You are on page 1of 9

CÂU HỎI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

1. Chức năng của Kinh tế Chính trị


Chức năng nhận thức của kinh tế chính trị không có mục đích tự thân (mục đích tự
thân là học chỉ để biết, không phải để làm). Nhận thức không chỉ để nhận thức mà
nhận thức còn để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Đó là chức năng
thực tiễn của kinh tế chính trị.
– Thứ nhất: Chức năng nhận thức
Kinh tế chính trị Mác Lênin cũng giống các ngành khoa học khác, đưa đến những
vấn đề về nhận thức, khám phá. Chức năng này của kinh tế chính trị được thể hiện ở
chỗ nó cần phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã
hội, tìm ra quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các
quy luật kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt được hiệu quả
kinh tế, xã hội cao.
– Thứ hai: Chức năng thực tiễn
Giống như các môn khoa học khác, chức năng nhận thức của kinh tế chính trị
không có mục đích tự thân. Nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức còn để
phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Đó là chức năng thực tiễn của kinh tế
chính trị.
Hai chức năng trên của kinh tế chính trị Mác Lênin có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học
đúng đắn của các chính sách, biện pháp kinh tế và kiểm nghiệm những kết luận mà
kinh tế chính trị đã cung cấp trước đó. Thực tiễn vừa là nơi xuất phát vừa là nơi
kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận kinh tế. Căn cứ để đánh giá tính đúng đắn
của lý luận kinh tế là sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính đúng đắn của lý
luận kinh tế là ở sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính hiệu quả của hoạt động
kinh tế.
– Thứ ba: Chức năng tư tưởng
Trong các xã hội có giai cấp, chức năng tư tưởng của kinh tế chính trị thể hiện ở
chỗ các quan điểm lý luận của nó xuất phát từ lợi ích và bảo vệ lợi ích của các giai
cấp hoặc các tầng lớp xã hội nhất định. Lý luận kinh tế Chính trị của giai cấp tư sản
đều phục vụ cho việc củng cố sự thống trị của giai cấp tư sản, biện hộ cho sự bóc
lột của chủ nghĩa tư bản.
– Thứ tư: Chức năng phương pháp luận
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết
luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất
chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức
năng. Đồng thời, kinh tế chính trị cũng là cơ sở lý luận cho một số các môn học
khác như: địa lý kinh tế, dân số học, lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết quản lý,…

2. Tại sao phải học môn Kinh tế Chính trị Mác Lê-nin? Ý nghĩa?
- Tại sao phải học Kinh tế chính trị Mác Lê Nin?
Học tập môn Kinh tế Chính trị giúp cho người học hiểu được bản chất của các hiện
tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và
phát triển kinh tế; phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế, hành
động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý chí.
- Ý nghĩa?
Kinh tế Chính trị cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho sự hình thành
đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế
cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất
nước ở từng thời kỳ nhất định.

3. Tìm hiểu tiền tệ?


1.1 Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa,
sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự
phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất
hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá,
dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp
thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất
hàng hóa.
Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các
hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá
trị diễn ra như sau:
Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung.
Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ
nhất. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một
vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác.
Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách
rời khỏi nông nghiệp.
Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại
(kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng) chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và
vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ.
Kết luận:
Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao
đổi hàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.
Vàng, tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.
Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận
chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được
luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay
nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ
có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước
(Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…) phát hành, tiền hàng hóa (vỏ sò, gạo, muối,
vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…), hoặc tiền mã
hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin).
Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng
cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên
gọi (ví dụ: dollar, france…) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường
phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: dollar Úc). Với sự hình thành
của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn
vị tiền tệ như đồng EUR.
Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt
buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác
lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán
nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là
phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt
quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim
loại ấy.
Tiền tệ trong tiếng Anh là Currency. Tiền tệ có thể định nghĩa theo nhiều cách như
sau:
Quan điểm của Trường phái trọng thương
Tiền tệ đồng nghĩa với sự giàu có. Một quốc gia muốn làm giàu thì phải tích lũy
thật nhiều tiền.
Quan điểm của Trường phái trọng nông
Tiền tệ chỉ là một thứ hư tưởng. Tiền chỉ có tác dụng như một chất nhờn bôi trơn
hoạt động của guồng máy kinh tế. Bản thân guồng máy đó không hề chịu bất cứ tác
động nào của tiền tệ.
Quan điểm của N. Gregory Mankiw
Tiền tệ là một khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành giao dịch.
Quan điểm của Frederic S. Mishkin
Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa
và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.

1.2 Phân tích bản chất của tiền tệ:


Tiền được xem là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy
hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.
Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay
không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ.
Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.
Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ,
là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:
Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu
cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm
giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội
qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai
trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư
cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến
mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng
đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua
tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định
mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

1.3 Chức năng của tiền tệ:


Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi vật
phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Giá trị
hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá
cả chức năng của tiền tệ.
– Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao
đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao
đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá chung, là trung
gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi
hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có
chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.
– Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá
dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách
bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ
xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo
lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người…Nó đã tạo ra
một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.
Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng hóa
lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền giấy
không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.
– Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa
người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể bán lúa cho
một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.
– Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản
xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì
nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy. Một phương
tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các loại hàng hóa
không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương. Nếu không
có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng
hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.
Vì thế người nông dân nên trao đổi nông phẩm để đổi lấy tiền để tích lũy và bảo
toàn được giá trị của nó.
– Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi
được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền
vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực hiện chức
năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương
tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc
gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới
khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như
chính đồng tiền của nước họ.
Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực
hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán,
phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững,
tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.

