản nguồn dùng để trích nợ số tiền
chuyển: tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài
Loại tiền
khoản chuyên dùng huy động tiết kiệm không kỳ
hạn.

 1.000.000 VND
Số tiền gửi tối thiểu
 100 USD

Kỳ hạn Tối đa 60 tháng

Phương thức trả lãi Theo quy định của tiết kiệm  tự động cụ thể

Cố định trong suốt kỳ hạn gửi. Hưởng lãi suất


Lãi suất
không kỳ hạn khi khách hàng rút trước hạn.

- Tiền gửi trực tuyến


Giới thiệu: Gửi tiết kiệm online là hình thức khách hàng thực hiện gửi tiết
kiệm trên ứng dụng của ngân hàng thông qua các thiết bị điện tử có kết nối
internet, mà không phải mất thời gian đến các quầy giao dịch. Ngoài mở sổ tiết
kiệm, khách hàng còn có thể kiểm tra thông tin về lãi suất, tất toán, tái túc
khoản tiền tiết kiệm,...
Đặc điểm sản phẩm:

VND
Loại tiền Tiền mở sổ tiết kiệm được trích từ tài khoản
thanh toán VND của chính khách hàng

Số tiền gửi tối thiểu 3.000.000 VND

14 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng


Kỳ hạn
và 24 tháng

Lãi nhập gốc hoặc chuyển vào tài khoản thanh


Phương thức trả lãi
toán VND của chính khách hàng

Cố định trong suốt kỳ hạn gửi, theo quy định


Lãi suất
của sản phẩm.

- Tiền gửi tích lũy trực tuyến

Giới thiệu: Gửi tiền tích lũy là một kênh tài chính an toàn, linh hoạt, mang
lại khả năng sinh lời từ những số tiền nhỏ. Do đó, hình thức này vẫn là một giải
pháp tài chính rất đáng quan tâm. Đặc biệt là hình thức gửi tiền tích lũy online
được thực hiện dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi mà không mất thời gian tới quầy giao
dịch.
Đặc điểm sản phẩm:

Loại tiền VND

Số tiền gửi &  Số tiền gốc ban đầu: Tối thiểu 10.000.000 VND
Phương thức gửi
 Số tiền gốc gửi định kỳ: Tối thiểu 1.000.000 VND
gốc
Được gửi thêm tiền  gốc trong kỳ hạn, linh hoạt với
02 hình thức:
 Gửi gốc định kỳ tự động theo chu kỳ tháng/quý
 Gửi gốc tối đa 01 lần/tháng theo nhu cầu của
khách hàng

Loại tài khoản  Tiền gửi có kỳ hạn

 Kỳ hạn gốc: 12 tháng, 24 tháng


Kỳ hạn  Kỳ hạn con: các kỳ hạn từ dưới 1 tháng đến
dưới 24 tháng;

Phương thức trả lãi  Cuối kỳ

 Cố định trong suốt kỳ hạn gửi.


Lãi suất  Rút trước hạn: Áp dụng sàn lãi suất không kỳ
hạn.

- Tài khoản doanh nghiệp

Giới thiệu: Vietcombank cung cấp các sản phẩm được thiết kế riêng theo
nhu cầu và kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp như sản phẩm tiền gửi kì
hạn lẻ, sản phẩm tiền gửi lãi suất bậc thang, sản phẩm tiền gửi được quyền
chọn rút trước hạn với các mức lãi suất cạnh tranh. Lợi ích Nhiều kì hạn lựa
chọn với mức lãi suất hấp dẫn; Gia tăng thu nhập theo số dư; Tận dụng tối đa
khả năng sinh lời từ nguồn tiền nhàn rỗi; Kì hạn lẻ và quyền chọn rút trước hạn
tạo sự linh loạt tối đa cho doanh nghiệp
2.1.4. Quy trình nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương – PDG Phổ Quang
 Quy trình tổ chức huy động tiền gửi
Hình 2.2. Quy trình tổ chức huy động tiền gửi tại Vietcombank

Bước 1: Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược, tổ
chức thực hiện để duy trì và phát triển PDG Phổ Quang
Bước 2: Bộ phận hỗ trợ sẽ tiếp nhận yêu cầu của cấp cao, hỗ trợ các phòng
ban giao dịch trực tiếp với khách hàng, giúp cho quá trình giao dịch huy động
tiền gửi.
Bước 3: Bộ phận trực tiếp (giao dịch viên, nhân viên tư vấn khách hàng)
thao tác giao dịch, giải quyết các thắc mắc của khách hàng và thực hiện bán sản
phẩm
Bước 4: Khách hàng thực hiện giao dịch
Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng biệt, tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện sẽ gặp những khó khăn nhất định và họ sẽ cùng nhau hỗ trợ để vượt qua,
đạt mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng.
Bảng 2.3. Quy trình giao dịch tiền gửi Tiết kiệm

Bước Trách Quá trình thực hiện


nhiệm
Tiếp nhận nhu cầu KH &
1 TV/GDV Kiểm tra thông tin

Mở TK bằng tiền mặt


2 GDV/NQ Mở TK bằng
chuyển khoản
Thu tiền

3 GDV
Hạch toán

Không duyệt
4 KSV,TDV Kiểm soát & phê duyệt

5 GSV Duyệt
Trả hồ sơ KH & lưu
chứng từ
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và kiểm tra thông tin
TV/GDV:
- Hướng dẫn KH xuất trình và kiểm tra GTTT, các giấy tờ liên quan (nếu
có).
- Kiểm tra tính pháp lý GTTT, thông tin KH, đảm bảo KH thuộc đối
tượng được gửi tiết kiệm; Kiểm tra thông tin, điều kiện thực hiện giao
dịch TKTT của KH (nếu KH gửi tiền bằng chuyển khoản) hoặc TKTT
chung (nếu các KH gửi TKTK chung bằng hình thức chuyển khoản) trên
CTQL:
+ Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ: Yêu cầu KH bổ sung/điều chỉnh hoặc từ chối
thực hiện giao dịch.
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ:
 TV thực hiện nhập thông tin mở TKTK trên QTQL;
 TV/GDV in/ hướng dẫn KH lập 01 bản Giấy đề nghị thực hiện
giao dịch tài khoản tiền gửi (nếu KH gửi tiền bằng hình thức
chuyển khoản)

Bước 2: Thu tiền, hạch toán và kiểm soát giao dịch


A. Trường hợp gửi bằng tiền mặt
GDV/NQ:
- Xác định lại nhu cầu của KH trước khi thực hiện giao dịch.
- Thực hiện thu tiề theo hướng dẫn về thu – chi tiền mặt trong giao dịch
một cửa
- Hạch toán/ghi nhận giao dịch mở TKTK và kiểm tra thông tin hạch toán
trên CTQL
- In 01 liên Giấy nộp tiền tiết kiệm/Giấy tờ có giá từ CTQL, đóng dấu
“Đã thu”
- Trường hợp TKTK chung:
+ Hướng dãn ĐCSH lập Văn bản thỏa thuận kiêm ủy quyền quản lý và
sử dụng tài khoản tiền gửi chung (Số lượng Văn bản thỏa thuận kiêm ủy
quyền quản lý và sử dụng Tài khoản tiền gửi chung được lập theo
nguyên tắc VCB giữ 01 bản, mỗi ĐCSH giữ 01 bản nếu có nhu cầu);
+ Khai báo giao dịch ĐCSH trên CTQL
- Chuyển bộ chứng từ sang KSV; Giấy nộp tiền tiết kiệm/Giấy tờ có giá;
Văn bản thỏa thuận kiêm ủy quyền quản lý và sự dụng Tài khoản tiền
gửi chung (nếu có); GTTT và các giấy tờ liên quan (nếu có).

Kiểm soát viên:


- Kiểm tra bộ chứng từ và thông tin hạch toán trên CTQL:
+ Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ: Chuyển trả cho GDV điều chính/bổ sung.
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ: Duyệt hoàn tất giao dịch, ký tên trên chứng từ,
biểu mẫu.

Giao dịch viên:


- In, ký tên trên Sổ tiết kiệm, chuyển bộ hồ sơ sang KSV

Kiểm soát viên:


- Kiểm tra, ký vào cột “Kiểm soát” trên Sổ tiết kiệm và chuyển bộ chứng
từ sang TĐV.

Thẩm định viên:


- Kiểm tra chứng từ, biểu mẫu:
+ Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ: Chuyển trả cho GDV/KSV điều chỉnh/bổ
sung.
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ: Ký tê trên Sổ tiết kiệm; chứng từ liên quan (nếu
có) và trả cho GDV/KSV để chuyển người giữ dấu đóng dấu.

B. Trường hợp gửi bằng chuyển khoản


Giao dịch viên:
- Xác nhận lại nhu cầu của KH trước khi thực hiện lại giao dịch.
- Hạch toán, ghi nhận giao dịch mở TKTK
- Trường hợp TKTL chung:
+ Hướng dẫn các KH lập Văn bản thỏa thuận kiêm ủy quyền quản lý sử
dụng Tài khoản tiền gửi chung (Số lượng Văn bản thỏa thuận kiêm ủy
quyền quản lý và sử dụng Tài khoản tiền gửi chung được lập theo
nguyên tắc VCB giữ 01 năm, mỗi ĐCSH 01 bản nếu có nhu cầu)
+ Khai báo giao dịch ĐCSH trên CTQL
- Chuyển bộ chứng từ sang KSV; Giấy đề nghị thực hiện giao dịch tài
khoản tiền gửi, Văn bản thỏa thuận kiêm ủy quyền quản lý và sử dụng
Tài khoản tiền gửi chung (nếu có); GTTT

Kiểm soát viên:


- Kiểm tra bộ chứng từ và thông tin hạch toán trên CTQL:
+ Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ: Chuyển trả chô GDV đều chỉnh/bổ sung
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ: Duyệt hoàn tất giao dịch, ký tên trên các chứng
từ, biểu mẫu

Giao dịch viên:


- In Phiếu chuyển khoản, sổ tiết kiệm và ký tên.
- Chuyển chứng từ sang KSV.

Kiểm soát viên:


- Kiểm tra, ký tên trên chứng từ, ký vào cột “Kiểm soát” trên Sổ tiết kiệm
và chuyển bộ hồ sơ sang TĐV.

Thẩm định viên:


- Kiểm tra chứng từ, biểu mẫu:
+ Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ: Chuyển trả cho GDV/KSV điều chỉnh/bổ
sung.
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ: Ký tên trên Sổ tiết kiệm, chứng từ liên quan và trả
cho GDV/KSV để chuyển người giữ đóng dấu.

