You are on page 1of 11

NGHIÊN CỨU CẮT NGANG VỀ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN, MỨC ĐỘ NGHIÊM

TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Đặng Lê Hạnh Nhân, Nguyễn Minh Nhật, Lâm Tâm Như, Vũ Ngọc Anh Phương,
Nguyễn Trần Minh Quang
Tóm tắt: Trầm cảm là tình trạng rất phổ biến trên toàn thế giới. Bài viết này xem xét mức độ trầm cảm ở sinh viên y
khoa và làm sáng tỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Bài viết không thể kết luận liệu sinh viên y khoa ở những
nơi khác có trải qua các triệu chứng này phổ biến hơn so với sinh viên Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng hay không.
Đánh giá hiện tại cung cấp một bức tranh cắt ngang về sức khỏe tâm lý của sinh viên, điều này rất quan trọng để xây
dựng chính sách y tế cho các mục đích phòng ngừa và điều trị.

Từ khóa: trầm cảm, sinh viên y, sức khỏe tâm thần

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến. Trên toàn cầu, ước tính có 5%
người trưởng thành mắc chứng rối loạn này, được đặc trưng bởi nỗi buồn dai
dẳng và thiếu hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bổ ích hoặc thú vị
trước đây, có thể làm rối loạn giấc ngủ và sự thèm ăn, mệt mỏi và kém tập
trung là phổ biến(1). Các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng mắc trầm cảm bao
gồm: Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm, những thay đổi lớn trong
cuộc sống, chấn thương hoặc căng thẳng, một số bệnh về thể chất và thuốc
men(2). Nó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật trên
toàn thế giới và góp phần lớn vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu(3). Ảnh
hưởng của trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát và có thể ảnh hưởng đáng
kể đến khả năng hoạt động và sống một cuộc sống đáng sống của một người.
Đây cũng là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở sinh viên y khoa và có
thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với thành tích học tập cũng như sức
khỏe cá nhân của họ. Nghiên cứu này tìm cách xác định mức độ phổ biến và
mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm ở sinh viên y khoa tại
Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng, đồng thời xác định các biện pháp can
thiệp tiềm năng có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tâm thần
tổng thể của nhóm đối tượng này. Bài viết không đại diện cho tỷ lệ mắc trầm
cảm ở các cơ sở giáo dục y tế khác.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) Xác định tỷ lệ trầm cảm của sinh viên theo thang PHQ-9(4)
2) Xác định tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm theo các mức độ dựa vào thang PHQ-
9(4)
3) Xác định các nguyên nhân căng thẳng và đề xuất các chiến lược để giảm bớt
căng thẳng cho sinh viên y khoa
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đang học tại Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng tham gia khảo sát
từ ngày x tháng y năm 2023 đến ngày z tháng t năm 2023
2) Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Khoa Y Dược – Đại học
Đà Nẵng
3) Cỡ mẫu:
2 Ρ ( 1−Ρ )
Công thức n = Ζ(1− α )
2 e2
Trong đó n: là cỡ mẫu tối thiểu
P: tỷ lệ trầm cảm dự kiến
e: biên độ sai số cho phép
Z: mức độ tin cậy mong muốn (với α = 0.05, Ζ1− a2 = 1.96), e = 0.05. Về giá
trị của P, theo các tác giả Trần Kim Trang(5), Lisa S Rotenstein(6), M S
Sherina(7), Isra Ahmed(8), Saumik Chakaraborty(9) thì tỷ lệ trầm cảm của
sinh viên y trong các bài nghiên cứu lần lượt là 28.8%, 27.2%, 23%, 28.6%,
45.3% như vậy qua các bài báo tỷ lệ p dao động từ 20% đến 46% nên nghiên
cứu của chúng tôi sẽ chọn p = 30%. Với p = 30% thì n = 324. Vì n = 324 là
cỡ mẫu tối thiểu và chúng tôi dự đoán rằng sẽ có 20% số lượng người từ
chối tham gia khảo sát vì chúng tôi cần khảo sát n = 389 người để thoả điều
kiện cỡ mẫu tối thiểu
4) Phương pháp chọn mẫu:
Ngẫu nhiên đơn. Các lớp sẽ được chọn ngẫu nhiên dựa trên RStudio để đảm
bảo tính khách quan của bài nghiên cứu
5) Tiêu chí đưa vào:
Tất cả sinh viên đang theo học tại Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng sẽ đủ
điều kiện để đưa vào nghiên cứu.
6) Tiêu chí loại trừ:
Các bài khảo sát sẽ bị loại trừ nếu:
1. Sử dụng các ký hiệu khác để đánh dấu không phải là ký hiệu 
2. Chọn nhiều hơn 1 câu trả lời trong cùng 1 câu hỏi
3. Không trả lời hết
4. Sinh viên không chấp nhận tham gia khảo sát
7) Thu thập dữ liệu:
Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Bảng câu hỏi sẽ bao gồm bốn phần:
 Thông tin nhân khẩu học
(sử dụng “” để điền vào câu trả lời của bạn, chỉ được chọn 1 câu trả lời
trong mỗi câu hỏi)

