You are on page 1of 10

Tình huống 1:

Công ty A là nhà sản xuất xe gắn máy ở Thái Lan đã ký hợp đồng bán hàng với nhà nhập
khẩu bán buôn là Công ty B tại Việt Nam, theo đó B sẽ là nhà phân phối độc quyền của
A. Các
điều khoản cụ thể trong thoả thuận phân phối độc quyền giữa nhà sản xuất A và nhà phân
phối
B như sau:
- B không có quyền bán hàng sang các nước khác ngoài lãnh thổ Việt Nam
- B sẽ ấn định giá bán lẻ và tỷ lệ chiến khấu cho người bán hàng phân phối ở Việt
Nam
- B sẽ mở phòng trưng bày, thuê nhân viên bán hàng và thợ sửa chữa cơ khí thích hợp.
B sẽ tiến hành quảng cáo xe gắn máy trên lãnh thổ Việt Nam
Hỏi: Khi nhập khẩu xe gắn máy về Việt Nam, lô hàng trên có được xác định trị giá hải
quan
theo phương pháp trị giá giao dịch không? Giải trình câu trả lời
Trả lời: Khi nhập khẩu lô hàng này được xác định trị giá hải quan theo phương
pháp giao dịch. Vì mặc dù B bị hạn chế có tính địa lý đối với việc bán lại hàng hóa
sau khi nhập khẩu nhưng đây là trường hợp vẫn cho phép sử dụng trị giá giao dịch.
Còn những điều khoản còn lại B không bị hạn chế về việc định đoạt và sử dụng
hàng hóa sau khi nhập khẩu.
Tình huống 2 :
Người mua B tại nước X ký hợp đồng nhập khẩu một sản phẩm mới với người bán S tại
nước Y, vì là sản phẩm mới nên người mua không chắc chắn sau khi nhập khẩu về hàng
có bán được tại nước nhập khẩu hay không. Do vậy B thoả thuận với S trả trước cho S
1USD/sản phẩm và sẽ trả thêm 1 USD/sản phẩm khi bán được hàng tại nước X. Hoá đơn
xuất trình cho hải quan ghi tổng trị giá 1000 USD với 1.000 sản phẩm.
Hỏi: lô hàng sản phẩm mới trên có được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị
giá giao dịch không? Giải trình câu trả lời
Trả lời: Lô hàng trên không được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị
giá giao dịch. Vì vi phạm điều kiện 3 :Người nhập khẩu không phải trả thêm một
khoản tiền nào từ doanh thu hay lợi nhuận bán hàng của mình cho người xuất khẩu
hàng hóa trừ khi khoản tiền đó là khoản điều chỉnh đã quy định.
Tình huống 3:
Công ty A Việt Nam mua của công ty B Thái Lan lô hàng bánh kẹo do Thái Lan sản
xuất. Qua đàm phán hai bên mua bán thỏa thuận ký hợp đồng với điều khoản về giá cả
như sau:
 5 usd/ thùng, điều kiện nhà sản xuất cung cấp C/O Form D (thuế NK 0%)
 3,5 usd/ thùng, nếu nhà sản xuất không cung cấp được Form D (thuế NK 15 %)
Do nhà sản xuất không cung cấp được C/O Form D nên theo hợp đồng giá được bên A
thanh toán TTR cho bên B là 3,5 usd/thung Dữ liệu có sẵn tại cơ quan Hải quan:
 Lô hàng tương tự nhập khẩu với đơn giá 4,9 USD/ thùng (theo hồ sơ DN có c/o form
D),
thời gian còn trong phạm vi 90 ngày, nhưng đã quá 60 ngày.
Chứng từ do Doanh nghiệp xuất trình:
 Bản báo giá.
 Bản thỏa thuận giá cả giữa 2 bên mua bán có ràng buộc về điều khoản C/O (ký trước
ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải).
 Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Tất cả các chứng từ đều hợp lệ, Hải quan cũng chấp nhận.
