You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Nhóm 7
Quan Thu Hoài
Tạ Thị Huế
Nguyễn Thảo Huyền

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI PHƯƠNG TRÌNH


VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT CHO
HỌC SINH LỚP 9

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Mục Lục
Phần 1: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.Giả thuyết khoa học
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
6.Phương pháp nghiêm cứu

Phần 2: Nội dung


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1: Cơ sở lý luận
1.1.1: Các bước giải một bài toán
1.1.2: Khái niệm về Kỹ năng-Kỹ năng giải toán
1.2: Xác định một số kỹ năng giải toán cơ bản cần rèn luyện cho học sinh
1.2.1: Kỹ năng khái quat hóa
1.2.2: Kỹ năng đặc biệt hóa
1.2.3: Kỹ năng tính toán và phân tích
1.2.4: Kỹ năng thực hành
1.3: Một số thực tiễn về rèn luyện kỹ năng giải toán của học sinh
Kết luận chương I.
Chương 2: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về phương trình và hệ phương trình
bậc nhất cho học sinh lớp 9
2.1: Một số dạng bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn
2.1.1: Tóm tắt lý thuyết về phương trình bậc nhất 1 ẩn
2.1.2: Các dạng toán về phương trình bậc nhất
2.2: Một số dạng bài tập về phương trình và hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn
2.2.1: Tóm tắt lý thuyết về phương trình và hệ phương bậc nhất 2 ẩn
2.2.2: Cách giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn
2.2.3: Một số dạng toán về phương trình bậc nhất 2 ẩn.

2.3: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành, tính toán cơ bản sử
dụng một số kiến thức tổng quát về dạng phương trình và hệ phương trình
bậc nhất.
2.3.1: Cơ sở lý luận của biện pháp
2.3.2: Ý nghĩa mục đích của biện pháp
2.3.3: Tổ chức thực hiện
Kết luận chương II
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1: Mục đích thực nghiệm
3.2: Nội dung thực nghiệm
3.3: Phương pháp thực nghiệm
3.4: Đối tượng thực nghiệm
3.5: Tổ chức thực nghiệm
3.6: Phân tích và đánh giá thực nghiệm
3.7: Kết luận rút ra từ thực nghiệm
Kết luận chương III.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học môn Toán việc cải thiện, nâng cao kỹ năng giải bài tập không
những giúp học sinh học tốt các nội dung Toán học mà còn là mục tiêu đào tạo kỹ
năng chính trong suốt quá trình dạy học. Kĩ năng giải bài tập là khả năng chuyển
hóa các kiến thức đã học về dạng kết quả thông qua việc thực hiện một loạt các
thao tác kỹ thuật cụ thể để tìm ra mối quan hệ từ các dữ kiện với yêu cầu của bài
toán.
Trong đại số 9, các vấn đề về phương trình bậc nhất và hệ phương trình bậc
nhất là một nội dung đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù chưa dược trình bày đầy
đủ, hệ thống như ở lớp trên, nhưng chúng cũng đã thể hiện được những kiến
thức cơ bản nhất để từ đó làm nền tảng để học sinh giải quyết các bài toán, dạng
toán sau này. Mảng kiến thức này có rất nhiều dạng cũng như các phương pháp
giải khác nhau, hơn nữa đây còn là một phần kiến thức thường xuyên xuất hiện
trong các kì thi tuyển sinh vào 10. Bởi vậy đòi hỏi học sinh cần nắm chắc kiến
thức, thành thạo các kỹ năng giải bài tập. Vì vậy học sinh cần rèn luyện các
phương pháp giải cơ bản để cải thiện kết quả học tập cũng như khắc phục những
sai lầm, thiếu sót trong quá trình làm bài tập.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:” Rèn luyện kỹ năng giải phương
trình và hệ phương trình bậc nhất cho học sinh lớp 9”.

