You are on page 1of 42

Chương 5.

Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Chương 5

ĐỒNG DƯ THỨC VÀ PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ

Mục tiêu chương 5

1. Nhận biết được định nghĩa của quan hệ đồng dư trên các số nguyên và các tính chất của đồng dư thức;
2. Kiểm tra được cấu trúc của vành các số nguyên môđun m;
3. Trình bày được phép chứng minh của Định lý Fermat bé, Định lý Euler, Định lý Willson, Định lý phần dư
Trung Hoa;
4. Vận dụng được các định lý Định lý Fermat bé, Định lý Euler, Định lý Willson, Định lý phần dư Trung
Hoa để chứng minh đồng dư thức, thực hành tính toán đồng dư và giải phương trình đồng dư;
5. Nhận biết được khái niệm nghiệm và điều kiện có nghiệm của phương trình đồng dư và hệ phương
trình đồng dư;
6. Giải được phương trình và hệ phương trình đồng dư bậc nhất;
7. Giải được phương trình đồng dư bậc cao.

5.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỒNG DƯ THỨC


5.1.1. Đồng dư thức. Giả sử m  1 là một số nguyên dương cố định. Các số
nguyên a và b được gọi là đồng dư với theo môđun m và ký hiệu bởi
a  b(mod m)
nếu trong phép chia a và b cho m ta được cùng một số dư. Ta gọi ký hiệu trên là một
đồng dư thức.
Ví dụ 5.1. Ta có các đồng dư thức sau
10  0  mod 2 , 19  3  mod 4 ,  31  11  mod 7  , 25  9  mod 41 .

Nhận xét. (1) Giả sử q và r là thương và dư trong phép chia số nguyên a cho m

127
Giáo trình Số học

nghĩa là a  mq  r, 0  r  m. Khi đó a  r (mod m) hay mỗi số nguyên a chỉ đồng dư


theo môđun m với một và chỉ một số nguyên trong các số 0, 1, 2,..., m  1.
(2) Với mọi số nguyên a, ta có a  0(mod m) khi và chỉ khi a chia hết cho m.
5.1.2. Định lý. Các mệnh đề sau là tương đương.
(i) a  b(mod m) .
(ii) Hiệu a  b chia hết cho m.
(iii) Tồn tại một số nguyên t sao cho a  b  mt.
Chứng minh. (i)  (ii) . Vì a  b(mod m) nên khi chia a và b cho m ta được cùng
một số dư, nghĩa là tồn tại số nguyên r, 0  r  m và các số nguyên qa , qb sao cho
a  mqa  r , b  mqb  r.
Từ đó suy ra a  b  m(qa  qb ) . Do đó (a - b) chia hết cho m.
(ii)  (iii) . Vì hiệu (a - b) chia hết cho m nên tồn tại số nguyên t sao cho
a  b  mt , hay tồn tại số nguyên t sao cho a  b  mt.
(iii)  (i). Giả sử qa và r là thương và dư trong phép chia số nguyên a cho m
nghĩa là a  mqa  r , 0  r  m. Khi đó, theo (iii) tồn tại số nguyên t sao cho
a  b  mt , do đó ta có b  mt  mqa  r hay b  m(qa  t )  r , 0  r  m. Từ đó suy ra
r cũng là số dư trong phép chia số nguyên b cho m hay a  b  mod m  .
5.1.3. Định lý. Giả sử m  1 là một số nguyên cố định và a, b, c, d là các số
nguyên tùy ý. Khi đó các tính chất sau đây được thỏa mãn:
1 a  a  mod m .
 2 a  b  mod m  b  a  mod m  .

3 a  b  mod m , b  c  mod m  a  c  mod m .

 4 a  b  mod m , c  d  mod m  a  c  b  d  mod m , ac  bd  mod m  .

 5 a  b  mod m  a  c  b  c  mod m  , ac  bc  mod m  .

 6 a  b  mod m  ak  bk  mod m , với mọi số nguyên dương k.


Chứng minh. (1) Với mỗi số nguyên a bất kỳ, ta có a  a  0 chia hết cho m và
do đó a  a  mod m . Tính chất (1) được chứng minh.

(2) Nếu a  b  mod m thì a  b  km, với k là một số nguyên nào đó. Do đó
b  a    km   k  m. Từ đó suy ra tính chất (2) được thỏa mãn.

128
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

(3) Nếu a  b  mod m , b  c  mod m  thì tồn tại các số nguyên h và k sao cho
a  b  hm, b  c  km. Do đó a  c   a  b   b  c   hm  km   h  k  m. Điều này
có nghĩa là a  c  mod m . Tính chất (3) được chứng minh.

(4) Nếu a  b  mod m , c  d  mod m  thì tồn tại các số nguyên k1 , k2 sao cho
a  b  k2 m , c  d  k1m. Do đó, ta có

 a  c    b  d    a  b    c  d   k1m  k2 m   k1  k2  m
ac   b  k1m  d  k2 m   bd   bk2  dk1  k1k2 m  m.

Vì vậy, a  c  b  d  mod m , ac  bd  mod m . Tính chất (4) được thỏa mãn.

(5) Nếu a  b  mod m thì với đồng dư thức c  c  mod m , sử dụng tính chất (4) ta
suy ra a  c  b  c  mod m , ac  bc  mod m  . Tính chất (5) được chứng minh.

(6) Tính chất (6) suy ra từ tính chất (4) bằng phép quy nạp theo k. Thật vậy, với
k  1 ta có a  b  mod m . Giả sử a k  bk  mod m  , khi đó kết hợp với đồng dư thức
a  b  mod m , theo tính chất (4) ta có ak 1  bk 1  mod m .

Ví dụ 5.2. Chứng minh rằng 2 20  1 chia hết cho 41.

Ta có 25  9  mod 41 , sử dụng tính chất (6) suy ra  25    9   mod 41 . Viết
4 4

một cách khác 220  812  mod 41 . Do 81  1 mod 41 , hay 812  1 mod 41 nên theo
tính chất (3) có 220  1  mod 41 . Vì vậy, 2 20  1 chia hết cho 41.

Ví dụ 5.3. Tìm số dư trong phép chia tổng 1! 2!  100! cho 12.
Ta có 4!  0  mod12  , do đó k !  0  mod12 , k  4. Từ đó suy ra

1! 2!  100!  1! 2! 3!  mod12 .

Vì 1! 2! 3!  9 nên 1! 2!  100!  9  mod12 . Vì vậy, số dư cần tìm là 9.

 m
5.1.4. Định lý. Nếu ac  bc  mod m thì a  b  mod  , trong đó d   c, m  .
 d

Chứng minh. Từ giả thiết ac  bc  mod m ta có  a  b  c  ac  bc  km, với k là


một số nguyên nào đó. Theo giả thiết d   c, m  nên tồn tại các số nguyên r và s thỏa
mãn c  dr, m  ds,  r, s   1 . Do đó,  a  b  dr  kds hay r  a  b   ks. Từ đó ta suy

129
Giáo trình Số học

ra r  a  b  chia hết cho s. Vì  r, s   1 nên  a  b chia hết cho s. Vì vậy,


 m
a  b  mod s  hay a  b  mod  . Định lý được chứng minh.
 d

Ví dụ 5.4. Từ 33  15  mod9  suy ra 11.3  5.3  mod9 . Áp dụng Định lý 5.1.4,


bằng cách chia hai vế cho 3   3,9 , ta nhận được 11  5  mod3

Trong Định lý 5.1.3 chúng ta thấy rằng nếu a  b  mod m thì ac  bc  mod m với
mọi số nguyên c. Tuy nhiên, điều ngược lại không đúng. Chẳng hạn, 2.4  2.1 mod 6
nhưng 4 không đồng dư với 1 theo môđun 6. Như vậy, không giống như đẳng thức số
học, chúng ta không thể chia hai vế của một đồng dư thức cho cùng một nhân tử chung
khác 0 bất kỳ. Hệ quả sau cho ta một điều kiện đủ để có thể chia hai vế của một đồng dư
thức cho một ước chung  đó là  và m nguyên tố cùng nhau.
5.1.5. Hệ quả. Nếu ac  bc  mod m và c nguyên tố cùng nhau với m thì
a  b  mod m .

Chứng minh. Hệ quả này chính là Định lý 5.1.4 trong trường hợp riêng d  1.
5.1.6. Hệ quả. Nếu ac  bc  mod p  và p không phải là ước của c, với p là số
nguyên tố thì a  b  mod p  .

Chứng minh. Từ điều kiện p không phải là ước của c và p là số nguyên tố ta suy
ra c và p nguyên tố cùng nhau. Áp dụng Hệ quả 5.1.5 có điều phải chứng minh.

5.1.7. Định lý. Nếu a  b  mod m1  và a  c  mod m2  thì b  c  mod d  , trong


đó d   m1 , m2  .

Chứng minh. Từ các giả thiết ta có a  b là một bội của m1 và a  c là một bội của
m2 . Do đó, d là một ước chung a  b và a  c. Vì vậy, d là một ước của
b  c   a  c    a  b  . Từ đó ta nhận được đồng dư thức cần phải chứng minh.

5.1.8. Định lý. Nếu a  b  mod mi  với i  1, 2, ... , k thì a  b  mod m , trong
đó m   m1 , m2 ,..., mk  là bội chung nhỏ nhất của m1 , m2 ,..., mk .

Chứng minh. Từ giả thiết a  b  mod mi  , i  1, 2,..., k ta có a  b là một bội chung


của các số nguyên dương m1 , m2 ,..., mk . Theo định nghĩa bội chung nhỏ nhất, ta suy ra
a  b là một bội của m. Do đó a  b  mod m và đó là điều cần phải chứng minh.

130
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

5.1.9. Định lý. Giả sử f  x    x là một đa thức của biến x với hệ số nguyên.
Khi đó, nếu a  b  mod m thì f  a   f  b  mod m .
n
Chứng minh. Giả sử f  x    ck x k là một đa thức của biến x với các hệ số
k 0

nguyên ck . Khi đó, từ giả thiết a  b  mod m áp dụng tính chất (6) ở trong Định lý
5.1.3 ta có ak  bk  mod m , k  0,1,..., n. Do đó, ck ak  ck bk  mod m , k  0,1,..., n.
Cộng n  1 đồng dư thức này lại với nhau ta nhận được
n n

 ck ak   ck bk  mod m .
k 0 k 0

Viết lại một cách khác là f  a   f  b  mod m . Định lý được chứng minh.

5.1.10. Hệ quả. Giả sử f  x    x là một đa thức của biến x với hệ số nguyên.


Khi đó, nếu a  b  mod m và f  a   0  mod m  thì f b   0  mod m .

Chứng minh. Áp dụng Định lý 5.1.7 ta có f  a   f  b  mod m . Mặt khác, do


f  a   0  mod m  nên suy ra f b   0  mod m . Hệ quả được chứng minh.

5.1.11. Hệ quả. Giả sử N  an 10n  an 110n 1   a110  a0 , 0  ai  10, i  0,1,..., n


là một số tự nhiên được viết trong hệ thập phân và S  a0  a1   an . Khi đó, N
chia hết cho 9 khi và chỉ khi S chia hết cho 9 .
Chứng minh. Xét đa thức f  x   an xn  an1 x n1   a1 x  a0 với các hệ số
nguyên. Vì 10  1 mod9  nên theo hệ quả 5.1.8 ta có f 10  f 1 mod9 . Mặt khác,
do f 10  N , f 1  S nên N  S  mod 9  . Ta có điều phải chứng minh.

5.1.12. Hệ quả. Giả sử


N  an 10n  an 110n 1   a110  a0 , 0  ai  10, i  0,1,..., n

  1 an . Khi
n
là một số tự nhiên được viết trong hệ thập phân và T  a0  a1  a2 
đó, N chia hết cho 11 khi và chỉ khi T chia hết cho 11.
Chứng minh. Xét đa thức f  x   an xn  an1 x n1   a1 x  a0 với các hệ số
nguyên. Vì 10  1  mod 11 nên theo Hệ quả 5.1.8 ta có f 10  f  1  mod 11 .
Do f 10  N , f  1  T nên N  T  mod11 . Hệ quả được chứng minh.