Theo anh (chị) có nên chấp nhận giá khai báo trong trường hợp này hay không?xác định
giá tính thuế cho lô hang
Trả lời: Không chấp nhận giá khai báo trong trường hợp này. Vì vi phạm điều kiện 2: Giá
cả của hàng hóa không phụ thuộc vào một số điều kiện hay khoản thanh toán dưới hình
thức khác mà vì đó không thể xác định được trị giá của những lô hàng cần xác định trị giá
Tình huống 4:
Công ty A ở Việt Nam nhập khẩu 1.000 bộ tóc giả của người bán S tại Hàn quốc với giá
ghi trên hoá đơn 5usd/bộ (giá CIF), hồ sơ hải quan cho biết các bộ tóc giả chất lượng
“hạng hai” có giá 5usd/bộ (giá CIF). Hải quan kiểm tra lô hàng nhập khẩu phát hiện
chúng có chất lượng “hạng nhất”. Hồ sơ hải quan cho biết một vài lô hàng trước do Công
ty A nhập khẩu các bộ tóc giả “hạng nhất” cùng loại với trị giá giao dịch là 10
USD/bộ(giá CIF)
Trả lời cho nghi vấn này, người nhập khẩu giải thích các bộ tóc giả nhập khẩu trong lô
hàng này có chất lượng “hạng nhất” nhưng Công ty chỉ trả 5 USD/bộ. Người bán đã giảm
giá 5USD/bộ để bù vào lần nhập khẩu trước đó mà Công ty A đó phải trả10 USD /bộ cho
hàng chất lượng “hang nhất” nhưng sau đó phát hiện hàng có chất lượng “hạng hai”.
Hỏi : Anh/chị xác định trị giá các bộ tóc giả theo giá nào? Dựa trên cơ sở nào?
Trả lời: Tình hướng này xảy ra giao dịch mua bán, nên sử dụng phương pháp 1. Trị
giá các bộ tóc giả là 10usd/bộ, đây được xem là khoản cấn trừ nợ. Vì lần đầu thực
chất công ty A đã thừa 5usd cho bộ tóc hạng hai.
Tình huống 5:
Công ty A nhập khẩu lô rượu vang đỏ của nhà sản xuất rượu B - ở Pháp. Rượu vang đỏ
được đóng trong các thùng chứa bằng kim loại (loại 100 lít/ thùng) với giá nhập khẩu là 6
EUR/ lít (giá này bao gồm giá của thùng chứa bằng kim loại).
Sau khi nhập khẩu, rượu vang phải do người nhập khẩu đóng chai và được bán với nhãn
mác thương mại của người xuất khẩu B.
Công ty A cũng phải mua cả vỏ chai, nhãn dán chai. Các sản phẩm này được gửi riêng
trong các kiện hàng khác. Một hoá đơn tổng thể được người bán B lập gửi cho công ty A,
trong đó giá cả được chi tiết như sau :
- Rượu vang đỏ:
6 EUR/lít
- Võ chai 1 lít (rỗng)
380 EUR/1.000 chiếc
- Nhãn mác
50 EUR/1.000 bộ
- Nắp chai nhôm, màu vàng
70 EUR/1.000 cái
Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng 1.000 lít rượu vang đỏ do công ty A nhập
khẩu?
Trả lời: Sử dụng phương pháp 1
Giá thực thanh toán: 6*1000=6000eur
Ở đây, vỏ chai, nhãn mác, nắp chai nhôm màu vàng không đi liền với rượu nên
không được xem là chi phí đóng gói.
