You are on page 1of 10

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG - CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN XÁC SUẤT THỐNG KÊ

ĐHKTKTCN

BỘ MÔN TOÁN

Chương 1: Biến cố ngẫu nhiên và xác suất


Câu 1: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với 2P(A)=P(B)=2P(C). Biết biến cố F thỏa mãn:
P(F/A)=0,01; P(F/B)=0,02 và P(F/C)=0,03. Hãy tính:
1. Xác suất P(F). 2. Xác suất
Câu 2: Cho hai biến cố A, B. Biết P(A+B) = 0,7; P(A) = 0,3; P(B) =0,6.
1. Tìm xác suất P(AB). 2. Đặt , tính xác suất: P(A|C)
Câu 3: Cho hai biến cố A và B biết: P( B) = 0,4; P(A) = a; P(A/B) = 0,25;
1. Tìm giá trị của a=?
2. Cho biến cố C độc lập với biến cố A.B và P(A.B.C)=0,05. Tính P(C+AB).
Câu 4: Cho 2 biến cố A, B thỏa mãn: P(A)=0,15; P(B)=0,35 và P(B|A)=0,4.
1. Tính xác suất P( ) 2. Tính xác suất để chỉ có một trong hai biến cố A, B xảy ra.
Câu 5: Cho 2 biến cố A, B độc lập nhau. Biết P(A)=0,8 và P(A+B)=0,93.
1. Tính xác suất P(B). 2. Đặt C = A+B. Tính xác suất P( /C).
Câu 6: Cho hai biến cố A và B. Biết: P(A) = 0,5; P(B)=0,6 và P(A+B)=0,7.
1. Chứng tỏ rằng hai biến cố A và B phụ thuộc nhau. 2. Tính P( )
Câu 7: Cho ba biến cố A, B và C độc lập nhau. Biết: P(A)=0,6; P(B)=0,5 và P(A+B+C)=0,94.
1. Tính P(C). 2. Tính P{(A+B)/(A+B+C)}. P{(A+B)/(A+B+C)}=0,851
Câu 8: Cho hai biến cố A, B. Biết P(A+B) = 0,8; P(A) = 0,7; P(B) =0,4.
1. Tìm xác suất P(AB) và chứng tỏ A và B phụ thuộc nhau.
2. Tính xác suất để chỉ có biến cố A xảy ra.
Câu 9: Cho hai biến cố A và B độc lập nhau. Biết: P(A) = 0,25 và P(B)=0,35.
1.Tìm P(A+B) 2. Tính
Câu 10: Cho 3 biến cố A, B, C có quan hệ độc lập. Đặt T = A + B + C. Biết P(A) = 0,25 , P(AB)
= 0,05 , P(T) = 0,46.
1. Tính P(C). 2. Tính P( {A + C}|T).
Câu 11 : Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=P(B)=2P(C). Biết biến cố F thỏa mãn:
P(F/A)=0,25; P(F/B)=0,35 và P(F/C)=0,15.
1. Tính xác suất P(F)
2. Cho D là biến cố độc lập với A+B thỏa mãn P(D.(A+B)) =0,4. Tính P(D+A+B)
Câu 12: Cho hệ biến cố đầy đủ {A, B, C} và biến cố F. Biết P(A)=0,4; P(B)=2P(C);
P(F/A)=0,3; P(F/B)=0,6 và P(F/C)=0,5.
1. Tính xác suất P(F). 2. Tính .
Câu 13: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=0,2; P(B)=3P(C). Biết biến cố F thỏa mãn:
P(F/A)=m; P(F/B)=0,015 và P(F/C)=0,25.
1. Tìm m biết P(F)=0,179.
2. Tính xác suất để có ít nhất hai trong ba biến cố A; B; C xảy ra.
Câu 14: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=P(B)=2P(C). Biết biến cố F thỏa mãn: P(F|
A)=0,25; P(F|B)=0,35 và P(F|C)=0,45. Tính các xác suất sau:
1. Tính xác suất P(F). 2. Tính xác suất
Câu 15: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=2P(B); P(C)=0,1. Biết biến cố F thỏa
mãn: P(F/A)=0,25; P(F/B)=0,35 và P(F/C)=0,45
1. Tính xác suất P(F). 2. Tính xác suất: P(A+B+AB+ABC)
Câu 16: Cho hệ đầy đủ {A, B, C} có P(F|A) = 0,15, P(F|B) = 0,32, P(F|C) = 0,48,
P(C ) = 0,2, P( F ) = 0,335.
1. Tính P(A), P(B). 2. Tính P( A + B + BC| ).
Câu 17: Cho hệ biến cố đầy đủ { A, B, C}. Biết rằng P(F|A) = 0,35, P(F|B) = 0,24; P(F|C) =
0,45, P(AF) = 0,7, P(B) = 7P(C).
1. Tính P(F)? 2. Tính P( A + B + BC| )?
Câu 18: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=2P(B)=2P(C). Biết biến cố F thỏa mãn:
P(F/A)=0,08; P(F/B)=0,09 và P(F/C)=0,05. Hãy tính:
1. Xác suất P(F) 2. Xác suất:
Chương 2: Biến ngẫu nhiên (1-chiều) và luật phân bố xác suất
Câu 1: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính xác suất P(X<ModX ).