Bước 3: Trả hồ sơ cho KH và lưu chứng từ


GDV/NQ
- Trả cho khách hàng: Sổ tiết kiệm, GTTT, văn bản thỏa thuận kiêm ủy
quyền quản lý và sử dụng tài khoản tiền gửi chung (đối với TKTK
chung và KH có nhu cầu lưu giữ)
- Scan, upload Văn bản thỏa thuận kiêm ủy quyền quản lý và sử dụng Tài
khoản tiền gửi chung (nếu có) trên CTQL
Ghi chú: Để tránh tình trạng tự động gán bản upload cho hoàng loạt
các TKTG không liên quan đến thỏa thuận, việc thực hiện upload cần
lưu ý như sau:
+ Chỉ upload cho 01 CIF chính được dùng để mở TKTK chung trên
CTQL;
+ Không sử dụng tính năng tự động gán vào TKTK chung – Replicate to
account khi tạo bản ghi STDCIFIS (bỏ đánh dấu Replicate to account):
+ Gán trực tiếp bản ghi đã upload vào TKTK chung (unclock tài khoản
gán tại Tab Account signatory)
- Lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định tại Phụ lục 01 Quy trình này:
+ 01 liên Giấy nộp tiền tiết kiệm/ Giấy tờ có giá hoặc 01 bản gốc Giấy
đề nghị thực hiện giao dịch tài khoản tiền gửi kèm Phiếu chuyển khoản;
+ 01 bản gốc Văn bản thỏa thuận kèm ủy quyền quản lý và sử dụng Tài
khoản tiền gửi chung (đối với TKTK chung)

2.1.5. Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn giai đoạn 2019-
2021 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – PGD Phổ Quang
 Đánh giá tình hình chung
Đối với các Ngân hàng, cho vay được gọi là hoạt động sinh lời cao, do đó
các NH đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Vốn được ngân
hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động vốn tiền gửi, đi
vay NHTW hoặc vay các tổ chức tín dụng, phát hành giấy tờ có giá... Huy động
vốn là một hoạt động tương đối khó khăn vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Hoạt động huy động vốn giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để thực hiện các
hoạt động sử dụng vốn để: cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động kinh
doanh khác để tăng thêm lợi nhuận.
Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – PDG Phổ
Quang được thể hiện qua bảng 1 trang…
Bảng 2.4. Tình hình vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
– PGD Phổ Quang giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ 2019 2020 2021 2019/2020 2020/2021

tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tươn

trọng trọng trọng đối đối đối g đối

(%) (%) (%)

Tiền 652,670 96.17% 894,580 96.53% 1,043,674 95.18% 241,91 27.04% 149,094 14.29

gửi 0 %

của

khách

hàng

Tiền 25,985 3.83% 32,178 3.47% 52,872 4.82% 6,193 19.25% 20,694 39.14

gửi từ %

các

TCKT

Tổng 678,655 100% 926,758 100% 1,096,546 100% 248,10 26.77% 169,788 15.48

vốn 3 %

huy

động

(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQHĐKD PDG Phổ Quang 2019-2021)


1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

-
2019 2020 2021

Tiền gửi của KH Tiền gửi của các TCKT

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện Tình hình vốn huy động tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương – PGD Phổ Quang giai đoạn 2019-2021
Vốn huy động là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động tại chỗ với nhiều hình
thức. Nguồn vốn huy động càng lớn càng tạo thế chủ động trong việc cho vay
và tạo ra lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Vốn huy động chủ yếu là từ các tổ chức
kinh tế và các cá nhân trên địa bàn.
 Vốn huy động từ khách hàng:
Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng mà phòng giao dịch huy động được vào
năm 2019 là 652,670 triệu đồng, chiếm 96.17% tổng nguồn vốn huy động và
tăng lên 241,910 triệu đồng vào năm 2020, tương ứng tăng 27.04% so với năm
2020. Kết quả cho thấy năm 2020, Ngân hàng đã huy động vốn có hiệu quả vì
tỷ lệ vốn có sự tăng lên. Mặc dù năm 2020, sự bùng phát của đại dịch COVID-
19 trên toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất
nước. Trong năm, Vietcombank đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất cho vay gồm 4
đợt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tại 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bão
lũ. Đến năm 2021 tiền gửi khách hàng tăng tương ứng tiền gửi của khách hàng
1,043,674 triệu đồng.
Hoạt động huy động vốn của phòng giao dịch có sự tăng trưởng qua các
năm, tổng nguồn vốn mà phòng giao dịch huy động được năm 2019 là 678,655
triệu đồng và tăng lên 248,103 triệu đồng năm 2020, tương ứng tăng 26.77% so
với năm 2020. Đến năm 2021 tổng nguồn vốn huy động là 1,096,546 triệu
đồng tăng 15.48% so với năm 2020. Trong tổng nguồn vốn huy động của
phòng giao dịch phần lớn là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp.
 Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế:
Tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu
trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ sản phẩm,
dịch vụ nên nhiều doanh nghiệp chọn Ngân hàng để giao dịch thường xuyên.
Với phương châm " Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững ", Ngân hàng luôn đáp
ứng tốt nhất trong khả năng của mình mọi nhu cầu của khách hàng. Kết quả là
tiền gửi của các tổ chức năm 2019 là 25,985 triệu đồng , tăng 6,193 triệu đồng,
tương ứng 19.25% so với năm 2020. Năm 2021 là 52,872 triệu đồng, tăng
20,694 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng 4.82% tỷ trọng năm 2021. Nhìn
chung khoản tiền gửi này biến động không nhiều qua các năm. Tuy có dấu hiệu
tăng nhưng nhìn chung tỷ lệ của tiền gửi tại các tổ chức kinh tế lại chiếm rất ít ,
từ đó ta có thể thấy rằng ngân hàng có lượng huy động vốn rất tốt và ổn định từ
dân cư và tạo ra nguồn vốn ổn định duy trì sự hoạt động của Ngân hàng.
 Tỷ trọng của huy động vốn theo kỳ hạn:
Bảng 2.5. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương – PGD Phổ Quang qua 3 năm 2019-2021
Đơn vị tính: triệu đồng

2019 2020 2021


Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi không kỳ


hạn 141,591 20.86% 248,416 26.80% 275,453 25.12%
Tiền gửi có kỳ
hạn 537,064 79.14% 678,342 73.20% 821,093 74.88%

Tổng NVHD 678,655 100.00% 926,758 100.00% 1,096,546 100.00%


(Nguồn: PDG Phổ Quang)
Hình 2.4. Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu
 Tiền gửi không kỳ hạn:

Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, là khoản tiền mà
người gửi có thể rút ra bất kỳ thời gian nào mà không cần báo trước. Mục đích
của loại tiền này đối với doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực
hiện chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương nhân viên của
doanh nghiệp, … Nắm rõ được lợi ích đó nên số lượng doanh nghiệp gửi tiền
tang lên. Qua bảng… và hình… cho thấy cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn năm
2020 là 248,416 triệu đồng so với năm 2019 là 141,591 triệu đồng. Về tỷ trọng,
tiền gửi không kỳ hạn năm 2020 chiếm 26.80% trong cơ cấu vốn huy động
tăng so với năm 2019 chỉ chiếm 20.86%. Năm 2021 là 275,453 triệu đồng
tương ứng 25.12% cơ cấu huy động. Qua 3 năm, phương thức huy động này
tăng nhẹ, không biến động nhiều. Nguyên nhân là do loại tiền này mang lại cho
khách hàng lãi không cao, nên nếu họ có vốn nhàn rỗi tạm thời thì hình thức
gửi tiền này sẽ dễ thuận tiện hơn trong việc rút tiền.
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn xác định thời gian hoàn trả cho khách hàng nên nó
tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, và Ngân hàng có thể chủ động đầu tư
cho vay trung và dài hạn. Nắm được lợi thế của loại tiền gửi này, VCB Phổ
Quang luôn dung hình thức huy động tốt nhất nhằm tăng nguồn vốn cho mình.
Năm 2019, tiền gửi là 537,064 triệu đồng, sang năm 2020 là 678,342, tăng
141,278 triệu đồng tương đương 20.83%. Đến năm 2021 là 821,093 tăng
142,751 triệu đồng so với năm 2020. Đây là một tín hiệu khả quan đối với ngân
hàng vì với lượng vốn này càng tăng thì ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư
vào các dự án hay cho vay nhiều hơn, tạo ra được lợi nhuận riêng cho ngân
hàng.
Để có những kết quả đó, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng được Ngân
hàng áp dụng lien tục cùng với sự chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng đem
lại cho khách hàng lòng tin từ uy tín của ngân hàng. Thêm vào đó, chi nhánh
luôn theo dõi sát sao diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều
chỉnh mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ
cung cấp. Hơn nữa, sựn nhận thức về vai trò và uy tín của Vietcombank ngày
càng được người dân quan tâm và tiếp cận do vậy Ngân hàng đã thu hút ngày
càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng.
2.1.6. Các thành tựu đạt được
Các chỉ tiêu huy động vốn đều đạt được kế hoạch của Vietcombank –

Hội sở chính giao cho.

Phòng giao dịch Phổ quang quán triệt và triển khai kịp thời các chủ

trương của Chính Phủ, NHNN, Vietcombank Hội sở chính về lãi suất,

chính sách huy động vốn theo đúng quy định

Bộ máy, cơ cấu tổ chức hoạt động các phòng có liên quan đến huy

động vốn hoạt động hiệu quả, linh hoạt.

Phòng giao dịch Phổ Quang đã có cái nhìn tổng thể về công tác phòng

ngừa và phát hiện những rủi ro trong hoạt động huy động vốn.
Thực hiện chính sách huy động vốn theo các bước cụ thể, tạo khung

pháp lý cơ bản cho việc phân định quyền hạn, trách nhiệm cho từng khâu

tổ chức, giúp cho hoạt động huy động vốn diễn ra an toàn và nhanh

chóng.

