You are on page 1of 4

TIỂU LUẬN LLNNPL

Trải qua các chế độ nhà nước riêng biệt, sự thống trị của giai cấp cầm quyền
cũng thay đổi dần dần qua hang thế kỷ. Tầm ảnh hưởng của nó tùy thuộc vào chế
độ nhà nước mà giai cấp thống trị lãnh đạo. Tính giai cấp của từng nhà nước cũng
thay đổi qua các giai đoạn: nhà nước chủ nô sang nhà nước phong kiến rồi nhà
nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn chung, tính
giai cấp của nhà nước vẫn thể hiện ở điểm: nhà nước là bộ máy chuyên chính giai
cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và và địa vị
thống trị của lực lượng giai cấp cầm quyền trong xã hội. Có thể hiểu đơn giản rằng,
nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người
được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã
hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội cũng như là lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Sự thống trị của giai cấp cầm quyền thể hiện rõ nét ở ba lĩnh vực quan trong:
kinh tế, chính trị và tư tưởng. Trong đó, chắc chắn rằng kinh tế sẽ là lĩnh vực tiền
đề, giữ vai trò quyết định và chi phối các mối quan hệ xã hội, quan điểm chính trị
của giai cấp cầm quyền đối với các tầng lớp thấp hơn trong quá khứ. Bởi vì, với sự
phát triển của con người ngày càng nhanh và mạnh mẽ thì của cải vật chất trong
quá trình sản xuất trở nên dư thừa ngày càng nhiều là điều mà ai cũng có thể dự
đoán được và sự khác biệt giữa các tầng lớp cũng trở nên rõ ràng hơn. Và những
người có của cải dư thừa sẽ trở thành chủ nô (nhà nước chủ nô) và tên gọi thay đổi
qua từng chế độ nhà nước tiếp theo; giai cấp bị trị tất nhiên sẽ là những người
không có quyền lực hay của cải vật chất, buộc phải làm công cho chủ nô, địa chủ
để sống sót và đó chính là những người nông dân. Vì vậy thông thường giai cấp
hoặc lực lượng nắm quyền sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất hoặc tài sản của xã hội
sẽ trở thành lực lượng thống trị về kinh tế hay chủ quyền của thế lực kinh tế, có thể
bắt lực lượng khác phải phụ thuộc nó về mặt kinh tế và bóc lột các lực lượng khác.
Mặc dù, sự thống trị về kinh tế có thể tạo ra tiền đề, cơ sở cho sự thống trị của giai
cấp cầm quyền nhưng chúng ta không thể bỏ qua được sự ảnh hưởng của chính trị
và tư tưởng của giai cấp bị trị. Và đó cũng là vấn đề chính mà bài biết này chúng ta
tập trung để tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về sự thống trị về tư tưởng của
giai cấp cầm quyền trong các chế độ nhà nước xưa. Vì vậy, giai cấp cầm quyền đã
lập nên nhà nước, trở thành công cụ cho chúng để có thể dễ dàng kiểm soát các
tầng lớp bị trị. Lực lượng giai cấp bị thống trị luôn tìm cách chống phá để thoát ra
khỏi sự phụ thuộc, kìm hãm của giai cấp thống trị. Để trấn áp sự phản kháng ngày
càng mạnh mẽ, sự chống đối của các giai cấp, lực lượng khác và nhà nước trở
thành một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, dùng các bộ máy bạo lực như quân đội,
cảnh sát, tòa án,… Đồng thời, nhà nước cũng thể hiện ý chí của mình mà trước tiên
là ý chí của lực lượng cầm quyền thông qua pháp luật, thông qua các quy định có
giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện, bắt cả xã hội phải phục tùng ý chí của
nó. Ngoài ra, nhà nước cũng trở thành công cụ để xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng
thống trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Hệ tư tưởng thống trị là một tập hợp
các ý tưởng về xã hội được sử dụng để biện minh cho một nhóm lợi ích cụ thể mà
ở đây cụ thể là của giai cấp cầm quyền; đó cũng là hệ tư tưởng được chia sẻ rộng
rãi nhất trong xã hội, bao gồm hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp thống trị hoặc giai
cấp tư sản. Giai cấp thống trị sử dụng quyền lực và tiền của cũng như các phương
tiện thông tin để ra sức truyền bá những quan điểm, tư tưởng của mình đối với toàn
xã hội. Chính vì vậy, tư tưởng thống trị của mỗi thời đại là tư tưởng của giai cấp
thông trị. Nhà nước không chỉ bảo đảm cho sự chi phối quan điểm chính trị của
giai cấp cầm quyền mà còn muốn thống nhất hoàn toàn về mặt tư tưởng đối với
toàn xã hội. Vì thế, nhà nước tổ chức, quản lý và sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng, các cơ sở văn hóa, giáo dục; dùng các phương tiện và cơ sở đó tác động
đến đời sống tinh thần của toàn xã hội, nhằm làm cho hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị giữ địa vị thống trị trong xã hội và nhằm tạo ra sự phục tùng tự giác của
các giai cấp, lực lượng khác đối với quyền thống trị của lực lượng cầm quyền, sự
quản lý của nhà nước. Chỉ có như vậy, sự thống trị của giai cấp cầm quyền, sự tồn
tại của nhà nước mới trở nên chắc chắn, lâu dài với sự phục tùng một cách tự
nguyện của các lực lượng khác. Với sự thống trị không chỉ về mặt kinh tế mà còn
cả quan điểm chính trị và hệ tư tưởng của toàn xã hội của giai cấp cầm quyền, ta có
thể thấy được sự áp đặt mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực thiết yếu của giai cấp
cầm quyền đã ảnh hưởng rất nhiều. Thứ nhất, chính trị trong bất kỳ giai đoạn nào
của bất kỳ chế độ nhà nước nào cũng ít nhiều sẽ thay đổi mạnh trong cách vận
hành toàn xã hội. Khi quan điểm chính trị bị nghiêng về một phía mà ở đây là phía
giai cấp thống trị, chắc chắn lợi ích của họ sẽ dễ dàng đạt đến đỉnh điểm của sự
thống trị và ngược lại là sự áp bức bót lột đối với giai cấp bị trị. Điều này cùng với
hệ tư tưởng thống trị đã được chia sẻ rộng rãi sẽ là điểm then chốt dẫn đến các
cuộc cách mạng cải cách lại bộ máy nhà nước, lật đổ chính quyền, nhà nước của
giai cấp bị trị. Thứ hai chính là tư tưởng mà giai cấp thống trị muốn áp đặt lên toàn
bộ các tầng lớp xã hội. Mặc dù, ảnh hưởng tiêu cực của hệ tư tưởng đó cũng đã tạo
ra ít nhiều những nhận thức sai lệch, có lợi đối với giai cấp cầm quyền nhưng nó
cũng đã đem lại nhưng bước tiến mới trong vấn đề nhận thức của con người trong
tương lai. Hậu quả của hệ tư tưởng thống trị tuy vẫn kéo dài trong hàng thế kỷ, để
lại nhiều bất cập trong chính giai đoạn đó nhưng theo thời gian, hệ tư tưởng đó
cũng đã đem lại cho giai cấp tri thức những suy nghĩ mới mẻ, táo bạo hơn có thể áp
dụng để vận hành nhà nước trong tương lai. Điều không thể chối cãi rằng là hệ tư
tưởng thống trị vẫn đem lại cho xã hội những nhận thức khác biệt về thế giới, về
một chế độ nhà nước mới.
