You are on page 1of 15

Khảo sát kiến thức về vaccine ung thư cổ tử cung và tiêm vaccine ngừa

HPV của sinh viên khoa Dược – Đại học Đà Nẵng.


1. Đối tượng nghiên cứu:
Tổng cộng 169 (N) sinh viên tại khoa y dược – Đại học Đà Nẵng đã tham gia hoàn
thành bảng câu hỏi.
2. Biến số, phân loại biến:
Biến số Thuộc tính biến số Phân loại biến số
1. Giới tính Nam Định tính, nhị phân
Nữ
2. Ngành học Răng – Hàm – Mặt Định tính, danh mục
Y đa khoa
Dược
Điều dưỡng
3. Bạn là sinh viên năm Năm 1 Định tính, danh mục
mấy? Năm 2
Năm 4
Năm 5
4. Bạn đã từng đi thực Đã từng Định tính, nhị phân
hành tại bệnh viện hay Chưa từng
chưa?
5. Bạn có biết những Có Định tính, nhị phân
thông tin về vắc-xin HPV Không
(còn gọi là vắc-xin ngừa
ung thư cổ tử cung) hay
không?
6.Bạn biết những thông [Bạn bè/ Người thân], Định tính
tin về vắc-xin HPV từ [Nhân viên y tế], [Báo,
những nguồn nào? đài], [Trường học],
[Mạng xã hội]
[Bạn bè/ Người thân] Có Định tính, nhị phân
Không
[Nhân viên y tế] Có Định tính, nhị phân
Không
[Báo, đài] Có Định tính, nhị phân
Không
[Trường học] Có Định tính, nhị phân
Không
[Mạng xã hội] Có Định tính, nhị phân
Không
7. Bạn đã tiêm vắc-xin Đã tiêm Định tính, danh mục
HPV chưa? Chưa tiêm
Đã tiêm 3 mũi
8. Nếu chưa tiêm, hãy [Giá thành cao], [Nghĩ
cho biết nguyên nhân bạn rằng nam không cần tiêm
chưa tiêm? phòng], [Chưa quan hệ
tình dục], [Lo sợ tác dụng
phụ của vắc xin], [Hiệu
quả của vắc xin], [Sợ
tiêm], [Quá nhiều lần
tiêm]

[Giá thành cao] Có Định tính, nhị phân


Không
[Nghĩ rằng nam không Có Định tính, nhị phân
cần tiêm phòng] Không
[Chưa quan hệ tình dục] Có Định tính, nhị phân
Không
[Lo sợ tác dụng phụ của Có Định tính, nhị phân
vắc xin] Không
[Hiệu quả của vắc xin] Có Định tính, nhị phân
Không
[Sợ tiêm] Có Định tính, nhị phân
Không
[Quá nhiều lần tiêm] Có Định tính, nhị phân
Không
9. Theo bạn giá thành của Cao Định tính, xếp hạng
một liều vắc-xin hiện nay Trung bình
như thế nào? (khoảng Thấp
800,000 – 2,000,000
VNĐ)
10. Bạn được gia đình hỗ Định lượng, liên tục
trợ mỗi tháng bao nhiêu
tiền để đi học (triệu
đồng)
11. Thu nhập thêm của Định lượng, liên tục
bạn ngoài tiền gia đình
hỗ trợ là bao nhiêu (triệu
đồng)
Mã hóa dữ liệu
Câu hỏi Tên biến Mã hóa
1. Giới tính gioitinh Nam = 0, Nữ = 1

2. Ngành học của bạn? nghanh Y Đa Khoa = 0, Răng –


Hàm – mặt = 1, Dược =
2, Điều dưỡng = 3
3. Bạn là sinh viên năm nam Năm 1 = 1, Năm 2 = 2,
mấy? Năm 4 = 4, Năm 5 = 5
4. Bạn đã từng đi thực lamsang Đã từng = 1, Chưa từng =
hành tại bệnh viện hay 0
chưa?
5. Bạn có biết những biethpv Có = 1, Không = 0
thông tin về vắc-xin HPV
(còn gọi là vắc-xin ngừa
ung thư cổ tử cung) hay
không?
6.Bạn biết những thông
tin về vắc-xin HPV từ
những nguồn nào?
[Bạn bè/ Người thân] bannguoithan Có = 1, Không = 0