131
Giáo trình Số học

5.1.13. Định lý. Giả sử N   an an1 a1 a0 10 là một số tự nhiên được viết trong
hệ thập phân. Khi đó, N chia hết cho 7 khi và chỉ khi

 a2 a1a0 10   a5 a4 a3 10   a8 a7 a6 10   a11a10 a9 10 


chia hết cho 7.
Chứng minh. Ta có N  an 10n  an 110n 1   a110  a0 . Do đó

N   a2 a1a0 10   a5 a4 a3 10  1000   a8 a7 a6 10  10002 

Bởi vì 1000  1001  1  7  43  1  1  mod 7  nên

N   a2 a1 a0 10   a5 a4 a3 10   1   a8 a7 a6 10   1   mod 7  .


2

Từ đồng dư thức trên, ta suy ra được tiêu chuẩn chia hết cho 7.
Ví dụ 5.5. Số nguyên N  3568103587321 chia hết cho 7 vì

32110  587 10  10310  56810  310  321  587  103  568  3  728
chia hết cho 7. Thử lại bằng cách chia trực tiếp, ta có
N  3568103587321  7  509729083903.
5.1.14. Định lý. Giả sử N   an an1 a1 a0 10 là một số tự nhiên được viết trong
hệ thập phân. Khi đó, N chia hết cho 37 khi và chỉ khi

 a2 a1a0 10   a5 a4 a3 10   a8 a7 a6 10   a11a10 a9 10 


chia hết cho 37.
Chứng minh. Ta có N  an 10n  an 110n 1   a110  a0 . Do đó

N   a2 a1a0 10   a5 a4 a3 10  1000   a8 a7 a6 10  10002 

Ta có 1000  37  27  1  1 mod37 . Vì vậy

N   a2 a1a0 10   a5 a4 a3 10   a8 a7 a6 10   a11a10 a9 10   mod 7 .


Từ đồng dư thức trên ta suy ra được tiêu chuẩn chia hết cho 37 cần chứng minh.
Ví dụ 5.6. Số nguyên N  24 123 843 379 chia hết cho 37 vì

37910  84310  12310   2410  379  843  123  24  1369  37  37


chia hết cho 37. Thử lại bằng cách chia trực tiếp, ta có
N  24 123 843 379  37  651 995 767.

132
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

5.2. VÀNH CÁC LỚP ĐỒNG DƯ


Cho m  1 là một số nguyên dương. Ta biết rằng quan hệ đồng dư theo môđun m là
một quan hệ tương đương trên tập hợp các số nguyên. Vì vậy, nó xác định trong
một sự chia lớp và cho ta tập hợp thương của tập hợp trên quan hệ tương đương này.
5.2.1. Định nghĩa. Tập hợp thương của tập hợp các số nguyên trên quan hệ
đồng dư theo môđun m được gọi là tập hợp các lớp đồng dư môđun m và được kí hiệu
bởi m . Mỗi phần tử của tập hợp m được gọi là một lớp đồng dư môđun m hay là một
số nguyên môđun m. Mỗi số nguyên thuộc một lớp đồng dư của m được gọi là một
thặng dư môđun m . Nếu A  m và sô nguyên a  A thì ta kí hiệu A  a  m hoặc
A  a  mod m  hoặc đơn giản hơn là A  a . Số nguyên a được gọi là một thặng dư
đại diện của lớp đồng dư A  a  mod m  .

Nhân xét. Với mọi lớp đồng dư a, b m ta có


(1) a = b  
a  b  mod m   a  mx x  .
(2) a  b  a  b  mod m  .

(3) a  b    a  b.
(4)  a.
a

(5) 1  0 .

5.2.2. Mệnh đề. m 


 0 , 1,. . . , m - 1 . 
Chứng minh. Xét các phần tử 0 , 1, ..., m  1 của m , ta thu được tập hợp tất cả
các phần tử đôi một phân biệt của m . Thật vậy, nếu r  k , 0  r, k  m  1, thì
0  r  k  m  1 . Do đó, r không đồng dư với k theo môđun m, nghĩa là r  k . Mặt
khác, nếu a  m thì luôn có duy nhất một cặp số nguyên q và r sao cho a  mq  r ,
trong đó 0  r  m  1 . Do đó a  r  mod m , nghĩa là ta có a  r . Như vậy,

m  
 0 , 1, . . . , m - 1 . Mệnh đề được chứng minh.

5.2.3. Mệnh đề. Với mỗi số nguyên dương k, mỗi lớp đồng dư môđun m là hợp của
k lớp đồng dư môđun km.
Chứng minh. Giả sử A  a  m , ta xét các lớp đồng dư theo môđun km sau đây:

133
Giáo trình Số học

A0  a , A1  a  m, ... , Ak 1  a  (k  1)m  km .

Với i  j, 0  i, j  k  1, ta có 0   a  im    a  jm    i  j  m  km , nên Ai  A j .
k 1
Ta chứng minh rằng A  Ai . Thật vậy, giả sử x  A , khi đó x  a (mod m) hay tồn
i 0

tại một số nguyên t nào đó sao cho x  a  mt  , t  . Ta viết được t  kq  i, với


q, i  và 0  i  k  1. Do đó, x  a  m  kq  i   a  mi  mod km  , nghĩa là
x  Ai  a  im  km , 0  i  k  1. Ngược lại, giả sử x  Ai , 0  i  k  1, khi đó
x  a  mi  mod km . Từ đó suy ra x  a  mi  mod m hay x  a (mod m) , nghĩa là
x A  a  m . Mệnh đề được chứng minh.

5.2.4. Phép cộng và phép nhân các lớp đồng dư. Giả sử a , b  m , ta định nghĩa

a  b  a  b , a . b  ab.
Kiểm tra được các phép toán trên đây là những phép toán đại số 2 - ngôi xác định
trên tập hợp m . Thật vậy, giả sử rằng a1  a2 , b1  b2 khi đó

a1  a2  mod m , b1  b2  mod m .

Do đó theo tính chất của đồng dư thức ta có


a1  b1  a2 +b2  mod m , a1b1  a2b2  mod m .

Như vậy là
a1  b1  a2  b2 , a1b1  a2b2 .
Điều này có nghĩa là kết quả của phép cộng và phép nhân các lớp đồng dư không
phụ thuộc vào việc chọn các thặng dư đại diện, nghĩa là
a1  b1  a2  b2 , a1 . b1  a2 .b2 .

5.2.5. Định lý. Tập hợp m các lớp đồng dư môđun m cùng với hai phép toán cộng
và nhân vừa xác định ở trên là một vành giao hoán, có đơn vị và được gọi là vành các
lớp đồng dư môđun m hay vành các số nguyên môđun m.
Chứng minh. Vì phép cộng và phép nhân trên m được đưa về phép cộng và phép
nhân trên các số nguyên, nên chúng thỏa mãn các tính chất kết hợp và giao hoán.
Ngoài ra, phần tử không của phép cộng trong m là lớp đồng dư 0 ; phần tử đối
của lớp đồng dư a  m là lớp đồng dư m  a  m ; phần tử đơn vị của phép nhân

134
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

trong m là lớp đồng dư 1 ; phép nhân thỏa mãn luật phân phối đối với phép cộng.
Thật vậy, kiểm tra trên các lớp đồng dư ta có các đẳng thức sau

a  0  a  0  a.
a  m  a  a  m  a  m  0 .
a . 1  a .1  a .
 a  b  c  a  b. c   a  b  c  ab  ac  ab  ac  a . b  a . c.
Định lý được chứng minh.

Bây giờ, giả sử A  a  m là một lớp đồng dư môđun m. Khi đó, với mọi số
nguyên b  A ta có a  b  mod m hay a  b  mt , t  . Do đó  a, m   b, m  . Như
vậy, a và m nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi b và m nguyên tố cùng nhau. Từ đó
ta có sự hợp lý của định nghĩa sau đây.

5.2.6. Định nghĩa. Ta gọi lớp đồng dư A  a  m là lớp đồng dư thu gọn của
vành m nếu a và m nguyên tố cùng nhau.

Ký hiệu *
m  a m  a, m  1 là tập hợp các lớp đồng dư thu gọn của vành

m , khi đó *
m có   m  phần tử, tức là *
m    m  , với  là hàm số Euler.

5.2.7. Định lý. Trong vành m , mỗi lớp đồng dư là lớp đồng dư thu gọn khi và chỉ
khi nó là lớp đồng dư khả nghịch.

Chứng minh. Giả sử A  a  m là một lớp đồng dư khả nghịch, khi đó sẽ tồn tại một
lớp đồng dư B  b  m sao cho AB  a . b  ab  1 hay ab  1  mod m  . Do đó,

 ab, m   1. Từ đó suy ra  a, m  1 hay A  a là lớp đồng dư thu gọn của vành m .

Ngược lại, giả sử A  a là một lớp đồng dư thu gọn của vành m , khi đó
 a, m  1. Do đó, ắt có các số nguyên b và n sao cho ab  mn  1, hay ta nhận được
ab  1  mod m . Từ đó ta suy ra a b  a . b  1. Đặt B  b  m ta có AB  1 ,
hay A  a là lớp đồng dư khả nghịch của vành m . Định lý được chứng minh.

5.2.8. Hệ quả. Tập hợp *


m các lớp đồng dư thu gọn của vành m cùng với phép
nhân lập thành một nhóm giao hoán.
Chứng minh. Theo Định lý 5.2.7, trong vành m mỗi lớp đồng dư thu gọn cũng

135
Giáo trình Số học

chính là một lớp đồng dư khả nghịch. Do đó, tập hợp *


m các lớp đồng dư thu gọn của
vành m với phép nhân lập thành một nhóm giao hoán. Hệ quả được chứng minh.

5.2.9. Hệ quả. Vành m là một trường khi và chỉ khi m là số nguyên tố.

Chứng minh. Trước hết lưu ý rằng từ giả thiết m  1 ta suy ra được 1  0 , do đó
vành m là vành giáo hoán, có đơn vị và có nhiều hơn một phần tử.

Giả sử m là một số nguyên tố. Khi đó, theo Hệ quả 5.2.8 ta có *


m  m 
 0 là
nhóm nhân và do đó vành m là một trường.

Ngược lại, giả sử vành m là trường, ta chứng minh m là số nguyên tố. Thật vậy,
giả sử ngược lại rằng m là một hợp số, khi đó ta viết m  ab, 1  a, b  m . Ta có
a . b  ab  m  0 . Do m là trường và b  0 nên tồn tại lớp thặng dư nghịch đảo

của b là b
1
. Từ đó chúng ta có  a . b  b 
1

 a b. b  
1
  a .1  a  0
hay a  0  mod m . Ta gặp mâu thuẫn với 1  a  m. Hệ quả được chứng minh.

5.3. CÁC ĐỒNG DƯ THỨC ĐẶC BIỆT


Giả sử m  1 là một số nguyên dương và  là hàm số Euler.


5.3.1. Định nghĩa. Mỗi hệ T  x1 ,..., x  m   gồm   m  số nguyên được gọi là
một hệ thặng dư thu gọn môđun m nếu
(i) xi không đồng dư với x j theo môđun m với 1  i  j    m .

(ii)  xi , m  1, i  1, 2,...,  m .

Nói cách khác, mỗi hệ T  x1 ,..., x  m   gồm   m  số nguyên đôi một không

đồng dư với nhau theo môđun m và nguyên tố cùng nhau với m được gọi là một hệ
thặng dư thu gọn môđun m.
Nhận xét. Nếu từ mỗi lớp thặng dư thu gọn môđun m ta chọn ra một và chỉ một số
nguyên tùy ý thì ta sẽ thu được một hệ gồm   m  số nguyên và hệ đó chính là một hệ
thặng dư thu gọn môđun m.