4. Sản phẩm sản xuất hàng hóa Kinh tế thị trường có phải sản phẩm riêng
của Chủ nghĩa tư bản hay không?
Thực tế lịch sử và hiện tại đã cho thấy, KTTT không phải là “con đẻ”, là sản phẩm
thuộc về CNTB. CNTB không sinh ra kinh tế hàng hóa. Mà kinh tế hàng hóa đã
xuất hiện ở giai đoạn đồng tiền còn chưa xuất hiện.
Ở giai đoạn sơ khai, do chưa có tiền tệ nên trao đổi hàng hóa mang hình thức trực
tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất
thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt-đây đã là kinh tế hàng hóa.
Do đó, KTTT với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm
riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại qua nhiều thời kỳ.
KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội
phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản. Trước CNTB, KTTT còn ở thời kỳ
manh nha, trình độ thấp thì trong CNTB nó đạt đến trình độ cao. Điều đó khiến
người ta nhầm tưởng, nghĩ rằng KTTT là sản phẩm riêng của CNTB và cũng là
cách thức để các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá tính “định hướng XHCN”
trong KTTT ở Việt Nam hiện nay.

5. Trong 8h, hỏi giá trị của một đơn vị sản phẩm và tổng giá trị sản phẩm là
bao nhiêu
A. Năng suất lao động tăng 2 lần
B. Cường độ lao động tăng 1,5 lần
C.
1. Mối quan hệ giữa tiền với sản xuất hàng hóa là gì?
 Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi mua – bán.
 Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng
hoá và các hình thái giá trị.

2. Phương trình trao đổi 1A = 2B hãy chỉ ra đâu là hình thái vật tương đối
và đâu là hình thái vật ngang giá? Vì sao?
Phương trình trao đổi: 1A=2B
1,2: hệ số trao đổi
A,B: các loại hàng hóa khác nhau
 Trong hình thái giá trị giản đơn hàng hóa bên trái phương trình trao đổi (A)
không tự thể hiện giá trị trao đổi mà phải thông qua B , vì vậy giá trị hàng hóa
A đó gọi là hình thái tương đối của giá trị .
 Hàng hóa B là phương tiện biểu hiện giá trị hàng hóa A do đó giá trị của B
được gọi là hình thái ngang giá của giá trị.
Trong hình thái giá trị giản đơn mỗi 1 hàng hóa chỉ trao đổi với 1 hàng hóa duy nhất
khác biệt nó

3. Tiền là gì? Vì sao nó được xem là một hàng hóa đặc biệt?
 Tiền là gì?
Tiền là vật ngang giá chung dùng để trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Tiền được mọi người cùng thừa nhận sử dụng, được Nhà nước phát hành, bảo đảm
giá trị kinh tế.
Tiền có nguồn gốc dưới dạng hàng hóa, có thuộc tính vật chất và được những người
tham gia thị trường sử dụng như 1 phương tiện trao đổi.
Tiền là một chuẩn mực chung để so sánh giá trị của các hàng hóa, dịch vụ.
 Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì :
– Tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển. 
– Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị. 
– Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các
hàng hóa. 
– Tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi
hàng hóa và các hình thái giá trị.
4. Vì sao tiền giấy ra đời? Nó có tác động như thế nào đối với nền sản xuất
hàng hóa?
 Vì sao tiền giấy ra đời?
Tiền giấy ra đời thay cho tiền kim loại ra đời vì năm 2004 nhà nước ban hành tiền
kim loại có mệnh giá 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ và 5.000đ và tiền giấy cũng có
mệnh giá như vậy. Nhưng do dân chúng cảm thấy quen với tiền giấy hơn nên tiền
kim loại không được phổ biến. Sau đó, nhà nước đã công bố ban hành sử dụng tiền
giấy.
 Nó có tác động như thế nào đối với nền sản xuất hàng hóa?

5. Giá cả của hàng hóa chịu tác động bởi những nhân tố nào? Và giá trị của
tiền là tuyên quang thuận hay nghịch đối với giá cả của hàng hóa?
 Giá cả của hàng hóa chịu tác động bởi những nhân tố nào?
Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp để
tạo ra sản phẩm dịch vụ. Hàng hóa làm ra mất càng nhiều thời gian, công sức lao
động, trí lực thì giá cả hàng hóa đó sẽ cao.
 Và giá trị của tiền là tuyên quang thuận hay nghịch đối với giá cả của hàng
hóa?
Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của
tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách
khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa.

6. Lạm phát là gì? Tại sao kinh tế lại xuất hiện hiện tượng lạm phát? Một số
biện pháp khắc phục mà em biết?
 Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ
 Tại sao kinh tế lại xuất hiện hiện tượng lạm phát?
Lạm phát xảy ra do nhập khẩu
Giá cả của các loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc xu
hướng thị trường thế giới tăng. Từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao.
Tại một thời điểm nhất định khi mức giá chung bị ảnh hưởng bởi hàng hóa nhập
khẩu tăng mạnh thì sẽ gây ra hiện tượng lạm phát
 Biện pháp khắc phục
Tiền bơm vào nền kinh tế quá nhiều làm cho tiền mặt mất giá trong nền kinh tế, do
đó nên ngừng bơm tiền vào nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế bằng
các cách như: nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu để thúc đẩy
người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn

7. Trong các chức năng của tiền, chức năng nào không cần dùng đến tiền
mặt ? Những chức năng nào không dùng đến đúng giá trị (tiền thật)? Vì
sao?
 Chức năng nào không cần dùng đến tiền mặt?
Chức năng thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile
Banking, Internet Banking, mã QR... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ
chức tín dụng.
 Những chức năng nào không dùng đến đúng giá trị (tiền thật) ?

Nghiên cứu quy luật cạnh tranh, giá trị, cung cầu, lưu thông tiền tệ

You might also like