Câu 2: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính P(X > m) biết m=ModX
Câu 3: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính P(X < m) biết m=ModX
Câu 4: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính D(100 – 2X).


Câu 5: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên liên tục X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính P(X<ModX).


Câu 6: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính ModX


Câu 7: Cho hàm mật độ của biến ngẫu nhiên X:

a) Tìm k để f(x) là hàm mật độ. b) Tính xác suất P(X >3)
Câu 8: Cho hàm mật độ của đại lượng ngẫu nhiên liên tục X:
a) Tìm hệ số a . b) Tính P( X < ModX) ?
Câu 9: Cho hàm mật độ của đại lượng ngẫu nhiên liên tục X:

a) Tìm hệ số a . b) Tính P ( X < ModX) ?


Câu 10: Một lớp học có 60 sinh viên trong đó có 45 nam. Lấy ngẫu nhiên ra 10 sinh viên để tham
gia hội sinh viên tình nguyện, gọi X là số sinh viên nam có trong 10 sinh viên. Biết Y ∼ N ( 5; 4).
a) Hãy tính giá trị E ( 2X + D(3Y )– 1). b) Tính P( - 4Y +4 < 3) ?
Câu 11 : Cho X ~ N(6; 4,41); Y ~ B(10; 0,21) và đặt T = X – Y
a) Hãy tính giá trị của E(T). b) Tính xác suất P(X2 -2X > ModY).
Câu 12: Cho biến ngẫu nhiên X ~ N(5; 4), xét biến ngẫu nhiên Y= X2 -2X, hãy:
a) Tính giá trị kỳ vọng E(Y). b) Tính xác suất P(Y > modX).
Câu 13: Có 10 loại vắc-xin với xác suất sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng đều là 0,8. Gọi X
là số vắc-xin sẽ được đưa vào sử dụng.
a) Tính trung bình có bao nhiêu vắc-xin sẽ được sử dụng? b) Tính P(X>2)
Câu 14: Gọi X là biến ngẫu nhiên chỉ chiều cao của trẻ sơ sinh tuân theo quy luật chuẩn với chiều
cao trung bình là 50 cm, độ lệch chuẩn là 2
a). Hãy tính giá trị của E(2X+DX ) b). Tính P(X2 < 3025).
Câu 15: X là biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật chuẩn chỉ độ dày của một loại sách, biết độ dày
trung bình là 5cm; độ lệch chuẩn 2,1cm.
a). Hãy tính D(Z) biết Z=X.EX- modX b). Tính P(X2 +3X< 0).
Câu 16: Cho X~ B(50; 0,4)
a). Hãy tính giá trị của E(2X+DX ) b). Tính P(X2 < 4).
Câu 17: Cho 2 biến ngẫu nhiên độc lập: X ~ N(4; 0,64) và Y ~ B(5; 0,3); đặt Z =2X-Y+100
a) Hãy tính D(Z). b) Tính P(MedX-ModY<X<E(X)+2).
Câu 18: Cho 2 biến ngẫu nhiên độc lập: X ~ N(6; 0,49) và Y ~ B(5; 0,4);
đặt Z =X.E(Y) – Y.MedX + 2.
a) Hãy tính E(Z). b) Tính xác suất P(X>5, Y=ModY).
Câu 19: Cho 2 biến ngẫu nhiên độc lập: X ~ N(8; 1,44) và Y ~ B(10; 0,6); đặt Z =X – 2Y+1000.
a) Hãy tính D(Z). b) Tính P(X<10, Y=E(Y)).
Câu 20: Một đề thi trắc nghiệm gồm 100 câu hỏi, mỗi câu có 5 đáp án trong đó có 1 đáp án đúng.
Một thí sinh đi thi không học bài, thí sinh chọn ngẫu nhiên một phương án cho mỗi câu và làm hết
100 câu. Gọi X là số câu thí sinh đó trả lời đúng.
a) Hãy tính giá trị của E(X),DX b) Tính xác suất sinh viên trả lời đúng từ 10 đến 30 câu

