You are on page 1of 2

Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam trải qua nhiều

giai đoạn
khác nhau. Mãi cho đến trước thập niên 90 của thế kỷ 20, hoạt động kiểm toán chủ yếu do
nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Tuy nhiên với nhu cầu phát triển của
xã hội và quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam
được tái lập với sự ra đời của công ty Kiểm Toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Từ
đó, sau hơn 30 năm phát triển, hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam nói chung và thị trường
dịch vụ kế toán kiểm toán của Việt Nam nói riêng cơ bản được phát triển theo tất cả các tiêu
chí, cả về chất lượng dịch vụ lẫn quy mô hoạt động; từ đó góp phần nâng cao chất lượng, làm
lành mạnh hóa và nâng cao tính công khai, minh bạch của các hoạt động kinh tế, tài chính
của tất cả các đơn vị, tổ chức trong nền kinh tế - xã hội.

Về nguồn nhân lực tham gia thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, theo báo cáo tổng hợp của
VACPA, tính đến ngày 7/11/2022, Việt Nam đã có 210 công ty kiểm toán đăng ký hành nghề
với gần 2500 người đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Trong khi đó, tính đến ngày
27/5/2022, 339 kế toán viên hành nghề được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề dịch vụ kế toán tại các DN/hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và có 19 kế toán viên
hành nghề đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại các công ty
kiểm toán. Đặc biệt, trong các DN kiểm toán có hàng ngàn người có chứng chỉ nghề nghiệp
quốc tế được công nhận. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 đạt số lượng
15.000 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo Chiến lược kế toán - kiểm toán đến
năm 2030 là bài toán không hề dễ dàng, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quản lý, hiệp hội nghề
nghiệp, các cơ sở đào tạo trong cả nước,...

Về khuôn khổ pháp lý quản lý và công tác kiểm soát chất lượng thị trường dịch vụ kế toán,
kiểm toán, Việt Nam đã không ngừng cải cách hệ thống pháp luật kế toán, kiểm toán, cụ thể
đã ban hành Luật Kiểm toán độc lập (2011), Luật Kế toán sửa đổi (2015) với tư tưởng nội
dung chứa đựng những vấn đề của kế toán, kiểm toán trong điều kiện hội nhập. Chính phủ
cũng đã ban hành Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 về việc phê duyệt “Chiến
lược Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030”. Ngoài ra, công tác quản
lý từng bước được nâng cao; công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán tiếp tục
được đẩy mạnh. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán được củng cố một
bước, tạo cơ sở nền tảng để thực hiện chức năng quản lý giám sát hoạt động kế toán, kiểm
toán phù hợp. Việc kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán được thực hiện
thường xuyên theo kế hoạch đề ra với các giải pháp phù hợp, hiệu quả, đảm bảo hài hòa giữa
công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp (DN).

Về khách hàng và nhu cầu dịch vụ kế toán, kiểm toán của nền kinh tế, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa (DNNVV), nhu
cầu sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán và các dịch vụ có liên quan trong nền kinh tế (dịch vụ
kế toán thuế, thuê kế toán trưởng...) ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn DN đăng ký thành lập mới, tăng
13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 55,6%.
Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Sự
gia tăng các DN được thành lập mới, đặc biệt là các DNNVV làm cho nhu cầu liên quan đến
dịch vụ kế toán, kiểm toán tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số lượng khách hàng
của các DN cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán hàng năm cũng tăng theo sự phát triển của
nền kinh tế. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Tài chính, số lượng các DN thuộc diện bắt buộc
kiểm toán báo cáo tài chính được mở rộng, do đó số lượng khách hàng được kiểm toán báo
cáo tài chính tăng lên đáng kể khoảng 16%/năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành kiểm toán nước ta vẫn tồn tại nhiều bất
cập, có nguy cơ đe dọa chất lượng kiểm toán và cần khắc phục kịp thời. Có thể thấy, về quy
mô thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán còn chưa tương xứng với quy mô của nền kinh tế.
Mặc dù, số lượng khách hàng và doanh thu dịch vụ các công ty KT-KT có tăng trưởng khá
nhưng trên bình diện chung, tốc độ tăng vẫn còn thấp. Tổng doanh thu của thị trường chỉ
chiếm khoảng 0,08% GDP/năm. Sự phát triển của dịch vụ KT-KT Việt Nam chưa phát triển
xứng tầm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hơn nữa, các công ty 100% vốn nước ngoài chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng chiếm đến 50% doanh thu toàn thị trường dịch vụ KT - KT. Đây
là biểu hiện cho sự mất cân đối trong phát triển của thị trường. Ngoài ra, một trong những
thách thức mà các công ty dịch vụ KT - KT trong và ngoài nước đang phải đối mặt là số
lượng hạn chế về KT - KT viên hành nghề. Về số lượng kiểm toán viên dù có xu hướng tăng
qua các năm nhưng chỉ có hơn 50% trong số này hiện đang đăng ký hành nghề kiểm toán
(theo báo cáo tổng hợp của VACPA năm 2011). Điều này dẫn đến sự - thiếu hụt kiểm toán
viên tại các công ty kiểm toán quy mô trung bình và nhỏ, tỉ lệ kiểm toán viên trên nhân viên
chuyên nghiệp thấp và có tình trạng kiêm nhiệm của kiểm toán viên tại nhiều công ty kiểm
toán khác nhau. Với nguồn lực về tài chính cũng như nhân sự hạn hẹp, việc kiểm soát chất
lượng kiểm toán tại các công ty này vẫn còn nhiều hạn chế từ việc thiếu hụt nhân sự có trình
độ cao cho đến vấn đề đào tạo nhân viên cũng như xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm
soát chất lượng. Bên cạnh đó, một thực tế hiện nay là dịch vụ cung cấp chưa đa dạng, giá trị
gia tăng thấp, chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính điều này khiến cho
những công ty có quy mô vừa và nhỏ phải giảm mức phí kiểm toán, các công ty này có thể bỏ
bớt các thủ tục kiểm toán quan trọng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận và phát hành các báo cáo
kiểm toán khi chưa thu thập đủ bằng chứng. Với tất cả các vấn đề nêu trên cho thấy rằng chất
lượng kiểm toán hiện nay đang là một vấn đề thời sự. Chất lượng kiểm toán không cao sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, đặc biệt là sự ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.

You might also like