[Nhân viên y tế] nvyt Có = 1, Không = 0

[Báo, đài] baodai Có = 1, Không = 0

[Trường học] truonghoc Có = 1, Không = 0

[Mạng xã hội] mxh Có = 1, Không = 0

7. Bạn đã tiêm vắc-xin datiem Chưa tiêm = 0, Đã tiêm =


HPV chưa? 1, Đã tiêm 3 mũi = 2
8. Nếu chưa tiêm, hãy
cho biết nguyên nhân bạn
chưa tiêm?
[Giá thành cao] giathanhcao Có = 1, Không = 0
[Nghĩ rằng nam không namkhongcan Có = 1, Không = 0
cần tiêm phòng]
[Chưa quan hệ tình dục] chuaqhtd Có = 1, Không = 0

[Lo sợ tác dụng phụ của tdphu Có = 1, Không = 0


vắc xin]
[Hiệu quả của vắc xin] hieuqua Có = 1, Không = 0

[Sợ tiêm] sotiem Có = 1, Không = 0

[Quá nhiều lần tiêm] tiemnhieu Có = 1, Không = 0

9. Theo bạn giá thành của giathanh Thấp = 0, Trung bình =


một liều vắc-xin hiện nay 1, Cao = 2
như thế nào? (khoảng
800,000 – 2,000,000
VNĐ)
10. Bạn được gia đình hỗ gdhotro Không mã hóa
trợ mỗi tháng bao nhiêu
tiền để đi học (triệu
đồng)
11. Thu nhập thêm của thunhapthem
bạn ngoài tiền gia đình
hỗ trợ là bao nhiêu (triệu
đồng)
Đã tiêm datiemx2 Đã tiêm = 1, Chưa tiêm =
0
Tổng tiền = 10 + 11
Phân tích kết quả
 Dữ liệu được thu thập, mã hóa, vẽ biểu đồ trên Microsoft Excel 365
 Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, trên chương trình phần mềm
Rstudio
Sử dụng CrossTable (1 biến) để tìm ra các đặc điểm chung của các đối tượng tham
gia nghiên cứu về số lượng cũng như tỷ lệ (%) của giới tính, ngành học, trình độ
học vấn, đã từng đi lâm sàng chưa (bảng 1)
Sử dụng CrossTable(biethpv) để tính tỷ lệ phần trăm số lượng sinh viên biết và
không biết sau đó nhập số liệu vào Microsoft Excel 365 và vẽ biểu đồ - biểu đồ 1)
Sử dụng CrossTable cho từng mục về nguồn biết HPV, lấy tỷ lệ phần trăm mà
Rstudio đã cho nhập vào Microsoft Excel 365 và vẽ đồ thị (biểu đồ 2)
 Bảng 2 thì ta sử dụng
Đối với biến giới tính và đi lâm sàng thì ta dùng
a=glm(gioitinh~biethpv,data=data,family = "binomial")
a1=glm(lamsang~biethpv,data=data,family = "binomial")
Đối với biến trình độ học vấn và năm thì ta dùng
data$nam <- factor(data$nam)
a2x <- glm(biethpv~nam,data=data,family = "binomial")
summary(a2x)
logistic.display(a2x)
data1$nghanh <- factor(data1$nghanh)
a3y <- glm(biethpv~nghanh,data=data,family = "binomial")
summary(a3y)
logistic.display(a3y)
Từ các hàm trên tìm ra P – value, OR(95%CI) và tìm sự khác biệt giữa giới tính, đã
từng đi lâm sàng, trình độ học vấn, ngành học với biết thông tin và vaccine HPV.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0.05
Tỷ lệ phần trăm và số lượng giữa outcome mà ta quan tâm với biết thông tin về
vaccine HPV thì ta dùng Crosstable(2 biến)
 Biểu đồ 3
Sử dụng CrossTable(datiem) để tính tỷ lệ phần trăm số lượng sinh viên biết và
không biết sau đó nhập số liệu vào Microsoft Excel 365 và vẽ biểu đồ - biểu đồ 3.
Vì đã tiêm và đã tiêm 3 mũi được mã hóa khác nhau tuy nhiên chúng đều thuộc đã
tiêm nên biểu đồ chỉ còn lại chưa tiêm và đã tiêm = đã tiêm + đã tiêm 3 mũi)
 Bảng 3
Sử dụng CrossTable(1 biến) để tìm cột số lượng N (%). Sử dụng CrossTable (2
biến) để tìm số lượng của outcome và giới tính.
Để phân tích đơn biến để tìm các giá trị P, OR và 95%CI thì ta dùng
b=glm(gioitinh~outcome,data = data, family = "binomial")
logistic.display(b)
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0.05
Bảng 4
Tuy nhiên để xem thử các yếu tố khác trong mô hình có làm thay đổi mối quan hệ
giữa biến “gioitinh” và các outcome
bx=glm(gioitinh~giathanhcao+namkhongcan+chuaqhtd+tdphu+hieuqua+sotiem+ti
emnhieu,data = data, family = "binomial")
logistic.display(bx)
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0.05
Bảng 5 Gồm 2 bảng
So sánh mối quan hệ đa biến giữa biến dự đoán giathanhcao, gdhotro và
thunhapthem và biến kết quả datiemx2
X=glm(datiemx2~giathanhcao+gdhotro+thunhapthem, data=data, family =
“binomial”)
Logistic.display(X)
So sánh đơn biến giữa Tổng tiền = tiền gia đình hỗ trợ hàng tháng + tiền thu nhập
thêm với sự tiêm chủng vaccine HPV
X1 = glm(datiemx2~tong, data=data, family = “binomial”)
Logistic.display(X1)
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0.05