Chương 3: Biến ngẫu nhiên (2-chiều)


Câu 1: Cho biến ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối đồng thời như sau :
Y -2021 0 2021
X
-2021 0,5a a a
0 0,05 1,5a 1,5a
2021 0,15 1,5a a
a). Tìm hệ số a từ bảng phân phối. b). Tính MedZ với Z=X+Y.

Câu 2: Cho biến ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối đồng thời như sau :
Y -1 0 1
X
-1 0,5a 0,5a a
2 0,2 a a
a). Tìm hệ số a từ bảng phân phối.
b). Tính xác suất P(X2< 40EY).
Câu 3: Cho biến ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối đồng thời như sau :
Y -4 -3 -2
X
0 0,15 a a
1 0,05 a a
a). Tìm hệ số a từ bảng phân phối. Tính P(Y=-2|X=1)
b). Tính Med Z với Z= X+Y
Câu 4: Cho biến ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối đồng thời như sau :
Y 1 2 3 P(X)
X
–1 0,1 0,1
1 0,25
P(Y) 0,25 0,45 1
a). Điền các giá trị còn thiếu vào bảng. b). Tính xác suất D(X+Y).
Câu 5: Cho biến ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối đồng thời như sau :
Y 0 1 2 P(X)
X
0 a 0,15 a
2 2a 3a 0,15
P(Y) 1
a). Xác định giá trị của a. b). Tính Med(X + 2Y).
Câu 6: Cho bảng phân phối đồng thời
Y -1 0 1 3
X
-2 0,5a 2a 0,5a 1,5a
1 0,2 0,5a 1,5a 1,5a
a) Tìm hệ số a . b) Tính E ( + 2Y – 1) và P ( Y= 0 | X = 1) ?