Câu hỏi khảo sát


Giới tính Nam ☐ Nữ ☐
Ngành học Y Đa Khoa ☐
Răng – Hàm – Mặt ☐
Dược ☐
Diều dưỡng ☐
Bạn học năm thứ mấy Năm 1 ☐ Năm 2 ☐ Năm 3 ☐
Năm 4 ☐ Năm 5 ☐ Năm 6 ☐
Đã từng đi lâm sàng Đã từng ☐ Chưa từng ☐
Tình trạng mối quan hệ hiện tại của Không có người yêu ☐
bạn Có người yêu ☐
Đã có gia đình ☐
 Bảng câu hỏi PHQ-9 để đánh giá các triệu chứng trầm cảm. Bảng câu
hỏi PHQ-9 đã được kiểm định đủ yêu tiêu chuẩn để chuẩn đoán trầm
cảm(10)
Trong 2 tuần qua, bạn có thường xuyên bị làm phiền bởi bất kỳ vấn đề nào
sau đây không?
(sử dụng “” để điền vào câu trả lời của bạn, chỉ được chọn 1 câu trả lời
trong mỗi câu hỏi)
STT Câu hỏi Câu trả lời
1 Ít hứng thú hoặc là không có niềm vui 0. Hầu như không ☐
thích làm việc gì 1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

2 Cảm thấy chán nản kiệt sức, chán nản, 0. Hầu như không ☐
hay tuyệt vọng 1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

3 Khó ngủ, ngủ không lâu hoặc ngủ quá 0. Hầu như không ☐
nhiều 1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

4 Cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng 0. Hầu như không ☐
lượng 1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

5 Chán ăn hoặc ăn quá nhiều 0. Hầu như không ☐
1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

6 Cảm thấy bản thân tồi tệ, cho rằng 0. Hầu như không ☐
mình là người thất bại hoặc thất vọng 1. Một vài ngày ☐
về bản thân và gia đình 2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

7 Khó tập trung vào một việc gì đó, ví 0. Hầu như không ☐
dụ như đọc báo hay xem tivi 1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

8 Di chuyển hoặc nói năng quá chậm 0. Hầu như không ☐
chạp khiến người khác chú ý hoặc 1. Một vài ngày ☐
ngược lại - quá lo lắng, bồn chồn nên 2. Hơn một nửa số thời
đi lại quá nhiều gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

9 Nghĩ rằng mình chết đi sẽ tốt hơn, 0. Hầu như không ☐
hoặc làm đau hay tổn thương cơ thể 1. Một vài ngày ☐
2. Hơn một nửa số thời
gian ☐
3. Gần như mỗi ngày

