You are on page 1of 4

̶ Họ và tên: Nguyễn Bá Điểm và lời phê của thầy cô giáo:

Thành.
̶ Lớp: CNTT2022 A.
̶ Năm học: 2022-2023.
̶ Mã sinh viên: 222001496.

I. Đề bài:
Câu I: Tại sao nói cơ cấu xã hội – giai cấp có vai trò quan trọng hàng đầu, chi
phối các loại hình cơ cấu xã hội khác?
Phân tích xu hướng xích lại gần nhau của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam như thế nào? Lấy ví dụ chứng
minh?
Câu II: Tại sao cần có sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá
độ lên CNXH ở Việt Nam? Lấy ví dụ cho sự liên minh giữa các giai cấp, tầng
lớp đó.
II. Bài làm:
Câu I:
 Nói cơ cấu xã hội – giai cấp có vai trò quan trọng hàng đầu, chi phối các loại
hình cơ cấu xã hội khác là vì:
̶ Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan trực tiếp đến các đảng phái chính trị và
nhà nước, các quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, địa vị của con người trong
hệ thống sản xuất, tổ chức lao động và phân phối lợi ích xã hội. Mà trong
khi đó các loại hình cơ cấu xã hội khác lại không hề có mối quan hệ mang
tính quyết định và quan trọng này.
̶ Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến
đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ
cấu xã hội.
̶ Cơ cấu xã hội – giai cấp là xuất phát điểm để những nhà cầm quyền xây
dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội – văn hoá phù hợp với mỗi
giai tầng.
̶ Cơ cấu xã hội – giai cấp là yếu tố đặc trưng cho sự khác nhau về chất giữa
xãhội này với xã hội khác. Một liên tưởng dễ hiểu hơn để làm rõ nhận
định này, trong giai đoạn phong kiến hay tư bản chủ nghĩa đều xuất hiện
giai cấp đối kháng. Thời kỳ phongkiến có giai cấp nông dân mâu thuẫn
với giai cấp địa chủ; thời kỳ tư bản chủ nghĩa có giai cấp vô sản đối lập
giai cấp tư sản nhưng trong xã hội cộng sản chủ nghĩa thì không tồn
tạigiai cấp đối kháng  Đó chính là sự khác nhau về chất.
̶ Cơ cấu xã hội – giai cấp tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích của các giai cấp,
tầnglớp trong xã hội; duy trì các quan hệ giai cấp, tạo sự ổn định xã hội.
Điều này là bởi xã hộithường phân chia thành nhiều giai cấp mà đặc trưng
cơ bản của giai cấp là vấn đề sở hữutư liệu sản xuất, chính vì vậy mà cơ
cấu xã hội – giai cấp đóng vai trò nền tảng của xã hội.

 Xu hướng xích lại gần nhau của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội:
̶ Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội-
giai cấp có sự biến đổi và phát triển trong các mối quan hệ vừa cómâu
thuẫn, đấu tranh; vừa có mối quan hệ liên minh với nhau, xích lại gần
nhau. Điều này được thể hiện rõ trong các giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã
hội, đặc biệt là giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tang lớp trí
thức.
̶ Mức độ xích lại gần nhau sẽ tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội
của đất nước trong từng giai đoạn của thời kỳ quá độ.
̶ Và đây là một quá trình dài và chúng được thực hiện thông qua những cải
biến cách mạng toàn diện của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
̶ Đây cũng có thể được coi là một xu thế tất yếu và là minh chứng cho sự
vận động, phát triển cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội.

 Hiện nay, cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam có một số điểm nổi bật như sau:
̶ Sự biến đổi cơ cấu xã hội- giai cấp ở Việt Nam vừa đảm bảo tính quy luật
phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam.
̶ Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội- giai cấp, vị trí và vai trò của các giai
cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định.

 Ví dụ chứng minh:
̶ Đối với ý đầu tiên trong cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam thì ví dụ minh
chứng rõ ràng nhất phải kể đến là ở sự kiện Đại hội lần thứ VI được diễn
ra vào năm 1986. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì Việt Nam
ta đã có một bước chuyển vô cùng ngoạn mục sang nền kinh tế thị trường
với nhiều thành phần kinh tế. Điều này đã tác động mạnh mẽ tới việc
chuyển đổi từ một Việt Nam với nền cơ cấu xã hội đơn giản sang một
Việt Nam với một nền cơ cấu giai cấp – xã hội phức tạp và đa dạng thành
phần hơn. Điều này cũng tác động tới nội bộ từng giai cấp cho dù đó là
giai cấp thấp nhất, đồng thời điều này cũng đã tạo ra them nhiều tầng lớp
xã hội mới. Những biến đổi này đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam trở
thành nền kinh tế năng động, đa dạng và phát triển.
̶ Đối với ý thứ hai thì điều này đã được thể hiện thông qua giai cấp Công
nhân. Khi mà thời kỳ đầu mới xuất hiện thì giai cấp công nhân của Việt
Nam ra đời muộn hơn so với thế giới, họ chịu sự bóc lột của nhiều tầng áp
bức; họ có số lượng ít với lực lượng chủ yếu là đến từ giai cấp nông dân,
trình độ chuyên môn của họ không cao và ý thức kỷ luật thì vẫn còn dư
vấn từ giai cấp công nhân. Nhưng bây giờ thì đã khác xưa hơn rất nhiều,
họ được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Họ đóng vai trò là lực lượng
đi đầu trong quá trình đi lên quá độ chủ nghĩa xã hội. Từ số lượng cho đến
chất lượng đều được gia tang một cách nhanh chóng, không những vậy
giai cấp công nhân giờ đây không chỉ phát triển theo thành phần kinh tế
mà còn phát triển dựa theo các ngành nghề.
Câu II:
 Cần có sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên
CNXH ở Việt Nam là vì:
̶ Đối với chính trị, liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là
nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị,, giữ vững độc lập
dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.
̶ Đối với kinh tế, liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là nhằm
xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, mà trong thời kỳ quá độ là nền
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
̶ Đối với văn hóa - xã hội liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
là nhằm xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, góp phần xây dựng xã
hội văn minh.

 Ví dụ cho sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp đó là:
̶ Điển hình nhất thì có lẽ được thể hiện thông sự liên minh của ba giai cấp
Nông – Công – Trí. Họ cùng nhau phối hợp và liên kết với nhau nhằm
mục đích là xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa hiện đại. Ngoài ra,
là phải phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

You might also like