Câu 7: Cho bảng phân phối đồng thời


Y -2 0 1 4
X
-2 0,5a a 0,5a 1,5a
1 0,4 0,5a 1,5a 0,5a
a). Tìm hệ số a . b). Tính E ( X + 2Y – 1) và E ( Y | X = 1) ?
Câu 8: Cho biến ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối đồng thời như sau :
Y -2 -1 0
X
-2 1,5a 0,5a a
-1 0,1 a a
0 0,1 0,1 0,2
a). Tìm hệ số a từ bảng phân phối. b). Tính xác suất P(X2< 3)+P(Y = 0).
Chương 4+5: Mẫu thống kê, bài toán ước lượng; bài toán kiểm định tham số
Câu 1: Khảo sát số lượt truy cập/ngày, của một gian hàng Phụ kiện-điện thoại mới mở trên trang
shopee.vn được số liệu như sau: cỡ mẫu=40 ngày; trung bình mẫu=30,2 (lượt) và độ lệch hiệu
chỉnh=1,9 (lượt); Trong đó có 11 ngày có số lượt truy cập nhỏ hơn 10 lượt.
1. Hãy ước lượng số lượt truy cập trung bình/ ngày của gian hàng này với độ tin cậy 90%
2. Hãy ước lượng tỷ lệ số ngày có lượt truy cập nhỏ hơn 10 lượt với độ tin cậy 95%
3. Khi ước lượng số lượt truy cập trung bình/ ngày của gian hàng này với yêu cầu độ chính xác là
0,09 và độ tin cậy là 90% thì cần khảo sát thêm bao nhiêu ngày nữa?
Câu 2: Số cuộc gọi đến đặt lịch giao dịch/ngày ở cửa hàng Toyota Long Biên (7&9 Đường Nguyễn Văn
Linh, Q. Đống Đa, Hà nội ) là đại lượng tuân theo quy luật chuẩn. Thống kê số cuộc gọi đến/ngày, ta có
kết quả sau: cỡ mẫu=36 ngày; trung bình mẫu=160,2 cuộc gọi và độ lệch hiệu chỉnh=2,3(cuộc gọi).
Trong đó có 8 ngày cửa hàng phải hủy lịch đặt giao dịch.
1. Hãy ước lượng tỷ lệ của những ngày phải hủy lịch với độ tin cậy 95%.
2. Hãy ước lượng số cuộc gọi trung bình đến đặt lịch giao dịch với độ tin cậy 90%
3. Khi ước lượng số cuộc gọi trung bình đến cửa hàng với yêu cầu độ chính xác là 0,2(cuộc gọi) thì
độ tin cậy bằng bao nhiêu.
Câu 3: Để điều tra nhu cầu mua sắm online của người dân, người ta khảo sát 100 người thấy nhu
cầu mua sắm online trung bình là 5,5 lần/tháng, độ lệch mẫu hiệu chỉnh là 4,33 trong đó có 30
người rất thích mua sắm online.
1. Hãy ước lượng nhu cầu mua sắm online trung bình của người dân với độ tin cậy 95%.
2. Khi ước lượng tỷ lệ người rất thích mua sắm online với độ chính xác là 0,1 thì độ tin cậy bằng
bao nhiêu.
3. Với mức ý nghĩa 1% hãy cho biết tỷ lệ người rất thích mua sắm online có trên 40% hay không?