Tình huống 6:
Công ty A tại Việt Nam tiến hành các cuộc thương lượng qua trung gian của một người
môi giới để nhập khẩu dầu cọ. Người môi giới đã giới thiệu một công ty xuất khẩu B của
Malaysia chuyên xuất khẩu dầu cọ với công ty A; người môi giới hoạt động như một
người trung gian giữa hai bên để ấn định giá cả và các điều kiện thanh toán. Thương vụ
cuối cùng được ấn định: công ty B bán cho công ty A số lượng 8.000 tấn dầu cọ với đơn
giá 300 USD/ tấn (CIF)Công ty A chấp nhận trả cho người môi giới một khoản tiền môi
giới là 0,5% trên tổng trị giá. Ngoài ra do quan hệ làm ăn giữa họ đã được lập từ lâu,
người môi giới còn bảo lãnh một khoản vay tại Ngân hàng cho người nhập khẩu với tổng
số tiền là 2.400.000 USD để thanh toán lô hàng. Người môi giới đề nghị số tiền công
thanh toán cho khoản vay ngân hàng trên là 0,8% trong đó lãi ngân hàng là 0,7% và
người môi giới hưởng 0,1%. Người môi giới còn yêu cầu Công ty xuất khẩu B phải trả
cho họ khoản 0,3% trên giá hoá đơn như là một khoản thanh toán cho công môi giới.
Công ty B chấp nhận thanh toán mà không cộng thêm khoản này vào hoá đơn bán cho
người nhập khẩu.
Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng 8.000 tấn dầu cọ do công ty A nhập khẩu?
Sử dụng phương pháp 1
Giá thực thanh toán: 8000*300=2400000usd
Khoản điều chỉnh cộng:
Chi phí môi giới: 0,5%*2400000=12000
Vì khoản lãi vay ngân hàng không liên quan đến hàng hóa nhập khẩu nên không
được xem là khoản điều chỉnh cộng.
Suy ra trị giá hải quan: 2400000+12000=2412000eur
Tình huống 7:
Người nhập khẩu I tại nước nhập khẩu Y đã khai báo trị giá của một máy cán thép cũ là
65.000 USD (giá CIF). Hợp đồng và hóa đơn do I xuất trình cho thấy người nhập khẩu đã
mua toàn bộ máy cán từ nhà xuất khẩu E trong tình trạng tháo rời
Qua kiểm tra giao dịch này cho thấy đại lý tại nước xuất khẩu X đã thay mặt người
nhập khẩu đàm phán với người bán về giá cả và đại lý nhận được khoản hoa hồng trị giá
2% trên giá bán từ người nhập khẩu.
Nhà xuất khẩu đã bán máy cán tháo rời trên cơ sở “nguyên trạng”. Do chi phí lao động
tại nước xuất khẩu cao nên người nhập khẩu gửi một kỹ thuật viên và mười công nhân từ
nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu để đóng thùng gỗ lớn và đóng toàn bộ máy cán vào
trong thùng, người nhập khẩu cũng mua các vật liệu đóng gói tại nước xuất khẩu. Chi tiết
các chi phí đóng gói hàng như sau:
- Chi phí đi lại( cho 01 kỹ thuật viên và 10 nhân công): 4.750 USD
- Chi phí khách sạn: 3.500 USD
- Chi phí tiền ăn, tiền lương : 4.400 USD
- Chi phí vật liệu đóng gói: 1.300 USD
Hãy xác định trị hải quan của chiếc máy cán thép do người I nhập khẩu.
Trả lời: sử dụng phương pháp 1
Giá thực thanh toán: 65000usd
Các khoản điều chỉnh cộng:
Chi phí đóng gói: 1300 usd
Chi phí đi lại: 4750
Chi phí tiền ăn tiền lương 4400
Ta có: tiền hoa hồng mua hàng không cộng
Suy ra trị giá hải quan: 65000 +1300+4750+4400=75450usd

Tình huống 8:
Công ty A thường nhập khẩu cần câu trực tiếp từ một công ty sản xuất B tại Nhật. Tuy
nhiên lô hàng 1.000 cần câu đang cần xác định trị giá lại được công ty A mua của công ty
trung gian C tại Nhật. Công ty B bán 1.000 cần câu cho công ty C theo giá xuất xưởng là
3,5 USD/cây. Sau đó công ty C đóng gói hàng hoá để xuất khẩu cho công ty A. Công ty
C đã thanh toán mọi chi phí như cước vận tải trong nước Nhật, thuê tàu, phí bảo hiểm,
đồng thời còn cộng vào đó 10% của giá xuất xưởng. Một hoá đơn tổng thể được công ty
C lập như sau:
1. Giá cần câu xuất xưởng: 3.5 USD/cây
2. Tiền lời 10% trên giá xuất xưởng: 0.35 USD/cây
3. Cước vận tải trong nội điạ nước Nhật: 50 USD
4. Cước vận tải Quốc tế: 200 USD
5. Bảo hiểm đường biển: 30 USD
6. Phí xếp dỡ hàng: 50 USD
7. Chi phí bao bì xuất khẩu: 100 USD
A). Công tyA khai báo với cơ quan Hải quan rằng họ có khả năng mua hàng trực tiếp từ
người sản xuất B với giá xuất xưởng 3,5 USD /cây như vẫn thường mua trước đây, nhưng
trong giao dịch này họ phải mua cần câu qua người trung gian C với giá 3,85 USD/ cây.