136
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Ví dụ 5.7. (1) Hệ T   1,3,5,7 là hệ thặng dư thu gọn môđun 8 có  8  4 phần tử.

(2) Nếu p là một số nguyên tố thì hệ T  1, 2,..., p  1 là một hệ thặng dư thu gọn
môđun p. Trong trường hợp này số các phần tử của T là   p   p  1.

5.3.2. Bổ đề. Giả sử m  1 là số nguyên dương và a là số nguyên sao cho a và m


 
nguyên tố cùng nhau. Khi đó, nếu x1 ,..., x  m  là một hệ thặng dư thu gọn môđun m,

 
thì ax1 ,..., ax  m  cũng là một hệ thặng dư thu gọn môđun m và đồng dư thức sau xảy

ra ax1 ax  m   x1 x  m   mod m  .

Chứng minh. Với 1  i  j  n , giả sử axi  ax j  mod m  , thế thì từ giả thiết a và m
nguyên tố cùng nhau bằng cách giản ước hai vế đồng dư thức trên cho a ta suy ra
 
xi  x j  mod m . Điều này trái với giả thiết x1 ,..., x  m  là một hệ thặng dư thu gọn mô

đun m . Như vậy, mỗi số nguyên của hệ ax ,..., ax    là đôi một không đồng dư với
1  m

nhau theo môđun m. Mặt khác, vẫn từ giả thiết a và m nguyên tố cùng nhau ta suy ra
 axi , m   xi , m  1, i  1, 2,...,  m . 
Vì vậy, hệ ax1 ,..., ax  m   là một hệ thặng dư
thu gọn môđun m.
Vì mỗi thặng dư của hệ thứ nhất đồng dư theo môđun m với một và chỉ một thặng
dư của hệ thứ hai, cho nên nhân   m  đồng dư thức này lại với nhau ta thu được đồng
dư thức ax1 ax  m   x1 x  m   mod m  . Bổ đề được chứng minh.

5.3.3. Định lý Euler. Giả sử m  1 là số nguyên dương và a là số nguyên sao cho


a và m nguyên tố cùng nhau. Khi đó, ta có
a ( m )  1(mod m).

 
Chứng minh. Giả sử x1 ,..., x  m  là một hệ thặng dư thu gọn môđun m, khi đó do

a và m nguyên tố cùng nhau. Áp dụng Bổ đề 5.3.2 ta suy ra hệ ax1 ,..., ax  m  cũng là  
một hệ thặng dư thu gọn môđun m và ta có đồng dư thức sau
ax1 ax  m   x1 x  m   mod m  .

Do đó
x  m  mod m .
  m
a x1 x  m  x1

137
Giáo trình Số học

Vì mỗi số nguyên xi , i  1,...,   m nguyên tố cùng nhau với m, cho nên lần lượt
chia hai vế của đồng dư thức trên cho các số nguyên xi , i  1,...,   m  , ta có:

a ( m )  1(mod m).
Định lý Euler được chứng minh.
Ví dụ 5.8. Tìm số dư trong phép chia 21000000 cho 77.
Giải. Vì  2,7   1, nên theo Định lý Euler ta có:

 26  1 mod 7  .
  7
2
Do đó, lũy thừa hai vế của đồng dư thức trên có

230   26   1 mod 7  .
5
(1)

Tương tự theo Định lý Euler ta cũng có


 210  1 mod11 .
 11
2
Do đó, lập phương hai vế của đồng dư thức trên có

230   210   1 mod11 .


3
(2)

Từ (1) và (2) sử dụng tính chất của đồng dư thức ta suy ra


230  1 mod  7,11 .

Vì bội chung nhỏ nhất của 7 và 11 là 7,11  7 11  77 nên ta có

230  1 (mod 77).


Bởi vì 1000000 = 30 x 33333 + 10, nên

21000000  23033333 10   230 


33333
 210  210 (mod 77).

Mặt khác, 210  1024  77  13  23, nên 210  23(mod 77). Sử dụng tính chất bắc
cầu của quan hệ đồng dư ta có 21000000  23 (mod 77). Vì vậy, số dư cần tìm trong phép
chia số 21000000 cho 77 là 23.
5.3.4. Định lý Fermat bé. Nếu p là số nguyên tố và a là số nguyên không chia hết
cho p thì a p1  1  mod p  .

Chứng minh. Vì a không chia hết cho p và p là số nguyên tố nên a và p nguyên


tố cùng nhau. Do đó, áp dụng Định lí Euler ta thu được đồng dư thức
 1 mod p  .
  p
a

138
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Mặt khác, do p là số nguyên tố nên   p   p  1. Vì vậy ta có đồng dư thức


a p 1  1 (mod p) . Định lý Fermat bé được chứng minh.
5.3.5. Định lý (Dạng phát biểu khác của Định lí Fermat bé). Cho p là một số
nguyên tố, khi đó với mọi số nguyên a, ta có đồng dư thức a p  a (mod p) .

Chứng minh. Nếu a chia hết cho p thì a  0 (mod p). Do đó, a p  0 (mod p) . Từ
đó theo tính chất bắc cầu của của quan hệ đồng dư ta có a p  a (mod p).
Nếu a không chia hết cho p thì khi đó do p là số nguyên tố nên a và p nguyên tố
cùng nhau. Áp dụng Định lý 5.3.4 ta có a p 1  1 (mod p). Do đó, nhân hai vế của đồng
dư thức này với a ta thu được a p  a  mod p  . Định lý được chứng minh.

Ví dụ 5.9. Tìm chữ số tận cùng bên phải của số 2999.


Vì  2,5  1 và 5 là số nguyên tố nên áp dụng Định lý Fermat bé ta có đồng dư

thức 24  1(mod 5) . Từ đó 21000   24 


250
 1(mod 5) hay 21000  6(mod 5). Giản ước
hai vế đồng dư thức này cho 2 ta có 2999  3(mod 5). Mặt khác, 2999  0(mod 2) , do đó
ta thu được hai đồng dư thức 2999  0(mod 2) và 2999  3(mod 5). Vì vậy,
2999  8(mod 2) và 2999  8(mod 5). Từ đó chúng ta suy ra 2999  8  mod [2,5] hay
2999  8  mod10  . Vậy số 2999 có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 8.

Ví dụ 5.10. Tìm số dư trong phép chia 20022003 cho 19.


Vì 2002  19 105  7 nên 2002  7(mod19) , do đó 20022003  72003  mod19  . Do
 7,19  1 và 19 là số nguyên tố, nên áp dụng Định lý Fermat bé ta có 718  1 mod19 .

Từ đó 72003   718   75  75  mod19  . Mặt khác


111

73  343  18  19  1  1(mod19) ,

nên 75  72  mod19  hay 75  11 mod19 . Từ đó 20022003  11 mod19  . Vậy số dư


trong phép chia 20022003 chia cho 19 là r  11.
5.3.6. Giả thuyết Trung Quốc. Một cách độc lập với Định lý Fermat bé, các nhà toán
học Trung quốc đã đưa ra một giả thuyết: Số tự nhiên p  1 là một số nguyên tố khi và
chỉ khi 2 p  2  mod p  . Quả là, nếu p là số nguyên tố, thì 2 p  2  mod p  vì đây là một
trường hợp đặc biệt của Định lý bé Fermat. Song mệnh đề ngược lại là sai. Chẳng hạn, ta
có 2341  2(mod 341) , nhưng 341  11 31 là hợp số. Như vậy, mệnh đề ngược lại của

139
Giáo trình Số học

Định lí Fermat bé không đúng và Giả thuyết Trung Quốc cũng đã có câu trả lời phủ định.
Tuy nhiên nhờ Giả thuyết vừa nêu mà dẫn đến khái niệm số giả nguyên tố.
5.3.7. Số giả nguyên tố. Một hợp số n được gọi là số giả nguyên tố nếu
2n  2  mod n  .

Ví dụ 5.11. Số nguyên 341 là số giả nguyên tố.


Trước hết 341  11.31 là một hợp số. Ngoài ra, áp dụng Định lý Fermat bé ta có

210  1 mod11 . Từ đó 2341  2   210   2  mod11 . Ta có 230  1 mod31 . Do đó


34

2341  2   230    25   2  mod 31 .


11 2

Từ hai đồng dư thức trên ta có 2341  2  mod 11, 31 . Bởi vì

11, 31  11 31  341 nên 2341  2(mod 341). Vì vậy, 341 là một số giả nguyên tố.
5.3.8. Định lý. Nếu n là một số giả nguyên tố lẻ thì số Mersenne M n  2n  1 cũng
là một số giả nguyên tố lớn hơn n .
Chứng minh. Do n là hợp số nên n  rs, với 1  r  s  n. Do đó

M n  2n  1   2r   1   2r  1  2r 
s
 s 1

2

  2r    2r   1 .

Từ đây suy ra 2 r  1 là ước của M n hay M n là một hợp số lớn hơn n . Theo giả
thiết n là số giả nguyên tố, ta có 2n  2  mod n  hay tồn tại một số nguyên dương k

nào đó sao cho 2n  2  kn. Do đó 2M n  1  22 2


 2kn. Vì vậy
n

2M n  1  1  2kn  1
  2n   1
k


  2n  1  2n 
k 1
   2n    2n   1
2

 Mn  2 n k 1
   2n   1 . 
Từ đẳng thức trên ta suy ra 2M n  1  1  0  mod M n  , hay 2M n  2  mod M n  tức
M n là một số giả nguyên tố. Định lý được chứng minh.

5.3.9. Hệ quả. Tồn tại vô hạn các số giả nguyên tố lẻ.


Chứng minh. Ta có số n  341 là một số giả nguyên tố lẻ. Theo Định lý 5.3.8 ta
xây dựng được một dãy tăng các số giả nguyên tố lẻ sau đây

140
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

n, M n , 2 M n  1,...

Từ đó suy ra được tính vô hạn của tập hợp các số giả nguyên tố lẻ.

5.4. PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ


5.4.1. Khái niệm phương trình đồng dư
Đồng dư thức dạng
f ( x)  0  mod m , m  , m  1, f ( x)   x (1)

được gọi là phương trình đồng dư của ẩn x.


Đồng dư thức dạng
f ( x1 , x2 ,..., xn )  0  mod m , m  , m  1, f ( x1 , x2 ,..., xn )   x1 , x2 ,..., xn 
được gọi là phương trình đồng dư của n ẩn x1 ,..., xn .

5.4.2. Bậc của phương trình đồng dư một ẩn


Xét phương trình đồng dư một ẩn (1). Giả sử
f ( x)  an x n  an 1 x n 1   a1 x  a0 , ai  , i  0,1,..., n.

Khi đó, nếu hệ số cao nhất an không đồng dư với 0 theo môđun m thì ta nói
phương trình đồng dư (1) có bậc là n.
Ví dụ 5.14. 1) Phương trình đồng dư 2x  1  0 (mod 3) có bậc là 1 (bậc nhất).

2) Phương trình đồng dư  x2  2 x  8  0  mod 5 có bậc là 2.

3) Phương trình đồng dư 14 x6  x5  2  0 (mod 7) có bậc là 5.


5.4.3. Số nguyên nghiệm đúng phương trình đồng dư một ẩn
Ta gọi số nguyên x0 nghiệm đúng phương trình đồng dư một ẩn (1) nếu

f ( x0 )  0  mod m .

Ví dụ 5.15. 1) Thử thấy số nguyên x0  2 nghiệm đúng của phương trình đồng dư
f  x   x3  1  0 (mod 3). Thật vậy, ta có f  2  23  1  9  0 (mod 3).

2) Số nguyên x0  109 nghiệm đúng phương trình đồng dư

f  x   x3  x2  4x  29  0 (mod 125).

