You are on page 1of 3

Chim, rắn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, và do vậy,

thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu : nhất điểu, nhì xà,
tam ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn
đẩy các con vật này lên mức biểu trưng : Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên
người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” (thành ngữ : con Hồng
cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên). Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn
(“bàng” là lớn, chữ “hồng”(chữ Hán) ghép bởi chữ giang là sông nước và chữ điểu
là chim). Tiên Rồng là một cặp đôi (chỉ có dân tư duy theo lối triết lí âm dương mới
có vật tổ cặp đôi), trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên mẹ
Âu Cơ đẻ trứng ! ), còn Rồng được trừu tượng hoá từ hai loại bò sát rắn và cá sấu có
rất nhiều ở vùng nước Đông Nam á.
Hình tượng Con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam á – đó là điều đã được giới
khoa học khẳng định. Nếp sống tình cảm hiếu hòa của người nông nghiệp đã biến
con cá sấu ác thành con rồng hiền, con vật phù hộ cho người dân nông nghiệp. Hình
cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trong các đồ đồng Đông Sơn. Cá Sấu – Rồng
được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi Bua Khú (Vua Sấu) ở
người Mường, Long Quân, Long Vương ở người Việt. Con Rồng Việt Nam mang
đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt : là
kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời, bay lên trời mà không cần
phải có cánh, miệng vừa phun nước vừa phun lửa. Rất nhiều địa danh Việt Nam
được đặt tên “rồng”: Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long,
Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điền, Long Môn, v.v.

Bà Trời, bà Đất, Bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan
trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước.
Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc
Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song tục thờ bộ ba nữ thần này vẫn lưu truyền trong dân
gian dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ với Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Cửu
Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ). Mẫu Thượng ngàn và Mẫu Thoải (= thủy) – cai
quản ba vùng trời-đất-nước. Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là
bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài). Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới
dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Đất còn
tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) . Bà Nước cũng tồn lại dưới tên Bà Thuỷ ( Đi
liền với bà Thuỷ là bà Hoả.

Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng bắt nguồn từ vùng nông nghiệp Đông Nam Á.
Không trống đồng, thạp đồng nào là không khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương
Nam, toàn dân thờ trời (bàn thờ bà Thiên Đài), ở Trung Hoa thời Kiệt – Trụ chưa
thờ Trời, về sau cũng chỉ có vua (con trời) là thờ trời thôi, dân Trung Hoa không thờ
trời (Kinh Xuân Thu ghi : “Dân thờ trời là đắc tội với Thiên tử”). Lễ Nam giao và lễ
Tịch Điền mà trước đây triều đình thường tổ chức có thể xem là một hình thức nhà
nước hoá tục Trời và thờ Đất.

Tiếp theo trời- đất- nước là các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp – những hiện tượng tự
nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Đến khi đạo Phật vào Việt nam, nhóm nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp này được nhào
nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ
(thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp
Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp
mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về
Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc…

You might also like