B). Mười lăm ngày sau, công ty A ký hợp đồng mua của công ty B tại Nhật Bản 800 cần
câu (hàng hoá giống hệt) với giá xuất xưởng là 3,6 USD /cây. Công ty B giải thích giá
này là giá bán cho mọi đối tượng. Chi phí đóng gói, cước vận tải nội địa, cước vận tải và
bảo hiểm quốc tế, phí xếp dỡ đều giống như giao dịch đầu tiên mà công ty A mua của
công ty C.
Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu 1.000 cần câu nêu tại điểm A và
800 cần câu nêu tại điểm B?
Trả lời:
1000 cần câu: Giá thực thanh toán: 3,85*1000=3850usd
Điều chỉnh cộng:
Cước vận tải trong nội điạ nước Nhật: 50 USD
Cước vận tải Quốc tế: 200 USD
Bảo hiểm đường biển: 30 USD
Phí xếp dỡ hàng: 50 USD
Chi phí bao bì xuất khẩu: 100 USD
Tổng 430usd
Trị giá hải quan: 3850+430=4280usd
800 cần câu:
Giá thực thanh toán: 800*3,6=2880usd
Điều chỉnh cộng:
Cước vận tải trong nội điạ nước Nhật: 50 USD
Cước vận tải Quốc tế: 200 USD
Bảo hiểm đường biển: 30 USD
Phí xếp dỡ hàng: 50 USD
Chi phí bao bì xuất khẩu: 100 USD
Tổng 430usd
Trị giá hải quan: 2880+430=3310usd

Tình huống 9:
Công ty A của Indonesia là nhà sản xuất đồ gọt bút chì. Công ty A đã sản xuất thử 1.000
chiếc gọt bút chì để bán trên thị trường nội địa với giá 0,3 USD/chiếc. Trên thị trường nội
địa những chiếc gọt bút chì này được bán có lắp thêm cán bằng gỗ, tuy nhiên để xuất
khẩu thì họ lắp cán bằng chất nhựa dẻo.
Cho đến thời điểm đó, Công ty A đã bán lô hàng đầu tiên cho Công ty B của Việt Nam
10.000 chiếc gọt bút chì cán bằng nhựa dẻo với đơn giá là 0,4 USD /chiếc, giá đã bao
gồm cả chi phí bao bì và nhân công đóng gói. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian, công ty A
gặp khó khăn đối với các xí nghiệp gia công cán bằng chất nhựa dẻo nên họ tuyên bố
chấm dứt đưa mẫu hàng này ra bán.
Trong khi chờ giao hàng, Công ty B đã giới thiệu mẫu hàng này trong catalog mới của
mình và đã nhận được một số đơn đặt hàng. Do đó Công ty B vẫn có ý định mua gọt bút
chì của A và đề xuất mua những cán bằng nhựa dẻo này tại một Công ty khác, sau đó
cung cấp cho A để sản xuất gọt bút chì có cán bằng nhựa dẻo. Công ty B đã được một đại
lý tại nước xuất khẩu giới thiệu một công ty M chuyên sản xuất cán nhựa dẻo theo đúng
yêu cầu của Công ty B.
- Giá bán do Công ty A đưa ra đối với gọt bút chì chưa có cán bằng nhựa dẻo là 0,25
USD/chiếc (chưa bao gồm chi phí bao bì, nhân công) và được Công ty B chấp nhận.