Thật vậy, ta có 109  16  mod 125 . Do đó

141
Giáo trình Số học

f 109   f  16   mod 125 


  16    16   4   16   29  mod 125 
3 2

 256   16   256  35  mod 125 


 6   16   6  35  mod 125 
 125  mod 125 
 0  mod 125 
5.4.4. Phương trình đồng dư một ẩn tương đương
Xét hai phương trình đồng dư một ẩn
f ( x)  0  mod m1  , m1  , m1  1, f ( x)  [x],

g ( x)  0  mod m2  , m2  , m2  1, g ( x)  [x] .
Ta nói hai phương trình đồng dư trên là tương đương với nhau nếu tập hợp các số
nguyên nghiệm đúng phương trình này trùng với tập hợp các số nguyên nghiệm đúng
phương trình kia. Nói khác đi, hai phương trình đồng dư trên tương đương với nhau nếu
x0   f ( x0 )  0 (mod m1 )  g ( x0 )  0 (mod m2 ) . Khi hai phương trình đồng dư đã
cho tương đương với nhau, ta ký hiệu:
f ( x)  0 (mod m1 )  g ( x)  0 (mod m2 ).
5.4.5. Các phép biến đổi phương trình đồng dư một ẩn tương đương
Xét phương trình đồng dư một ẩn (1). Giả sử
f ( x)  an x n  an 1 x n 1   a1 x  a0 , ai  , i  0,1,..., n.
Khi đó, ta có các phép biến đổi phương trình đồng dư tương đương sau đây:
1) f ( x)  0  mod m  f ( x)  mh( x)  0  mod m , h( x)  [x].

2) f ( x)  0  mod m  kf ( x)  0  mod km , k  , k  1.

1  m
3) f ( x)  0  mod m   f ( x)  0  mod  , k  , k  1, k ai  i  0,1,..., n  , k m .
k  k
4) Nếu k  , k ai , i  0,1,..., n và  k , m   1 thì

1
f ( x)  0  mod m   f ( x)  0  mod m  .
k
5.4.6. Hệ quả. Phương trình đồng dư f ( x)  0  mod m tương đương với phương
trình đồng dư g  x   0  mod m , trong đó mọi hệ số của g ( x) là những số tự nhiên
nhỏ hơn m.

142
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Chứng minh. Thật vậy, ta viết được ai  mqi  ri , qi , ri  , 0  ri  m . Khi đó, ta có


n
 m  m
f ( x)  0  mod m    ai x i  0  mod m   m   qi x i    ri x i  0  mod m 
i 0  i 0  i 0
m
 r x
i 0
i
i
 0  mod m   g( x)  0  mod m  ,

m
trong đó g  x    ri xi   x. Hệ quả được chứng minh.
i 0

5.4.7. Định lý. Nếu số nguyên x0 nghiệm đúng phương trình đồng dư (1) thì mọi số
nguyên thuộc lớp đồng dư x0  m cũng nghiệm đúng phương trình đồng dư (1).

Chứng minh. Vì số nguyên x0 nghiệm đúng của phương trình đồng dư (1) nên
f  x0   0  mod m . Giả sử x1 là một số nguyên thuộc lớp đồng dư x0  m , khi đó ta
có x1  x0 (mod m). Do đó, suy ra f  x1   f  x0  mod m . Từ đây nhận được
f  x1   0  mod m hay x1 cũng nghiệm đúng phương trình đồng dư (1). Định lý được
chứng minh.
5.4.8. Nghiệm của phương trình đồng dư một ẩn
Xét phương trình đồng dư một ẩn (1). Theo Định lý 5.4.7, nếu số nguyên x0
nghiệm đúng của phương trình đồng dư (1), thì mọi số nguyên thuộc lớp đồng dư
x0  m đều nghiệm đúng phương trình đồng dư này. Do đó, ta sẽ gọi lớp đồng dư
x0  m và ký hiệu x  x0  mod m là một nghiệm của phương trình đồng dư (1).

5.4.9. Giải phương trình đồng dư một ẩn


Việc xác định tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình đồng dư (1) gọi là giải
phương trình đồng dư. Như vậy, khi giải một phương trình đồng dư theo môđun m ta
chỉ cần thử qua một hệ thặng dư đầy đủ môđun m bất kỳ. Tuy nhiên công việc này rất
khó thực hiện khi m hoặc bậc n của đa thức f  x  là những số tự nhiên tương đối lớn.

Ví dụ 5.16. 1) Giải phương trình đồng dư 2x  1  0 (mod3). Bằng cách thử qua hệ
thặng dư đầy đủ không âm bé nhất môđun 3 là 0, 1, 2, ta tìm được một nghiệm duy
nhất của phương trình đồng dư đã cho là x  1 (mod3).

2) Giải phương trình đồng dư x3  1  0(mod 7). Bằng cách thử qua một hệ thặng
dư đầy đủ môđun 7 là 1,  2,  3, 0, 1, 2, 3 ta tìm được ba nghiệm của phương trình
đồng dư này là x  1 (mod7) , x  2 (mod 7) , x  3 (mod 7) .

143
Giáo trình Số học

3) Bằng cách thử qua một hệ thặng dư đầy đủ môđun 5 là 1,  2, 0, 1, 2 ta kết
luận được rằng phương trình đồng dư x3  2 x  1  0 (mod 5) là vô nghiệm.

5.5. HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ MỘT ẨN


5.5.1. Hệ phương trình đồng dư một ẩn. Hệ phương trình đồng dư của ẩn x là hệ
 f1 ( x)  0 (mod m1 )
 f ( x)  0 (mod m )

2 2
(1)

 f n ( x)  0 (mod mn )
trong đó mi  , mi  1, fi ( x)  [x],i  1,..., n .

Ta gọi số nguyên x0 nghiệm đúng hệ phương trình đồng dư (1) nếu

fi ( x0 )  0  mod mi  , i  1, 2,..., n.

Ký hiệu m   m1 , m2 ,..., mn  là bội chung nhỏ nhất của m1 , m2 ,..., mn .

5.5.2. Định lý. Nếu số nguyên x0 nghiệm đúng hệ phương trình đồng dư (1) thì mọi
số nguyên thuộc lớp đồng dư x0  m cũng nghiệm đúng hệ phương trình đồng dư này.

Chứng minh. Vì số nguyên x0 nghiệm đúng hệ phương trình đồng dư (1) nên

fi ( x0 )  0  mod mi  , i  1, 2,..., n.

Giả sử x1 là một số nguyên thuộc lớp đồng dư x0  m , khi đó x1  x0 (mod m).


Do mỗi mi là ước của m nên x1  x0  mod mi  , i  1, 2,..., n. Do đó, theo tính chất
của đồng dư thức ta có fi  x1   fi  x0   mod mi  , i  1, 2,..., n. Từ đó suy ra

fi ( x1 )  0  mod mi  , i  1, 2,..., n.

Như vậy, x1 nghiệm đúng hệ phương trình đồng dư (1). Định lý được chứng minh.

5.5.3. Hệ phương trình đồng dư một ẩn tương đương


Xét hai hệ phương trình đồng dư một ẩn
fi ( x)  0  mod mi  , mi  , mi  1, fi ( x)  [x],i  1,.., r (2)

gi ( x)  0  mod ni  , ni  , ni  1, gi ( x)  [x],i  1,.., s (3)

Ta nói hai hệ phương trình  2 và  3 là tương đương với nhau nếu tập hợp các số

144
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

nguyên nghiệm đúng hệ  2 trùng với tập hợp các số nguyên nghiệm đúng hệ  3 . Nói
khác đi, hai hệ phương trình đồng dư  2 và  3 là tương đương với nhau nếu

x0   f ( x )  0 (mod m ), i  1,..., r  g


i 0 i j ( x0 )  0 (mod n j ), j  1,..., s  .

5.5.4. Định lý. Giả sử m là số tự nhiên lớn hơn 1 và m có dạng phân tích tiêu
chuẩn là m  p11 p2 2 pk k . Khi đó, phương trình đồng dư một ẩn f ( x)  0  mod m 
tương đương với hệ k phương trình đồng dư một ẩn sau đây:


 f ( x)  0 mod p11



 f ( x)  0 mod p2 2




 f ( x)  0 mod p k .
 k 
Chứng minh. Giả sử rằng số nguyên x0 nghiệm đúng phương trình đồng dư
f ( x)  0  mod m  , khi đó ta có f  x0   0  mod m . Vì mỗi lũy thừa nguyên tố pii là

 
ước của m nên ta cũng có f ( x)  0 mod pii , i  1,..., k . Như vậy, số nguyên x0
nghiệm đúng hệ k phương trình đồng dư.
Ngược lại, giả sử số nguyên x0 nghiệm đúng hệ k phương trình đồng dư, khi đó ta

 
có k đồng dư thức sau f ( x0 )  0 mod pii , i  1,..., k . Theo tính chất của đồng dư thức,

 
ta có f ( x0 )  0 mod  p11 , p22 ,..., pkk  , với  p11 , p2 2 ,..., pk k  là bội chung nhỏ nhất

của các lũy thừa nguyên tố p11 , p2 2 ,..., pk k . Do các lũy thừa nguyên tố này là nguyên tố
cùng nhau từng đôi một, nên  p11 , p2 2 ,..., pk k   p11 p2 2 pk k  m hay
f ( x0 )  0  mod m . Vì vậy, số nguyên x0 nghiệm đúng phương trình đồng dư
f ( x)  0  mod m  . Định lý được chứng minh.

5.5.5. Nghiệm của hệ phương trình đồng dư một ẩn


Nếu số nguyên x0 nghiệm đúng hệ phương trình đồng dư 1 , thì theo Định lý
5.5.2 mọi số nguyên thuộc lớp đồng dư x0  m với m   m1 ,..., mn  cũng nghiệm đúng
hệ phương trình đồng dư này. Do đó, ta gọi lớp đồng dư x0  m là một nghiệm của hệ
phương trình đồng dư 1 và ký hiệu x  x0  mod m  là một nghiệm của hệ phương
trình đồng dư 1 .

145
Giáo trình Số học

Ví dụ 5.17. Lớp thặng dư 3  30 là một nghiệm của hệ phương trình đồng dư

 x  9  0  mod 10 
2

 3
 x  13 x  6  0  mod 15  .

5.5.6. Giải hệ phương trình đồng dư. Việc xác định tập hợp tất cả các nghiệm của
hệ phương trình đồng dư gọi là giải hệ phương trình đồng dư đó. Như vậy, khi giải hệ
phương trình đồng dư 1 chúng ta chỉ cần thử qua một hệ thặng dư đầy đủ môđun
m   m1 ,..., mn  . Tuy nhiên công việc này rất khó thực hiện khi các mi hoặc bậc của các
đa thức fi  x  là tương đối lớn.

5.6. PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ BẬC NHẤT MỘT ẨN


5.6.1. Phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn
Phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn là phương trình đồng dư có dạng
ax  b  mod m , a, b  , m  , m  1, (1)

trong đó a không đồng dư với 0 theo môđun m.


Chú ý. Ký hiệu d   a, m  là ước chung lớn nhất của a và m. Ta có 1  d  m  1 vì
nếu d  m thì a  0  mod m và điều này mâu thuẫn với 1 là phương trình bậc nhất.

5.6.2. Định lý về điều kiện có nghiệm và số nghiệm của phương trình đồng dư
bậc nhất một ẩn
Phương trình đồng dư bậc nhất 1 có nghiệm khi và chỉ khi ước chung lớn nhất d
của a và m là ước của b. Nếu phương trình 1 có nghiệm thì nó có d nghiệm.

Chứng minh. Giả sử phương trình đồng dư 1 có nghiệm, tức là có một số nguyên
x0 sao cho ax0  b  mod m  . Do đó, tồn tại một số nguyên t sao cho ax0  b  mt. Vì
d   a, m  nên d là một ước chung của a và m , do đó d là ước của b.