2.2. Nghiệp vụ tín dụng tại Vietcombank – PGD Phổ Quang


2.2.1. Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ tín dụng
 Khái niệm
Nghiệp vụ tín dụng là một gia dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên
cho vay (Ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh
nghiệp) và các chủ thể khác. Trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản của
mình cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định giữa hai bên, bên đi
vay phải có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi cho bên cho vay
khi đến thời hạn thoả thuận.
 Phân loại nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng thường được chia thành 2 loại chính:
- Tín dụng cá nhân: Phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân với các nhu
cầu sử dụng vốn vay phục vụ hoạt động kinh doan nhỏ, mua bất động sản, mua
xe và trang trải cuộc sống cá nhân,...
- Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp với
các nhu cầu sử dụng vốn mua sắm tài sản, thanh toán nợ, bổ sung vốn lưu
động...
Phân loại dựa trên thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn không quá 12 tháng
- Tín dụng trung hạn: Thời hạn từ 12 tháng đên 60 tháng
- Tín dụng dài hạn: Thời hạn lớn hơn 60 tháng
Phân loại dựa trên đối tượng tín dụng:
- Tín dụng vốn lưu động Phục vụ để hình thành vốn lưu động của các tổ
chức kinh doanh
- Tín dụng vốn cố định: Phục vụ để hình thành tài sản cố định cho ccacs tổ
chức kinh doanh
 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng có vai trò lớn đối với ngân hàng và kể cả khách hàng.
Tín dụng sẽ giúp ngân hàng có nguồn thu nhập ổn định tạo đà phát triển cho
ngân hàng, giúp quản lý tình hình kinh tế và tài chính. Đối với khách hàng thì
giúp cho họ có cuộc sống ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất
tạo nguồn thu cho họ. Từ đó nền kinh tế của nước nhà sẽ được ổn định và phát
triển.
2.2.2. Các văn bản pháp quy trong nghiệp vụ tín dụng
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với khách hàng
Quyết định 312/QĐ-NHNN ngày 14/3/2017 vv đính chính Thông tư số
39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng.
Công văn số 1576/NHNN-CSTT ngày 14/3/2017 của Ngân hàng Nhà nước
v/v giải đáp các câu hỏi liên quan đến quy định của TT 39/2016/TT-NHNN.
Quyết định số 268/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 08/3/2017 của Hội đồng Quản
trị VCB v/v ban hành Quy định về cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Quyết định số 296/QĐ-VCB-CSTD ngày 15/3/2017 của Tổng Giám Đốc
VCB về Thẩm Quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng của Lãnh đạo
Phòng Giao dịch và Lãnh đạo Phòng khách hàng cá nhân tại các Chi Nhánh
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Quyết định số 298/QĐ-VCB-CSTD ngày 15/3/2017 của Tổng Giám đốc
VCB v/v ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân.
Công văn số 529/VCB-CSTD ngày 15/3/2017 của Tổng Giảm Đốc VCB
v/v triển khai Thông tư 39
Công văn số 527/VCB-CSTD ngày 15/3/2015 của Tổng Giám đốc VCB v/v
hướng dẫn xác định khách hàng đáp ứng điều kiện áp dụng mức lãi suất cho
vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo qui định của NHNN
Công văn số 525/VCB-CSTD ngày 15/3/2017 của Tổng Giám đốc VCB v/v
triển khai Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
Bảng tham chiếu mốt số điểm pháp lý trong QĐ 268
Bảng tham chiếu ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh
2.2.3. Quy trình tín dụng ngắn hạn, trung – dài hạn
Qui trình tín dụng là sơ đồ tổng hợp những mô tả các bước làm việc của
ngân hàng từ khi tiếp nhận khách hàng cho đến khi ra quyết định giải ngân và
cấp tín dụng đến việc thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín
dụng phải được quy định rõ ràng các bước sao cho hợp lý, khoa học vì đây là
yếu tố quan trọng chỉ ra các mối quan hệ giữa các bộ phận tin dụng có liên
quan đến nhau. Qui trình hoạt động tín dụng tại VCB - Phổ Quang gồm các
bước như sau:
Hình 2.5. Quy trình tín dụng tại VCB - Phổ Quang
Giai đoạn 1: Thẩm định và đề suất cho vay
Cán bộ tín dụng tiếp cận để tìm hiểu được nhu cầu khách hàng. Giai đoạn
này là giai đoạn quan trọng để thuyết phục khách hàng. Khi khách hàng có nhu
cầu vay vốn, cán bộ tín dụng của ngân hàng tư vấn sơ bộ để thu thập được
thông tin văn bản theo, tài liệu theo quy định của VCB, phương án sử dụng
vốn, thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn cụ thể đang đề cập; nguồn trả nợ,
khả năng trả nợ và biện pháp đảm bảo tiền vay; sự phù hợp của nhu cầu vay
vốn với chính sách tín dụng và các điều kiện đã được phê duyệt. Trong trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định của VCB, Cán bộ khách hàng cá
nhân đề nghị khách hàng bộ sung đầy đủ, hợp lệ trước khi đưa ra quyết định
thẩm định đề suất cho vay.
Thẩm định và đề suất cho vay là bước tiếp theo, ở bước này
CBKHCN/CBKH PGD chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB (nếu có) và thẩm định đề suất vay vốn của
khách hàng. Thẩm định và đánh giá khoản vay là việc xác định khả năng hiện
tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn và thanh toán khoản
vay. Từ những các thông tin mà khách hàng cung cấp ở giai đoạn 1 và NH có
được từ việc thu thập, các cán bộ của ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định:
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng
- Sự phù hợp của việc cho vay với các qui định có liên quan của pháp luật
và chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành của VCB
- Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án
sử dụng vốn của khách hàng
- Khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng
- Biện pháp bảo đảm tín dụng (nếu có)
Giai đoạn 2: Phê duyệt cho vay
Trên cơ sở Báo cáo thẩm định và đề suất cho vay có đầy đủ chữ ký của
CBKH PGD, cùng toàn bộ hồ sơ trình kèm theo. Lãnh đạo PGD xem xét phê
duyệt cho vay theo quy định trong thẩm quyền được giao. Trường hợp VCB
đồng ý cho khách hàng vay thì trên BCTĐ và đề suất cho vay, Lãnh đạo PGD
phê duyệt ghi là đồng ý hoặc đồng ý có điều kiện kèm theo.
Giai đoạn 3: Ký Hợp đồng cho vay, Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng
liên quan
Bộ phận có thẩm quyền tại ngân hàng sẽ xem xét kết quả thẩm định được
trình trong báo cáo thẩm định tín dụng từ đó thông báo quyết định của ngân
hàng đến khách hàng. BPKH PGD sẽ đề nghị khách hàng ký vào văn bản xác
nhận của khách hàng về việc đã được cung cấp đầy đủ thông tin trước khi ký
Hợp đồng cho vay (bản gốc) theo quy định.
Giai đoạn 4: Giải ngân vốn vay
Ngân hàng căn cứ vào thoả thuận với khách hàng, hợp đồng tín dụng, tài
sản đảm bảo. Nhận tiếp nhận rút vốn của khách hàng. Cán bộ kiểm tra tính đầy
đủ, hợp lệ của hồ sơ rút vốn và hạn mức
Giai đoạn 5: Kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, phát hiện và xử lý rủi
ro
Sau khi giải ngân vốn vay cho khách hàng thì các cán bộ PGD vẫn tiến
hành theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng đã hợp lý hay chưa.
Đối với khoản vay thế chấp TSĐB thì cán bộ khách hàng PGD vẫn thực hiện
kiểm tra và định giá lại tài sản đảm bảo, dự đoán tình hình tăng/giảm giá trị
TSĐB. Các trường hợp rủi ro như trả nợ không đúng lịch trình thì CBKH PGD
phải nắm bắt thông tin kịp thời để tránh các rủi ro.
Giai đoạn 6: Thu nợ
CBKH PGD chủ động nhắc nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn
của khoản vay. Sẽ có trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp thực hiện thu hồi
nợ trước hạn hoặc thông báo về việc chấm dứt cho vay thu nợ trước hạn cán bộ
phải thông báo đến khách hàng yêu cầu khách hàng thực hiện kịp thời và đầy
đủ các nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp hai là khách hàng đề nghị trả nợ trước hạn,
cán bộ khách hàng thông báo lên cho bộ phận quản lý để tính toán thu nợ gốc,
đó lãi và phí trả trước hạn.
Giai đoạn 7: Xử lý các khoản nợ quá hạn
Khi các khoản vay bị chuyển thành nợ quá hạn thì bộ phận quản lý thông
báo đến phòng giao dịch để các cán bộ thông báo đến khách hàng nhắc nhở và
đề suất các biện pháp thích hợp. CBKHCN/CBKH PGD Phải thực hiện đổi xác
sau khách hàng và khoản vay quá hạn, tăng tần suất kiểm tra sử dụng vốn vay,
tài sản bảo đảm và kịp thời báo cáo lên cho cấp trên để áp dụng các biện pháp
xử lý phù hợp.
Giai đoạn 8: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo
Sao khách hàng đã thanh toán toàn bộ nợ thuộc hợp đồng cho vay, Trường
hợp hợp đồng cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc khách hàng chưa có nhu
cầu nhận lại tài sản đảm bảo thì cán bộ phòng giao dịch lịch thông báo đóng hồ
sơ vay / giải chấp tài sản đảm bảo để gửi cho bộ phận cấp trên xác nhận khách
hàng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ trả nợ.
2.3.4. Hồ sơ vay vốn đối tượng khách hàng các nhân và doanh
nghiệp
Tuỳ vào từng khoản vay thì khách hàng cần cung cấp các hồ sơ phù hợp
với yêu cầu của Vietcombank.
STT Loại hồ sơ Yêu cầu về hồ sơ
1. ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
1 Giấy đề nghị vay vốn Theo mẫu của VCB, điền đầy đủ
thông tin và ký
2. HỒ SƠ PHÁP LÝ
1 Bản photo CMND/CCCD/Hộ CMND/CCCD không được quá 15
chiếu năm kể từ ngày cấp
2 Sổ hộ khẩu/KT3
3 Giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn/chứng nhận độc thân
3. HỒ SƠ CHỨNG MINH TÀI CHÍNH
3.1 Trường hợp khách hàng trả lương qua tài khoản
1 Hợp đồng lao động/xác nhận của - Hợp đồng lao động còn thời hạn
cơ quan công tác - Xác nhận phải được ký và đóng
dấu
2 Sao kê tài khoản lương tối thiểu Áp dụng đối với khách hàng không
3 tháng gần nhất trả lương qua tài khoản VCB
3.2 Trường hợp khách hàng nhận lương bằng tiền mặt
1 Hợp đồng lao động/xác nhận của - Hợp đồng lao động còn thời hạn
cơ quan công tác - Xác nhận phải được ký và đóng
dấu
2 Bảng lương hoặc quyết định trả Hợp đồng có hoặc không công
lương chứng
3.3 Thu nhập từ hoạt động hộ kinh doanh cá thể
1 Giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh Đăng ký kinh doanh phải từ 3 tháng
doanh cá thể trở lên kể từ ngày đề nghị vay vốn
2 Giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc Hợp đồng có hoặc không công
hợp đồng thuê địa điểm kinh chứng
doanh
3 Sổ ghi chép bán hàng tối thiểu 3
tháng gần nhất
3.4 Thu nhập từ cho thuê tài sản
1 Giấy chứng minh quyền sử dụng/ Tài sản phải thuộc chính chủ của
sở hữu tài sản người vay hoặc vợ/chồng người vay
2 Hợp đồng cho thuê tài sản Hợp đồng còn hiệu lực, rõ ràng
thông tin về bên thuê, chi tiết về tài
sản cho thuê, giá cho thuê, kỳ hạn
trả tiền...(chấp nhận bản viết tay
không qua công chứng)
3 Hoá đơn/Biên lai/Sao kê/Sổ sách
ghi chép/Phiếu thu tiền tối thiểu
3 tháng gần nhất
3.5 Trường hợp khách hàng có cổ phần/góp vốn tại doanh nghiệp
1 Giấy đăng ký kinh doanh doanh Từ 1 năm trở lên kể từ ngày đề nghị
nghiệp vay vốn
2 Giấy đăng ký mã số thuế/giấy
đăng ký mẫu dấu
3 Số cổ đông/giấy chứng nhận cổ
phần
4 Báo cáo tài chính và tờ khai Báo cáo tài chính phải thể hiện
quyết toán thuế thu nhập doanh doanh nghiệp năm gần nhất có lãi
nghiệp năm gần nhất (chấp nhận
báo nội bộ)
5 Tờ khai thuế giá trị gia tăng của Trang tổng hợp và các trang chi tiết
tối thiểu 6 tháng (chấp nhận báo
cáo nội bộ)
4. HỒ SƠ CHỨNG MINH MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN
1 Hợp đồng mua xe/nhà ở/căn
hộ/chung cư
2 Biên nhận đặt cọc/ phiếu thu
(nếu có)
3 Giấy hẹn nhận Đăng ký xe
5. HỒ SƠ TÀI SẢN ĐẢM BẢO
1 Đăng ký xe/ sổ hồng/ giấy tờ có
giá...
2 Chứng nhận bảo hiểm
3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và/hoặc Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở/đất ở (Sổ đỏ)
4 Chứng thư định giá (bản gốc) Áp dụng trường hợp phải thẩm định
giá

