You are on page 1of 4

CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 9, 10 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Lại Huy An – THPT Xuân

Áng

Câu 1: Cho các chất sau đây: propin, glucozơ, propyl fomat, etilen, saccarozơ, etyl axetat, vinyl
axetilen, tinh bột, anđehit oxalic. Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

A. 7. B. 8. C. 5. D. 6.
Câu 2: Cho các chất: glucozơ; fructozơ; tinh bột; xenlulozơ; benzyl axetat; glixerol. Số chất có thể
tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 3: Cho các polime sau: PVC, teflon, PE, cao su Buna, tơ axetat, tơ nitron, cao su isopren, tơ
nilon-6,6. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 4: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat,
natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính
chất trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, C6H5NH2, C2H5NH2,
CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch
NaOH và HCl là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6: Cho các chất sau: NaCl (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3) và O2 (4). Glyxin phản ứng được
với chất nào trong số các chất trên ở điều kiện thích hợp?
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 7: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ,
fructozơ, metyl fomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 8: Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 lần lượt tác
dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 9: Có 5 hợp chất: triolein, metyl acrylat, vinyl axetat, tripanmitin và etyl axetat. Số chất tác
dụng với Br2/CCl4 là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 10: Cho dãy các chất : anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong
dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 11: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); poli(vinyl axetat); teflon; tơ visco; tơ
nitron; polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 12: Trong các dung dịch sau: metylamin, anilin, etyl axetat, lysin, số dung dịch làm đổi màu
quỳ tím là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 13: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH 3COOH và axit
C2H5COOH là
A. 4. B. 6. C. 2. D. 9.
Câu 14: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng
tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 1
CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 9, 10 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Lại Huy An – THPT Xuân Áng

A. 1. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 15: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin,
phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 16: Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng
được với dung dịch HCl là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 17: Cho các chất sau: Phenol, anilin, buta-1,3-đien, metyl acrylat, toluen, stiren, axit
metacrylic. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 18: Phát biểu không đúng là :
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối thu cho tác dụng với khí CO2 lại thu được
axit axetic.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl
lại thu được phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại
thu được anilin.
D. Dung dịch C6H5ONa phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa cho tác dụng với dung dịch NaOH lại
thu được C6H5ONa.
Câu 19: Chất A mạch hở có công thức phân tử C4H8O2, A tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng
với Na giải phóng khí H2. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của A thỏa mãn các tính chất trên
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 20: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon X mạch hở bằng lượng H2 dư (xúc tác Ni, to) thu được
2,3-đimetylbutan. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 21: Cho các chất: isopren, stiren, cumen, ancol allylic, anđehit acrylic, axit acrylic, triolein. Số
chất khi cho tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được sản phẩm hữu cơ, nếu đốt cháy sản phẩm này cho
số mol H2O lớn hơn số mol CO2 là:
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho dãy các chất: NH2CH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH,
CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 23: Cho các chất: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường
axit, đun nóng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 24: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng
tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 25: Cho các dãy đồng đẳng: (1) ankan; (2) anken; (3) ankin; (4) ankađien; (5) ancol no, đơn
chức, mạch hở; (6) axit no, đơn chức, mạch hở; (7) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (8) ancol không
no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở; (9) axit không no, đơn chức, mạch hở; (10) ancol no,
hai chức, mạch hở. Dãy gồm các chất khí đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol H 2O bằng số mol
CO2?
A. (2); (6); (8); (9). B. (2); (6); (7); (8).

2 Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng !
CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 9, 10 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Lại Huy An – THPT Xuân Áng

C. (2); (5); (7); (10). D. (2); (3); (6); (8).


Câu 26: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ,
fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br 2 là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 27: Cho các chất sau: propan, etilen, propin, buta -1,3-đien, stiren, glixerol, phenol, vinyl
axetat, anilin. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 7. B. 9. C. 6. D. 8.
Câu 28: Cho dãy các chất: CH4, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H6 (benzen). Số chất
trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 29: Có 5 hợp chất: triolein, metyl acrylat, vinyl axetat, tripanmitin và etyl axetat. Số chất tác
dụng với Br2/CCl4 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 30: Cho các chất sau: tristearin, anilin, cao su buna – N, ancol etylic, glyxin, tơ olon, glixerol.
Số chất khi cháy hoàn toàn trong oxi vừa đủ chỉ thu được CO2 và H2O là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 31: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia
phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Tổ ng số hơ ̣p chấ t hữu cơ no, đơn chức, ma ̣ch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản
ứng đươ ̣c với dung dicḥ NaOH nhưng không có phản ứng tráng ba ̣c là
A. 5. B. 4. C. 9. D. 8.
Câu 33: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt
tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là :
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 34: Trong số các polime sau:
(1) [-NH-(CH2)6-NHCO-(CH2)4-CO-]n; (2) [-NH-(CH2)5-CO-]n; (3) [-NH-(CH2)6-CO-]n ;
(4) [C6H7O2(OOCCH3)3]n; (5) (-CH2-CH2-)n; (6) (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
Polime được dùng để sản xuất tơ là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (6). C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (4), (1), (6).
Câu 35: Ứng với công thức phân tử C8H8O2 có bao nhiêu hợp chất đơn chức, có vòng benzen, có
khả năng phản ứng với dung dịch NaOH ?
A. 10. B. 9. C. 7. D. 8.
Câu 36: Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat.
Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 37: Cho các chất sau: etylamin, alanin, phenylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng
được với dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 38: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-val), etylen glicol,
triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 3
CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 9, 10 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Lại Huy An – THPT Xuân Áng

Câu 39: Cho các este sau: C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, HCOOC2H5,
C6H5OCOCH=CH2, HCOOCH=CH2, C6H5OCOCH3, C2H5OCOCH3. Số este khi thủy phân trong
môi trường kiềm thu được ancol là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 40: Cho dãy các chất: anilin, etylamoni axetat, valin, gly-ala-val và tripanmitin. Số chất trong
dãy phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thích hợp là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 41: Hòa tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì
thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat.
B. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua.
C. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin.
D. natri phenolat, axit clohiđric, phenol.
Câu 42: Thủy phân không hoàn toàn peptit Gly – Ala –Ala – Gly – Ala – Val, thu được bao nhiêu
đipeptit chứa Ala?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 43: Cho các chất sau: (1) H2NCH2COOCH3; (2) H2NCH2COOH; (3) ClH3NCH2COOH; (4)
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Những chất vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có
khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (3).
Câu 44: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z),
H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch
HCl là
A. X, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. X, Y, Z, T.
Câu 45: Số peptit có cùng công thức phân tử C6H12O3N2 là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 46: Cho các chất sau: triolein, anilin, cao su buna – N, Ala-Val, nilon-6, glyxin, tơ olon,
glixerol. Số chất khi cháy hoàn toàn trong oxi vừa đủ chỉ thu được CO2 và H2O là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 47: Cho các chất sau: etyl amin, glysin, phenylamoni clorua, etyl axetat. Số chất tác dụng
được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 48: Cho dãy các chất sau: metan, axetilen, isopren, benzen, axit axetic, stiren, axeton, metyl
acrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với H2 nung nóng, xúc tá Ni là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.
Câu 49: Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất
phản ứng được với dung dịch KOH là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 50: Cho các chất: etilen, axit metacrylat, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol
(C6H5OH), CO2, SO2, saccarozơ, fructozơ. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.

4 Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng !

You might also like