Giả sử ngược lại d là một ước của b. Ta đặt a  da1 , b  db1 , m  dm1 với
 a1 , m1   1. Khi đó phương trình 1 tương đương với phương trình

a1 x  b1 (mod m1 ). (2)

Từ giả thiết  a1 , m1   1 và sử dụng tính chất của hệ thặng dư đầy đủ, ta có hệ

146
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

a x
1 x  0, 1,...., m1  1  là một hệ thặng dư đầy đủ môđun m1 . Do đó, có một thặng
dư duy nhất ax0 sao cho a1 x0  b1 (mod m1 ) , nghĩa là phương trình  2 có một nghiệm
duy nhất đó là lớp đồng dư x0  m1 . Vì phương trình  2 tương đương với phương

trình 1 cho nên lớp đồng dư x0  m1 cũng là tập hợp tất cả các giá trị nguyên nghiệm

đúng phương trình 1 . Vì m  dm1 nên theo Mệnh đề 5.2.3, lớp thặng dư x0 theo
môđun m1 chính là hợp của d lớp thặng dư Ai theo môđun m dưới đây:

A0  x0 , A1  x0  m1 , ... , Ad 1  x0  (d  1)m1  m .

Như vậy, phương trình đồng dư 1 có d nghiệm là

x  x0  mod m , x  x0  m1  mod m , ... , x  x0   d  1 m1  mod m .


Ví dụ 5.18. Giải phương trình đồng dư 10x  4 (mod 14).
Gọi d  10, 4  2. Vì 2 là ước của 14 nên áp dụng Định lý 5.6.2 phương trình đã
cho có hai nghiệm theo môđun 14. Ta tiến hành các bước giải như sau:
10 x  4 (mod 14)
 5 x  2 (mod 7)
 5 x  2  28 (mod 7)
 x  6 (mod 7)
 x  6 (mod 14)

 x  6  1  7 (mod 14)
 x  6 (mod 14)

 x  13 (mod 14).
5.6.3. Hệ quả. Phương trình đồng dư bậc nhất 1 có một nghiệm duy nhất khi và
chỉ khi a và m nguyên tố cùng nhau.
Chứng minh. Hệ quả này được suy từ Định lý 5.6.2 khi d   a, m   1.
5.6.4. Phương pháp tìm nghiệm của phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn
Phương pháp 1. Xác định nghiệm bằng cách thử qua một hệ thặng dư đầy đủ
Ví dụ 5.19. Giải phương trình đồng dư 6 x  3  mod 9 
Theo môđun 9, chúng ta kiểm tra các giá trị nguyên nghiệm đúng phương trình đã
cho qua hệ thặng dư không âm bé nhất 0,1, 2,3, 4,5,6,7,8. Chỉ có ba giá trị nguyên
x  2, x  5, x  8 thỏa mãn. Vì vậy, phương trình đồng dư đã cho có ba nghiệm là
x  2, 5, 8  mod 9 .

147
Giáo trình Số học

Phương pháp 2. Xác định nghiệm bằng cách chia cả hai vế cho hệ số a
Không mất tính tổng quát chúng ta xét phương trình đồng dư ax  b (mod m) , với
 a, m  1 và 1  a  m.
b
- Nếu a là ước của b thì nghiệm của phương trình 1 là x   mod m  .
a
- Nếu b không chia hết cho a thì tồn tại số nguyên k với 1  k  a  1 để km  b
chia hết cho a. Thật vậy, do  a, m   1 nên theo tính chất của hệ thặng dư đầy đủ ta suy
ra hệ gồm a số nguyên sau đây b, m  b, 2m  b,....,  a  1 m  b là hệ thặng dư đầy
đủ môđun a. Vì vậy, tồn tại một số nguyên k ,0  k  a  1 sao cho km  b chia hết cho
a. Lại do b không chia hết cho a nên k  0 hay 1  k  a  1 . Khi đó phương trình
1 tương đương với phương trình ax  km+b (mod m) và có nghiệm là

km  b
x  mod m  .
a
Ví dụ 5.20. Giải phương trình 5x  2 (mod7). Ta thực hành giải như sau:
5x  2 (mod7)  5x  2  4.7 (mod 7)  5x  30 (mod 7)  x  6 (mod 7).
Phương pháp 3. Dùng Định lí Euler để tìm nghiệm
Vì  a, m   1 nên theo Định lí Euler ta có a ( m)  1 (mod m) . Từ đó nhân hai vế
đồng dư thức này với b ta có a ( m) b  b (mod m), hay a  a ( m ) 1b   b (mod m) . Do
đó, x  ba ( m)1  mod m  là nghiệm duy nhất của phương trình.

Ví dụ 5.21. Giải phương trình đồng dư 5x  2 (mod 7) .

Do  5,7   1 nên theo phương pháp dùng Định lý Euler ta có nghiệm

x  2  5   (mod 7)
 7 1

x  2  55 (mod 7)
x  10  25  25 (mod 7)
x  3  4  4 (mod 7)
x  3  2 (mod 7)
x  6 (mod 7).
Phương pháp 4. Dùng liên phân số để xác định nghiệm
Xét phương trình đồng dư ax  b (mod m) , với  a, m   1 và 1  a  m. Ta biểu
m
diễn phân số dưới dạng liên phân số hữu hạn cấp n là
a

148
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

m
  q0 ; q1 ,..., qn .
a
m Pn
Theo tính chất của giản phân ta có  . Do  a, m   1 và  Pn , Qn   1 nên suy
a Qn
ra m  Pn , a  Qn . Ngoài ra, chúng ta còn có Pn 1Qn  Pn Qn 1   1 , do đó
n

aPn 1  mQn 1   1 . Từ đẳng thức này cho ta đồng dư thức aPn 1   1  mod m 
n n

hay a  1 bPn 1  b  mod m  . Vì vậy, phương trình có nghiệm duy nhất
n

x   1 bPn 1  mod m  .


n

Ví dụ 5.22. Giải phương trình đồng dư 47 x  11  mod 249  .


Vì  47, 249   1 nên phương trình có một nghiệm duy nhất. Khai triển phân số
249 249
thành một liên phân số cấp 4 sau đây:  5; 3, 2, 1, 4. Tính toán các giản
47 47
phân cho ta P3  53. Do đó, theo công thức xác định nghiệm bởi phương pháp liên phân
số, ta có nghiệm x   1  11  53  mod 249  hay x  85  mod 249 .
4

5.6.5. Mối liên hệ giữa phương trình Diophant tuyến tính hai ẩn với phương
trình đồng dư bậc nhất một ẩn
Xét phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn ax  b  mod m . Nếu điều kiện
d   a, m  là ước của b được thỏa mãn thì phương trình này có nghiệm nghĩa là có số
nguyên x0 nào đó thỏa mãn ax0  b  mod m  . Do đó sẽ tồn tại số nguyên y0 nào đó
sao cho ax0  b  my0 hay ax0  m   y0   b. Như vậy, phương trình Diophant tuyến
tính ax  my  b có một nghiệm nguyên  x0 ,  y0  và công thức nghiệm của nó là
 m
 x  x0  d t

 y   y0  a t , t  .
 d
Ngược lại, xét phương trình Diophant tuyến tính hai ẩn ax  my  b . Với điều kiện
d   a, m  là ước của b thì phương trình này có nghiệm nguyên  x0 , y0  . Khi đó, công
thức nghiệm tổng quát của phương trình ax  my  b là
 m
 x  x0  d t

 y  y0  a t , t  .
 d

149
Giáo trình Số học

Ta xét d số nguyên ứng với d giá trị của t  0,1, 2,..., d  1 sau đây

m 2m  d  1 m
x0 , x0  , x0  , .... , x0  .
d d d
Lưu ý rằng, d số nguyên liệt kê ở trên là đôi một không đồng dư với nhau theo
môđun m. Hơn nữa, ta có ax0  b  my0  b  mod m do đó cả d số nguyên ở trên đều
nghiệm đúng phương trình đồng dư bậc nhất. Như vậy, phương trình đồng dư bậc nhất
m 2m  d  1 m
đã cho có d nghiệm: x  x0 , x0  , x0  , ...., x0   mod m  .
d d d

5.7. HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ BẬC NHẤT MỘT ẨN


Bằng việc giải các phương trình đồng dư bậc nhất, ta có thể đưa các hệ phương
trình đồng dư bậc nhất về hệ phương trình có dạng sau
 x  b1 (mod m1 )
 x  b (mod m )

2 2
(1)

 x  bn (mod mn ).
Chúng ta ký hiệu
m   m1 ,..., mn  là bội chung nhỏ nhất của các số nguyên m1 ,..., mn

dij   mi , m j  , 1  i, j  n là ước chung lớn nhất của hai số nguyên mi , m j .

5.7.1. Định lý. Nếu hệ phương trình đồng dư bậc nhất (1) có nghiệm thì hệ này có
một nghiệm duy nhất.
Chứng minh. Giả sử hệ (1) có các nghiệm x  x1  mod m và x  x2  mod m , khi đó

x1  bi  mod mi  , x2  bi  mod mi  , i  1, 2,..., n.

Theo tính chất bắc cầu của quan hệ đồng dư ta có


x1  x2  mod mi  , i  1, 2,..., n.

Từ đó thu được x1  x2  mod m , i  1, 2,..., n. Như vậy, các nghiệm


x  x1  mod m và x  x2  mod m của hệ phương trình đồng dư đang xét là trùng
nhau. Phép chứng minh định lý được kết thúc.
5.7.2. Định lý. Nếu hệ phương trình đồng dư bậc nhất (1) có nghiệm thì hiệu
bi  b j chia hết cho d ij với mọi i, j  1,..., n.

150
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Chứng minh. Giả sử hệ phương trình (1) có nghiệm, khi đó tồn tại một số nguyên
x0 sao cho x0  bi  mod mi  , i  1, 2, ... , n. Với 1  i, j  n ta xét hai đồng dư thức

x0  bi  mod mi  , x0  b j  mod m j  .

Khi đó, tồn tại một số nguyên t0 nào đó sao cho x0  b j  m j t0 . Từ đó


b j  m j t0  bi  mod mi  hay m j t0  bi  bj  mod mi  . Từ định lý về điều kiện có
nghiệm của phương trình đồng dư bậc nhất suy ra dij   mi , m j  là ước của bi  b j .
Định lý được chứng minh.
5.7.3. Định lý phần dư Trung Hoa (Chinese Remainder Theorem). Nếu m1 ,..., mn
nguyên tố cùng nhau từng đôi một thì hệ phương trình đồng dư (1) có nghiệm duy nhất
M M M
x y1b1  y2 b2   yn bn  mod M  ,
m1 m2 mn
M
trong đó M  m1m2 mn và yi được xác định bởi đồng dư thức yi  1 mod mi  .
mi
Chứng minh. Do m1 ,..., mn nguyên tố cùng nhau từng đôi một nên bội chung nhỏ
M
nhất của chúng là M  m1 m2 mn . Ta có các số nguyên và mi nguyên tố cùng
mi
M
nhau, do đó các các số nguyên yi xác định bởi đồng dư thức yi  1 mod mi  là duy
mi
nhất sai khác một bội của mi . Xét số nguyên
M M M
x0  y1b1  y2 b2   yn bn .
m1 m2 mn
M2 M3 M
Rõ ràng là các số nguyên , ,..., n chia hết cho m1 . Từ đó suy ra
m2 m3 mn
M
x0  y1b1  mod m1  .
m1
M
Nhưng do giả thiết y1  1 mod m1  , nên ta có
m1

x0  b1  mod m1  .
Một cách bình đẳng ta cũng có
x0  b2  mod m1  ,..., x0  bn  mod m1  .

