You are on page 1of 5

PASSAGE 1

Caral: Một thành phố Nam Mỹ cổ đại

A. Các gò đất và gò đá khổng lồ mọc lên khỏi sa mạc thung lũng Supe gần bờ biển Peru ở Nam Mỹ.
Những gò đất đá khổng lồ này xuất hiện đơn giản là một phần của quang cảnh địa lý ở vùng đất khô cằn
bị ép chặt giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes. Nhưng nó nhìn không thật. Đây thực chất là những
kim tự tháp nhân tạo, bằng chứng vững chắc cho thấy chúng là những gì còn lại của một thành phố được
biết đến là Caral từng thịnh vượng 5000 năm trước. Nếu đúng vậy, nó sẽ là trung tâm thành thị cổ nhất
được biết đến ở châu Mỹ và thuộc hàng cổ nhất thế giới.

B. Nghiên cứu được tiến hành bởi nhà khảo cổ học Peru Ruth Shady cho rằng 150 công trình của các kim
tự tháp, quảng trường và tòa nhà dân cư từng là một đô thị phát triển khi mà các kim tự tháp vĩ đại của
Ai Cập vẫn còn đang xây. Dù được phát hiện vào 1905, trong nhiều năm Caral thu hút ít sự chú ý, phần
lớn vì các nhà khảo cổ tin rằng các cấu trúc là trời mưa gần đây. Nhưng tầm vóc khổng lồ của các kim tự
tháp đã từ lâu làm Shady hứng thú, người bắt đầu khai quật khu vực vào 1996, khoảng 22km từ bờ biển
và 190km từ phía bắc thủ đô Lima của Peru.

C. Shady và nhóm của mình đã tìm kiếm các mảnh vỡ còn lại của bình và hòm chứa mà hầu hết các khu
vực này có . Việc không tìm thấy gì chỉ khiến bà hào hứng hơn, nó nghĩa là Caral có thể là thứ các nhà
khảo cổ gọi là tiền gồm sứ, đó là, tồn tại trước khi có sự sinh ra của các kĩ thuật gốm sứ trong vùng.
Nhóm Shady đã tiến hành khai quật Piramide Mayor, kim tự tháp lớn nhất. Sau khi cẩn thận dọn dẹp
đóng đổ nát và cát nhiều trăm năm tuổi, họ xác định các cầu thang, tường bọc với tàn tích của thạch cao
nhuộm màu và gạch. Trong các phần móng, họ đã tìm thấy phần còn lại của các loại cỏ giống cỏ lau được
dệt vào các bao. Các công nhân thời đó, bà phỏng đoán, hẳn đã bỏ đầy các túi này với các hòn đá từ mỏ
đá gần đó và đặt chúng chồng lên nhau trong các bức tường còn lại, dần dần dẫn đến sự hình thành của
kiến trúc to lớn của kim tự tháp. Shady có các mẫu vật của đống bông lau được tính niên đại bằng
carbon phóng xạ và tìm ra rằng các bông lau đã 4,600 năm tuổi. Bằng chứng này cho thấy Caral thực
chất nhiều hơn 1,000 năm tuổi so với thứ trước đó được cho là trung tâm đô thị cổ nhất Nam Mỹ.

D. Điều làm các nhà khảo cổ kinh ngạc không chỉ ở niên đại, mà còn ở cả độ phức tạp và quy mô của
Caral. Chỉ tính riêng Piramide Mayor cũng chiếm một khu vực gần bằng kích thước 4 sân bóng và cao
18m. Một cầu thang rộng 9m mọc lên từ một khu quảng trường tròn ở chân kim tư tháp, qua 3 bậc
thang cho đến khi chạm phần đỉnh. Hàng nghìn lao động chân tay chắc hẳn đã cần để xây dự án như vậy,
chưa kể nhiều kiến trúc sư, thợ thủ công và quản lý. Nhóm của Shady tìm thấy những gì còn lại của một
nhà hát lớn, chứa gần 70 nhạc cụ làm từ xương chim và hươu. Rõ ràng âm nhạc đóng vai trò quan trọng
xã hội Caral. Quanh phạm vi của Caral là một loạt các gò nhỏ hơn và các tòa nhà. Những thứ này cho
thấy các cấp bậc xã hội trong tổ chức không gian sống: các phòng lớn được lưu giữ tốt cho giới thượng
lưu ở đỉnh, các góc tầng đáy dành cho nơi ở tồi tàn hơn nằm ở phía xa cho các công nhân.
E. Nhưng tại sao ban đầu Caral được xây? Những cuộc khai quật của bà thuyết phục Shady rằng Caral
từng được coi như 1 trung tâm buôn bán của vùng, kéo dài từ rừng nhiệt đới Amazon đến những khu
rừng cao ở dãy Andes. Shady tìm thấy bằng chứng của môi trường buôn bán giàu có, bao gồm hạt giống
của những bụi cacao và vòng cổ bằng vỏ hải sản, cả hai đều không là bản địa của vùng Caral hiện nay.
Môi trường này tạo điều kiện cho những người không tham gia sản xuất thực phẩm, cho phép họ trở
thành các giáo sĩ và người lên kế hoạch, xây dựng và thiết kế. Cộng thêm việc chuyên ngành hoá các
công việc, nhân tố quan trọng đối với xã hội thành thị ,được hình thành.