- Công ty B mua cán nhựa dẻo của Công ty M với giá là 0,12 USD /chiếc và cung cấp
miễn phí cho Công ty A để sản xuất “Gọt bút chì có cán bằng nhựa dẻo”.
- Chi phí bao bì và nhân công được tính 0,02 USD /chiếc.
- Tiền công trả cho đại lý là 10% trên giá mua cán nhựa dẻo.Hãy xác định trị giá hải
quan đối với lô hàng 10.000 chiếc gọt bút chì có cán bằng nhựa dẻo do công ty B nhập
khẩu?
Trả lời: giá thực thanh toán: 10000*0,25=2500usd
Điều chỉnh cộng:
Khỏan trợ giúp: 0,12*1000=1200usd
Chi phí bao bì: 0,02*10000=200usd
Phí hoa hồng mua hàng không cộng
Trị giá hải quan= 2500+1200+200=3900

Tình huống 10:


Công ty A tại Việt Nam nhập khẩu 2 lô hàng sản phẩm đúc bằng thép từ nhà sản xuất M
tại Trung Quốc lần lượt vào các ngày 06/01/2019 và 16/06/2019. Mỗi lô hàng gồm 500
sản phẩm. Giá mua 75USD/ sản phẩm - giá CIF/ HCMC.
Công ty A là một trong 3 nhà phân phối không có quan hệ đặc biệt với M tại Trung Quốc.
Mỗi nhà phân phối có một khu vực bán hàng riêng do M chỉ định. Giá mua chưa cộng chi
phí khuôn đúc đã qua sử dụng do Công ty A cung cấp miễn phí cho M. Khuôn đúc có giá
gốc 25.000 USD nhưng được Công ty A mua tại Việt Nam với giá 10.000 USD (vì khuôn
đã qua sử dụng, giá trị còn lại theo thẩm định chỉ 50%).
Nhận được khuôn đúc, M đã đưa vào sản xuất và lưu kho 2500 sản phẩm cùng với khuôn
và trả lại khuôn cho Công ty A. Theo thỏa thuận với A, M có thể sử dụng khuôn của A để
sản xuất hàng cho những người mua khác. M không chào hàng hoặc bán bán sản phẩm
cho hai nhà phân phối kia cho đến cuối tháng 6/2019. Ngày 1/7/2019 hai nhà phân phối
kia đã mua mỗi người 500 sản phẩm với giá 79 USD/ sản phẩm (giá CIF)
Công ty A yêu cầu tính trị giá khuôn đúc vào lô hàng đầu tiên. Hãy xác định trị giá hải
quan cho các lô hàng sau:
1- Lô hàng nhập ngày 6/1/2019.
2- Lô hàng nhập ngày 16/6/2019.
3- Lô hàng nhập của hai nhà phân phối kia.
Trả lời
Khoản điều chỉnh cộng: 10000usd
6/1: 500*75+10000=47500
16/1: 500*75=37500
Lô hàng nhập của hai nhà: 79*500=39500

Tình huống 11:


Người nhập khẩu I tại Việt Nam và người bán S tại Bỉ ký hợp đồng mua bán hàng thiết bị
cán kim loại. Thiết bị này sẽ được đưa vào một nhà máy cán sợi đồng đang hoạt động tại
Việt Nam. Thiết bị cán kim loại này sử dụng công nghệ liên quan đến một qui trình cán
kim loại đã được cấp bằng sáng chế. Giá thiết bị này 50.000 USD, ngoài giá thiết bị,
người nhập khẩu I phải trả 15.000 USD để có được giấy phép sử dụng qui trình sáng chế
trên. Người bán S sẽ nhận tiền thiết bị và phí giấy phép từ người nhập khẩu I và sẽ
chuyển toàn bộ phí giấy phép cho người cấp phép.
Tiền phí giấy phép có cộng vào trị giá hải quan của thiết bị nhập khẩu? Vì sao?
Trả lời: có. Vì phí giấy phép có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và nó chưa nằm
trong giá thực thanh toán.