2.2.5. Sản phẩm cho vay tại VCB - PGD Phổ Quang
Tên sản Điều kiện vay vốn Thời hạn Lãi suất cho vay Mức cho vay

phẩm

Cho vay - Thuộc đối tượng - Vay tối đa - Trả góp: được - TSĐB hình thành

mua nhà được vay vốn 15 năm điều chỉnh định kỳ từ vốn vay: tối đa

dự án - Có TSĐB: Tài sản - Trường 12 tháng/lần hoặc 70% TSĐB

hình thành từ vốn vay hợp chủ đầu 24 tháng/lần. Xác - TSĐB là giấy tờ có

và/hoặc tài sản có giá tư có uy tín, định lại mức trả giá: 100% giá trị
trị khác và/hoặc tài sản phẩm góp và ký thoả TSĐB (phải đảm

sản của bên thứ ba phù hợp với thuận với khách bảo đủ trả nợ gốc và
- Tại thời điểm xem nhu cầu của hàng. lãi)
xét, không có nợ quá thị trường, - Trả dần: điều - TSĐB là bất động
hạn tại bất kì tổ chức có khách chỉnh theo thông sản khác: 90% giá
tính dụng nào hàng mục báo hoặc định kỳ trị tài sản mua theo
- Thu nhập > 3 triệu tiêu rõ ràng theo thoả thuận. hợp đồng/ hoá đơn,
đồng thì xuất Quá hạn: không song không vượt
- Có tài khoản thanh trình Tổng vượt quá 150% lãi quá 70% giá trị tài
toán tại VCB (chưa giám đốc suất cho vay sản đảm bảo.
có phải mở trước giải vay tối đa - Hạn mức tối thiểu:
ngân lần đầu) 20 năm 100.000.000 đồng

Cho vay - Không nợ > nhóm 2 - Tối đa 5 - Theo thông bảo - TSĐB hình thành

mua xe tại VCB và TCTD năm của Tổng giám đốc từ vốn vay: 70% giá

ô tô tiêu khác tại thời điểm vay của từng thời kỳ trị xe

dụng cá - Không quá 60 tuổi - Điều chỉnh định - TSĐB là bất động

nhân - Thu nhập > 8 triệu kỳ 3 tháng hoặc 6 sản: 100% giá trị xe
đồng tháng theo thông nhưng không vượt
- Thuộc đối tượng báo của VCB quá:
được vay vốn theo - Lãi suất quá hạn: + 70% giá trị TSBĐ
quy định của pháp 150% lãi suất trong nếu thuê tổ chức
luật hạn chuyên nghiệp định

giá
+ 100% giá trị

TSĐB nếu định giá

theo khung giá của

UBND

Cho vay - Khách hàng cam kết Tối đa 12 - Lãii suất cho vay - Tối đa 85% chi phí

hỗ trợ tập trung doanh thu từ tháng phù trong hạn: theo hợp lý để thực hiện
kinh hoạt động sản xuất hợp với thông báo của VCB phương án kinh

doanh kinh doanh vào tài vòng vay trong từng thời kỳ doanh theo thẩm

trung khoản mở tại VCB tối vốn của - Lãi suất quá hạn: định của VCB

hạn thiểu tương ứng với khách hàng Tối đa 150% lãi - Trường hợp khách

dành mức độ sử dụng dịch theo thẩm suất cho vay trong hàng thực hiện kinh

cho vụ tín dụng của khách định của hạn doanh các ngành

khách hàng do khách hàng VCB Lãi suất áp dụng nghề pháp luật

hàng cá làm chủ sở hũu tại - Thời hạn đối với lãi vay trả không yêu cầu đăng

nhân VCB trên cơ sở thẩm vay vốn của chậm: Theo thông ký kinh doanh thì

định, đánh giá của mỗi khoản báo của VCB trong mức cho vay tối đa

Chi nhánh. giải ngân: từng thời kỳ không vượt quá

- Khách hàng ưu tiên tuỳ thuộc - Phí: theo thông 1.000.000.000 đồng

sử dụng dịch vụ của vào vòng báo của VCB trong - Khoản vay được

VCB vay vốn của từng thời kỳ đảm bảo đầy được

khách hàng bằng trái phiếu

theo thẩm chính phủ, sổ tiết

định của kiệm, số dư trên tài

VCB khoản tiền gửi, giấy

tờ có giá (trừ cổ

phiếu và chứng chi

tiền gửi) do VCB và

các TCTD khác phát

hành không áp dụng

các điều trên

2.2.6. Phân tích tình hình hoạt động cho vay của VCB - PGD Phổ
Quang từ năm 2019-2021
Nghiệp vụ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng là hoạt động kinh doanh
quan trọng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Với vị thế đứng đầu
ngành thì Vietcombank đã và đang tập trung tối đa để phát triển hơn đạt được
các chỉ tiêu đề ra.
Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân và doanh nghiệp của
Ngân hàng VCB - PGD Phổ Quang năm 2019-2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 2019/2020 So sánh 2020/2021
Doanh Mức độ
2019 2020 2021 Chênh Chênh Mức độ
số biến
lệch lệch biến động
động

468.383 579.576 760.266 111.196 19.19% 180.690 23.77%
nhân
Doanh
75.398 86.283 95.290 10.885 12.62% 9.006 9.45%
nghiệp
Tổng 543.778 665.859 855.556 122.081 18.38% 189.696 22.17%
(Nguồn: VCB - PGD Phổ Quang)

Thực trạng cho vay theo đối tượng cá nhân và


doanh nghiệp
800,000
700,000
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
-
2019 2020 2021

Cá nhân Doanh nghiệp

Hình 2.6. Biểu đồ cột thể hiện thực trạng cho vay theo đối tượng cá
nhân và doanh nghiệp qua các giai đoạn 2019-2021

Bảng 2.7. Tỷ trọng cho vay theo cá nhân và doanh nghiệp tại VCB -
PGD Phổ Quang năm 2019-2021
Đơn vị tính: %
(Nguồn: VCB - PGD Phổ Quang)
Khách hàng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Cá nhân 86.13% 87.04% 88.86%
Doanh nghiệp 13.87% 12.96% 11.14%
Tổng 100% 100% 100%