2. Mục đích nghiên cứu


Đề xuất các cách rèn luyện kỹ năng giải bài tập liên quan đến phương trình và hệ
phương tình bậc nhất cho học sinh lớp 9.
3. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:Các kỹ năng về giải Phương trình và hệ phương tình bậc nhất ở
toán lớp 9.
Phạm vi:quá trình dạy học môn Toán Lớp 9.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và sử dụng các cách rèn kỹ năng giải phương trình và hệ phương
trình bậc nhất được đề xuất trong đề tài thì học sinh sẽ giải quyết các bài toán về
phương trình và hệ phương tình bậc nhất hay các bài toán đưa về dạng phương
trình và hệ phương trình bậc nhất một cách dễ dàng hơn.
5. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng giải phương trình và hệ phương trình
bậc nhất của học sinh lớp 9.
- Phân tích nội dung của phương trình và hệ phương trình bậc nhất ở lớp 9.
- Điều tra thực trạng về việc dạy học để phát triển kỹ năng giải bài toán liên
quan đến phương trình và hệ phương trình bậc nhất ở lớp 9.
- Đề xuất biện pháp rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để giải phương trình và
hệ phương tình bậc nhất cho học sinh lớp 9.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quán sát, điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài còn có 3
chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương II: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về phương trình và hệ phương
trình bậc nhất cho học sinh lớp 9
- Chương III: Thực nghiệm sư phạm

