You are on page 1of 16

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

LỚP BỒI HUẤN CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH


RƠLE BẢO VỆ

Hiện nay có nhiều phần mềm dùng để giao diện với rơle AREVA như Micom S1,
Micom S1 Studio, Micom S1 Agile. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu việc sử dụng một
số tính năng thường gặp để giao diện với rơle của phần mềm Micom S1 Agile.

I. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT:

Để cài đặt Micom S1 Agile ta cần file MICOM S1 Agile V1.0 Installer (419MB)
và file Data Model:

Bước 1: chạy file MICOM S1 Agile V1.0 Installer

Bước 2: trong mục start/Programs/Alstom Grid/Micom S1 Agile chọn Data


Model Manager
Ta có thể chọn Add hoặc Import data models các loại rơle (lưu ý việc Add trên
mạng rất mất thời gian, tốt nhất nên thực hiện với file data models đã có sẵn)

Sau khi thực hiện xong, khởi động phần mềm ta có màn hình giao diện:

II. TẠO VÀ MỞ SYSTEM FILE


1. Tạo system file
a. Tại màn hình giao diện ban đầu chọn System Explorer/New System
- Đặt tên
- Đặt chú thích (có thể không)
- Đặt đường dẫn lưu
Đối với trạm có nhiều cấp điện áp, ở mỗi cấp điện áp có nhiều ngăn, để việc
quản lý được dễ dàng. Ta nên tạo 1 file system với Substation/Voltage
Level/Bay/Device ứng với tên trạm/cấp điện áp/ngăn/loại rơle của ngăn
b. Trong mục New System nhấp chuột phải chọn New Substation
- Đặt tên trạm
- Đặt chú thích (có thể không)

c. Trong mục Substation nhấp chuột phải chọn New Voltage Level
- Đặt tên cấp điện áp
- Đặt chú thích (có thể không)
d. Trong mục Voltage Level nhấp chuột phải chọn New Bay

- Đặt tên ngăn


- Đặt chú thích (có thể không)

e. Trong mục New Bay nhấp chuột phải chọn New Device

- Chọn loại rơle của ngăn cần giao diện (ví dụ rơle bảo vệ khoảng cách P441)

- Đặt chú thích (có thể không)


- Chọn loại thông số của rơle cần giao diện

- Chọn thông số của rơle cần giao diện

- Chọn giao thức


- Đặt tên thiết bị
- Đặt chú thích (có thể không)

f. File Setting, PSL …


Lưu ý: Các mục dưới đây liên quan đến “Extract file” thì việc kết nối
giữa máy tính và rơle đã được kiểm tra là tốt (việc thực hiện kết nối và kiểm
tra kết nối sẽ có ở phần sau)
- Sau khi đã tạo file system tại mỗi thiết bị chúng ta tiếp tục tạo file setting,
file PSL(tùy loại rơle mà file này có hoặc không), ….
 Setting: nhấp chuột phải vào thư mục settings
 New File: Tạo file setting mới
 Add Existing File: Mở file setting đã có
 Extract Settings: Tải file setting từ rơle
 Extract Full Settings: Tải file setting từ rơle (tùy loại rơle mà mục này
có hoặc không)
Với file setting vừa có được, ta thực hiện việc cài đặt các thông số bảo
vệ theo phiếu chỉnh định do điều độ cấp.

 PSL: nhấp chuột phải vào thư mục PSL


 New File: Tạo file PSL mới

 Add Existing File: Mở file PSL đã có

 Extract: Tải file setting từ rơle

Với file PSL vừa có được, ta thực hiện việc cấu hình đầu vào, đầu ra,
led, … cho rơle theo bản vẽ thiết kế.

 File Menu text: nhấp chuột phải vào thư mục Menu text

 New File: Tạo file Menu text mới

 Add Existing File: Mở file Menu text đã có


Với file Menu text vừa có được, ta có thể thay đổi ngôn ngữ của rơle ở
cột “reference” bằng cột “target”.