Câu 4: Để khảo sát tác dụng của một loại thức ăn mới đến trọng lượng trứng gà, người ta khảo sát
100 quả thấy trọng lượng trung bình là 37,05(g); độ lệch mẫu hiệu chỉnh 5,82. Trong đó có 20
quả đạt chất lượng tốt.
1. Hãy ước lượng trọng lượng trứng trung bình với độ tin cậy 95%.
2. Khi ước lượng tỷ lệ quả trứng đạt chất lượng tốt với độ chính xác là 0,08 thì độ tin cậy là bao
nhiêu?
3. Trọng lượng trung bình của trứng gà ban đầu là 35,58 (g). Với mức ý nghĩa 1% có thể nói loại
thức ăn mới làm tăng trọng lượng trứng gà hay không?
Câu 5: Điều tra về năng suất lúa của địa phương A ta có số liệu sau: cỡ mẫu=40 thửa ruộng; năng
suất trung bình mẫu=18,2 (tạ/ha) và độ lệch hiệu chỉnh=1,5(tạ/ha). Trong đó có 10 thửa có năng
suất vượt trội.
1. Hãy ước lượng tỉ lệ thửa ruộng vượt trội với độ tin cậy 97%.
2. Nếu dùng số liệu trên để ước lượng năng suất lúa trung bình với độ chính xác 0,5 (tạ/ha) thì độ
tin cậy là bao nhiêu?
3. Người ta cho rằng năng suất lúa của địa phương A thấp hơn mức trung bình của cả nước là 19
(tạ/ha). Hãy cho kết luận với mức ý nghĩa 5%.
Câu 6: Để khảo sát nhu cầu sử dụng điện của người dân trong tháng hè, người ta điều tra 60 hộ
gia đình thấy: nhu cầu điện trung bình là 300kW/tháng; độ lệch mẫu hiệu chỉnh là 4,5kW.
1. Hãy ước lượng nhu cầu sử dụng điện trung bình trong tháng hè với độ tin cậy 96%.
2. Khi ước lượng nhu cầu sử dụng điện trung bình của người dân với độ chính xác là 1 kW và độ
tin cậy 93% thì cần khảo sát bao nhiêu hộ gia đình?
3. Vào tháng mùa đông nhu cầu sử dụng điện trung bình là 290 KW/tháng. Với mức ý nghĩa 5%
liệu có thể cho rằng nhu cầu sử dụng điện của tháng hè cao hơn tháng đông hay không?
Câu 7: Kiểm tra ngẫu nhiên trọng lượng của 50 sản phẩm của một lô hàng thì thấy trọng lượng trung
bình là 59,5gam, độ lệch chuẩn hiệu chỉnh là 2,5gam và thấy 5 sản phẩm không đạt yêu cầu về trọng
lượng.
1. Nếu muốn sai số của ước lượng tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu là 4% và độ tin cậy 94% thì
phải kiểm tra bao nhiêu sản phẩm.
2. Hãy ước lượng trọng lượng trung bình của sản phẩm với độ tin cậy 90%
3. Nếu lô hàng có trọng lượng trung bình của sản phẩm là 60 gam thì được xuất xưởng, hỏi với mức
ý nghĩa 5% thì lô hàng trên có được xuất xưởng hay không?
Câu 8: Để khảo sát nhiệt độ trong mùa hè này, người ta điều tra 35 ngày thì thấy: nhiệt độ trung
bình là 26,90C; độ lệch mẫu hiệu chỉnh là 1,250C và thấy có 10 ngày nóng.
1. Hãy ước lượng nhiệt độ trung bình của mùa hè này với độ tin cậy 92%.
2. Để ước lượng nhiệt độ trung bình của mùa hè với độ chính xác là 0,30C và độ tin cậy 94% thì
cần khảo sát bao nhiêu ngày?
3. Hãy ước lượng tỷ lệ ngày nóng của mùa hè này với độ tin cậy 95%.
Câu 9: Số lượng khách hàng đến thăm quan và mua sắm ở cửa hàng quần áo Elise, chi nhánh Phố
Huế, Hà Nội là biến ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn. Điều tra số lượng khách hàng tại đây trong
70 ngày thu được kết quả trung bình mỗi ngày có 126 khách và độ lệch hiệu chỉnh là 14,9782
khách, trong đó có 19 ngày đông khách (tức là số khách đến trong ngày đó lớn hơn 135)
1. Hãy ước lượng tỉ lệ những ngày đông khách với độ tin cậy 90%?
2. Khi ước lượng số lượng khách hàng trung bình mỗi ngày, yêu cầu độ chính xác 0,5 thì độ tin cậy
là bao nhiêu?
3. Người quản lý cửa hàng báo cáo rằng tỉ lệ ngày đông khách là 25%; với mức ý nghĩa 5% hãy
nhận xét về báo cáo đó?
Câu 10: Biết rằng thu nhập là ĐLNN tuân theo luật chuẩn và nếu có thu nhập sau khi trừ hết các
yếu tố giảm trừ gia cảnh mà lớn hơn 10 triệu/tháng thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều tra
thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh của 100 người làm việc ở tập đoàn A thu được kết quả: trung
bình mỗi người có thu nhập 15,45 triệu/tháng; độ lệch hiệu chỉnh là 7,6901 triệu/tháng và có 75
người phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
1. Hãy ước lượng tỉ lệ những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở tập đoàn A với độ tin cậy
90%?
2. Hãy ước lượng thu nhập trung bình của những người làm việc tại tập đoàn A với độ tin cậy
99%?
3. Bộ phận Công đoàn của tập đoàn báo cáo rằng thu nhập trung bình mỗi người ở đây là 14,5
triệu/tháng, với độ tin cậy 95% hãy nhận xét về báo cáo trên?
Câu 11: Đơn hàng online ở một cửa hàng quần áo là đại lượng tuân theo quy luật chuẩn. Theo dõi
số đơn hàng online/ ngày ở cửa hàng ta có kết quả sau: cỡ mẫu 60 ngày, trung bình mẫu là 150,2
và độ lệch hiệu chỉnh là 3,6, trong đó có 5 ngày cửa hàng bị quá tải trong việc vận hành đơn.
1. Hãy ước lượng số đơn hàng online trung bình của cửa hàng với độ tin cậy 96% ?
2. Khi ước lượng tỷ lệ những ngày cửa hàng bị quá tải đơn với độ chính xác 0,23 và độ tin cậy 95%
thì cần điều tra thêm bao nhiêu ngày nữa?
3. Chủ cửa hàng khẳng định tỷ lệ những ngày cửa hàng bị quá tải không vượt quá 7%. Hãy cho kết
luận với mức ý nghĩa 2% ?
Câu 12: Số sinh viên đạt môn xác suất thống kê là đại lượng tuân theo quy luật chuẩn. Theo dõi số
sinh viên thi đạt môn xác suất năm học 2019-2020 có kết quả sau: cỡ mẫu = 100, TB mẫu = 6,7 và
độ lệch hiệu chỉnh = 0,51 trong đó có 15 sinh viên đạt điểm giỏi (≥ 9).
1. Hãy ước lượng điểm trung bình môn xác suất của sinh viên với độ tin cậy 96% ?
2. Khi ước lượng tỷ lệ những sinh viên đạt điểm giỏi với yêu cầu độ chính xác là 0,01 thì độ tin cậy
là bao nhiêu?
3. Phòng khảo thí cho rằng tỷ lệ sinh viên đạt điểm giỏi không quá 10%. Hãy cho kết luận với mức
ý nghĩa 2% ?
Câu 13: Tiêu chuẩn nước an toàn về hàm lượng asen không vượt quá 0,04 (mg/lít). Nghi ngờ
nước sinh hoạt ở khu vực( quận Hoàng mai -Hà Nội) không đạt tiêu chuẩn, người ta tiến hành lấy
mẫu với số liệu: cỡ mẫu=36; trung bình=0.051 và độ lệch hiệu chỉnh là 0.015.
1. Hãy kiểm định về tính an toàn của nước ở khu vực đó với mức ý nghĩa 5%.
2. Khi ước lượng hàm lượng asen trung bình với yêu cầu độ chính xác là 0,011 thì độ tin cậy bằng
bao nhiêu.
3. Nếu yêu cầu ước lượng hàm lượng asen trung bình với độ chính xác 0,005 và độ tin cậy 99% thì
cần khảo sát thêm bao nhiêu mẫu nữa?
Câu 14: Thời gian (giờ) để một loại sơn khô khi sơn tường là một chỉ số quan trọng khi sản xuất
của công ty sơn EXPO. Để đánh giá một mẫu sơn mới sản xuất, hãng tiến hành lấy mẫu với số
liệu: cỡ mẫu=36; trung bình mẫu là 1,428 giờ; độ lệch hiệu chỉnh là 0,179.
1. Kỹ sư phụ trách nghiên cứu mẫu sơn mới này cho rằng thời gian khô là dưới 1,5 (giờ). Hãy kết
luận với mức ý nghĩa 5%.
2. Khi ước lượng thời gian khô trung bình với yêu cầu độ chính xác là 0,102 thì độ tin cậy bằng
bao nhiêu.
3. Nếu yêu cầu ước lượng thời gian khô trung bình với độ chính xác 0,105 và độ tin cậy 99% thì
cần khảo sát thêm bao nhiêu mẫu nữa?
Câu 15: Điều tra doanh thu/tháng của 200 gia đình kinh doanh điện thoại tại một thành phố, người
ta tính được doanh thu trung bình/tháng là 45 triệu VNĐ và độ lệch mẫu hiệu chỉnh là 8,912 triệu
VNĐ.
1. Hãy ước lượng doanh thu trung bình/tháng của một gia đình kinh doanh điện thoại với độ tin cậy
99%.
2. Nếu dùng số liệu trên để ước lượng doanh thu trung bình/tháng của một gia đình kinh doanh
điện thoại và yêu cầu độ chính xác là 1,5 triệu VNĐ thì độ tin cậy bằng bao nhiêu?
3. Có 22 gia đình trong mẫu này có doanh thu/tháng trên 70 triệu VND. Với mức ý nghĩa 0,05, có
thể cho rằng tỷ lệ gia đình kinh doanh điện thoại có doanh thu/tháng trên 70 triệu VND lớn hơn
10% không?
Chương 6: Phân tích tương quan và hồi quy
Câu 1: Để khảo sát ảnh hưởng của chi phí quảng cáo (triệu đồng) đến doanh số tăng thêm (%), của
sản phẩm iphone 12 dịp cuối năm 2020 tại chuỗi cửa hàng Thế giới di động, người ta khảo sát một
mẫu với số liệu như sau:
xi(triệu đồng) 35 37 37 38 38 39 40 42