F. Nhưng điều gì đã giúp duy trì một trung tâm buôn bán như vậy và thu hút người du hành đến nó? Liệu
có phải do thức ăn? Shady và đội của mình đã tìm thấy xương của các loài cá nhỏ ăn được, chắc hẳn đến
từ bờ biển Thái Bình Dương về phía Tây, trong các cuộc khai quật. Nhưng họ đồng thời cũng tìm thấy bí,
khoai lang và đậu được trồng tại địa phương. Shady giả thiết rằng các nông dân thời đầu của Caral
chuyển hướng các con sông chảy về các kênh đào mà vẫn đang chảy qua thung lũng Supe ngày nay để
tưới tiêu cho cánh đồng của họ. Nhưng vì bà không tìm thấy dấu hiệu của ngô, thứ vốn có thể buôn bán
hoặc lưu trữ và sử dụng trong thời kì cây trồng thất bại, bà kết luận rằng việc thúc đẩy buôn bán ở Caral
không dựa vào các nguồn thức ăn được tích trữ.

G. Một bằng chứng của cây trồng khác trong các cuộc khai quật đã cho Shady gợi ý tốt nhất về thành
công của Caral. Ở gần như mọi tòa nhà được khai quật, nhóm của bà phát hiện ra bằng chứng của bông-
hạt giống, sợi xơ và vải dệt. Giả thiết của bà trở nên sáng tỏ khi một lưới đánh cá lớn làm từ những loại
sợi này, được tìm thấy ở một chỗ khai quật không liên quan tại bờ biển Peru, hóa ra cũng lâu đời như
Caral. ‘Các nông dân Caral trồng bông mà các ngư dân cần để làm lưới, Shady đoán vậy. Và các ngư dân
đưa họ sò và cá khô để đổi lấy lưới. Về cơ bản, người Caral giúp ngư dân làm việc với lưới lớn hơn và
hiệu quả hơn, khiến tài nguyên biển sẵn có được khai thác tốt hơn, và các ngư dân có thể đã dùng bí khô
trồng bởi người Caral để làm phao nổi cho lưới của họ.

PASSAGE 2

Vũ trụ nên được khám phá bởi robot hay con người ?

A. Việc nên hay không nên con người tham gia trực tiếp việc du hành vũ trụ tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Rõ ràng là sự hiện diện của người trên tàu không gian khiến thiết kế của nó phức tạp và thách thức hơn,
và dẫn đến sự gia tăng lớn về chi phí, bởi yêu cầu an toàn được tăng lên cực cao và công nghệ cung cấp
nhu yếu phẩm cho hành khách con người như oxy, thức ăn, nước uống phải được đảm bảo. Hơn nữa,
các hệ thống được yêu cầu vốn cồng kềnh và tốn kém, và sự phức tạp của chúng tăng theo độ dài các
nhiệm vụ. Trong khi đó, tiến bộ trong điện tử và tin học khiến cho các nhiệm vụ ngày càng phức tạp có
thể được giao cho robot và tàu vũ trụ không người lái trở nên nhỏ hơn, nhẹ hơn và tiện hơn.

B. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy ý tưởng sử dụng con người trong vũ trụ vẫn được ưu ái trong mắt
công chúng. Con người cũng có thể có ích; có nhiều trường hợp chỉ khi có sự can thiệp trực tiếp của phi
hành gia mới có thể chỉnh lại trục trặc của thiết bị tự động. Các phi hành gia đã chứng minh họ có thể
thích nghi với điều kiện không trọng lực và làm việc trong vũ trụ mà không gặp quá nhiều vấn đề, như đã
thấy trong những chiến dịch sửa chữa và nâng cấp kinh viễn vọng Hubble. Một đặc tính của con người,
đặc biệt quý giá trong các nhiệm vụ không gian, và đến giờ còn thiếu ở robot là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ đa dạng. Thêm vào đó, robot không giỏi trong việc phản ứng với các trường hợp chúng không
được chuẩn bị cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp thực hiện nhiệm vụ không
gian sâu. Trong trường hợp ở Mặt Trăng, trong khi một người trên trái đất có thể điều khiển từ xa một
thiết bị robot như phương tiện thăm dò, bởi vì thời gian hai đường liên kết chỉ là vài giây, thì trên sao
Hỏa liên kết hai đường là nhiều phút, vậy việc gửi chỉ dẫn từ trái đất khó hơn.

C. Nhiều hứa hẹn về trí tuệ nhân tạo vẫn còn xa vời hiện thực. Việc xây dựng máy móc mô phỏng chuyển
động hợp lí của con người còn xa vời hơn. Hiệu năng của các máy tính càng cải thiện, chúng ta càng
nhận ra việc xây dựng máy móc biểu hiện khả năng logic khó thế nào. Trong quá khứ con người tự tin
đoán rằng chúng ta sẽ sớm có nhà máy vận hành hoàn toàn tự động với mọi việc được thực hiện mà
không cần con người can thiệp, và dự đoán việc hoàn toàn thay thế con người bằng robot trong nhiều
lĩnh vực sản xuất được đưa ra. Ngày nay những quan điểm này đang được xem xét lại, có vẻ như tất cả
máy móc, kể cả những con rô bốt thông minh nhất, phải cộng tác với người. Thay vì thay thế con người,
nhu cầu hiện tại có vẻ là một cỗ máy thông minh có khả năng giúp người vận hành thay vì thay thế
anh/cô ấy. Từ ‘cobot’, đến từ “robot cộng tác” được tạo ra để chỉ định cho loại máy này.

D. Có một xu hướng tương tự cũng khá rõ ràng trong lĩnh vực khám phá vũ trụ. Các nhiệm vụ vốn trong
quá khứ chỉ được giao cho máy móc giờ đây được thực hiện bởi con người, đôi lúc hướng tới mục đích
sử dụng các thiết bị đơn giản và ít tốn kém hơn, đôi lúc là để thu được hiệu năng tốt hơn. Trong nhiều
trường hợp, để một người tham gia chu kì điều khiển là một sự tối giản đáng hoan nghênh, điều có thể
giảm chi phí của một nhiệm vụ mà không phải giảm an toàn. Nhiều hoạt động vốn được thiết kế để làm
việc dưới sự điều khiển hoàn toàn tự động có thể thực hiện hiệu quả hơn bởi các phi hành gia, có lẽ
được giúp bởi các “cobot” của họ. Quan hệ con người-máy móc phải phát triển hướng tới cộng tác nhiều
hơn nữa.

E. Một cách để điều này có thể xảy ra là áp dụng lối tiếp cận Tiền đồn sao Hỏa, được đề nghị bởi Hiệp
hội Hành tinh. Điều này sẽ bao gồm việc gửi một loạt các trạm nghiên cứu robot lên sao Hỏa, được trang
bị với hệ thống liên lạc và định vị thường trực. Chúng sẽ thực hiện nghiên cứu, và dựng cơ sở hạ tầng
cần thiết để chuẩn bị các bãi hạ cánh trong tương lai cho việc khám phá sao Hỏa bởi con người. Người ta
cũng đề nghị rằng trong các môi trường khó khăn nhất, như trên sao Kim và sao Mộc, robot có thể được
điều khiển bởi con người ở trong tàu vũ trụ vẫn còn trên quỹ đạo hành tinh. Trong trường hợp này, thời
gian kết nối liên lạc giữa người và máy sẽ ít hơn nhiều so với trên Trái Đất.