 Measurements: nhấp chuột phải vào thư mục Measurements

 New File: Tạo file Measurement mới

 Add Existing File: Mở file Measurement đã có

Mở file Measurements và “read” các thông số đo lường từ rơle về ta có


thể đọc được các thông số này của rơle ở thời điểm tải về
 Event: nhấp chuột phải vào thư mục Event

 Add Existing File: Mở file Event đã có

 Extract Events: Tải file Event từ rơle

Với file Event này ta đọc được những sự kiện mà rơle ghi nhận được
 Disturbance Records: nhấp chuột phải vào thư mục Disturbance Records

 Add Existing File: Mở file Disturbance đã có

 Extract Disturbances: Tải file Disturbance từ rơle

Với file Disturbances này ta đọc được sự cố ghi trên rơle


2. Mở system file
 Tại màn hình giao diện ban đầu chọn System Explorer/Open System
- Chúng ta có thể mở file có đuôi .agsys, .ms1s (file của chương trình
Micom S1 Studio)

3. Các tính năng khác của mục System Explorer

 Trong mục System Explorer ta có thể:


 Delete System: Xóa system file
 Export System: Xuất ra file với đuôi .agsysarch (file này có dung lượng
nhỏ hơn file tạo ở mục New System có đuôi .agsys việc này sẽ dễ dàng cho
việc sao chép và lưu trữ)
 Import System: Mở những file có đuôi .agsysarch được xuất ở mục
Export System, file có đuôi .as1s (file được xuất ở mục Export của chương
trình Micom S1 Studio)

III. TẠO KẾT NỐI


1. Cáp kết nối
Để kết nối với rơle Areva chúng ta cần:
- 1 sợi cáp có chân được nối như sau:
- 1 cáp chuyển đổi USP sang RS232(dùng cho những máy không có cổng
Com), cáp chuyển đổi này kết nối trực tiếp được với rơle.

2. Kết nối nhanh


Với 1 system file đã có ta có thể thực hiện việc kết nối nhanh với thiết bị mà
không cần tạo device như mục I.1.e.
Tại màn hình giao diện ban đầu chọn Quick Connect
Chọn loại rơle cần giao diện

Chọn cổng giao diện (chọn cổng phía trước rơle)


Chọn cổng Com, tốc độ …

3. Kết nối
a. Tạo kết nối
Với Device đã tạo ở mục I.1.e, nhấp chuột phải vào Connections chọn
New connection → kiểu kết nối → cổng giao diện → tên giao diện(ví dụ tên
test) → địa chỉ rơle, tốc độ …
b. Kiểm tra kết nối

Với kết nối vừa tạo được nhấp chuột phải vào mục test nếu kết nối tốt thì ta
có thể kết nối với rơle, nếu không màn hình sẽ xuất hiện “connection failed”
lúc này phải tiến hành kiểm tra lại cáp kết nối, cổng kết nối, …

IV. LÀM VIỆC VỚI RƠLE:

1. Tải file từ rơle:

 Sau khi đã tạo system file và kiểm tra kết nối tốt, lúc này ta sẽ giao diện trực
tiếp với rơle:

- Tải Setting từ rơle như mục “Extract Settings”

- Tải PSL từ rơle như mục “Extract” PSL

- Mở file Measurements và “read” các thông số đo lường từ rơle

- Tải Events từ rơle như mục “Extract Events”

- Tải Disturbances từ rơle như mục “Extract Disturbances”

2. Tải file lên rơle:

 Tải Setting và PSL lên rơle: nhấp chuột phải vào “Device” cần giao diện
chọn “Send” lúc này màn hình xuất hiện danh mục các file Setting và PSL (đối
với rơle có phần PSL), ta chọn file Setting hoặc PSL cần tải và nhấn “Send”
3. Giám sát thiết bị:

 Nhấp chuột phải vào “Device” chọn “Supervise device”, ta chọn:

- Date and time: để thay đổi ngày giờ của rơle.

- Password Level: thay đổi password mức.

- Change password: thay đổi password

- Active group: hiệu lực nhóm đặt.

- Device address: thay đổi địa chỉ rơle.

- Breakers: điều khiển đóng cắt máy cắt

- Reset cell: Reset led, bộ đếm, …

Trên đây là một số tính năng cơ bản thường dùng của chương trình Micom S1 Agile.

You might also like