yi(%) 1 1,25 1,5 1,5 1,5 1,75 1,75 2

ni (số cửa hàng) 4 2 6 6 4 6 2 5

1. Lập phương trình hồi quy tuyến tính mẫu (với biến độc lập là chi phí quảng cáo), qua đó cho biết sự
khác biệt về doanh số tăng thêm khi ước lượng qua hàm hồi quy mẫu và số liệu quan sát được khi
quảng cáo với chi phí ở mức 37 triệu.
2. Cuối năm 2019 tại chuỗi cửa hàng này khi khảo sát giữa chi phí quảng cáo và doanh số tăng thêm
của sản phẩm iphone 11, người ta ước tính hệ số tương quan giữa 2 yếu tố đó là . Hỏi năm
nay với sản phẩm iphone 12, hệ số tương quan giữa 2 yếu tố đó có giảm đi hay không? kết luận với
mức ý nghĩa 5%
3. Hãy ước lượng hệ số tương quan giữa chi phí quảng cáo và doanh số tăng thêm của sản phảm
iphone 12, với độ tin cậy 95%
Câu 2: Khảo sát quan hệ giữa kết quả học tập môn ĐSTT (X) và kết quả môn QHTT (Y) của sinh
viên trường UNETI được kết quả sau: (X;Y đều tuân theo quy luật chuẩn).
X 3,5 3,5 5,5 5,5 7 7 8 8 9 9
Y 3,5 5 4 6 4 8 5 8 6 9
ni 8 6 10 9 2 10 3 15 4 14
1. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm? So sánh sự chênh lệch điểm môn QHTT
giữa số liệu thực tế với số liệu qua phương trình hồi quy tại x = 5,5
2. Có thông tin cho rằng , hãy đưa ra kết luận với mức ý nghĩa 5%

Câu 3: Theo dõi độ dày của một loại giấy và thời gian phân hủy ta được bảng số liệu sau: (biết độ
dày X(mm) và thời gian phân hủy Y(tháng))
X 1 3 10 16 26 36
Y 10 13 15 19 20 25
Ni 3 4 5 5 3 6
1. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm? và cho biết nếu độ dày của giấy là 30 mm thì
thời gian phân hủy là bao nhiêu?
2. Có thể nói hệ số tương quan giữa X và Y là trên 0,7 hay không? với mức ý nghĩa 1%?
3. Hãy ước lượng hệ số tương quan giữa X và Y với độ tin cậy 95%?
Câu 4: Theo dõi trọng lượng y(kg) và số tháng tuổi x(tháng) của một giống lợn trong một trang trại
chăn nuôi ta có bảng số liệu sau:
xi 2 3 4 5 6 7 8

yi 32 40 50 62 73 86 97

ni 2 4 5 6 7 5 1
1. Hãy ước lượng hệ số tương quan giữa trọng lượng và tuổi của lợn với độ tin cậy 93%.
2. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm, qua đó cho biết nếu số tháng tuổi là 10 tháng
thì trọng lượng của lợn ước tính qua hàm hồi quy là bao nhiêu?
Câu 5: Để điều tra về chiều cao (X cm) và cân nặng (Y kg) của học sinh lớp 1 ở địa phương A ta có
số liệu như sau:
xi(cm) 75 80 85 90 95 100 105
yi(kg) 16 20 23 25 28 32 34
ni(hs) 2 3 5 7 4 2 1
1. Hãy kiểm định giả thuyết cho hệ số tương quan giữa trọng lượng và chiều cao của học sinh lớp
1 của địa phương A là 0,9 với mức ý nghĩa 5%.
2. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm, qua đó cho biết nếu chiều cao là 110 cm thì
trọng lượng của học sinh lớp 1 của địa phương A ước tính qua hàm hồi quy là bao nhiêu?
Câu 6: Để nghiên cứu về mối liên hệ giữa tuổi nghề X và năng suất lao động Y ở một phân xưởng ta
có mẫu số liệu như sau:
xi (năm) 1 2 3 4 5 6 7