PHẦN 2: NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
Hoạt động giải toán gồm nhiều giai đoạn khác nhau và nhằm thực hiện nhiều
mục đích khác nhau. Để đạt hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập
cho học sinh thì cần phải cho học sinh nắm được yêu cầu giải bài toán theo các
bước. Đồng thời cho học sinh tăng cường rèn lluyenej các kỹ năng cơ bản càn
thiết trong các bước giải.
1.1.1 Các bước giải một bài toán
Theo Polya kỹ năng chung để giải một bài toán gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài
Phát biểu đề bài dưới những dạng khác nhau để hiểu rõ nội dung bài toán.
Phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải chứng minh có thể dùng công thức, kí
hiệu, hình vẽ để hỗ trợ việc diễn tả đề bài.
- Bước 2: Tìm cách giải
Tìm tòi, phát hiện cách giải nhớ, những suy nghĩ có tính chất tìm đoán\. Biến
đổi cái đã cho, biến đổi cái phải tìm hay chứng minh, liên hệ cái đã cho hoặc cái
phải tìm với những tri thức đã biết, liên hệ bài toán cần giải với một bài toán cũ
tương tự, một trường hợp riêng, một bài toán tổng quát hơn hay một bài toán
nào đó có liên quan, sử dụng những phương pháp đặc thù với từng dạng toán
như chứng minh, phản chứng, quy nạp toán học, toán dựng hình, toán quỹ
tích...
Kiểm tra lời giải bằng cách xem lại kỹ từng bước thực hiện hoặc đặc biệt hóa
kết quả tìm được hoặc đối chiếu kết quả với một số tri thức có liên quan.
Tìm những cách giải khác, so sánh chúng để chọn được cách giải hợp lý nhất.
- Bước 3: Trình bày lời giải
Từ cách giải đó được phát hiện, sắp xếp các việc phải làm thành một chương
trình gồm các bước theo một trình tự thích hợp và thực hiện các bước đó.
- Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải
Nghiên cứu khả năng ứng dụng kết quả của lời giải nghiên cứu giải những bài
tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn đề.
1.1.2: Khái niệm về Kỹ năng – Kỹ năng giải toán
a) Khái niệm kỹ năng
Thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra cho con người thuộc các lĩnh vực lí luận
thực hành hay nhận thức. Để giải quyết được các công việc, con người cần
vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm xử lí các vấn đề gặp phải. Yêu
cầu cốt lõi nằm ở chỗ phải vận dụng chung nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Trong quá trình đó, con người dần hình thành cho mình những kĩ năng giải
quyết vấn đề mình đặt ra.
Từ điển Tiếng Việt khẳng định: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. [12, tr 426]
Theo giáo trình tâm lý học đại cương thì: “Kỹ năng là năng lực sử dụng
các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để
phát hiện những thuộc tính, bản chất của các sự vật và giải quyết thành công
những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định”. [1, tr149]
Theo giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm thì: “Kỹ
năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp) để
giải quyết một nhiệm vụ mới”. [5, tr131]
Các định nghĩa trên tuy không giống nhau về mặt từ ngữ nhưng đều nói
rằng kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương
pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.
b) Khái niệm kỹ năng giải toán
Giải một bài toán tiến hành một hệ thống hành động có mục đích, do đó
chủ thể giải toán còn phải nắm vững các tri thức về hành động, thực hiện hành
động theo các yêu cầu cụ thể của tri thức đó, biết hành động có kết quả trong
những điều kiện khác nhau. Trong giải toán, chúng tôi quan niệm về kỹ năng
giải toán của học sinh như sau: “Đó là khả năng vận dụng có mục đích những
tri thức và kinh nghiệm đã có vào giải những bài toán cụ thể, thực hiện có kết
quả một hệ thống hành động giải toán để đi đển lời giải của bài toán một cách
khoa học”.
Để thực hiện nhiệm vụ môn Toán trong trường THPT, một trong những
yêu cầu đặc biệt về tri thức và kỹ năng cần chú ý là những tri thức phương
pháp, đặc biệt là những phương pháp có tính chất thuật toán và những kỹ
năng tương ứng, chẳng hạn tri thức và kỹ năng giải bài toán bằng cách lập
phương trình, tri thức và kỹ năng chứng minh toán học, kỹ năng hoạt động tư
duy hàm, ….Tuy nhiên tùy theo nội dung toán học mà có những yêu cầu rèn
luyện kỹ năng khác nhau.
Có hai phương pháp cơ bản để cung cấp cho học sinh kỹ năng giảiToán
+ Phương pháp gián tiếp. Cung cấp cho học sinh một số các bàitoán có
cùng cách giải để sau khi giải xong học sinh tự rút ra kỹ năng giải toán. Đây
là phương pháp có hiệu quả nhất nhưng mất nhiều thời gian, khó đánh giá và
không đầy đủ, phụ thuộc nhiều vào năng lực trình độ của học sinh.
+ Phương pháp trực tiếp. Giáo viên soạn thành những bài giảng vềnhững