F. Nhưng nếu vũ trụ còn là hơn cả một nơi để xây các phòng thí nghiệm tự động hoặc thành lập các tập
đoàn công nghiệp trong phạm vị hành tinh chúng ta, thì sự hiện diện của con người vẫn là điều cần thiết.
Họ phải học cách du hành xuyên vũ trụ đến các đích đến vốn sẽ không chỉ là căn cứ khoa học mà đồng
thời còn là nơi sinh sống. Nếu vũ trụ là một biên giới, biên giới đó phải có sự hiện diện của con người. Vì
vậy mục tiêu của loài người trong tương lai sẽ không chỉ là khám phá vũ trụ, mà còn cả thuộc địa hóa.
Kết quả của khám phá và sinh sống trong vũ trụ có thể là một thay đổi sâu sắc trong cách nhìn của con
người có về nó. Và quá trình này đã trên đường. Các hình ảnh Trái Đất lấy từ mặt trăng trong chương
trình Apollo đã cho con người nhận thức về sự mỏng manh của nó, sự nhỏ bé của nó, và sự đoàn tụ của
nó. Những ấn tượng này đã kích thức sự nhận ra việc cần bảo vệ và bảo tồn nó bởi nó là nơi trong hệ
mặt trời phù hợp nhất với chúng ta và trên hết là nơi duy nhất chúng ta có, ít nhất là đến nay.

PASSAGE 3

Mặt tối của bùng nổ công nghệ

Những tác động nào lên các cá nhân làm việc trong môi trường hiện đại?

A. Những thay đổi trong cách chúng ta làm việc và cách văn phòng của chúng ta được kết cấu xảy đến
với chúng ta ngày càng nhanh hơn. Những làn sóng của công nghệ thông tin hiện đại và viễn thông tức
thì cho phép chúng ta tiếp cận bất kì ai, ở bất kì đâu và tốc độ chính là mấu chốt. Đa phần chúng ta đang
quá bận rộn với việc chật vật để bắt kịp với các cải tiến vẫn đang tiếp diễn đến mức quên đặt câu hỏi về
ý nghĩa của những số liệu thống kê của chính quyền về công nghệ mới. Tuy nhiên, theo một số nhà tâm
lý học, nhu cầu luôn cập nhật nguồn thông tin và mức độ thông thoáng mà chúng ta giữ trong việc duy
trì gắn kết với văn phòng đòi hỏi chúng ta phải trả một cái giá to lớn với tư cách cá nhân.

B. Việc tiếp cận nhiều với các cải tiến công nghệ tại nơi làm việc đã dẫn đến việc thời gian gần đây các
nhà tâm lý học đã đồng thuận về ý nghĩa xã hội của nó. Tuy nhiên, nhiều người đồng tình rằng một trong
những dấu hiệu đầu tiên của sự chật vật để thích ứng với văn phòng điện tử hoá thường là
“technostress”, một sự chuyển biến nhận thức đến từ một sự nhận dạng hóa quá mức với các hệ thống
thông tin. Nhà tâm lý Craig Brod nói rằng mọi người trở nên quen thuộc với những mô hình được đặt ra
bởi các công cụ điện tử - thời gian được tăng tốc và logic có/không – và tiếp thu những mô hình này. Khi
họ rời văn phòng và về nhà, Brod nói, họ cần sự tách biệt hoàn toàn để phục hồi khỏi các tác động của
công nghệ.

C. Brod cảnh báo rằng việc quá dựa vào công cụ điện tử cũng có thể có các hệ quả nghiêm trọng lên khả
năng suy nghĩ sáng tạo và phát triển các ý tưởng mới của chúng ta. Bởi chúng ta không sáng tạo trong
điều kiện tách biệt, ông chỉ ra, chúng ta cần tránh sự cám dỗ việc thay thế các buổi gặp gỡ thân mật
bằng việc trao đổi ý tưởng với các đồng nghiệp qua mạng điện tử. Việc phát hiện lỗi và thậm chí đánh
giá tình trạng một dự án qua màn hình phẳng hai chiều cũng trở nên khó khăn hơn.

D. Các văn phòng được hệ thống hoá mạng lưới điện tử cũng có thể ngày càng gặp khó khăn để thuyết
phục bản thân rằng chúng ta đang làm đủ công việc và tiếp thu đủ thông tin để đưa ra các quyết định
sáng suốt. Triết gia Daniel Dennett chỉ ra rằng công nghệ hiện đại giúp loại bỏ khả năng mắc những lỗi
thiếu hiểu biết không thể tránh khỏi. Khi cơ hội thu thập thông tin ngày càng lớn, nghĩa vụ đưa ra các
phán đoán chính xác - các quyết định đúng - trở nên nặng nề hơn. Thay vì tự an ủi bản thân rằng chúng
ta đang làm việc tốt nhất có thể, chúng ta bị dằn vặt khi biết rằng thế giới thông tin là vô tận.