Tình huống 12:


Một người trồng hoa hồng E tại Pháp đã phát triển một giống hồng ngũ sắc và đã xin cấp
bằng sáng chế cho giống hoa hồng này. Trên thị trường hoa hồng được tung ra bán với
thương hiệu của nó.
Người nhập khẩu I tại Việt Nam đã ký một hợp đồng với E mua các cành giâm hoa
hồng còn rễ để trồng thành các bụi hoa hồng .Giá bán các cành giâm là 2 USD/ cành.
Tronghợp đồng mua bán thể hiện ngoài giá bán các cành giâm, người nhập khẩu I phải
trả phí bản quyền cho E theo tỷ lệ 5% giá bán các bụi hoa hồng trồng từ các cành giâm
này.
Hãy cho biết phí bản quyền có phải cộng vào trị giá hải quan khi nhập khẩu cành giâm
hoa hồng không? Tại sao? Có
Tuy nhiên, sau khi trồng các cành giâm được nhập khẩu về thành các bụi hồng, nếu các
cành giâm lại được tiếp tục chiết ra từ các bụi hồng ban đầu (tức là các bụi hồng trồng từ
các cành giâm tươi nhập khẩu) và phí bản quyền được tính trên giá bán các cành giâm
mới. Hãy cho biết phí bản quyền này có phải cộng vào giá tính thuế hay không? Tại sao?
Không vì đây là người mua đã tái sản xuất hàng hóa nhập khẩu tại việt nam.

Tình huống 13:


Ba người nhập khẩu I, J và K tại Việt Nam nhập khẩu giày thể thao có thương hiệu
tương ứng từ các nhà sản xuất E (của I), F (của J) và G (của K) tại Thái Lan. Cả ba nhà
sản xuất này sản xuất giày theo giấy phép của công ty B tại Ý. Các điều khoản của ba
thỏa thuận riêng biệt này như sau:
1- Nhà sản xuất E sản xuất giày từ nguyên liệu thô do anh ta tự mua. Tuy nhiên, E phải
trả cho B phí giấy phép theo một tỷ lệ cố định 3% trên giá bán giày. Khi E xuất khẩu giày
cho I, giá là 10 USD/đôi, bao gồm cả tiền phí giấy phép. 10usd/đôi do đã bao gồm tiền
giấy phép
2- Nhà sản xuất F sản xuất giày từ nguyên liệu thô do anh ta tự mua. Tuy nhiên F chỉ có
thể cung cấp giày cho những người nhập khẩu đã được B chỉ định tại Việt Nam và những
người nhập khẩu này đã trả phí giấy phép cho B. Theo đó, F xuất khẩu giày cho J giá 9
USD/đôi với điều kiện J phải trả cho B phí giấy phép theo tỷ lệ cố định 3% trên giá mua
vào. 9*(1+3%)9,27
3- Nhà sản xuất G sản xuất giày từ nguyên liệu thô do người nhập khẩu K cung cấp miễn
phí trị giá nguyên liệu trợ giúp tương ứng 3 USD/đôi. Khi xuất khẩu giày cho K, G bán
với giá 6 USD/đôi, ngoài ra, G phải thanh toán phí giấy phép và nó được tính vào giá hóa
đơn của G. 6+3=9 (có khoản trợ giúp 3usd)
Hãy xác định giá hải quan trong từng trường hợp nêu trên?
Tình huống 14:
Công ty Piaggio Ý là nhà đầu tư góp vốn để thành lập Công ty TNHH Piaggio Việt nam
tại Việt Nam . Piaggio VN là nhà phân phối các sản phẩm xe máy mang thương hiệu
Piaggio và nhập khẩu các linh kiện để sản xuất và lắp ráp xe máy từ những công ty như:
Piaggio Ý;
Các công ty là nhà phân phối của Piaggio Ý; Các công ty khác không phải là phân phối
đại lý của Piaggio Ý
Công ty TNHH Piaggio Việt nam và Piaggio Ý có ký 02 thỏa thuận license (li xăng)
sau:
1.Thỏa thuận cấp phép thương hiệu: Piaggio Ý cấp cho Piaggio VN một quyền, giấy
phép và đặc quyền độc nhất và không được chuyển nhượng để được phép sử dụng các
thương hiệu Piaggio tại Việt nam.
