You are on page 1of 9

Nhóm 4

CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
Nguyễn Thùy Anh
Nguyễn Thùy Dương
Cấn Thị Bích Hòa
Ngô Thị Hằng
Trần Thị Hà

DEADLINE: 23H Ngày 15/10


Thùy Anh + Thùy Dương: Tổng hợp + ppt

Căn cứ điều 105 Luật Giáo dục 2019


Điều 105. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung
chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc
thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp
dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp
dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả
nước.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư
phạm, giáo dục thường xuyên.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý
nhà nước về giáo dục.

5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của
Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;
b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị
dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;

c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu
cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;

d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo
đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của
cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục tại địa phương.

1. Chính phủ: Dương


Tìm các văn bản qppl để làm căn cứ
- Vị trí pháp lý: điều 94 Hiến pháp 2013 và điều 1 chương 1 Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2019)
+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội.
+ Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ


+ Khoản 1 điều 105 Luật giáo dục 2019: Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả
nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học;
hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện
ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết
định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được
thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.
+ Điều 11 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi bổ sung 2019): thống
nhất QLHCNN về hệ thống giáo dục; quyết định chính sách; ưu tiên đầu
tư phát triển giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồn
lực; ưu tiên phát triển giáo dục tại những nơi khó khăn; ưu tiên người
nghèo và người khuyết tật.
2. Bộ Giáo dục - Đào tạo: Hòa
Tìm các văn bản qppl để làm căn cứ
*Vị trí pháp lý: Điều 1 Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9
năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan
của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm,
giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: mục tiêu, chương trình,
nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết
bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản
lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ”
*Thẩm quyền, Chức năng, nhiệm vụ: Điều 2 Nghị định số 69/2017/NĐ-
CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự
án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự
thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng
năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự
phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách huy
động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng xã
hội học tập và phân luồng giáo dục.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình
quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc
gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực thuộc phạm vi quản
nhà nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công
trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục, đào tạo.
6. Về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục:
7. Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu:
8. Về quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ:
9. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
10. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học:
11. Quản lý tài chính, tài sản và đầu tư công:
12. Bảo đảm chất lượng giáo dục:
13. Kiểm định chất lượng giáo dục:
14. Quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo:
15. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước
đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
16. Hợp tác quốc tế:
17. Về hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường:
18. Về dịch vụ sự nghiệp công:
19. Về công tác thống kê, xây dựng dữ liệu ngành:
20. Về công nghệ thông tin:
21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức
người lao động; thực hiện chính sách tiền lương và các chế độ, chính sách
khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
22. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm theo quy
định của pháp luật.
23. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

3. UBND các cấp: Thùy Anh


Tìm các văn bản qppl để làm căn cứ
- Vị trí pháp lý:
Khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: Ủy ban
nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Cơ cấu tổ chức (Khoản 2 điều 8 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015): Ủy ban
nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Thẩm quyền
Chức năng, nhiệm vụ: Khoản 5 Điều 105 Luật Giáo dục 2019
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên
địa bàn;

- Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư
viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;

- Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo
đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục tại địa phương;

- Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa
phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện
nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản
lý;

- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển giáo dục tại địa phương.

4. Sở Giáo dục và đào tạo (cấp tỉnh): Hằng


Tìm các văn bản qppl để làm căn cứ
Vị trí pháp lý: Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT quy
định: “Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy
định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp,
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.”
*Thẩm quyền, Chức năng, nhiệm vụ: Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 12 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP
ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về
giáo dục, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2018 của Chính phủ
quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Nghị
định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP; Nghị định số
86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu
tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, các quy định của pháp luật có
liên quan và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
– Phối hợp Sở Nội vụ tổng hợp số lượng người làm việc hàng năm của
các cơ sở giáo dục công lập trong kế hoạch số lượng người làm việc trong
các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc
phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các
cơ sở đại học; trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, trung tâm
giáo dục thường xuyên cấp tỉnh theo phân cấp của Chính phủ.

– Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
và người có chức danh theo dõi giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn.

– Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài
nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an
toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo
thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.

– Tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở
giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.
– Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực
hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về
thống kê, công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi
quản lý với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo
quy định.

– Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng
chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy
định của pháp luật.

5. Phòng Giáo dục và đào tạo (cấp huyện): Hà


Tìm các văn bản qppl để làm căn cứ
– Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về
giáo dục

– Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền


hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Thẩm quyền
- Chức năng: Khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT: Phòng Giáo
dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện,
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT


1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân
cấp huyện:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về giáo dục; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện phù hợp với kế hoạch
của tỉnh; các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền;
b) Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn
của địa phương, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức
năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện về giáo dục theo
phân cấp của Chính phủ.
3. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập trực
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật khi được
ủy quyền.
4. Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và
ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống,
an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo
thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.
5. Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm về công
khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Ngoài ra
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao
đẳng sư phạm.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
VD: Bộ Tài chính: liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động
giáo dục

You might also like