kỹ năng một cách hệ thống và đầy đủ. Phương pháp này hiệu quả hơn và dễ
nâng cao độ phức tạp của bài toán cần giải quyết.
1.2: Xác định một số kỹ năng giải toán cơ bản cần rèn luyện cho học sinh
1.2.1: Kỹ năng khái quát hóa
G.Polya cho rằng: “ KQH là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng
đã cho đến việc nghiên cứu một tập hợp lớn hơn, bao gồm cả tập hợp ban
đầu”.[17]
Tác giả Đào Văn Trung đã viết: “ Từ trong những sự vật khác nhau, tìm ra
những tính chất chung của chúng và quy kết lại, PP tư duy này gọi là khái
quát”[22,tr.169].
Theo Hoàng Chúng[10,tr.23]: “ KQH là dùng trí óc tách ra cái chung trong các
đối tượng, sự kiện hoặc kiện tướng. Muốn KQH, thường phải so sánh nhiều đối
tượng, hiện tượng, sự kiện với nhau”. “Khi KQH, chúng ta tách ra cái chung
trong các đối tượng nghiên cứu, chỉ khảo sát cái chung này, gạt qua một bên
những cái riêng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, không chú ý tới
những cái riêng này”.
Các nhà sư phạm, các nhà toán học như V.A Kruchetxki, A.I Marcusêvich, tổ
chức quốc tế UNESCO,... đã khẳng định trong sơ đồ năng lực toán học của mình
rằng trong số các năng lực trí tuệ thì năng lực KQH tài liệu toán học là thành
phần cơ bản nhất trong các năng lực toán học.
Trong môn Toán ở trường phổ thông cũng như phân môn Đại số và Giải tích thì
KQH là một hoạt động rất điển hình, thường xuyên xuất hiện, có thể kể đến
như:
- KQH để hình thành khái niệm
- KQH để hình thành định lí
- KQH các bài toán
- KQH để hình thành phương pháp giải các dạng toàn khác nhau
Theo nhóm tác giả trong [12], hai dạng KQH thường gặp trong môn Toán có thể
biểu diễn bằng sơ đồ sau:[12,tr5]
1.2.2: Kỹ năng đặc biệt hóa
Đặc biệt hóa là chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại
diên hẹp ( hay có thể gọi là giới hạn khái niệm).
Đặc biệt hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho sang
việc nghiên cứu một tập nhỏ hơn chứa trong tập hợp đã cho.
Trong [4], các tác giả cho rằng: ”Nếu bằng ĐBH ta nhận được mệnh đề sai thì ta
có thể hoàn toàn bác bỏ sự thật”[4,tr147].
Như vậy có thể quan niệm về ĐBH như sau: ĐBH là quá trình chuyển từ việc
nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho sang việc nghiên cứu một tập hợp
nhỏ hơn chứa trong tập hợp đã cho nhằm mục đích kiểm nghiệm lại tính đúng
đắn của KQH, giải quyết một vấn đề.
1.2.3: Kỹ năng tính toán và phân tích
Đây có thể được coi là một loại trí thông minh đặc biệt. Kỹ năng tính toán và
phân tích bao gồm xử lý các vấn đề logic và xem xét mọi sự vật và sự kiện một
cách khoa học. Khả năng này cũng phản ánh hiệu quả trong việc thực hiện các
hoạt động toán học.
Người có khả năng tính toán, phân tích có thể nhận thức, liên hệ mọi sự vật, sự
việc dưới dạng nhân quả. Bạn xử lý tốt các vấn đề khoa học và toán học. Họ sử
dụng lý trí để suy nghĩ và hầu hết các quyết định mà họ đưa ra đều là kết quả
của quá trình suy nghĩ của họ.
1.2.4: Kỹ năng thực hành
Kỹ năng thực hành trong toán học bao gồm kỹ năng vận dụng kiến thức vào
các hoạt động giải quyết vấn đề, kỹ năng toán học hóa các tình huống trong thế
giới thực (toán học hoặc cuộc sống) và các kỹ năng thực hành cần thiết cho
cuộc sống.
1.3: Một số thực tiễn về rèn luyện kỹ năng giải phương trình và hệ phương
trình của học sinh
1.3.1: Phiếu khảo sát dành cho giáo viên
Câu 1: GV có gặp khó khăn trong việc giúp học sinh nhận dạng các dạng bài tập
liên quan đến phương trình và hệ phương trình không?
a) Không b) Rất ít c) Bình thường d)Thường xuyên
Câu 2: Biện pháp GV đã sử dụng giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đè khi
làm bài tập phần giải phương trình và hệ phương trình:
a) Thuyết trình đưa ra vấn đề
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
b) Cho học sinh làm bài tập (chứa đựng vấn đề cần giải quyết)
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
c) Cho HS phát hiện sai lầm trong lời giải của bài toán và giải thích nguyên nhân
rồi đưa ra cách làm đúng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
d) Hướng dẫn HS lật ngược lại bài toán
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
e) Hướng dẫn HS dựa vào mô hình quen thuộc xây dựng tình huống mới
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
f) Hướng dẫn HS giải một bài toán theo nhiều cách khác nhau
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
Câu3: Những khó khăn khi dạy học chủ đề Giải phương trình và hệ phương trình
a)HS không hứng thú khi học chủ đề giải phương trình và hệ phương trình
Đồng ý Không đồng ý
b) HS không phát hiện ra những vấn đề tương tự
Đồng ý Không đồng ý
c) HS không biết quy lạ về quen
Đồng ý Không đồng ý