2. Thỏa thuận cấp phép công nghệ: Piaggio Ý cấp cho Piaggio VN các quyền và li xăng
độc quyền không được chuyển những liên quan đến hoạt động chế tạo và sản xuất các
phươngtiện được cấp phép và hoạt động phân phối, bán, chào hàng, cung cấp dịch vụ đối
với các thông tin, phương tiện được li xăng
Thực hiện 2 thỏa thuận trên, sau khi nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về lắp ráp thành xe
nguyên chiếc mang thương hiệu Piaggio, Vespa. Piaggio VN phải trả cho Piaggio Ý
khoản tiền là 3.9% của Doanh thu thuần bán hàng, trong đó trả cho quyền cấp phép
thương hiệu là 0.9% và quyền cấp phép công nghệ của hoạt động sản xuất, chế tạo là 3%
Trên hợp đồng mua bán, Invoice không thể hiện các điều kiện thanh toán phí bản quyền
Yêu cầu: Các khoản phí bản quyền trên có tính trong trị giá tính thuế khi nhập khẩu các
linh kiện, phụ tùng ?giải thích? Có tính
Tình huống 15:
Công ty Giày Bình An ký hợp đồng mua 3000 đôi giày thể thao nhãn hiệu Converse
với 2 nhà sản xuất Aurora và Everbest tại Thái Lan. Công ty Bình An không có mối quan
hệ đặc biệt với 2 công ty Aurora và Everbest và không đề cập về bản quyền nhãn hiệu
Converse.
Trong thỏa thuận Li-xăng với công ty Lah Tih Footwear Co.,LTD là công ty độc quyền
sử dụng nhãn hiệu Converse tại Châu Á với nội dung Lah Tih Footwear sẽ chuyển
nhượng quyền sử dụng thương hiệu Converse cho Bình An với trị giá 5 usd/đôi(không
cộng vì không đề cập đến bản quyền) khi sử dụng nhãn hiệu Converse
Tổng trị giá lô hàng : 3000 đôi x 10 usd/đôi = 30.000 usd
Phí vận chuyển : 300 usd(cộng); Phí bảo hiểm : 80 Usd(cộng); Chi phí thuê dịch vụ thủ
tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa: 50 usd (không cộng)
Hỏi : Xác định trị giá tính thuế cho lô hàng trên?
Tình huống 16:
Công ty giải trí Triệu Hoa nhập khẩu 1 số phim truyện truyền hình được ghi trên chất
liệu là các ổ cứng DVD theo hợp đồng nhập và thỏa thuận Li- xăng với Công ty Jiong,
Hàn quốc như sau:
Công ty Triệu Hoa phải thanh toán cho Công ty Jiong số tiền 5,000 USD/1 bộ phim được
gọi là license fee, trong đó số tiền này được chi tiết như sau:
- Tiền trả cho ổ cứng DVD có chứa đựng nội dung phim ( tape cost) : 100 USD
- Tiền bản quyền cho nội dung phim ( Royalty) : 4,900 USD
Công ty Triệu Hoa độc quyền phát sóng các bộ phim này trên kênh truyền hình HTV7 và
HTV9 trong thời hạn 2 năm.