Hình 2.7. Biểu đồ tròn thể hiện tỷ trọng cho vay theo cá nhân và doanh
nghiệp tại VCB - PGD Phổ Quang năm 2019-2021
 Hoạt động cho vay cá nhân
Hoạt động kinh doanh cho vay đối tượng khách hàng cá nhân từ năm 2019-
2021 là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong nguồn thu nhập của VCB - PGD
Phổ Quang. Tỷ trọng này dường như luôn chiếm tỷ trọng gần 70% so với tổng
thu nhập cho vay. Tại VCB - PGD Phổ Quang đang chú trọng và tập trung
hướng đến dối tượng khách hàng cá nhân.
Tình hình cho vay cá nhân tăng dần qua các năm 2019-2021, tại năm 2019
đạt 507.395 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 67,1%. Năm 2020, doanh số vay cá
nhân 579.576 triệu đồng tăng lên 93.233 triệu đồng so với năm trước. Năm
2021, doanh thu là 600.266 triệu đồng tăng ít hơn kỳ trước và chiếm tỷ trọng
55,3%. Doanh thu vay đối tượng khác hàng cá nhân tuy kh giảm nên lượng
tăng trưởng không cao do tình hình kinh tế tại năm 2020-2021 gặp phải dịch
bệnh Covid 19 làm cho nhiều hộ kinh doanh gặp khó khăn, sản phẩm họ làm ra
không tiêu thụ được hàng và nhiều trường hợp làm cho các cá nhân không có
khả năng trang trải lãi vay. Nhưng Vietcombank vẫn giữa vẫn được vị thế và kh
giảm doanh số.
 Hoạt động cho vay doanh nghiệp
Tình hình cho vay doanh nghiệp không vì VCB - PGD Phổ Quang chú
trọng vay cá nhân mà giảm, vẫn tăng đều theo các năm. Chiếm tỷ lệ bình quân
30% trên tổng thu nhập cho vay. Cho vay đối tưởng khách hàng doanh nghiệp
năm 2019 doanh thu là 238.507 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,9%. Sang đến
năm 2020 tăng lên 64.327 triệu đồng là doanh số 302.834 triệu đồng. Năm
2021 đạt doanh thu 412.901 chênh lệch tăng cao hơn kỳ trước và chiếm tỷ
trọng là 44,7%.
Cũng như đã nói trên phần cho vay cá nhân là ở giai đoạn này đang gặp
nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh tạo nên nhiều khó khăn kh kém cho
doanh nghiệp trong việc kinh doanh. Với giai đoạn lúc này tại TPHCM đang
thực hiện dãn cách xã hội nên tình hình kinh doanh dường như đống băng.
Doanh thu cho vay doanh nghiệp tăng lên vì 1 phần các doanh nghiệp vay để
trụ lại trong tình hình kinh doanh khó khăn và để trở lại hoạt động kinh doanh
sau dịch bệnh năm 2020-2021.
Như vậy, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch
bệnh nhưng hoạt động kinh doanh cho vay của Vietcombank vẫn tăng đều qua
các năm. Tỷ trọng cho vay đối tượng khách hàng cá nhân chiếm cao hơn tỷ
trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp, vì thế VCB cũng nên chú trọng tăng
tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp để tình hình kinh doanh tăng trưởng
hơn.
2.3. Nghiệp vụ thanh toán tại Vietcombank - PGD Phổ Quang
2.3.1. Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ thanh toán
 Khái niệm
Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa,
dịch vụ thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Trong đó thường phổ biến
là thanh toán không dùng tiền mặt.
Hình dáng không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán mà trong đó ngân
hàng sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của người trả tiền
để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.
 Hình thức thanh toán qua ngân hàng
Hiện tại Việt Nam đang có những hình thức thanh toán:
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu là một hình thức thanh toán được tiến hành
dựa trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán chuyển
đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch
vụ cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh toán đã ghi trên hợp đồng kinh
tế.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi Hình thức thanh toán mà lệnh do chủ tài
khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chích một số
tiền nhất định từ tài khoản để trả cho người thụ hưởng nào đó hoặc chuyển vào
tài khoản của chính mình. Ủy nhiệm chi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam do
thủ tục đơn giản, không phân biệt hệ thống hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ủy
nhiệm chi chỉ được sử dụng trong điều kiện người bán tính nhiệm khả năng
thanh toán người mua.
Thanh toán bằng Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do
ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán chích một số tiền từ
tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi
trên Séc hoặc người cầm Séc.
Thanh toán bằng thẻ là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà
dùng các loại thẻ thanh toán trên Pos của ngân hàng đặt tại các Đơn vị chấp
nhận thẻ và các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc cá nhân. Tại Việt Nam, các
NHTM đang phát hành và sử dụng chủ yếu 2 loại là thẻ thanh toán và thẻ tín
dụng
 Vai trò của nghiệp vụ thanh toán
Tiện ích đối với khách hàng là sẽ giúp thanh toán nhanh hơn tiền mặt, giảm
Được rất nhiều chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển, kiểm điểm tiền mặt
mà họ phải chịu. Không bận tâm đến những rủi ro bất ngờ trộm cấp, thiên tai
hỏa hoạn. Được hưởng lãi suất và được cung cấp dịch vụ ngân hàng với ngủ
đãi đối với nền kinh tế thì sẽ giảm được khối lượng tiền mặt lưu thông. Giảm
được chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển... Tăng cường quả quản lý của ngân
hàng và chống thất thu thuế có hiệu quả. Đối với ngân hàng thì sẽ huy động
được nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng từ đó tạo ra nguồn thu nhập cho ngân
hàng.
2.3.2. Các văn bản pháp quy trong nghiệp vụ thanh toán
NĐ 43/VBHN-NHNN ngày 14/7/2016 hợp nhất NĐ 101/2012/NĐ-CP và
NĐ 80/2016//NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
NĐ 1010/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
NĐ 80/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 101/2012NĐ-CP về Thanh toán
không dùng tiền mặt
TT 46/2014TT-NHNN về Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
TT 47/VBHN-NHNN ngày 09/12/2019 hợp nhất TT 19/2016/TT-NHNN,
TT 39/2014/TT-NHNN, TT 20/2016/TT-NHNN, TT 30/2016/TT-NHNN ,TT
23/2019/TT-NHNN về Dịch vụ Trung gian thanh toán
TT 03/VBHN-NHNN ngày 17/1/2020 hợp nhất TT 19/2016/TT-NHNN,
TT 30/2016/TT-NHNN, TT 30/2016/TT-NHNN, TT 26/2017/TT-NHNN ,TT
41/2018/TT-NHNN, TT 28/2019/TT-NHNN về Hoạt động thẻ ngân hang
TT23/2014/TT-NHNN về việc mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán
TT32/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung TT23/2014/TT-NHNN về việc mở
tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
TT 02/2019/TT-NHNN sửa đổi bổ sung TT32/2016/TT-NHNN
Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định
về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán, có
hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2016.
Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2018.
Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2019.
2.3.3. Dịch vụ chuyển và nhận tiền tại Vietcombank – PGD Phổ
Quang
 Khái niệm:

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian
nhất định. (Theo giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)
 Đặc điểm

Có thể nói, chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó người
chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân
hang khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy
nhiệm để hưởng phí và không bị rang buộc bất cứ trách nhiệm nào đối với
người chuyển tiền và người thụ hưởng.
Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ thu chi, thẻ ngân hang, thanh
toán trực tuyến mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương. Có sự xuất
hiện của tiền mặt hay không chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức
thanh toán bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. Nhìn chung, hoạt động này
sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia: người tiêu dùng, người bán hang, tổ
chức tín dụng (chủ yếu là ngân hang) và tổng thể nền kinh tế
 Các hình thức chuyển và nhận tiền hiện có tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam

Chuyển và nhận tiền Chuyển tiền từ Việt Nhận tiền từ nước


trong nước Nam đi nước ngoài ngoài về Việt Nam

Kênh chuyển tiền


Chuyển tiền đi Chuyển tiền liên
liên ngân hàng
trong nước ngân hàng Swift
Swift

Chuyển tiền Kênh nhận tiền


Nhận tiền đến
nhanh toàn cầu nhanh toàn cầu
trong nước
MoneyGram MoneyGram

Kênh nhận tiền


Chuyển đồng
nhanh qua VCBR
Won (KRW) đi
(Công ty Kiều hối
Hàn Quốc
Vietcombank)

 Hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – PDG Phổ Quang có
phục vụ dịch vụ Chuyển và nhận tiền trong nước

Chuyển tiền đi trong nước:


Giới thiệu: Chuyển tiền đi trong nước là dịch vụ chuyển tiền theo yêu cầu
của khách hàng bằng cách nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản để chuyển cho
người hưởng tại VietcomBank hoặc chuyển cho người thụ hưởng thuộc ngân
hàng trong nước khác hệ thống VietcomBank.
Đặc điểm: Dịch vụ chuyển tiền trong nước cho phép khách hàng chuyển
tiền cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào trong lãnh thổ Việt Nam một cách
nhanh chóng và an toàn.
Đặc biệt, khách hàng không có tài khoản tại Vietcombank cũng có thể thực
hiện được giao dịch chuyển tiền (tại quầy của Vietcombank trên toàn quốc).

 Loại tiền chuyển:


- Đối với người chuyển là công dân Việt Nam: VNĐ
- Đối với người chuyển là công nhân nước ngoài : VNĐ hoặc ngoại
tệ (nếu chứng minh được nguồn gốc ngoại tệ)

 Kênh giao dịch: Đa dạng bao gồm

 Kênh chuyển tiền Điều kiện sử dụng

Chuyển tiền 24/7 trên VCB Digibank


Khách hàng đăng ký dịch
trên ứng dụng mobile
vụ VCB Digibank trên ứng

Chuyển tiền 24/7 trên VCB Digibank dụng mobile/ trên trình
trên trình duyệt web duyệt web

Khách hàng dùng thẻ của


Chuyển tiền 24/7 trên ATM
Vietcombank

Chuyển tiền tại quầy (tại các điểm


Không quy định
giao dịch của Vietcombank)

 Quy trình chuyển tiền trong nước:

o Trường hợp giao dịch tại quầy

Bước 1: Khách hàng tới điểm giao dịch VCB và xuất trình giấy tờ
tùy thân có hiệu lực theo đúng quy định của Ngân hàng.
Bước 2: Khách hàng điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu Ủy nhiệm
chi của Ngân hàng
Bước 3: Nộp tiền mặt/ trích tài khoản tại VCB
Bước 4: Thông báo cho người nhận số tiền đã chuyển và mã số
chuyển tiền (Cần bảo mật mã số chuyển tiền, chỉ thông báo cho người
nhận)
 Phí dịch vụ và mẫu biểu:

https://portal.vietcombank.com.vn/content/personal/BieuPhi/
https://portal.vietcombank.com.vn/content/personal/BieuMau

Nhận tiền đến trong nước

Giới thiệu: Chuyển tiền đến trong nước là dịch vụ chuyển tiền trên cơ sở
các lệnh chuyển tiền VietcomBank nhận được từ các kênh chuyển tiền báo
Có/trả tiền cho người thụ hưởng nhận tại hệ thống VietcomBank
Đặc điểm: Dịch vụ nhận tiền đến trong nước cho phép khách hàng nhận
tiền chuyển đến từ bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức trong nước. Khách hàng có thể
nhận tiền thông qua tài khoản mở tại Vietcomabnk hoặc nhận tiền mặt tại bất
kỳ điểm giao dịch nào của Vietcombank.

 Loại tiền nhận: VNĐ hoặc ngoại tệ

 Hình thức nhận tiền:


Hình thức nhận tiền Điều kiện sử dụng

Khách hàng mở tài khoản tại Vietcombank.

Nhận tiền qua tài khoản Lưu ý: Khách hàng có thể rút tiền mặt tại quầy
và/hoặc ATM ngay sau khi nhận tiền

Khách hàng sử dụng CTM, CCCD, Hộ chiếu


(còn hiệu lực) để nhận tiền tại các điểm giao
dịch của Vietcombank.
Nhận tiền mặt
Lưu ý: Đầu chuyển phải thực hiện gửi tiền từ
VCB Digibank trên trình duyệt web hoặc tại
điểm giao dịch của Vietcombank.