Tổng điểm (phần này người tham gia khảo sát không được điền):………
 Bảng câu hỏi về các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây căng thẳng
ở sinh viên
(sử dụng “” để điền vào câu trả lời của bạn, chỉ được chọn 1 câu trả lời
trong mỗi câu hỏi)
Câu hỏi Câu trả lời
Áp lực về điểm số, thi cử Có ☐ Không ☐
Khối lượng kiến thức nhiều Có ☐ Không ☐
Tiền học phí cao Có ☐ Không ☐
Chi phí sinh hoạt cao Có ☐ Không ☐
Không có bạn bè Có ☐ Không ☐
Gia đình khó khăn về tài chính Có ☐ Không ☐
Bố mẹ ly thân/ly dị Có ☐ Không ☐
Chất lượng giảng dạy của giáo viên Có ☐ Không ☐
kém
Trường học xa nơi ở Có ☐ Không ☐
Chia tay người yêu Có ☐ Không ☐

 Bảng câu hỏi về các biện pháp mà bạn nghĩ rằng có thể làm giảm căng
thẳng cho sinh viên Y
(sử dụng “” để điền vào câu trả lời của bạn, chỉ được chọn 1 câu trả lời
trong mỗi câu hỏi)
Câu hỏi Câu trả lời
Giảm học phí Có ☐ Không ☐
Hạn chế giảng dạy các kiến thức đã Có ☐ Không ☐
cũ, không hợp thời
Nghe nhạc Có ☐ Không ☐
Xem phim Có ☐ Không ☐
Đi chơi với bạn bè Có ☐ Không ☐
Nói chuyện với gia đình Có ☐ Không ☐
Đi gặp bác sĩ tâm lý Có ☐ Không ☐
8) Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu được thu nhập và mã hóa bằng phần mềm Microsoft Excel 365
Phân tích số liệu dựa vào phần mềm Rstudio
9) Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được sự đồng ý của các sinh viên tham gia nghiên cứu. Đối
tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin trước khi tham gia, phiếu
câu hỏi không phải điền họ tên để đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc sống
cá nhân và mọi thông tin nghiên cứu được bảo mật
IV. KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm của của đối tượng tham gia nghiên cứu
Nội dung khảo sát N (%)
Giới tính
– Nam
– Nữ
Ngành học
– Y Đa Khoa
– Răng – Hàm – Mặt
– Dược
– Điều Dưỡng
Trình độ học vấn (Sinh viên năm
mấy)
– Năm 1
– Năm 2
– Năm 3
– Năm 4
– Năm 5
– Năm 6
Đã từng đi lâm sàng
– Chưa từng
– Đã từng
Mối quan hệ hiện tại
– Không có người yêu
– Có người yêu
– Đã có gia đình
Nhận xét bảng 1: ………………
Bảng 2: Số lượng sinh viên mắc trầm cảm theo PHQ-9
Mức độ trầm cảm N
Bình thường (0 – 4)
Trầm cảm tối thiểu (5 – 9)
Trầm cảm nhẹ (10 – 14)
Trầm cảm trung bình (15-19)
Trầm cảm nặng (>19)
Nhận xét bảng 2:………………
Bảng 3: Liên quan giữa trầm cảm và giới tính (phân tích đơn biến)

Nam Nữ P-value OR
N(%) N(%) (KTC 95%)
Bình thường
Trầm cảm tối thiểu
Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm trung bình
Trầm cảm nặng
Nhận xét bảng 3:
Bảng 4: Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và giới tính (phân tích đơn biến)
N (%) Nam (%) Nữ (%) P – value OR
(95%CI)
Áp lực về
điểm số, thi
cử
Khối lượng
kiến thức
nhiều
Tiền học phí
cao
Chi phí sinh
hoạt cao
Không có bạn