Bước sang một vấn đề tiếp theo, đó là quan điểm của Johann Wolfgang von
Goethe về sự khác biệt giữa cai trị và thống trị: “Thống trị thì dễ, cai trị thì khó” –
“ To rule is easy, to govern is difficult”. Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu sơ lược
về sự thống trị của giai cấp cầm quyền và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với toàn
xã hội. Vậy cai trị là gì? Cai trị là giai cấp hoặc thế lực cầm quyền sử dụng bộ máy
hành chính nhà nước và các công cụ tư pháp để cai quản xã hội, bảo đảm việc chấp
hành pháp luật và hoạt động bình thường, liên tục của bộ máy nhà nước một cách
chuyên quyền, độc đoán, có tính áp đặt, thiếu dân chủ, bất bình đẳng, không vì lợi
ích của toàn xã hội mà chỉ phục vụ cho lợi ích giai cấp, thế lực cầm quyền. Đối với
những ai chưa hiểu rõ, họ có thể không thể phân biệt rõ ràng về điểm khác biệt
giữa cai trị với thống trị. Thống trị tuy vẫn tồn tại những bất công về mọi mặt và có
ảnh hưởng nhất định đối với giai cấp bị trị. Giai cấp cầm quyền vẫn có những
quyền lực để áp bức bóc lột. Nhưng cai trị lại là một vấn đề khác. Cai trị mang tính
bạo lực hoàn toàn, có tính áp đặt mạnh mẽ, thiếu dân chủ và bất bình đẳng. Nó
cũng xuất phát từ một đặc điểm giống như sự thống trị. Đó là công cụ quản lý nhà
nước của bộ máy chuyên quyền, độc đoán, tàn bạo, gây ra nhiều sự bất mãn trong
xã hội, trong lòng người dân và cũng tạo ra mong muốn sửa đổi, cải cách bộ máy
nhà nước. Khi đó quân sự là một sự kết hợp không thể thiếu để đảm bảo bộ máy
nhà nước được duy trì lâu dài và hoạt động ổn định. Sự ảnh hưởng của giai cấp
cầm quyền trong chế độ cai trị này còn lớn hơn và rất nhanh chóng bành trướng,
mở rộng ra toàn xã hội mà đi cùng với nó là sự bất mãn của người dân và tệ hơn
nữa chính là mạng người. Quân đội nằm trong tay giai cấp cầm quyền ở chế độ cai
trị trở nên tàn bạo, man rợ hơn nhiều, chúng sẵn sang thẳng tay tra tấn, giết hại
những ai dám chống lại chúng. Thây người chất thành núi, máu chảy thành sông ở
những nơi mà chúng đã đi qua, để lại đó bao đau thương mất mát. Nhưng sự cai trị
này không chỉ nằm trong một đất nước. Ở những thế kỷ mà vua chúa còn nắm
quyền thì chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng bờ cõi của nước mình không còn xa
lạ, nhất là đối với người dân Việt Nam ta. Nhân dân ta đã đứng lên chống lại biết
bao nhiêu kẻ thù luôn nhăm nhe muốn thâu tóm nước ta. Chúng khiến cho nhân
dân ta chịu cảnh lầm than, người đầu bạc tiễn người đầu xanh suốt hằng trăm năm.