 Quy trình nhận tiền trong nước:

o Trường hợp nhận tiền mặt:

Bước 1: Khách hàng tới điểm giao dịch VCB và xuất trình giấy
tờ tùy thân có hiệu lực theo đúng quy định của Ngân hàng.
Bước 2: Khách hàng điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu của
Ngân hàng
Bước 3: Giao mã số chuyển tiền cho nhân viên giao dịch.

o Trường hợp nhận tiền qua tài khoản:

Bước 1: Khách hàng kiểm tra tài khoản để biết số tiền đã được
chuyển đến hay chưa
Bước 2: Nếu số tiền đã được chuyển đến, khách hàng có thể thực
hiện rút tiền tại quầy/ ATM hoặc sử dụng số tiền trên tài khoản
để thực hiện các giao dịch
 Phí dịch vụ và mẫu biểu:

https://portal.vietcombank.com.vn/content/personal/BieuMau

Kênh chuyển
Phí dịch vụ
tiền

Nhận tiền qua


Miễn phí
tài khoản

Nhận tiền mặt https://portal.vietcombank.com.vn/content/personal/

tại quầy BieuPhi/

2.3.4. Hình thức thanh toán bằng Thẻ


 Khái niệm thanh toán bằng thẻ
Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển cùng với ngân
hàng điện tử và thương mại điện tử mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng
nhằm giúp khách hàng có thể chi tiêu một cách thuận tiện, an toàn, chủ động
mà không dùng đến tiền mặt.
 Các sản phẩm thẻ tại Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng đi đầu đối với
ngành trong việc hành và chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ. Dịch vụ thẻ của
Vietcombank hiện có hơn 20 loại thẻ liên kết phát hành với 5 tổ chức thẻ quốc
tế lớn nhất trên thế giới (Vísa, Amex, Master, JCB, Union Pay). Mạng lưới các
đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ phủ rộng khắp cả nước và đảm bảo đáp ứng
nhu cầu mua sắm, thanh toán trong và ngoài nước của khách hàng.
Vietcombank đã và đang triển trai mạnh mẽ các sản phẩm thẻ chíp không tiếp
xúc.Đây là công nghệ thế ưu việt với tốc độ xử lý nhanh chóng, sự trung tín
trong giao dịch và bảo đảm an toàn chuẩn quốc tế. Không dừng lại ở đó mà
Vietcombank luôn không ngừng tiếp cộng ba đưa vào triển khai các phương
thức thanh toán hiện đại nhất như: thẻ phi vật lý thích hợp với điện thoại của
người dùng, phương thức thanh toán thẻ qua mã QR (MVisa, Masterpass QR)...
Thẻ Thông tin thẻ Ưu đãi, chức năng thẻ
Hiệu lực: 6 năm - Tại ATM Vietcombank
Số lượng thẻ phụ: 3 thẻ - Tại ATM các ngân hàng
Sử dụng trong nước, khác
giao dịch trong các - Tại các điểm chấp nhận
ngân hàng liên kết Pos
trong nước - Trên các kênh internet
và điện thoại
- Tải khoản được quản lý
trên VCB Digibank
Mobile và website
Hiệu lực thẻ: vô thời - Tại ATM Vietcombank
hạn - Tại ATM các ngân hàng
Thẻ phụ: không có thẻ khác
phụ - Tại các điểm chấp nhận
Sử dụng trong nước, Pos
giao dịch trong các - Trên các kênh internet
ngân hàng liên kết và điện thoại
trong nước - Trên kênh VCB
Digibank trên trình duyệt
web /trên ứng dụng
mobile
- Hưỡng lãi suất không kỳ
hạn
- Quản lý thẻ qua kênh
VCB Digibank
Hiệu lực thẻ: tối đa 05 - Bao gồm các chức năng
năm của thẻ ghi nợ nội địa
Số lượng thẻ phụ: tối - Tại ATM ở nước ngoài
đa 03 thẻ có logo của TCTQT Vísa
Ngày sao kê: ngày 20 - Thanh toán tại điểm
hằng tháng chấp nhận thẻ Pos toàn
Là loại thẻ bắt buộc cầu
nap tiền vào trước, sử - Bảo mật công nghệ thẻ
dụng theo hạn mức tiền chip EMV
nạp vào thẻ trên phạm - Ưu đãi hoàn tiền
- Ưu đãi bảo hiểm
- Ưu đãi dịch vụ Golf
- Ưu đãi dịch vụ cho chủ
thẻ chính: Miễn phí phát
hành, miễn phí cấp laị mã
PIN
- Ưu đãi ngân hàng bán lẻ
- Hiệu lực thẻ: 05 năm - Bao gồm các chức năng
- Số lượng thẻ phụ: của thẻ ghi nợ nội địa
không có thẻ phụ - Ưu đãi điểm thưởng:
Là loại thẻ bắt buộc Giá trị hoàn tiền cho chủ
nap tiền vào trước, sử thẻ: 0,05% giá trị giao
dụng theo hạn mức tiền dịch chi tiêu
nạp vào thẻ trên phạm - Ưu đãi phát hành thẻ:
Phát hành, phát hành lại,
cấp mã PIN miễn phí
- Miễn phí duy trì trong 2
năm đầu tiên
- Hiệu lực thẻ: tối đa 05 - Bao gồm các chức năng
năm của thẻ ghi nợ nội địa
- Số lượng thẻ phụ: tối - Tại ATM ở nước ngoài
đa 03 thẻ có logo của TCTQT
Ngày sao kê: Ngày 01 American Express
hằng tháng - Tại ATM của ngân hàng
Là loại thẻ bắt buộc khá tại Việt Nam có logo
nap tiền vào trước, sử American Express
dụng theo hạn mức tiền - Chủ thẻ được hưởng ưu
nạp vào thẻ trên phạm đãi hoàn tiền 0,3% cho
các giao dịch thanh toán
- Hiệu lực thẻ: tối đa 05 - Tại ATM, Pos
năm Vietcombank
- Số lượng thẻ phụ: tối - Tại ATM có logo Visa,
đa 03 thẻ tại Pos chấp nhận thẻ toàn
- Ngày sao kê: ngày 20 cầu
hàng tháng - Sử dụng các dịch vụ:
VCB Digibank/dịch vụ
ứng dụng di động khác
- Giao dịch nhận tiền qua
thẻ nhanh chóng
- Hiệu lực thẻ: tối đa 05 - Tại ATM Vietcombank,
năm Pos Vietcombank trên
- Số lượng thẻ phụ: tối toàn quốc
đa 03 thẻ - Tại ATM ngân hàng
- Ngày sao kê: ngày 10 khác có biểu tượng
hằng tháng Mastercard
- Điểm chấp nhận thẻ Pos
trên toàn cầu
- Rút tiền ATM có logo
mastercard trên toàn cầu
- Sử dụng VCB Digibank
phiên bản website và
Mobile linh hoạt
- Hiệu lực thẻ: tối đa 05 - Tại ATM Vietcombank
năm - Tại ATM ngân hàng có
- Số lượng thẻ phụ: tối biểu tượng UnionPay ở
đa 02 thẻ Việt Nam, nước ngoài
- Ngày sao kê: ngàu 05 - Sử dụng, đăng ký kênh
hàng tháng VCB Digibank trên
website và Mobile linh
hoạt
- Hiệu lực thẻ: tối đa 05 - Tại ATM Vietcombank
năm - Tại ATM ngân hàng
- Số lượng thẻ phụ: nước ngoài, Việt Nam có
không có biểu tượng logo Visa
- Ngày sao kê: ngày 20 - Tại điểm thanh toán
hàng tháng chấp nhận thẻ Pos
- Đăng ký, sử dụng dịch
vụ VCB Digibank linh
hoạt với nhiều tính năng
- Ưu đãi thẻ: Miễn phí
phát hành thẻ; ưu đãi
điểm (ưu đãi tích luỹ
điểm thưởng trên các giao
dịch chi tiêu để quy đổi
thành thẻ trả trước
Vietcombank
Takashimaya để sử dụng
tại Trung tâm thương mại
Saigon Centre
 Quy trình trình thanh toán bằng thẻ