Gia đình khó
khăn về tài
chính
Bố mẹ ly
thân/ly dị
Chất lượng
giảng dạy của
giáo viên
kém
Trường học
xa nơi ở
Chia tay
người yêu
Nhận xét bảng 4: …..
Bảng 5: Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và giới tính (phân tích đa biến)
N (%) Nam (%) Nữ (%) P – value OR
(95%CI)
Áp lực về
điểm số, thi
cử
Khối lượng
kiến thức
nhiều
Tiền học phí
cao
Chi phí sinh
hoạt cao
Không có bạn

Gia đình khó
khăn về tài
chính
Bố mẹ ly
thân/ly dị
Chất lượng
giảng dạy của
giáo viên
kém
Trường học
xa nơi ở
Chia tay
người yêu
Nhận xét bảng 5:……
Bảng 6: Liên quan giữa các yếu tố làm giảm căng thẳng và giới tính (phân
tích đơn biến)
N (%) Nam (%) Nữ (%) P – value OR
(95%CI)
Giảm học
phí
Hạn chế
giảng dạy
các kiến
thức đã cũ,
không hợp
thời
Nghe nhạc
Xem phim
Đi chơi với
bạn bè
Nói chuyện
với gia
đình
Đi gặp bác
sĩ tâm lý
Nhận xét bảng 6:………
Bảng 7: Liên quan giữa các yếu tố làm giảm căng thẳng và giới tính (phân
tích đa biến)
N (%) Nam (%) Nữ (%) P – value OR
(95%CI)
Giảm học
phí
Hạn chế
giảng dạy
các kiến
thức đã cũ,
không hợp
thời
Nghe nhạc
Xem phim
Đi chơi với
bạn bè
Nói chuyện
với gia
đình
Đi gặp bác
sĩ tâm lý
Tham gia
các hoạt
động thể
thao
Nhận xét bảng: 7
V. Bàn luận

VI. Kết luận


1. Kết luận
2. Kiến nghị giải pháp
(a) Đối với nhà trường

(b) Đối với giảng viên

(c) Đối với sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. World Health Organization, Ngày truy cập: 28/03/2023 Link: https://www.who.int/health-
topics/depression#tab=tab_1.
2. The National Institute of Mental Health (NIMH), ngày truy cập 28/03/2023, Link:
https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression#part_2258.
3. Moussavi S, Chatterji S, Verdes E, Tandon A, Patel V, Ustun B. Depression, chronic diseases, and
decrements in health: results from the World Health Surveys. Lancet (London, England).
2007;370(9590):851-8.
4. Patient Health Questionnaire (PHQ-9), Ngày truy cập: 28/03/2023, Link:
https://med.stanford.edu/fastlab/research/imapp/msrs/_jcr_content/main/accordion/
accordion_content3/download_256324296/file.res/PHQ9%20id%20date%2008.03.pdf.
5. Trần Kim Trang, STRESS, LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN Y KHOA, Y Học TP. Hồ Chí Minh *
Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 , ngày truy cập: 28/03/2023, Link:
https://yhoctphcm.ump.edu.vn/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=11198.
6. Rotenstein LS, Ramos MA, Torre M, Segal JB, Peluso MJ, Guille C, et al. Prevalence of Depression,
Depressive Symptoms, and Suicidal Ideation Among Medical Students: A Systematic Review and Meta-
Analysis. Jama. 2016;316(21):2214-36.
7. Sherina MS, Rampal L, Kaneson N. Psychological stress among undergraduate medical students.
Med J Malaysia. 2004;59(2):207-11.
8. Ahmed I, Banu H, Al-Fageer R, Al-Suwaidi R. Cognitive emotions: Depression and anxiety in
medical students and staff. Journal of Critical Care. 2009;24(3):e1-e7.
9. Chakraborty S, Bhattacherjee S, Mukherjee A, Ishore K. Depression, anxiety and stress among
medical students and junior doctors- a cross sectional study in a medical college of India. International
Journal of Current Advanced Research. 2021:24691-6.
10. American Psychological Association, Depression Assessment Instruments, ngày truy cập
28/03/2023, Link: https://www.apa.org/depression-guideline/assessment.

You might also like