151
Giáo trình Số học

Vì vậy, số nguyên x0 nghiệm đúng hệ phương trình (1) hay x  x0  mod M  là


nghiệm duy nhất của hệ phương trình (1). Định lý được chứng minh.
Định lý phần dư Trung Hoa là tên do người phương Tây đặt cho định lý này. Người
Trung Quốc gọi nó là Bài toán Hàn Tín điểm binh. Hàn Tín là một danh tướng thời Hán
Sở, từng được phong tước vương thời Hán Cao Tổ Lưu Bang đang dựng nghiệp. Sử ký
Tư Mã Thiên viết rằng Hàn Tín là tướng có tài thao lược quân sự. Tục truyền rằng khi
Hàn Tín điểm quân số, ông cho quân lính xếp hàng 3, hàng 5, hàng 7 rồi báo cáo số dư.
Từ đó ông tính chính xác quân số đến từng người. Gần đây, Định lý phần dư Trung Hoa
có nhiều ứng dụng trong các bài toán về số nguyên áp dụng vào lý thuyết mật mã.
Ví dụ 5.23. Giải hệ phương trình đồng dư (Bài toán Hàn Tín điểm binh)
 x  2  mod 3

 x  3  mod 5 .
 x  2  mod 7  .

Với các ký hiệu của Định lý phần dư Trung Hoa, ta có M  3.5.7  105 và
M 105 M 105 M 105
N1    35, N 2    21, N3    15.
3 3 5 5 7 7
Chúng ta xem xét ba phương trình đồng dư bậc nhất sau
35 y  1  mod 3 , 21y  1  mod 5 , 15 y  1  mod 7 .
Các giá trị nghiệm đúng lần lượt ba phương trình này là y1  2, y2  1, y3  1. Do
đó, hệ phương trình này có nghiệm duy nhất là
x  2.35.2  3.21.1  2.15.1  mod 105
 233  mod 105 
 23  mod 105  .
Như vậy, số quân mà Hàn Tín điểm danh được là số tự nhiên chia 105 có dư 23.
Đó là những số chọn trong các số sau sau: 23, 23  105, 23  2.105, 23  3.105, ...
Ví dụ 5.24. Giải phương trình đồng dư 5x  9  mod12  . Ta có

5 x  9  mod12 
5 x  9  mod 3

5 x  9  mod 4 
 x  0  mod 3

 x  1  mod 4  .
Từ phương trình thứ nhất của hệ cho ta x  3k , k  . Thay vào phương trình thứ

152
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

hai của hệ, ta thu được 3k  1  mod 4  hay 3k  9  mod 4 . Do đó, k  3  mod 4 
nghĩa là k  3  4l, l  . Từ đó x  3k  3 3  4l   9  12l, l  . Vì vậy,
x  9  mod12 là nghiệm cần tìm.
5.7.4. Định lý. Hệ phương trình đồng dư bậc nhất (1) có nghiệm khi và chỉ khi d ij
là ước của bi  b j với mọi i, j  1,..., n.
Chứng minh. Trước hết, theo Định lý 5.7.2, nếu hệ phương trình đồng dư bậc nhất
(1) có nghiệm thì d ij là ước của bi  b j với mọi i, j  1,..., n.
Với chiều ngược lại của định lý này, ta sẽ chứng minh bằng quy nạp theo n. Khởi
đầu ta chứng tỏ rằng hệ hai phương trình sau đây có nghiệm duy nhất
 x  b1  mod m1 

 x  b2  mod m2 
với giả thiết rằng d12   m1 , m2  là một ước của b1  b2 . Từ phương trình thứ nhất của
hệ ta có x  b1  m1t , t  . Thay vào phương trình thứ hai của hệ ta nhận được
m1t  b2  b1  mod m2  . Vì d12   m1 , m2  là ước của b1  b2 nên phương trình theo ẩn
t này có nghiệm và tập hợp các giá trị nghiệm đúng phương trình hợp thành một lớp
m2  m2  m2
đồng dư theo môđun . Giả sử rằng, t  t0
 mod  hay t  t0  u, u  .
d12  d12  d12
Khi đó, thay ngược trở lại vào biểu thức tính của x ta được
 m  mm
x  b1  m1  t0  2 u   b1  m1t0  1 2 u  x0   m1 , m2  u.
 d12  d12
Từ đó suy ra hệ hai phương trình đang xét ở trên có một nghiệm duy nhất là
x  x0  mod m  , với m   m1 , m2  , x0  b1  m1t0 .
Giả sử định lý đúng với n  s nghĩa là hệ s phương trình sau đây là có nghiệm
 x  b1 (mod m1 )
 x  b (mod m )

2 2


 x  bs (mod ms ).
Ký hiệu nghiệm của hệ này là x  x0  mod  m1 , m2 ,..., ms  . Ta chứng minh định lý
đúng với n  s  1 nghĩa là hệ hai phương trình sau đây có nghiệm
 x  x0  mod  m1 , m2 ,..., ms 

 x  bs 1  mod ms 1  .
Theo kết quả về điều kiện có nghiệm của một hệ hai phương trình vừa chứng minh

153
Giáo trình Số học

 m , m ,..., m  , m  .
ở phần trên, ta chỉ cần chứng minh hiệu x0  bs 1 chia hết cho 1 2 s s 1

Thật vậy, ta có x  b  mod m  . Do đó suy ra rằng x  b  mod  m , m   . Áp dụng


0 1 1 0 1 1 s 1

giả thiết d   m , m  là ước của b  b ta có b  b  mod  m , m   . Từ đó


1s 1 1 s 1 1 s 1 1 s 1 1 s 1

suy ra x  b  mod  m , m   . Hoàn toàn bình đẳng ta cũng có


0 s 1 1 s 1

x0  bs 1  mod  m2 , ms 1  

x0  bs 1  mod  ms , ms 1   .

Theo tính chất của đồng dư thức ta nhận được


x0  bs 1 mod  m1 , ms 1  ,  m2 , ms 1  ,...,  ms , ms 1  . 
Mặt khác vì  m1 , ms 1  ,  m2 , ms 1  ,...,  ms , ms 1     m1 , m2 ,..., ms  , ms 1  nên

x0  bs 1 mod  m , m ,..., m  , m  .


1 2 s s 1

Như vậy, x0  bs 1 chia hết cho  m , m ,..., m  , m  .


1 2 s s 1 Theo nguyên lý quy nạp,
chúng ta hoàn thành phép chứng minh phần ngược lại của định lý.
Ví dụ 5.25. Giải và biện luận hệ phương trình đồng dư sau theo tham số nguyên a
 x  5  mod 18

 x  8  mod 21
 x  a  mod 35 .

Ta có 18, 21  3; 18, 35  1;  21, 35  7 , do đó sử dụng Định lý 5.7.4 tham số
nguyên a phải thỏa mãn điều kiện: 7 là ước của a  8. Ta có
7 a  8  7 a  1  a  7k  1, k   a  1  mod 7  .

Với a  7k  1 hệ phương trình đã cho trở thành


 x  5  mod 18

 x  8  mod 21
 x  7k  1  mod 35  .

Từ phương trình thứ nhất cho ta x  18l  5, l  . Thay vào phương trình thứ hai
nhận được 18l  5  8  mod 21 hay l  1  mod 7  . Do đó l  1  7u, u  và

x  18l  5  18  1  7u   5  13  126u .

154
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Thế x vào phương trình thứ ba có 13  126u  7k  1  mod 35 hay
3u  k  2  mod 5 . Do đó u  2  k  2  mod 5 tức u  2  k  2  5v, v  . Thay
vào biểu thức của x ta có
x  13  126u  13  126  2  k  2   5v   13  252  k  2   630v.

Vậy, hệ phương trình đồng dư đã cho trong trường hợp a  7k  1 có nghiệm duy
nhất là x  13  252  k  2  mod 630 , với 630  18, 21,35.

5.8. PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ BẬC CAO


Giả sử m là một số tự nhiên lớn hơn 1 và m có dạng phân tích tiêu chuẩn là
m  p11 p2 2 pk k .
Khi đó, theo Định lý 5.5.4 phương trình đồng dư một ẩn
f  x   0  mod m (1)
tương đương với hệ k phương trình đồng dư một ẩn sau đây


 f ( x )  0 mod p11



 f ( x )  0 mod p2 2

 (2)


 f ( x )  0 mod p k .
 k 
Vì vậy, việc giải phương trình đồng dư (1) đưa về giải các phương trình đồng dư
theo môđun lũy thừa nguyên tố có dạng
f  x   0  mod p  , (3)

trong đó p là số nguyên tố và  là số tự nhiên lớn hơn 0. Hơn nữa, nếu mỗi phương

trình đồng dư f  x   0 mod pii  có t i nghiệm thì hệ phương trình đồng dư (2) và do
đó cả phương trình đồng dư (1) có t  t1t2 tk nghiệm theo môđun m.

Ví dụ 5.26. Giải phương trình đồng dư 2 x2  3x  1  0  mod 105 .


Số nguyên 105 có dạng phân tích tiêu chuẩn là 105  3  5  7, do đó phương trình
đã cho tương đương với hệ
2 x 2  3 x  1  0  mod 3
 2
2 x  3 x  1  0  mod 5 
2 x 2  3 x  1  0  mod 7  .

155
Giáo trình Số học

Phương trình thứ nhất của hệ có hai nghiệm là x  1 mod 3 , x  2  mod 3 .

Phương trình thứ hai của hệ có hai nghiệm là x  1 mod 5 , x  3  mod 5 .

Phương trình thứ ba của hệ có hai nghiệm là x  1 mod 7  , x  4  mod 7  .

Do đó, phương trình đã cho tương đương với một tuyển (tập) gồm 8  2  2  2 hệ
phương trình đồng dư có dạng sau:
 x  a  mod 3

 x  b  mod 5
 x  c  mod 7 

trong đó a  1,2; b  1,3; c  1,4. Theo Định lý phần dư Trung Hoa ta có nghiệm tổng
quát của hệ phương trình này là x  70a  21b  15c  mod 105 . Từ đó ta lập bảng tính
8 nghiệm của phương trình đồng dư đã cho như sau:
a b c x  70a  21b  15c Nghiệm của phương trình
1 1 1 106 x  1 mod 105
1 3 1 148 x  43  mod 105
2 1 1 176 x  71 mod 105
2 3 1 218 x  8  mod 105
1 1 4 151 x  46  mod 105
1 3 4 193 x  88  mod 105
2 1 4 221 x  11 mod 105
2 3 4 263 x  53  mod 105

5.8.1. Định lý. Nếu x0 nghiệm đúng phương trình đồng dư f  x   0  mod p  thì

x0 cũng nghiệm đúng tất cả các phương trình f  x   0  mod p   ,   1, 2,...,   1.

Chứng minh. Do x0 nghiệm đúng phương trình đồng dư f  x   0  mod p  nên

ta có f  x0   0  mod p  . Mặt khác, vì p  là ước của p với mọi   1,2,...,  1

nên f  x0   0  mod p   ,   1, 2,...,   1. Ta có điều cần chứng minh.

Nhận xét. Định lý 5.8.1 ở trên cho phép ta tìm các nghiệm của phương trình
f  x   0  mod p  chỉ trong các nghiệm của phương trình f  x   0  mod p  .

156
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

Cho   1 là số nguyên dương. Ký hiệu f '  x  là đạo hàm bậc nhất của f  x  .

5.8.2. Định lý. Giả sử x  x0  mod p 1  là một nghiệm của phương trình đồng dư

f  x   0  mod p 1  . (4)
Khi đó xảy ra ba trường hợp sau:
Trường hợp 1. Nếu f '  x0  không đồng dư với 0 theo môđun p thì trong nghiệm
x  x0  mod p 1  của phương trình đồng dư (4) có duy nhất một nghiệm
x  x0  t0 p 1  mod p  của phương trình đồng dư (3), trong đó t0 được xác định bởi

f  x0 
 t0 f '  x0   0  mod p  .
p 1
Trường hợp 2. Nếu f '  x0   0  mod p  và f  x0   0  mod p  thì trong nghiệm
x  x0  mod p 1  của phương trình (4) có p nghiệm của phương trình (3) sau:

x  x0  mod p  , x  x0  p 1  mod p  , ... , x  x0   p  1 p 1  mod p  .