(1) Khách hàng đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng phát hành mở thẻ đẻ sử
dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Ngân hàng phát hành chấp thuận và cung
cấp thẻ cho khách hàng. Lúc này chủ thẻ mua hàng hoá và dịch vụ sẽ xuất trình
thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ, hoặc rút tiền ở ATM, ở ngân hàng thanh toán.
(2) Đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tiến hành các bước kiểm tra tính hợp lệ của thẻ.
Sau khi các bước kiểm tra đã xong, đơn vị chấp nhận thẻ sẽ lập hoá đơn thanh
toán và yêu cầu chủ thẻ kí vào hoa đơn. Thông thường thì hoá đơn sẽ được in
thành 4 liên, liên đầu tiên đưa cho chủ thẻ, liên thứ 2 bên chấp nhận thanh toán
thẻ giữ và 2 liên còn lại sẽ nộp lại cho ngân hàng thanh toán Sau một khoảng
thời gian nhất định, các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ lập bản kê và
nộp lại cho ngân hàng thanh toán đề nghị thanh toán.
(3) Ngân hàng thanh toán sẽ tiến hành trả tiền (tạm ứng) cho đơn vị chấp
nhận thẻ.
(4) Ngân hàng thanh toán sẽ chuyển lại hoá đơn, lập bảng kê cho tổ chức
thẻ quốc tế để yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán.
(5) Tổ chức thẻ quốc tế tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa
ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành, đồng thời tiến hành báo có cho
ngân hàng thanh toán
(6) Tổ chức thẻ quốc tế chuyển tiếp hoá đơn và bảng kê nhận từ ngân hàng
thanh toán cho ngân hàng phát hành
(7) Tổ chức thẻ quốc tế yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán cho ngân
hàng thanh toán (báo nợ). Ngân hàng thanh toán hoàn lại số tiền cho ngân hàng
thanh toán thông qua tổ chức thẻ quốc tế.
(8) Định kỳ hằng tháng ngân hàng phát hành thẻ lập bảng sao kê để thông
báo cho chủ thẻ các khoản thanh toán mà chủ thẻ đã sử dụng, yêu cầu chủ thẻ
thanh toán nếu là thẻ tín dụng.
2.2.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking) tại VCB - PGD
Phổ Quang
 Khái niệm thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (Thanh toán trực tuyến) là một mô hình giao dịch không
sử dụng tiền mặt, giao dịch trên môi trường internet, thông qua đó người sử
dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển tiền, nạp và rút tiền...
 Các sản phẩm thanh toán điện tử tại VCB - PGD Phổ Quang
Hiện tại tất cả các ngân hàng điều đang tập trung và chú trọng vào việc
chuyển đổi số hoá ngân hàng. Nên việc thanh toán trực tuyến đang đang các
ngân hàng chú trọng phát triển. Vietcombank cũng đang triển khai và phát triển
các sản phẩm ngân hàng điện tử:
Bảng 2.8. Các sản phẩm ngân hàng điện tử tại VCB - PGD Phổ Quang
Khái niệm Đối tượng Tính năng
VCB Internet Banking
Dịch vụ VCB - Là các cá - Truy vấn thông tin: tài khoản, sao kê,
iB@nking được nhân, tổ chức thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
xây dựng nhầm có sử dụng - Thanh toán và chuyển tiền
thực hiện cam kết các dịch vụ - Đăng ký và thay đổi yêu cầu sử dụng
đem Vietcombank ngân hàng của các dịch vụ khác: khách hàng có thể
đến với khách hàng Vietcombank đăng ký sử dụng hoặc yêu cầu thay đổi
mọi lúc mọi nơi. và đã đăng ký các dịch vụ điện tử khác của
Quý khách có thể sử dụng dịch Vietcombank như Dịch vụ VCB SMS
thực hiện các giao vụ VCB- Banking, VCB Phone Banking, VCB
dịch với ngân hàng iB@nking. Mobile Banking, Dịch vụ thẻ, Dịch vụ
với tính an toàn bảo Nhận sao kê tài khoản hàng tháng qua
mật tuyệt đối. email... và nhiều tiện ích gia tăng khác
của ngân hàng.
VCB Mobile Banking
Dịch vụ ngân hàng Cá nhân, tổ - Tra cứu thông tin số dư, lịch sử giao
trên điện thoại di chức sử dụng dịch
động, cho phép dịch vụ VCB- - Thanh toán:
khách hàng thực SMS + Mobile Banking: Chuyển tiền trong hệ
hiện nhiều loại giao B@nking thống Vietcombank, thanh toán hóa đơn
dịch với thao tác cước thuê bao trả sau của điện thoại di
đơn giản, tiện lợi động các nhà mạng. Thanh toán cước
chỉ trên chiếc điện ADSL của Viettel và SST, nạp tiền điện
thoại di động. thoại.
+ Mobile BankPlus: Chuyển tiền trong
hệ thống Vietcombank và liên ngân
hàng. Thanh toán hóa đơn cước thuê bao
trả sau của Viettel: D-com, ADSL,
Homephone, PSTN, nạp tiền điện thoại.
VCB-SMS Banking
Dịch vụ ngân hàng Các cá nhân, Bất cứ lức nào 24/7
qua tin nhắn điện tổ chức có sử - Truy vấn thông tin: Số dư tài khoản,
thoại di động, giúp dụng các dịch lịch sử giao dịch, hạn mức thẻ tín dụng,
khách hàng giao vụ ngân hàng tỷ giá, lãi suất, địa điểm đặt máy ATM
dịch với ngân hàng của và quầy giao dịch của Vietcombank.
24h x 7 ngày bằng Vietcombank; - Dịch vụ tin nhắn chủ động: Thông báo
cách nhắn tin theo đang sử dụng biện động số dư
cú pháp quy định mạng di động - Dịch vụ VCB-eTopup: Nạp tiền vào tài
qua tổng đài 6167 Vinaphone, khoản điện thoại di động
Mobifone và
Viettel
VCBPAY
Dịch vụ ngân hàng Cá nhân, tổ - Chuyển tiền, chuyển thông qua số điện
qua ứng dụng chức đang sử thoại có đăng ký VCBPAY, thanh toán
VBCPAY của dụng Internet bằng QR CODE
Vietcombank cài Banking hoặc - Nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, vé
đặt trên thiết bị di kích hoạt xem phim, khách sạn
động của khách Mobile - Chức năng trợ lý ảo (Chatbot)
hàng Banking
2.2.5. Thực trạng dịch vụ thanh toán tại VCB - PGD Phổ Quang
Bảng 2.9. Kết quả doanh số Dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB - PGD Phổ
Quang giai đoạn 2019-2021
Sản phẩm 2019 2020 2021
Thẻ
Pos
Internet Banking
Mobile Banking
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khắc họa lên toàn thể hoạt động của các nghiệp vụ tại ngân hàng
Vietcombank phòng giao dịch Phổ Quang. Với những kết quả đạt được về mặt
quản lý kinh doanh cũng như sự phát triển về công nghệ đã giúp cho phòng
giao dịch Phổ Quang đạt được những thành công nhất định. Ta thấy qua từng
giai đoạn thì phòng giao dịch Phổ Quang đều tăng dần theo các giai đoạn và
phát triển không có dấu hiệu giảm ở một giai đoạn nào đó. Song, vẫn còn nhiều
những khó khăn nhất định khi phát triển các nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng
và dịch vụ thanh toán. Để phân tích những khó khăn, hạn chế sẽ được tiến hành
ở chương 3 dựa vào chương 2 làm nền tảng để đề ra những giải pháp cụ thể,
khả thi giúp cho Vietcombank phòng giao dịch Phổ Quang hoàn thiện được các
nghiệp vụ, chiếm lĩnh được thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh với các phòng
giao dịch, chi nhánh nội bộ cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác.
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN, TÍN
DỤNG VÀ DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI VIETCOMBANK - PGD PHỔ
QUANG
3.1. Ưu điểm, nhược điểm và các mặt hạn chế của hoạt động huy động vốn,
tín dụng và dịch vụ thanh toán tại VCB - PGD Phổ Quang
3.1.1. Ưu điểm của các hoạt động
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, Vietcombank hiện là ngân hàng hàng đầu tại
Việt Nam với tổng tài sản và giá trị vốn hóa cao nhất trong các tổ chức tín dụng
niêm yết trên thị trường chứng khoán đây là điểm mạnh đầu tiên của ngân hàng
Vietcombank. Tuy lãi suất tiền gửi tại ngân hàng Vietcombank không cao so
với các ngân hàng cạnh tranh khác nhưng trên thị trường thì ngân hàng Việt
cơm có thương hiệu tốt nhất và là ngân hàng có quy tính độ tính nhiệm cao
được các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ.
Từ đó các khách hàng có niềm tin hơn trong việc gửi tiền tại Vietcombank tạo
cho họ cảm giác an toàn và sự tín nhiệm đối với Vietcombank. Thu hút được
lượng tiền gửi cao tạo ra nguồn lực vững mạnh cho Vietcombank.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, Vietcombank có điểm mạnh là một ngân hàng
đứng đầu toàn ngành, có vị thế cao trên thị trường. Từ nguồn vốn huy động cao
dẫn đến nguồn lực vẫn mạnh và cho vay cũng thế cao theo. Vietcombank đã
thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu về an toàn vốn, về thanh khoản, về chất
lượng điều hành cũng như đạt kết quả tốt về hoạt động kinh doanh. Bên cạnh
đó, Vietcombank cũng đã thực hiện tốt các chỉ đạo của NHNN như giảm lãi
suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân cũng như hỗ trợ cho tổ chức
tín dụng yếu kém theo chủ trương của Chính phủ.
Đối với nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, hiện tại tất cả các ngân hàng đang
tập trung phát triện các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, số hoá thị
trường kinh doanh tiền tệ. Nghiệp vụ này tạo lại nguồn thu lớn nhưng chi phí
lại không cao từ đó tạo nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng và một phần nữa là
chạy theo xu hướng toàn cầu hoá. Vietcombank đã và đang tập trung đẩy mạnh
các sản phẩm đến mọi người, tạo ra các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhiều
đối tượng khách hàng. Nhằm khắc phục các lỗi bảo mật thì hiện tại cấu hình
của Vietcombank đã thay đổi rất nhiều để người dùng sử dụng tiện hơn và giao
diện cũng đẹp mắt hơn.
3.1.2. Nhược điểm và các mặt hạn chế của các hoạt động
Đối với nghiệp huy động vốn, ngân hàng Vietcombank có quy mô lớn và độ an
toàn cao được khách hàng tín nhiệm. Nhưng so với các ngân hàng cạnh tranh
khác thì Vietcombank có lãi suất không cao. Vì điểm yếu lãi suất, Vietcombank
cần tập trung phát triển đổi ngũ cán bộ để khách hàng trải nghiệm được dịch vụ
tốt. Cải thiện các sản phẩm huy động tiền gửi sao cho phù hợp với nhiều nhu
cầu khách hàng. Tập trung nâng cao vị thế và giữ vững tín an toàn trong lòng
khách hàng.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, do phòng giao dịch phổ Quang chủ yếu tập trung
vào lượng khách hàng truyền thống và tập trung vào khách hàng cá nhân nhiều
hơn là khách hàng doanh nghiệp tổ chức kinh tế. Nên hoạt động còn nhiều hạn
chế và chưa hoạt động hết khả năng và mục tiêu đề ra. Trong thời buổi hội nhập
kinh tế xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh
nên tập trung phát triển nhiều hơn về cho vay doanh nghiệp. Vậy nên
Vietcombank - phòng giao dịch Phổ Quang cần nên chủ động tiếp cận tiếp thị
để mở rộng thị phần nhiều hơn thay vì tập trung vào khách hàng cá nhân. Các
cán bộ tín dụng còn nhiều chủ quan, không quan sát kỹ lưỡng và không quan
tâm đến việc sử dụng vốn của khách hàng nên không phát hiện kịp thời các rủi
ro để đề ra phương án giải quyết hợp lý.
Với nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng tại Vietcombank chỉ mới áp dụng và
phát triển gần đây. Năm 2016 thì Vietcombank gặp vấn đề về bảo mật và an
toàn tài khoản với sự cố này thì rất nhiều khách hàng mất niềm tin, Lo lắng về
độ bảo mật của Smat OTP của Vietcombank. Vietcombank đã khắc phục những
lỗi bảo mật đó tuy nhiên đây vẫn là một trong những điểm yếu chưa thể thay
đổi của Vietcombank. Chưa tập trung phát triển mạnh về công nghệ thông tin
và thiếu cả nhân lực và máy móc thiết bị, thường vào những ngày cao điểm như
lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật... thì số lượng cây ATM của Vietcombank không đủ
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng gây ra phiền toái cho khách hàng về sự cố
này. Mặc dù Vietcombank đã có nhiều cải tiến về mặt sản phẩm cho nhiều đối
tượng khách hàng khác nhau nhưng vẫn thực sự chưa thu hút được sự quan tâm
của khách hàng có thể là do hoạt động marketing của Vietcombank chưa tốt
cũng có thể là sản phẩm đưa ra chưa phù hợp với khách hàng hoặc do các ngân
hàng khác có nhiều chương trình ưu đãi hơn. Nếu so sánh với các ngân hàng
thương mại cổ phần khác thì giao diện và các tính năng trợ giúp của
Vietcombank được đánh giá là không có gì đâu bực và đây là điểm yếu đáng
chú ý nhất tại Vietcombank.
3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng và
thanh toán
3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Như ta đã biết, công tác huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của các Ngân hàng TMCP nói chung và của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương – PGD Phổ Quang nói riêng. Đây là cơ sở để Ngân hàng có được một
nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có
được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ sở quyết định cho sự tăng
trưởng tín dụng của Ngân hàng. Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả
là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình.
Trước khi đề cập đến các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Chi
nhánh, ta cần nhìn lại những điểm mạnh và điểm yếu của PDG Phổ Quang
trong công tác huy động vốn từ năm 2019 - 2021.
Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn
(cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó
khăn, nhưng qua phân tích cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương – PDG Phổ Quang vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm.
Tình hình cụ thể như sau:
Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2019 - 2021 có sự tăng trưởng mạnh qua các
năm. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào VCB ngày càng
cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa
dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường
công tác quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng trên địa bàn.
Các hình thức huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của
tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao. Và
trong tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu. Qua phân
tích có thể thấy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền
gửi của dân cư và tăng trưởng mạnh qua các năm, còn tiền gửi không kỳ hạn
thì tăng giảm không đều. Khác với tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi không
kỳ hạn của tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn tiền gửi có kỳ hạn. Tuy
nhiên, tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn biến động từ năm 2019 - 2021. Phân
tích tình hình huy động vốn và cho vay tại PDG Phổ Quang
Sau đây đề tài xin nêu ra một số giải pháp mà phòng giao dịch cần làm để hoạt
động huy động vốn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực hơn:
- Ngân hàng cần giữ vững mối quan hệ với các khách hàng cũ, đồng thời khai
thác khách hàng tiềm ẩn. Trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện
chi trả chính xác, kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho
khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng và khuyến
khích họ gia tăng doanh số tiền gửi.
- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân
biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng
nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Nội dung của các hình thức tuyên
truyền phải được trình bày sao cho khách hàng hiểu và nhận thức lợi ích của
việc gửi tiền là có lợi cho cả hai bên, mà chủ yếu là có lợi cho khách hàng.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Nhu cầu về vốn của khách hàng
ngày một tăng, do đó phòng giao dịch cần có nhiều hình thức huy động để phát
triển nguồn vốn, cần chú trọng vai trò của tiền gửi tiết kiệm, nhất là những
khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm để gia tăng vốn trung - dài hạn.
- Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán
qua Ngân hàng, thanh toán các giấy tờ có giá như Séc, trái phiếu, lệnh phiếu…
trên cơ sở đó thu hút một lượng tiền gửi cao hơn.
3.2.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng
Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ
trong thời gian qua tăng trưởng nhanh và khá cao. Cơ cấu cho vay nếu phân
loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối năm 2021 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao
nhất là khách hàng cá nhân kế đến là các doanh nghiệp. Danh mục cho vay
theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Á TMCP Ngoại Thương – PDG Phổ
Quang tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các
doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế
phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng
của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính
sách hợp lý, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – PDG Phổ Quang đã và đang
xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và
gắn bó với ngân hàng. Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao,
sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu
vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng. Và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín
dụng. Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá
cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu
quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng. Dù đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn
đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – PDG
Phổ Quang cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử
lý nợ quá hạn tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải
pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết. Như đã phân tích
ở phần tình hình cho vay tại PGD Phổ Quang, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ
những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân ngân hàng, từ
khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Trong giai đoạn vừa qua,
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã thực hiện khá nhiều giải pháp
hiệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay để giảm thiểu rủi ro. Tuy
nhiên, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục trong một ngân hàng thương mại
nên để hiệu quả hoạt động bền vững thì nhất thiết không ngừng đề ra các giải
pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt trong tình hình hiện
nay.
Một số giải pháp như sau:
Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp, cụ thể là xây dựng các
chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù
hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực.
- Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi yếu tố con người là yếu tố quan
trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh
vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò
quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình
ảnh của ngân hàng. Từ đó, quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
- Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng do công tác kiểm
soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông
qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai
sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm
soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
- Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự
thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam
kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu
cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng...
- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận
này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của
các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn hoạt động. Trên cơ sở đó, phòng
giao có thể thực hiện các gải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền
vững.
3.2.3. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng
Cần kết hợp các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện về mặt chu trình thủ tục. Từng
bước chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ thanh toán của toàn Vietcombank để
tiến tới xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Xây dựng quy trình thanh toán theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính
pháp lý đầy đủ chặt chẽ, theo hướng có lợi cho cả người bán, người mua và
Ngân hàng. Tránh những bước đi không cần thiết, tốn kém nhiều thời gian và
tiền bạc, đặc biệt là phải quy định công khai,rõ ràng sẽ hạn chế được nhiều tiêu
cực có thể phát sinh.
Tư vấn cho khách hàng biết thêm về những bất hợp lệ, những hướng giải quyết
để nhằm đảm bảo quyền lợi nhất đối với Ngân hàng thủ tục cần thiết để đòi bảo
hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích tối đa nhất nếu sảy ra rủi ro
Cần xây dựng các cơ chế,chính sách riêng phù hợp với từng loại hình thanh
toán.
Cải tiến các thủ tục giao dịch theo hướng dẫn đơn giản,an toàn để các khách
hàng cảm thấy việc thanh toán qua Vietcombank được thực hiện nhanh
chóng,kịp thời và hiệu quả
Tăng cường hoạt động tuyển dụng phù hợp để đáp ứng nhu cầu cho từng vị trí
cụ thể. Ngoài ra, tăng cường chú ý, đào tạo những nhân sự giỏi đáp ứng cho
nhu cầu kế thừa cho tương lai.
Xây dựng chế độ tuyển dụng,đào tạo, đãi ngộ hướng đến ổn định nhân sự, phát
triển tri thức và đóng góp lợi ích cho xã hội.
Tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động trong cả nước,mở rộng thị phần để
làm nền tảng vững chắc để mở rộng sang thị trường nước ngoài từ đó làm nền
tảng vững chắc hơn để phát triển sang những thị trường nâng động như
Mỹ,Úc,các nước Châu Âu
Công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động dịch vụ của Ngân
hàng, vì thế xây dựng công nghệ phải đáp ứng nhu cầu nhằm đánh bóng sản
phẩm của Ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng
thời nâng cao năng suất làm việc, tác nghiệp của nhân viên trong hệ thống
vươn cao tầm quốc tế qua việc thường xuyên nâng cấp, hoàn thiện hệ thống.
Tăng cường cải tiến hệ thống theo hướng nâng cao nâng lực cạnh tranh,năng
lực quản lý của ban điều hành thông qua việc tận dụng triệt để hệ thống Ngân
hàng lõi, hệ thống quản trị thông tin để đáp ựng kịp thời những quyết định điều
hành.
3.3. Một số kiến nghị về hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ
thanh toán tại Vietcombank - PGD Phổ Quang
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh và quản lý các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tại chính. Hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy để
có đủ các khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc Thực hiện đúng và tốt các luật
ngân hàng và luật đối việc tín dụng, đảm bảo cho hệ thống các ngân hàng hoạt
động một cách hiệu quả an toàn và đúng theo quy định. Ngân hàng nhà nước
nên có những phương thức tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các tổ chức
tín dụng, các ngân hàng thương mại nhất là trong hoạt động huy động vốn tín
dụng và dịch vụ thanh toán. Đề ra các phương pháp quản lý nghiêm ngặt
nghiệp vụ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế tối đa các tình
trạng nợ xấu và nguy cơ mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương
mại. Đồng thời tạo ra các giải pháp phù hợp cho nghiệp vụ huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, cần tập trung xử lý tốt các
tình trạng tồn động vốn tại các ngân hàng thương mại. Dựa vào tình hình thị
trường thì cần đưa ra cách chuyển đổi cơ bản về cơ chế điều hành lãi suất. Cần
tập trung thay đổi hiện đại hóa các hệ thống công nghệ ngân hàng mà trọng tâm
là nhiệm vụ thanh toán qua ngân hàng. Tăng cường các công tác thanh tra kiểm
tra, giám sát hoạt động ngân hàng thương mại trước hết là tập trung vào những
khâu trọng yếu như là chất lượng tín dụng quản lý rủi ro và đảm bảo khả năng
thanh khoản... Ngân hàng nhà nước từng bước nới lỏng các hạn chế về hành
chính không cần thiết trong hoạt động huy động vốn cho vay thanh toán tạo
nên môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các ngân hàng thương
mại, thúc đẩy các điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với chính phủ
Chính phủ tập trung phát triển và ổn định nền kinh tế nhằm tạo ra một môi
trường kinh doanh bền vững và thúc đẩy thị trường tài chính và thị trường tiền
tệ phát triển. Cần có nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho các ngân hàng phát triển
và giảm thiểu các thủ tục hành chính không đáng có. Ưu đãi thuế vào những
năm đầu hoạt động hoặc hỗ trợ phát triển các địa phương còn gặp nhiều khó
khăn trong việc sinh hoạt nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường
các công tác giám sát nội bộ và kiểm toán đối với các ngân hàng. Hoàn chỉnh
các quy định pháp luật pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân
hàng, chính phủ cần nên điều phối và kết hợp với các bộ ngành có liên quan,
kết hợp với ngân hàng nhà nước để thống nhất và đưa ra những quan điểm về
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - PGD
Phổ Quang
Tuy Vietcombank là ngân hàng đứng đầu và đạt các yêu cầu nhất định nhưng
không vì thế mà ngừng phấn đấu. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
cần tăng cường các công tác dự báo thức rủi ro tín dụng, tăng cường công tác
tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nghiên
cứu và đưa ra những sản phẩm huy động mới những sản phẩm cho vay và các
dịch vụ thanh toán mới để taọ sự đa dạng và khác biệt so với ngân hàng khác.
Ban hành các cơ chế liên quan phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng chi
nhánh, phòng giao dịch. Đồng bộ hóa công nghệ thông tin, tăng cường các thiết
bị hiện đại, mở thêm nhiệu trụ ATM... Đặc biệt là nắm bắt được nhu cầu của
khách hàng xung quan khu vực để tạo ra những sản phẩm, gói vay hoặc chương
trình ưu đãi phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những phân tích về tình hình hoạt động huy động vốn, nghiệp vụ tín
dụng và dịch vụ thanh toán qua ngân hàng được đề cập và phân tích ở chương
hai.Thi ở trường ba đã nói ra những ưu điểm nhược điểm và mặt hạn chế mà
Vietcombank gặp phải từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng. Từ những giải pháp trên thì bài báo cáo sẽ đưa ra những kiến nghị đối với
Ngân hàng nhà nước, chính phủ và Vietcombank nhầm thay đổi được những
mặt hạn chế của Vietcombank.

You might also like