Hỏi : Xác định giá tính thuế cho lô hàng trên khi nhập khẩu. 5000usd
Tình huống 17:
Lô hàng nhập khẩu gồm 90.000 kg bột mì của Công ty thực phẩm Thiên Hương mua từ
Công ty Sihan -Trung Quốc, giá mua trên hợp đồng là 1 USD/ kg (DDP – Incoterms
2010)Qua kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan biết thêm một số thông tin liên quan
đến lô hàng như sau:
1- Invoice
- Bột mì: 90.000 kg x 0.9 USD/kg = 81.000 USD
- Chiết khấu số lượng: 9.000 USD
Tổng tiền thanh toán: 72.000 USD
2- Bảng chiết khấu theo số lượng hàng mua của người bán
Số lượng
Mức chiết khấu
Đơn giá
SL: Dưới 30.000 kg
MCK: Không chiết khấu
ĐG: 1.0 USD
SL: 30.001 -> 80.000 kg
MCK: Giảm 5%
ĐG: 0.95 USD
SL: 80.000 kg trở lên
MCK: Giảm 10%
ĐG: 0.90 USD
3- Lô hàng được bán thông qua môi giới tại Việt Nam, theo thoả thuận người mua trả phí
môi giới 1% và người bán trả phí môi giới 1.5 % giá bán trên hoá đơn.
4- Lý giải cho việc đơn giá trên hợp đồng và hóa đơn không đồng nhất, Doanh nghiệp
giải thích rằng do lô hàng bột mì nhập khẩu lần trước công ty Sihan đã giao hàng không
đúng chất lượng theo như đã thoả thuận trong hợp đồng, công ty Thiên Hương đã khiếu
nại và Sihan đồng ý giảm trừ 9.000 USD bằng hình thức cấn trừ nợ vào lô hàng nhập
khẩu lần này.
5- Cước phí vận chuyển từ Cảng Cát Lái về đến kho Công ty Thiên Hương là 500 USD.
6- Thuế suất thuế nhập khẩu của lô hàng này là 20%.
7- Để thanh toán lô hàng trên, Công ty Thiên Hương có vay tiền từ một Công ty tài chính
ABC tại Việt Nam và phải trả một khoản tiền lãi vay là 800 USD.
Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng 90.000 kg bột mì nhập khẩu?
Tình huống 18:
Bạn đang phải xác định trị giá hải quan cho lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu với các dữ
liệu sau:
Nước xuất khẩu là: X
Nước nhập khẩu là: Y (quốc gia không có cảng biển)
Nước quá cảnh là: T
Trị giá hàng hóa theo hóa đơn là : 50.000 USD
Hàng được mua thông qua người môi giới A, phí môi giới do người nhập khẩu thanh
toán 0,2% trị giá hóa đơn.
Người nhập khẩu thanh toán cước phí vận tải đa phương thức như sau:
a) 800 USD chi phí vận chuyển đường biển từ cảng nước X đến cảng nước T.
b) 75 USD chi phí dỡ hàng, giao nhận hàng hóa và chứng từ tại cảng nước T.
c) 300 USD phí vận chuyển đường bộ từ cảng nước T đến biên giới nước Y.
d) 150 USD phí chuyên chở từ biên giới nước Y đến nhà máy của người nhập khẩu
nước Y.
e) Phí bảo hiểm từ nước xuất khẩu X đến điểm giao hàng tại nhà máy của người nhập
khẩu nước Y là 2% trị giá hóa đơn.
Hãy xác định trị giá hải quan cho lô hàng tôm đông lạnh nhập khẩu.
Tình huống 19:
Người nhập khẩu I ký hợp đồng nhập khẩu 10 tấn chất thuộc da từ nhà xuất khẩu E của
nước X với giá 10.000 USD (CIF), trong đó cước phí vận tải và bảo hiểm là 500 USD.
Do hậu quả của vụ cháy xảy ra tại kho của người nhập khẩu nên số chất thuộc da hiện có
trong kho bị phá hủy. Vì vậy để thực hiện cam kết của mình về việc cung cấp da thành
phẩm, người nhập khẩu I cần gấp số chất thuộc da nói trên, do đó, anh ta yêu cầu nhà
xuất khẩu E gửi gấp 5 tấn thuộc da theo đường hàng không, số còn lại vận chuyển theo
đường biển. Theo đó nhà xuất khẩu đã gửi cho anh ta 5 tấn bằng đường không và cộng
thêm một khoản phí chuyên chở là 350 USD.
Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng gồm:
a- 5 tấn thuộc da nhập khẩu bằng đường biển?
b- 5 tấn thuộc da nhập khẩu bằng đường hàng không?

You might also like