Trường hợp 3. Nếu f '  x0   0  mod p  và f  x0  không đồng dư với 0 theo


môđun p thì trong nghiệm x  x0  mod p 1  của phương trình (4) không có nghiệm
nào của phương trình (3).
Chứng minh. Với những số nguyên x  x0  mod p 1  chúng ta luôn luôn viết
được x  x0  tp 1 , t  . Thay những số nguyên này vào phương trình (3) ta có
f  x0  tp 1   0  mod p  . (5)

Áp dụng Công thức khai triển Taylor và bỏ đi các bội của p , ta có


f (2)  x0  f ( n )  x0 
f  x0  tp  1
  f  x   tp
0
 1
f '  x0    tp 
 1 2
   tp 
 1 n

2! n!
 f  x0   tp  1
f '  x0   mod p 
.
Do đó phương trình (5) tương đương với
f  x0   tp 1 f '  x0   0  mod p  .

Do f  x0   0  mod p 1  nên chia cả hai vế và môđun của phương trình này cho
p 1 ta thu được phương trình dưới đây
f  x0 
 t0 f '  x0   0  mod p  . (6)
p 1

157
Giáo trình Số học

Trường hợp 1. Nếu f '  x0  không đồng dư với 0 theo môđun p thì phương trình (6)
có nghiệm duy nhất t  t0  mod p  hay t  t0  pu, u  . Thay trở lại để tìm x ta có

x  x0  tp 1  x0  t0  pu  p 1  x0  t0 p 1  up .

Từ đó nhận được một nghiệm của phương trình (3) là x  x0  t0 p 1  mod p  .

Trường hợp 2. Nếu f '  x0   0  mod p  và f  x0   0  mod p  thì phương trình


(6) nghiệm đúng với mọi số nguyên t hay phương trình (6) có p nghiệm

t  0  mod p  , t  1 mod p  , ... , t  p  1 mod p  .

Thay p giá trị tương ứng của t vào biểu thức x  x0  tp 1 ta nhận được p
nghiệm sau đây của phương trình (3):
x  x0  mod p  , x  x0  p 1  mod p  , ... , x  x0   p  1 p 1  mod p  .

Trường hợp 3. Nếu f '  x0   0  mod p  và f  x0  không đồng dư với 0 theo


môđun p thì phương trình (6) không có nghiệm. Do đó suy ra trong nghiệm
x  x0  mod p 1  của phương trình (4) không có nghiệm nào của phương trình (3).

Định lý được chứng minh.


Ví dụ 5.28. Giải phương trình đồng dư x3  x  30  0  mod 49 .

Đặt f  x   x3  x  30 ta có f '  x   3x2  1 . Bằng việc thử qua một hệ thặng dư


đầy đủ mô đun 7, ta tìm được hai nghiệm của phương trình x3  x  30  0  mod 7  là
x  4  mod 7  , x  6  mod 7  . Ta có

f '  4   49  0  mod 7  ; f  4   98  0  mod 7 2  ; f '  6   109  4  mod 7  .

(i) Tìm nghiệm của phương trình đã cho ứng với nghiệm x  6  mod 7  . Theo
trường hợp 1 của Định lý 5.8.2, trong nghiệm này chứa một nghiệm của phương trình
đã cho đó là x  6  7t0  mod 7 2  , trong đó t0 được xác định bởi

f  6 252
 t0 f '  6   0  mod 7    4t0  0  mod 7   t0  5  7u, u  .
7 7
Thay trở lại ta tìm được một nghiệm của phương trình đã cho là
x  6  7t0  6  7  5  7u   41 mod 7 2  .

158
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

(ii) Tìm nghiệm của phương trình đã cho ứng với nghiệm x  4  mod 7  . Theo
trường hợp 2 của Định lý 5.8.2, trong nghiệm này chứa 7 nghiệm của phương trình đã
cho, đó là các nghiệm
x  4; 4  7; 4  2  7; 4  3  7; 4  4  7; 4  5  7; 4  6  7  mod 7 2 

hay 7 nghiệm x  4; 11; 18; 25; 32; 39; 46  mod 7 2  .

Vậy phương trình đã cho có 8 nghiệm x  4; 11; 18; 25; 32; 39; 41; 46  mod 7 2  .

Ví dụ 5.29. Giải phương trình đồng dư x3  x 2  4 x  9  0  mod 53  .

Đặt f  x   x3  x2  4x  9 ta có f '  x   3x2  2 x  4 . Bằng việc thử qua một hệ


thặng dư đầy đủ mô đun 5, tìm được một nghiệm của phương trình f  x   0  mod 5 là
x  1, 4  mod 5 . Ta có

f '  4   60  0  mod 5  ; f  4   105  5  mod 52  .

Do đó, theo trường hợp 3 của Định lý 5.8.2, trong nghiệm x  4  mod 5 không
chứa nghiệm của phương trình đã cho.
Ứng với nghiệm x  1 mod 5 theo trường hợp 1 của Định lý 5.8.2, bạn đọc tự
kiểm tra và tìm được một nghiệm duy nhất của phương trình đã cho là x  66  mod 53  .

5.8.3. Định lý. Nếu x  x0  mod p  là một nghiệm của phương trình đồng dư

f  x   0  mod p  . (7)

và f '  x0  không đồng dư với 0 theo môđun p thì trong nghiệm này có duy nhất
một nghiệm của phương trình đồng dư (3).
Chứng minh. Theo trường hợp 1 của Định lý 5.8.2 trong lớp nghiệm
x  x0  mod p  của phương trình đồng dư (7) có một lớp nghiệm duy nhất của phương
trình đồng dư f  x   0  mod p 2  .

Giả sử rằng, trong lớp nghiệm x  x0  mod p  của phương trình (7) có một lớp
nghiệm duy nhất của phương trình đồng dư f  x   0  mod p 1  ,   2, chẳng hạn

x  x1  mod p 1  . Khi đó, do x1  x0  mod p  nên f '  x1   f '  x0  mod p  và do đó

f '  x1  0  mod p  . Lại một lần nữa áp dụng Trường hợp 1 của Định lý 5.8.2 chúng

159
Giáo trình Số học

ta suy ra trong lớp nghiệm x  x1  mod p 1  của phương trình f  x   0  mod p 1 

có một lớp nghiệm duy nhất của phương trình f  x   0  mod p  . Như vậy, trong lớp
nghiệm x  x0  mod p  của phương trình (7) có một lớp nghiệm duy nhất của phương
trình (3). Định lý được chứng minh.
5.8.4. Định lý. Giả sử p là một số nguyên tố. Khi đó, phương trình đồng dư
x p 1
 1  0  mod p  có đúng  p  1 nghiệm x  1, 2, ..., p  1  mod p  .

Chứng minh. Các số nguyên nghiệm đúng phương trình x p1  1  0  mod p 
thuộc hệ thặng dư đầy đủ không âm bé nhất môđun p sau đây:  0, 1, 2, ... , p  1 . Số
nguyên x  0 không thỏa mãn phương trình. Giả sử a  1, 2, ..., p  1 khi đó
 a, p   1. Theo Định lý Fermat bé a p1  1  mod p  . Do đó a là một giá trị nguyên
nghiệm đúng phương trình đồng dư x p1  1  0  mod p  . Vì vậy, phương trình
x p1  1  0  mod p  có đúng  p  1 nghiệm là x  1, 2, ..., p  1  mod p  . Định lý
được chứng minh.
5.8.5. Định lý. Giả sử p là một số nguyên tố. Khi đó phương trình đồng dư
x p 1  1  0  mod p  với   0 có đúng  p  1 nghiệm.

Chứng minh. Giả sử f  x   x p1  1, khi đó ta có f '  x    p  1 x p2 . Nếu


x  a  mod p  là một nghiệm bất kỳ của phương trình đồng dư f  x   0  mod p  thế
thì ta có f '  a    p  1 a p2 không đồng dư với 0 theo mô đun p. Do đó, theo Định lý
5.8.3 trong mỗi nghiệm của phương trình f  x   0  mod p  chỉ chứa một nghiệm duy
nhất của phương trình f  x   0  mod p  . Mặt khác, theo Định lý 5.8.4, phương trình
đồng dư x p1  1  0  mod p  có đúng  p  1 nghiệm nên chúng ta suy ra phương trình
đồng dư x p 1  1  0  mod p  có đúng  p  1 nghiệm. Định lý được chứng minh.

5.8.6. Định lý. Giả sử p là một số nguyên tố. Khi đó mỗi phương trình đồng dư bậc
n f  x   0  mod p  hoặc có đúng p lớp nghiệm hoặc tương đương với một phương
trình đồng dư có bậc bé hơn p.

Chứng minh. Chia f  x  cho x p  x ta được

f  x   x p  x q  x  r  x, q  x, r  x   x,

160
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

trong đó hoặc r  x   0 hoặc bậc của đa thức r  x  bé hơn p. Do đó phương trình


f  x   0  mod p  trở thành

x p
 x  q  x   r  x   0  mod p  .

Theo Định lý Fermat bé với mọi số nguyên x ta có  x p  x   0  mod p  , nên


phương trình f  x   0  mod p  tương đương với phương trình r  x   0  mod p  .
Điều này kết thúc phép chứng minh định lý của chúng ta.
Nhận xét. Nếu mọi hệ số của đa thức f  x  đều là bội của số nguyên tố p thì
phương trình đồng dư f  x   0  mod p  có p nghiệm x  0, 1, ... , p  1  mod p  .
Tuy nhiên điều ngược lại không đúng.
Ví dụ 5.30. Theo Định lý Fermat bé phương trình đồng dư x5  x  0  mod 5 có 5
nghiệm x  0, 1, 2, 3, 4  mod 5 . Tuy nhiên các hệ số của x5  x không là bội của 5.

5.8.7. Định lý. Giả sử p là một số nguyên tố và f  x   0  mod p  là một phương


trình đồng dư bậc n  p. Khi đó, nếu phương trình này có nhiều hơn n nghiệm phân
biệt thì mọi hệ số của đa thức f  x  đều là bội của p.

Chứng minh. Giả sử f  x   an xn  an1 xn1   a1 x  a0   x. Ký hiệu  n  1


nghiệm phân biệt của phương trình đồng dư đã cho là x  x0 , x1 , ..., xn  mod p  . Khai
triển đa thức f  x  dưới dạng

f  x   an x n  an 1 x n1   a1 x  a0
 bn  x  x1  x  x2   x  xn 
 bn1  x  x1  x  x2   x  xn1 

 b1  x  x1   b0 .

Đồng nhất hóa hai vế ta thu được mỗi hệ số ai là tổ hợp tuyến tính nguyên của các
b j . Chẳng hạn, với n  2 ta có

f  x   a2 x 2  a1 x  a0
 b2  x  x1  x  x2   b1  x  x1   b0
 b2 x 2   b2 x1  b2 x2  b1  x   b2 x1 x2  b1 x1  b0  .

Từ đó suy ra a2  b2 , a1  b2 x1  b2 x2  b1 , a0  b2 x1 x2  b1 x1  b0 .

161
Giáo trình Số học

Ta có f  x1   b0  0  mod p  . Tương tự f  x2   b1  x2  x1   b0  0  mod p 


hay b1  x2  x1   0  mod p  . Do x  x1  mod p  và x  x2  mod p  là hai nghiệm
phân biệt của phương trình đã cho nên hiệu x1  x2 không chia hết cho p và do đó
 x1  x2 , p   1. Từ đó suy ra b1  0  mod p  . Bằng cách lập luận tương tự như vậy ta
chỉ ra được b0 , b1 , ... , bn1  0  mod p  . Cuối cùng ta có

f  x0   bn  x0  x1  x0  x2   x0  xn 
 bn 1  x0  x1  x0  x2   x0  xn 1 

 b1  x0  x1   b0 .

Vì f  x0   0  mod p  và b0 , b1 , ..., bn1  0  mod p  nên

bn  x0  x1  x0  x2   x0  xn   0  mod p  .
Do x  x0 , x1 , ..., xn  mod p  là n  1 nghiệm phân biệt theo mô đun p nên các
hiệu x0  xi , i  1, 2,...n không chia hết cho p hay

 x0  x1 , p    x0  x2 , p     x0  xn , p   1.