E. Đối với các giám đốc gần phần đỉnh của kim tự tháp văn phòng, các lợi ích của cách mạng điện tử -
như viễn thông và lập kế hoạch linh hoạt – có thể vượt trội các bất lợi của việc phải liên tục túc trực.
Nhưng trong Workplace 2000, tác giả Joseph Boyett và Henry Conn miêu tả một tương lai nơi hàng triệu
người hiện nay có nhiệm vụ phân tích thông tin và đưa ra quyết định hàng ngày sẽ bị thay thế bởi các
công nhân kĩ năng thấp sử dụng phần mềm “thông minh” để đưa ra quyết định cho họ. Họ dự đoán rằng
sự sùng bái hiệu suất cao sẽ bao trùm hầu hết các doanh nghiệp.

F. Hàng triệu người ở tầng dưới cùng của hệ thống phân cấp điện tử có thể sẽ ngày càng dành cả ngày
của họ trên một vùng đất biệt lập không người, sẵn sàng tuân theo các hệ thống thông tin thông minh
báo cáo tiến trình của họ đến những người giám sát vô hình ở xa. Bởi các máy tính tính toán số lượng
chất lượng, các hệ thống kiểu như vậy có xu hướng thưởng cho các nhân viên làm việc nhanh hơn thay
vì những người làm việc tốt hơn.

G. Những người làm dịch vụ trên điện thoại hoặc ở quầy thanh toán nhanh chóng bỏ ý định trò chuyện
lúc nhàn rỗi bởi hiệu suất của họ đang bị theo dõi điện tử. Trước đây được đánh giá khả năng giải quyết
tình huống bất ngờ, còn giờ đây họ được đánh giá bởi số lượng giao dịch họ hoàn thành trong một ca
làm việc hoặc số lần nhấn phím cần thiết để phân công nhân lực cho một xưởng làm việc bóc lột sức lao
động,” máy tính đang vận hành con người, chứ không phải ngược lại.

H. “Tôi nghĩ mọi người sẽ cảm thấy bản thân ngày càng bị phân mảnh. Họ sẽ không thể giữ bản thân
nguyên vẹn” nhà tư vấn nguồn lực nhân sự Philip Nicholson nói. “Làm thế nào bạn có thể giữ được một
không gian gắn kết nếu bạn đi vào trong và ra khỏi các không gian không tồn tại?” Ông ấy so sánh cảm
giác tê liệt tâm thần do quá tải thông tin điện tử với các triệu chứng của PTSD - rối loạn căng thẳng sau
sang chấn (chứng rối loại tâm thần sau một sự kiện kinh hoàng). Trong các cuộc chiến văn phòng, mọi
người bị ngập tràn trong lượng lớn thông tin có sẵn, tiếp thu sự đa dạng của thế giới bên ngoài, và lo sợ
mất mạng.

I. Nếu chúng ta muốn sống sót được trước các thử thách của các văn phòng được điều khiển bằng thông
tin, gắn cứng, Nicholson nói, chúng ta cần cung cấp các hệ thống trợ giúp tâm lý. Vì chưa ai tính toán
được cái giá về mặt xã hội của cuộc cách mạng nơi làm việc, một số nhà tâm lý học đang nỗ lực tập hợp
thông tin khi nó được chuyển hoá. Nicholson bắt đầu mạng lưới thông tin quốc tế Technostress tại
Massachusettes để thúc đẩy trao đổi dữ liệu và ý tưởng về các tác động của vi tính hóa và công nghệ
thông tin. Trong khi đó, Brod muốn kiểm tra sự tương đồng giữa môi trường làm việc điện tử và hệ sinh
thái cabin khép kín như tàu vũ trụ hay tàu ngầm, cả hai đều hoàn toàn là thế giới nhân tạo tự động nơi
con người sống trong các tình trạng hạn chế cao được bao quanh bởi công nghệ quyết định từng ngày
trôi qua cũng như sự sinh tồn của họ. Ông ấy đang kiến nghị các nhà tâm lý học khác thuyết phục Hiệp
hội tâm lý Hoa Kỳ để thành lập một nhóm nghiên cứu chuyên biệt.

J. Thêm vào đó, Brod gợi ý chúng ta nên xem xét lại các hệ thống giá trị của chúng ta và nên cân nhắc
hơn về quyền riêng tư nhằm tránh các cuộc nổi dậy tiềm tàng chống lại công nghệ. Chúng ta cần cùng
phát triển với công nghệ,” ông nói. Đây là những công cụ tuyệt vời, nhưng nếu ta khai thác chúng mà
không đặt ra những giá trị phù hợp lên công dụng của chúng, chúng sẽ trở nên xa lạ và nguy hiểm”

You might also like