Chúng ta không chỉ chịu sự cai trị của giặc ngoại xâm mà còn bởi chính những tên
vua chúa bù nhìn, độc án tàn bạo, chuyên quyền độc đoán, ra những quy định luật
lệ oái oăm. Đó chính là thời kỳ đen tối nhất và đau đớn nhất của dân tộc ta khi bị
chính đông bào cai trị. Chính vì thế mà cai trị là điều gì đó khiến chúng ta khi nhắc
đến phải rợn người. Con người chúng ta từ khi được sinh ra đã bình đẳng như nhau
nhưng chế độ cai trị lại khiến cho con người bị tha hóa bởi quyền lực và của cải vật
chất. Từ khi giai cấp cầm quyền lựa chọn sự cai trị để duy trì nhà nước và điều
hành đất nước bằng những luật lệ, quy định khắt khe, chuyên quyền được thực thi,
bảo đảm thực hiện bằng quân đội thì có thể chắc chắn rằng nhà nước đó không thể
duy trì lâu dài và chắc chắn sẽ sụp đổ. Khi sự bất mãn của nhân dân lên đến đỉnh
điểm thì những ngọn lửa luôn cháy bên trong sự căm phẫn, oán hận của họ sẽ bộc
phát mạng mẽ. Tức nước thì vỡ bờ, đó là điều hiển nhiên khi sự cai trị đi quá giới
hạn chịu đựng của con người, chính con người đánh mất đi nhân tính của họ để áp
đặt người khác theo ý chí của bản thân. Tuy sự cai trị chình là điều tồi tệ nhất đối
với người dân nhưng ta không thể phủ nhận rằng nó giúp cho con người chúng ta
nhận thức được rằng cong người chúng ta ai ai cũng bình đẳng và luôn có lòng tự
tôn của chính bản thân họ để từ đó họ không đi vào vết xe đổ của những người đi
trước và luôn duy trì được nhận thức như vậy. Qua thời gian, chế độ cai trị cũng
dần dần bị thay thế bởi những chế độ bình đẳng và dân chủ hơn. Đúng như quan
điểm của ông Johann Wolfgang von Goethe, cai trị rất khó. Tuy nhà nước được lập
ra để thực thi quyền lực của giai cấp cầm quyền nhưng nó cũng phải đem lại những
lợi ích nhất định cho xã hội. Đó là tính xã hội của nhà nước. Tuy sự thống trị có
xuất hiện của sự ấp bức bóc lột của giai cấp cầm quyền nhưng trong những luật lệ
được đặt ra vẫn có những điều luật có lợi đối với sự phát triển của xã hội mặc dù
trong chế độ nhà nước đó thì lợi ích lại thuộc về giai cấp thống trị hơn. Tính xã hội
của nhà nước là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động
cơ bản của nhà nước. Nó xuất phát từ việc mong muốn đáp ứng nhu cầu giải quyết,
quản lý công việc, bảo vệ lợi ích chung của xã hội, đại diện cho ý chí lợi ích chung
mà chủ yếu là của giai cấp cầm quyền. Có thế thấy sự thống trị “mềm” hơn sự cai
trị ở tính xã hội của nhà nước. Nó ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đối với xã
hội; đối lập hoàn toàn đối với sự cai trị. Xã hội vẫn có những bước tiến bộ mới tuy
không quá lớn và rõ rệt hay mâu thuẫn giữa giai cấp, tầng lớp không quá gay gắt
như sự cai trị. Vì vậy, có thể nói “thống trị thì dễ”, tuy nhiên thống trị và cai trị đều
có một điểm chung “chết người” đối với xã hội loài người. Đó là những cuộc cách
mạng nhằm cải cách, thay đổi nhà nước và lật đổ chính quyền của giai cấp thống
trị. Xuyên suốt lịch sử của các chế độ nhà nước, ở đâu có sự thống trị hay cai trị thì
nơi đó đều xuất hiện sự bất mãn ở một mức độ nhất định của nhân dân hay tầng lớp
giai cấp thấp. Những ngọn lửa cách mạng được nhen nhóm từng chút từng chút
một, cứ thế đến một ngày nó bùng cháy và làm đảo lộn cả xã hội, cả đất nước.
Những cuộc cải cách cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của giai cấp tri thức ở khắp nơi
trên thế giới đã tạo ra những chân lý, định nghĩa mới về một chế độ nhà nước dân
chủ, công bằng, văn minh. Đó là điều mà bất kỳ ai trong giai cấp bị trị đều mong
muốn và đối với một số người ở các tầng lớp khác luôn theo đuổi ước mơ, một hi
vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, không còn sự phân biệt giữa người với người.
Như quan điểm của Johann Wolfgang von Goethe, ta cũng có thể thấy ông, một
nhà tri thức với một tư tưởng tiến bộ hơn, cũng mong muốn điều đó. Tóm lại, cai
trị là một điều không thể chấp nhận được đối với giai cấp bị trị nhưng không có
nghĩa rằng thống trị là tốt nhưng ta có thể đồng ý rằng thống trị vẫn có một phần
nhỏ mang lại lợi ích cho xã hội cũng như người dân ở tầng lớp thấp hơn.

You might also like