Do đó bn  0  mod p  . Như vậy, ta có b0 , b1 , ..., bn1 , bn  0  mod p  . Bây giờ, do


mỗi hệ số ai , i  0,1,..., n đều là một tổ hợp tuyến tính nguyên của các b j nên
a0 , a1 , ..., an1 , an  0  mod p  . Đó là điều cần phải chứng minh.
5.8.8. Định lý Wilson. Giả sử p  1 là một số tự nhiên. Khi đó, p là số nguyên tố
khi và chỉ khi  p  1!  1  mod p  .

Chứng minh. Giả sử p là số nguyên tố ta chứng minh rằng  p  1!  1  mod p  .


Thật vậy, với p  2 ta có  2  1!  1  1  mod 2  và đồng dư thức cần chứng minh
xảy ra. Với p  2 ta xét phương trình đồng dư sau
f  x    x  1 x  2   x  p  1   x p 1  1  0  mod p  .
Áp dụng Định lý Fermat bé ta có x p 1  1  0  mod p  với mọi số nguyên
x  0, 1, ..., p  1. Do đó, phương trình đồng dư trên có p  1 nghiệm phân biệt là
x  0, 1, ..., p  1  mod p  .
Mặt khác, vì phương trình đồng dư trên có bậc n  p  1 nên theo Định lý 5.8.7
mọi hệ số của f  x  đều là bội của p. Đặc biệt với hệ số tự do của f  x  ta có

162
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

 1 2     p  1   1   p  1!  1  0  mod p  .


Ngược lại, ta chứng minh rằng nếu  p  1!  1  mod p  , thì p là số nguyên tố.
Thật vậy, giả sử p là hợp số, khi đó p có một ước thực sự q với 1  q  p. Vì q là
một ước của p nên từ đồng dư thức  p  1!  1  mod p  , ta suy ra
 p  1!  1  mod q  hay q là một ước của  p  1!  1. Mặt khác, q là một ước của
 p  1! do đó q là ước của 1 hay q  1. Điều này mâu thuẫn với 1  q  p. Định lý
được chứng minh.
Nhận xét. Về phương diện lý thuyết Định lý Wilson cho ta một tiêu chuẩn cần và
đủ để kiểm tra một số tự nhiên p  1 là một số nguyên tố hay là một hợp số. Tuy nhiên,
trong thực tế với p đủ lớn thì việc kiểm tra đồng dư thức  p  1!  1  mod p  gặp
rất nhiều khó khăn về tính toán kể cả khi có sự hỗ trợ của máy tính.
5.8.9. Định lý. Giả sử p là một số nguyên tố và f  x   0  mod p  là một phương
trình đồng dư bậc n  p. Khi đó, phương trình này có không quá n nghiệm phân biệt.

Chứng minh. Giả sử phương trình f  x   0  mod p  với bậc n  p có nhiều hơn
n nghiệm phân biệt. Khi đó, theo Định lý 5.8.7 mọi hệ số của đa thức f  x  đều là bội
của p. Điều này mâu thuẫn với giả thiết phương trình f  x   0  mod p  là một
phương trình đồng dư bậc n có hệ số cao nhất an của đa thức f  x  không là bội của
p. Định lý được chứng minh.
5.8.10. Giải phương trình đồng dư trên phần mềm Maple
Trên phần mềm Maple, giải phương trình đồng dư theo môđun m bằng lệnh:
[ > msolve(eqn,m);
Ví dụ 5.31. Giải phương trình đồng dư 113x2  121x  24  0  mod 333 .

[ > msolve(113*x^2 + 121*x - 24 = 0,333);

x  130,x  13,x  204, x  87


Nếu kết quả không hiện ra thì có nghĩa là phương trình vô nghiệm. Chẳng hạn, đối
với phương trình 113x2  121x  1  0  mod 333 kiểm tra trên phần mềm Maple ta có
kết quả phương trình đã cho vô nghiệm.
[ > msolve(113*x^2 + 121*x + 1 = 0,333);

163
Giáo trình Số học

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

1. Nếu các số nguyên a và b chia cho số tự nhiên m  1 có cùng số dư thì a và b


là đồng dư với nhau theo môđun m . Khi đó ta ký hiệu a  b  mod m  và gọi đó là một
đồng dư thức. Đồng dư thức là khái niệm mở rộng của khái niệm đẳng thức.
2. Quan hệ đồng dư theo môđun m là một quan hệ tương đương trên tập hợp các
số nguyên . Do đó, quan hệ này chia tập hợp thành các lớp đồng dư. Tập hợp m
các lớp đồng dư theo môđun m với phép cộng và phép nhân các lớp đồng dư lập thành
một vành giao hoán có đơn vị và được gọi là vành các số nguyên môđun m.
3. Dựa vào khái niệm đồng dư thức và hàm số Euler xây dựng được hệ thặng dư
đầy đủ và hệ thặng dư thu gọn. Từ đó thu được hai định lý có nhiều ứng dụng sâu sắc
trong bài toán tìm số dư của phép chia, đó là Định lý Euler và Định lý Fermat bé.
4. Mệnh đề đảo của Định lý Fermat bé không đúng và điều này là cơ sở dẫn đến
việc xây dựng được khái niệm số giả nguyên tố. Có vô hạn số giả nguyên tố.
5. Các điều kiện có nghiệm và thuật giải tìm nghiệm của các phương trình đồng dư
và hệ phương trình đồng dư là những kết quả sâu sắc có nhiều ứng dụng. Định lý phần
dư Trung Hoa cho một phương pháp giải hệ phương trình đồng dư bậc nhất khi các mô
đun trong hệ phương trình này là nguyên tố cùng nhau từng đôi một.
6. Định lý Wilson là một tiêu chuẩn kiểm tra nguyên tố nhờ công cụ đồng dư.

164
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

THẢO LUẬN

1. So sánh hai khái niệm đẳng thức và đồng dư thức trên các số nguyên.
2. Phân biệt hai khái niệm: Nghiệm của một trình đa thức f  x   0 và nghiệm của
một phương trình đồng dư f  x   0  mod m .

3. Thực hành kiểm tra nguyên tố bởi Định lý Wilson trên phần mềm Maple.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 5

[5.1] Lại Đức Thịnh (1977), Giáo trình số học (Chương IX), Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
[5.2] D. M. Burton (2002), Elementary Number Theory (Chapter 4), McGraw -
Hill, New Delhi.
[5.3] S. G. Telang (2001), Elementary Number Theory (Chapter 5), McGraw - Hill,
New Delhi.

165
Giáo trình Số học

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

5.1. Cho a, b là các số nguyên tùy ý. Chứng minh rằng, a  b khi và chỉ khi
a  b  mod m  với mọi số nguyên m  1.

5.2. Tìm số dư trong phép chia 15325  1 cho 9.


5.3. Cho a là một số nguyên tùy ý thỏa mãn a100  2  mod 73 ,
a101  69  mod 73 . Chứng minh rằng a  71 mod 73 .
9 99
5.4. Tìm hai chữ số tận cùng của các số 99 , 99 , 99 khi viết trong hệ thập phân.
99
5.5. Tìm hai chữ số tận cùng của số 79 khi viết trong hệ thập phân.
5.6. Cho p là số tự nhiên lớn hơn 1. Chứng minh rằng, p là số nguyên tố khi và
chỉ khi C pk  0  mod p  , k  1, 2,..., p  1.

5.7. Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho p là ước của 2 p  1.

5.8. Chứng minh rằng số Fermat Fn  22  1 có ước nguyên tố 641 khi n  5 .


n

5.9. Cho p là số nguyên tố, chứng minh rằng với mọi số nguyên a và b , ta có

a  b  a p  b p  mod p  .
p

5.10. Bằng quy nạp hãy chứng minh Định lý Fermat bé: a p  a  mod p  ,
a  , p  P .

5.11. Với mỗi số tự nhiên n, ta ký hiệu An  19981998...19981998. Chứng minh


n

rằng, số tự nhiên A999  19881998...19981998 chia hết cho 1999.


999

5.12. Chứng minh rằng 270  370  0  mod 13 .

5.13. Tìm chữ số cuối cùng của số 2999.


5.14. Tìm số dư trong phép chia 21000000 cho 77.
5.15. Tìm số dư trong phép chia 20022003 chia cho 19.
5.16. Giả sử p, q là các số nguyên tố phân biệt. Chứng minh rằng

pq1  q p1  1 mod pq  .

166
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư

5.17. Cho m, n là các số nguyên lớn hơn 1 và nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng
 1 mod mn  .
  n   m
m n
5.18. Giả sử m, n là các số nguyên dương tùy ý. Chứng minh rằng, đồng dư thức
a6m  a6n  0  mod 7  xảy ra khi và chỉ khi a  0  mod 7  .
5.19. Giả sử p là một số nguyên tố lẻ. Với m, n là hai số nguyên dương, chứng
 0  mod p  khi và chỉ khi a  0  mod p  .
m p 1 n p 1
minh rằng, a a
5.20. Cho m  1 là số tự nhiên không chia hết cho 2, cho 3, cho 5. Chứng minh
rằng, tồn tại một số tự nhiên được viết trong hệ thập phân gồm   m  chữ số 1 và chia
hết cho m. trong đó  là hàm số Euler.
5.21. Chứng minh rằng 130  230   1030  1  mod 11 .
5.22. Cho p là số nguyên tố và k là số nguyên dương. Chứng minh rằng
k  p 1
1   p  1  1  mod p  .
k p 1 k  p 1
2 
5.23. Giải phương trình Diophant tuyến tính 59x  67 y  31. Từ đó suy ra nghiệm
của phương trình đồng dư bậc nhất 59x  31 (mod 67).
5.24. Giải phương trình đồng dư bậc nhất 49x  47 (mod 81).
5.25. Giải hệ phương trình đồng dư bậc nhất sau với giả thiết d12   m1 , m2  b1  b2

 x  b1 (mod m1 )
 x  b (mod m )
 2 2

5.26. Dùng Định lý phần dư Trung Hoa hãy giải hệ phương trình đồng dư sau
 x  a  mod 21

 x  b  mod 16  .
5.27. Dùng Định lý phần dư Trung Hoa hãy giải hệ phương trình đồng dư sau
 x  a  mod 3

 x  b  mod 5 
 x  c  mod 7  .

5.28. Dùng Định lý phần dư Trung Hoa hãy giải hệ phương trình đồng dư sau
 x  a  mod 4 

 x  b  mod 7 

 x  c  mod 5 

 x  d  mod 9  .

167
Giáo trình Số học

5.29. Tìm tất cả các nghiệm của phương trình đồng dư


2 x3  3x2  5x  4  0  mod 140  .

5.30. Tìm tất cả các nghiệm của phương trình đồng dư


2 x3  3x2  3x  10  0  mod 60 .

5.31. Giải phương trình đồng dư x 4  1  0  mod 52  .

5.32. Chứng minh rằng, các phương trình đồng dư sau đây tương đương với nhau
x5  9 x3  0  mod 10 , x3  4 x  0  mod 5 .

5.33. Chứng minh rằng, các phương trình đồng dư sau đây tương đương với nhau
5x2  3x  16  0  mod 7  , 3x  2  4 x  1  0  mod 7 .

5.34. Chứng minh rằng, các phương trình đồng dư sau đây tương đương với nhau
5 x3  43x 2  5 x  3  0  mod 8  ,  7 x 2  1  3 x  5   0  mod 8  .

5.35. Giả sử f  x   6 x8  7 x7  x6  x5  6 x4  2 x3  8x  4. Giải phương trình

f  x   0  mod 5 .

5.36. Giải phương trình đồng dư f  x   x3  6 x2  1  0  mod 81 .

5.37. Tìm nghiệm nguyên của phương trình x 7  y 7  7 z.

168

You might also like