3. Kết quả:
Bảng 1: Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu (N=169).
Nội dung khảo sát N (%)
Giới tính
 Nữ 123 72.8
 Nam 46 27.2

Ngành học
43 25.4
 Y đa khoa 27 16.0
 Răng – hàm – mặt 63 37.3
 Dược 36 21.3
 Điều dưỡng

Trình độ học vấn


 Năm 1 68 40.2
 Năm 2 36 21.3
27 16.0
 Năm 4
38 22.5
 Năm 5

Đã từng đi lâm sàng 104 61.5


 Chưa từng 65 38.4
 Đã từng

Trong 169 đối tượng nghiên cứu, nữ chiếm đa số với 123 SV chiếm tỉ lệ 72.8%,
nam chiếm 27.2%. Mặc dù có các khuyến cáo nên tiêm ngừa HPV cho nam giới
trong độ tuổi dậy thì nhưng phần lớn những hiểu biết và tiêm ngừa HPV là các
bạn nữ.
Sự chênh lệch ở các nhóm ngành học trong nghiên cứu này không quá cao với y
khoa chiếm 25.4%, RHM 16%, dược 37.3% và điều dưỡng chiếm 21.3%.
Về trình độ học vấn, SV năm 1 chiếm tỉ lệ cao nhất với 40.2%, kế đến là năm 5
chiếm 22.5%, năm 2 với 21.3% và cuối cùng năm 4 chiếm 16%. Các đối tượng
tham gia nghiên cứu đều trong độ tuổi 18 trở lên, đây là nhóm tuổi khá phù hợp
với nghiên cứu vì những nguy cơ tiềm ẩn về bệnh UTCTC bắt đầu xuất hiện và
cũng là độ tuổi thích hợp để tìm hiểu và tiêm ngừa HPV.
 Đánh giá kiến thức của SV về vaccine HPV:
1. Tỉ lệ sinh viên biết về vaccine HPV
Biểu đồ 1: Tỉ lệ (%) SV biết về vaccine HPV

16.6%

83.4%

Biết về vaccine HPV Không biết về vaccine HPV

Trong tổng số 169 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 141 SV đã biết thông tin
về vaccine ngừa UTCTC chiếm tỉ lên 83.4% và tỉ lệ SV chưa biết chiếm 16.6%,
cho thấy đa số sinh viên đã có kiến thức về vacxin HPV.