1.3.2: Phiếu khảo sát dành cho học sinh


Câu 1: Mức độ hứng thú của em khi học về chủ đề giải phương trình và hệ
phương trình:
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Câu 2: Những khó khăn khi học chủ đề Giải phương trình và hệ phương trình:
a) Không phân tích được mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận
Có Không
b) Không phát hiện ra vấn đề tương tự
Có Không
c) Không biết quy lạ về quen
Có Không
Câu 3: Hoạt động của em trong giờ học về chủ đề Giải phương trình và hệ phương
trình:
a) Nghe GV giảng bài và ghi chép
Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ
b) Thảo luận với các bạn để tìm ra phương pháp giải
Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ
c) Suy nghĩ câu trả lời và phát biểu
Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ
d) Thảo luận với GV để giải quyết vấn đề
Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ
Kết luận chương 1:
Theo tâm lý học thì kỹ năng là hả năng vận dụng kiến thức(Khái niệm, các thức,
phương pháp,...) để giải quyết một nhiệm vụ mới. Thực chất của sự hình thành kỹ
năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác
nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong
nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể.
Muốn vậy, khi hình thành kỹ năng( chủ yếu là kỹ năng học tập) cho học sinh cần:
- Giúp học sinh biết cách tìm tòi để tìm ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối
quan hệ giữa chúng.
- Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các
đối tượng cùng loại.
- Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiên sthwcs
tương ứng.
Chúng ta không thể có một thuật giải tổng quát để giải mọi bài toán. Ngay cả đối
với những lớp bài toán riêng biệt cũng có trường hợp có, có trường hợp không có
thuật giải. Tuy nhiên, trang bị những hướng dẫn chung, gợi ý cách suy nghĩ tìm tòi,
phát hiện các giải bài toán lại là có thể và cần thiết.
Ta có thể sử dụng phương pháp chung ở mục 1.1.1 để tìm lời giải các bài toán.
Sau đây tác giả xin giới thiệu một số phương pháp giải phương trình và hệ
phương trình giúp đọc giả phát hiện ra cách giải bài toán để từ đó rèn luyện kỹ
năng giải phương trình và hệ phương trình.
Chương 2: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về phương trình và hệ phương trình
bậc nhất cho học sinh lớp 9
2.1: Một số dạng bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn
2.1.1: Tóm tắt lý thuyết về phương trình bậc nhất 1 ẩn
a) Phương trình tương đương
- Hai phương trình gọi là tương đương với nhau khi chúng có chung tập hợp
nghiệm. Khi nói hai phương trình tương đương với nhau ta phải chú ý rằng các
phương trình đó được xét trên tập hợp số nào, có khi trên tập này thì tương
đương nhưng trên tập khác thì lại không.
b) Phương trình bậc nhất 1 ẩn và phương pháp giải
- Định nghĩa: Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax+b = 0
( a≠0). Thông thường để giải phương trình này ta phải chuyển những đơn thức
có chứa biến về một vế, những đơn thức không chứa biến về một vế.
- Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc biến đổi tương đương:
+ Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử vế
này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó
+ Quy tắc nhân với một số: Khi nhân hau vế của một phương trình với cùng một
số khác 0, ta được một phương trình mới tương đương với phương trình đã
cho.
- Phương trình bậc nhất một ẩn dạng ax+b = 0 luôn có một nghiệm duy nhất x=-
b/a
- Phương trình ax+b = 0 được gaiir như sau:
ax + b = 0
<=> ax = -b
<=> x = -b/a
=> Tập nghiệm S={-b/a}
c) Phương trình quy về phương trình bậc nhất
- Dùng các phép biến đổi như: nhân đa thức, quy đồng mẫu số, chuyển vế... để
đưa phương trình đã cho về dạng ax + b = 0
d) Phương trình tích là những phương trình sau khi biến đổi có dạng:
A(x) . B(x) = 0
<=> A(x)=) hoặc B(x)=0
e) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
- Ngoài những phương trình có cách giải đặc biệt, đa số các phương trình đều
giải theo các bước sau:
+ Tìm điều kiện xác định
+ Quy đồng mẫu thức và bỏ mẫu
+ Kiểm tra xem các nghiệm vừa tìm được có thảo ĐKXĐ không. Chú ý chỉ rõ
nghiệm nào thảo, nghiệm nào không thỏa
+ Kết luận số nghiệm của phương trình đã cho là những giá trị thảo ĐKXĐ
f) Giải toán bằng cách lập phương trình:
- Bước 1: Lập phương trình
+ Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
+ Biễu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
+ Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng
- Bước 2: Giải phương trình
- Bước 3: Kiểm tra các nghiệm có thỏa mán điều kiện hay không rồi kết luận
*Chú ý:

- Số có hai chữ số được ký hiệu là ab

Giá trị của số đó là: ab = 10a + b

- Số có ba chữ số được kí hiệu là abc

Giá trị của số đó là: abc = 100a + 10b + c
- Toán chuyển động: Quãng đường = vận tốc * thời gian; Hay S=v.t
2.1.2: Các dạng toán về phương trình bậc nhất một ẩn
a) Dạng 1: Phương trình đưa về hương trình bậc nhất
*Phương pháp:
- Quy đồng mẫu hai vế
- Nhân hai vế với mẫu chung để khử mẫu
- Chuyển vế các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia
- Thu gọn về dạng ax+b=0 và giải
+ Trường hợp phương trình thu gọn có hệ số của ẩn bằng 0
- Dạng 1: 0x=0: Phương trình có vô số nghiệm
- Dang 2: 0x= c ( c≠0) : Phương trình vô ngiệm
*Ví dụ: Giải các phương trình sau:
a) 3x-2=2x-3
b) 7-2x=22-3x
c) x-12+4x=25+2x-1
d) 2(x+3) = 2(x-4) +14
e) 2x-1+2(2x-x)=1
*Lời giải:
a) 3x-2=2x-3  3x-2x=-3+2  x=-1
b) 7-2x=22-3x  -2x+3x=22-7  x=15
c) x-12+4x=25+2x-1  x=12
d) 2(x+3) = 2(x-4) +14  0x=0  Phương trình có vô số nghiệm
e) 2x-1+2(2x-x)=1  0x=-2
Bài tập 1: Giải các phương trình sau:
a) 11+8x-3= 5x-3+x
b) 3-4y+24+6y = y+27+3y
c) x+2x+3x-19= 3x+5
d) 4-2x+15 = 9x+4-2x
Bài tập 2: Giải biện luận phương trình: 2(mx+5) + 5(x+m) =m (*)
*Hướng dẫn giải:
- Đây là dạng phương trình có chứa tham số, cách gaiir như sau:
Thu gọn về dạng ax+b=0 hoặc ax=-b, ta phải biện luận 2 trường hợp:
Trường hợp a≠0: Phương trình có một nghiệm x=-b/a
Trường hợp a=0, ta xét tiếp:
+ nếu b≠0, phương trình vô nghiệm
+ nếu b=0, phươn trình có vô số nghiệm
- PT (*)  2mx+10+5x+5m=m
 (2m+5)x=m-5m-10
 (2m+5)x = -2(2m+5)
- Biện luận:
+ Nếu 2m+5 ≠0  m ≠ -5/2 => Phương trình có nghiệm x=-2
+ Nếu 2m+5=0  m=-5/2 => phương trình có dạng 0x=0 => Phương trình có vô
số nghiệm
- Kết luận :
Với m≠-5/2 phương trình có tập nghiệm S= {-2}
Với m=-5/2 phương trình có tập nghiệm S=R
b) Dạng 2: Giải phương trình đưa về dạng phương trình tích
* Phương pháp:
- Để giải phương trình tích, ta áp dụng công thức:
A(x). B(x)= 0  A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
- Ta giải hai phương trình A(x)=0 và B(x)= 0, rồi lấy tất cả các nghiệm của
chúng
*Ví dụ: Giải các phương trình sau:
a) (3x-2)(4x+5) = 0
b) 2x(x-3) + 5(x-3)= 0
*Lời giải:
a) (3x-2)(4x+5) = 0
 3x-2=0 hoặc 4x-5=0
 x=2/3 hoặc x=-5/4
b) 2x(x-3) + 5(x-3) = 0
 (x-3)(2x+5)=0
 x=3 hoặc x=-5/2
*Bài tập: Giải các phương trình sau:
a) (3x-2)(4x-5)=0
b) (2x+7)(x-5)(5x+1) = 0
c) (4x-10)(24+5x)= 0
d) (5x+2)(x-7)=0
e) (5x+2)(x+7)=0
f) (4x+2)(x2 +1)=0
g) (x2 +1)(x2 -4x+4)= 0
c) Dạng 3: Phương trình có chứa ẩn ở mẫu
* Phương pháp:
- Phương trình có chứa ẩn ở mẫu là phương trình có dạng:

-Trong đó A(x), B(x), C(x), D(x) là các đa thức chứa biến x


+ Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu:
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu hai vế của phương trình, rồi khử mẫu
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn tìm được ở bước 3, các giá trị thỏa mãn điều kiện
xác định chính là các nghiệm của phương trình đã cho

You might also like