yi (kg/giờ) 5 6,5 7,5 9,5 11 13 14

ni (số công nhân) 2 4 6 8 7 5 3


1. Hãy ước lượng hệ số tương quan giữa tuổi nghề và năng suất lao động của phân xưởng với độ tin
cậy 98%.
2. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm, qua đó cho biết nếu tuổi nghề là 8 năm thì năng
suất lao động ước tính qua hàm hồi quy là bao nhiêu?
Câu 7: Để điều tra về mức thu nhập X (triệu/tháng) và nhu cầu về một loại hàng hóa Y (kg/tháng)
của người dân thủ đô ta có số liệu như sau:
xi (triệu/tháng) 4 5 6 7 8 9 10
yi (kg/tháng) 1,6 1,8 2,3 2,5 2,8 3,2 3,4
ni (người) 3 5 5 8 7 4 2
1. Hãy kiểm định giả thuyết cho rằng hệ số tương quan giữa nhu cầu về một loại hàng hóa Y và
mức thu nhập X là trên 0,9 với mức ý nghĩa 5%.
2. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm, qua đó cho biết với mức thu nhập là 11
triệu/tháng thì nhu cầu về một loại hàng hóa Y của người dân thủ đô ước tính qua hàm hồi quy là
bao nhiêu?
Câu 8: Để khảo sát mối liên hệ giữa thời gian đọc sách X và thời gian sử dụng Internet Y của sinh
viên trường ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp , thu được mẫu số liệu như sau:
xi(giờ) 1,25 1,5 1,5 2 2 2,25 2,5 3

yi( giờ ) 3 3 2,25 2,5 2 1,75 1,75 1

ni(sốsinh viên) 4 2 6 6 4 6 2 5

1. Lập phương trình hồi quy tuyến tính mẫu, qua đó tính thời gian đọc sách ước lượng qua hàm
hồi quy mẫu khi thời gian sử dụng Internet ở mức 2,5 giờ.
2. Có giả thuyết cho rằng  < -0,97 , hãy đưa ra kết luận với mức ý nghĩa 5%
Câu 9: Gọi Y (kg) là chỉ số cân nặng của trẻ em trong độ tuổi 8-15 và X là lượng sữa trẻ uống mỗi
ngày (ml) (X;Y đều tuân theo quy luật chuẩn). Điều tra ở một vùng được kết quả như sau:
X 150 180 210 230 250 240 300
Y 32 39 41 43 45 47 49
ni 10 13 14 10 11 8 10
1/. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm? và cho biết nếu muốn cân nặng 40kg thì
uống bao nhiêu sữa?
2/. Có giả thuyết cho rằng , hãy đưa ra kết luận với mức ý nghĩa 5%
Câu 10: Để tìm hiểu mối liên hệ giữa thu nhập của hộ gia đình với giá trị của các gói bảo hiểm
người ta thống kê trên 50 hợp đồng bảo hiểm thu được bảng số liệu sau:
xi 22 25 27 28 29 30 31 33

yi 11 12,5 13 14 14,5 16 16,5 17

ni 3 2 2 10 5 8 15 5
Với biến BNN X về tổng thu nhập của hộ gia đình (triệu) và Y chỉ giá trị gói bảo hiểm
(triệu/năm).
1. Lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm và cho biết sai số về giá trị gói hợp đồng bảo
hiểm ứng với mức thu nhập 28 triệu đồng giữa số liệu thực tế và qua hàm hồi quy?
2. Có thông tin cho rằng > 0,67, hãy đưa ra kết luận với mức ý nghĩa 2%?

You might also like