2. Các nguồn cung cấp thông tin về vaccine HPV cho sinh viên:
Biểu đồ 2 : Nguồn cung cấp thông tin về vaccine HPV
Mạng xã hội 87

Trường học 49.1

Báo, đài 77.5

Nhân viên y tế 55.6

Bạn bè/ Người thân 71.6

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Tỷ lệ phần trăm

Bảng câu trả lời của các đối tượng tham gia đã biết về vaccine HPV, điều tra xem
họ có biết những thông tin về vaccine HPV từ những nguồn nào và từ ai.
Đa số các đối tượng nghiên cứu cho biết họ biết được thông tin qua mạng xã hội
với ti lệ 87.0%. Mặc dù cung cấp đa dạng các thông tin nhưng các nguồn thông tin
từ các trang mạng chưa được sàng lọc và quản lí chặt chẽ nên có thể ảnh hưởng
đến kiến thức của người đọc.
Kế đến là báo đài và bạn bè người thân lần lượt chiếm 77.5% và 71.6%.
Thông tin tư vấn về vaccine từ nhân viên y chiếm chỉ chiếm 55.6% và trường học
cung cấp thông tin về vaccine chiếm tỉ lệ thấp nhất (49.1%). Đây là 2 nguồn thông
tin đáng tin cậy nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ thấp nhất, Qua đó nhận thấy rằng việc
tuyên truyền còn hạn chế và chưa được đầu tư kĩ lưỡng về truyền thông để mọi
người hiểu biết thông tin về vaccine và đặc biệt tại môi trường học tập trường y
dược nhưng nguồn thông tin về vaccine cung cấp cho sinh viên lại khá thấp.
Bảng 2: Mối liên quan giữa đặc điểm các đối tượng nghiên cứu với kiến thức về
vaccine HPV:

Biết thông tin về Không biết OR


Đặc điểm vaccine HPV thông tin về P-value (KTC 95%)
(%) vaccine HPV
(%)
Giới tính
 Nam 32 (69.6) 14 (30.4) 1
109 (88.6) 14 (11.4) 0.005 3.41 (1.47 – 7.88)
 Nữ
Ngành học
 Y Đa Khoa 33 (76.7) 10 (23.3) 1
25 (92.6) 2 (7.4) 0.093 3.79 (0.76 - 18.85)
 Răng – Hàm – Mặt
 Dược 56 (88.9) 7 (11.1) 2.42 (0.84 – 6.98)
27 (75.0) 9 (25.0) 0.91 (0.32 – 2.56)
 Điều Dưỡng
Trình độ học vấn
 Năm 1 52 (76.5) 16 (23.5) 1
27 (75.0) 9 (25.0) 0.04 0.92 (0.36 – 2.36)
 Năm 2
 Năm 4 25 (92.6) 2 (7.4) 3.85 (0.82 – 18.04)
37 (97.4) 1 (2.6) 11.38 (1.45 – 89.66)
 Năm 5
Đã từng đi lâm sàng
 Chưa từng 79 (76.0) 25 (24.0) 1
62 (95.4) 3 (4.6) < 0.01 6.54 (1.89 – 22.66)
 Đã từng

Trong tổng số 169 người tham gia khảo sát có 32 nam giới biết về vaccine HPV
trong tổng số 46 nam giới được khảo sát chiếm tỉ lệ 69.6% và con số này là
88.6% đối với nữ.
Kết quả này cho thấy SV nữ biết về vaccine hpv có odds cao gấp 3.41 lần so
với nam với 95%CI 1.47 đến 7.88 và P<0.05 và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê cho thấy các bạn nữ quan tâm về thông tin vaccine HPV hơn nam.
SV đã từng đi lâm sàng biết về vaccine HPV có odds cao gấp 6.54 lần so với
SV chưa từng đi lâm sàng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Về trình độ học vấn, nhìn chung các năm càng lớn thì kiến thức về vaccine
HPV càng cao hơn có thể do được tiếp cận nhiều thông tin hơn và đã được đi
lâm sàng.
Biểu đồ 3: Tỉ lệ sinh viên đã tiêm ngừa HPV:

Tỉ lệ (%) sinh viên đã tiêm ngừa HPV

16.60%

83.40%

Đã tiêm ngừa HPV Chưa tiêm ngừa HPV

Mặc dù tỉ lệ SV biết về vaccine HPV khá cao (83.4%) nhưng chỉ có 17% đối tượng
đã tiêm ngừa HPV và số chưa tiêm đến 83%. Theo khảo sát tỉ lệ tiêm phòng chiếm
khá thấp. Mặc dù đối tượng nghiên cứu là sinh viên các ngành y dược nhưng SV
lại khá chủ qua về sức khỏe của bản thân.
Kết quả này cho thấy tỉ lệ tiêm vaccine còn rất thấp có thể do nguồn cung cấp
thông tin đáng tin cậy còn hạn chế, đặc biệt từ nhà trường, nhân viên y tế….
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác mà SV chưa tiêm ngừa HPV đã được khảo
sát.
Bảng 3: Phân tích đơn biến về nguyên nhân không tiêm ngừa HPV:
Nguyên nhân không tiêm N (%) Nam (%) Nữ (%) P-value 95%CI OR
ngừa HPV
Giá thành cao 89 (52.7) 34.8 59.3 0.004 1.35 – 5.54 2.74

Nghĩ rằng nam không cần 39 (23.1) 65.2 7.3 < 0.001 0.02 – 0.1 0.04
tiêm phòng
Chưa quan hệ tình dục 63 (37.3) 45.7 34.1 0.172 0.31 – 1.23 0.62
Lo sợ tác dụng phụ của vắc 58 (34.3) 23.9 38.2 0.075 0.91 – 4.25 1.97
xin
Hiệu quả của vắc xin 59 (34.9) 28.3 37.4 0.262 0.72 – 3.17 1.52
Sợ tiêm 44 (26.0) 13.0 30.9 0.013 1.16 – 7.63 2.98
Quá nhiều lần tiêm 50 (29.6) 10.9 36.6 <0.001 1.74 – 12.84 4.73

Theo phân tích đơn biến có thể thấy các biến như giá thành cao, nghĩ nam không
cần tiêm, sợ tiêm và quá nhiều lần tiêm có ý nghĩa thồng kê. Vì thế muốn giảm
nhiễu và có kết quả chính xác hơn chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích nguyên nhân
không tiêm ngừa HPV bằng phân tích đa biến như sau:
Bảng 4: Phân tích đa biến về nguyên nhân không tiêm ngừa HPV:
Nguyên nhân Giới tính
không tiêm ngừa
HPV OR P-value 95%CI

Giá thành cao 8.63 < 0.001 2.71 - 27.45

Nghĩ rằng nam 0.03 < 0.001 0.01 – 0.1


không cần tiêm
phòng
Chưa quan hệ tình 0.35 0.056 0.12 – 1.05
dục
Lo sợ tác dụng 0.75 0.753 0.13 – 4.42
phụ của vắc xin
Sợ tiêm 0.82 0.818 0.15 – 4.46
Hiệu quả của vắc 1.26 0.791 0.22 – 7.16
xin
Quá nhiều lần 6.03 0.032 1.03 - 35.25
tiêm
Theo kết quả của phân tích đa biến:
Trong tổng số đối tượng chưa tiêm HPV, SV nữ không tiêm HPV do giá thành
thành cao có odds cao gấp 8.63 lần so với nam và điều này có ý nghĩa thống kê.
Có thể thấy OR hiệu chỉnh trong phân tích đa biến (8.63) khác biệt lớn với OR
trong phân tích đơn biến (2.74). Điều đó có thể cho thấy có nhiều yếu tố gây nhiễu
không được tính trong phân tích đơn biến và OR trong phân tích đơn biến không
phản ánh chính xác mối quan hệ thực sự giữa biến dự đoán và kết quả.
Đối với nguyên nhân chưa tiêm HPV do nghĩ rằng nam không cần tiêm của nữ
bằng 0.04 lần so với nam, có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy các SV nam
chưa thực sự quan tâm đến vaccine HPV.
Tương tự SV nữ không tiêm HPV do quá nhiều lần tiêm có odds cao gấp 6.03 lần
so với nam, điều này có ý nghĩa thống kê. Với phác đồ tiêm chủng thì phải tiêm ít
nhất là 3 mũi trong vòng 7-8 tháng cũng là vấn đề e ngại đối với sinh viên.
Đối với nguyên nhân sợ tiêm, trong phân tích đơn biến kết quả có ý nghĩa thống kê
nhưng trong phân tích đa biến kết quả không có ý nghĩa thống kê cho thấy các biến
gây nhiễu có thể không được tính đến trong phân tích đơn biến. Do đó, OR hiệu
chỉnh sẽ chính xác hơn trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các biến được đề cập.
Trong các nguyên nhân chưa tiêm ngừa HPV giá vaccine cao là nguyên nhân được
lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ 52.7%. Kế đến là chưa quan hệ tình dục chiếm 37.3%
và hiệu quả của vaccine là 34.9%, tỉ lệ này cho thấy sinh viên còn chưa hiểu rõ về
thông tin và tính an toàn của vaccine.

Bảng 5: Mối liên quan giữa giá thành vaccine, thu nhâp (tiền gia đình hỗ trợ và thu
nhập thêm) với đã tiêm HPV:
Biến số datiemx2
OR P - value 95%CI
Giá thành cao 0 < 0.01 0 - inf
GĐ hỗ trợ hàng tháng 0.74 0.067 0.52 – 1.05
Thu nhập thêm 0.73 0.28 0.41 – 1.31
Biến số datiemx2
OR P - value 95%CI
Tổng thu nhập 0.69 0.007 0.03

Như đã nói ở trên vì muốn giảm nhiễu và có kết quả chính xác hơn chúng tôi sẽ
phân tích mối liên quan giữa giá thành vaccine, thu nhâp (tiền gia đình hỗ trợ + thu
nhập thêm) với đã tiêm HPV bằng phân tích đa biến.
Dựa vào bảng đã so sánh mối liên hệ giữa giá thành vaccine và tiền thu nhập của
các đối tượng nghiên cứu với tiêm vaccine cho thấy:
Về quan hệ giữa giá thành vaccine với đã tiêm HPV có OR= 0 do không ai trong
dữ liệu “giá thành cao” có tiêm chủng do đó không ước tính được.
Về thu nhập hàng tháng do gia đình hỗ trợ và thu nhập thêm được tính tách rời vì
theo bảng câu hỏi khảo sát tiền hỗ trợ từ gia đình là hàng tháng còn tiền thu nhập
thêm thì không nên chúng tôi muốn khảo sát mối quan hệ giữa 2 thu nhập này với
tiêm HPV và theo kết quả trên cả 2 đều không có ý nghĩa thống kê.
Sau khi khảo sát 2 biến hỗ trợ gia đình và thu nhập thêm chúng tôi tiếp tục phân
tích tổng thu nhập của các đối tượng bao gồm tiền hỗ trợ từ gia đình và thu nhập
thêm cho rằng đây là thu nhập ổn định để xem xét mối quan hệ với đã tiêm HPV
bằng phân tích đơn biến giữa tổng thu nhập và kết quả đã tiêm HPV.
Nhìn chung có sự liên quan giữa giá thành vaccine, tổng thu nhập của các đối
tượng nghiên cứu với tiêm HPV.
4. Kết luận:
Theo kết quả đã phân tích phần lớn SV có kiến thức về vaccine HPV nhưng nguồn
cung cấp kiến thức đa phần ở các trang mạng xã hội với các nguồn thông tin chưa
được kiểm soát chặt chẽ, thông tin về vaccine từ các nguồn uy tín đặc biệt là
trường học còn hạn chế điều đó có thể ảnh hưởng đến kiến thức của SV.
Tỉ lệ tiêm ngừa HPV còn khá thấp chỉ chiếm 17%, tồn tại nhiều nguyên nhân đặc
biệt là giá thành của vaccine.
Tại Khoa y dược nên có sự phối của nhà trường cùng các đoàn - hội sinh viên
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nâng cao kiến thức về tác hại của UTCTC
cũng như những lợi ích của vaccine HPV và cần có các chương trình hỗ trợ sinh
viên tiêm ngừa HPV.

You might also like