You are on page 1of 18

Trường Đại học Trà Vinh

CHUYÊN ĐỀ 8:

KỸ NĂNG QUẢN LÝ STRESS VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

 MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, người học sẽ có thể:
 Trình bày các nguyên nhân gây Stress và cách quản lý Stress
 Đối phó Stress
 Xác định các cách quản lý tài chính cá nhân
 Quản lý tài chính cá nhân
 Làm chủ cảm xúc và hành vi khi ứng phó với các sự việc
 Có ý thức trong chi tiêu
 NỘI DUNG:
I. Kỹ năng quản lý Stress
1. Stress là gì?
Stress là một khái niệm khó giải
thích và chưa có một định nghĩa
nhất quán về nó. Dưới đây là một
số khái niệm hoặc định nghĩa về
Stress:
 Stress là sự trải nghiệm khi
chúng ta đối mặt với tình huống
mà việc đối phó đầy thách thức và chúng ta thường mất kiểm soát trong
tình huống đó (Richard S. Lazarus).

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 1


Trường Đại học Trà Vinh
 Stress là phản ứng của cơ thể với mọi tác động của môi trường, do đó nó
là phản ứng không thể thiếu được ở động vật nói chung cũng như ở con
người nói riêng (Hans. Selye).
 Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình
hoạt động ở những điều kiện thách thức, khó khăn.
2. Các ảnh hưởng của Stress

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các rối loạn (hay bệnh tật)
liên quan đến Stress đang gia tăng rất nhanh, tỷ lệ chung trong dân số có thể từ
5% - 10% và thậm chí ở một số nước phát triển con số này còn lên đến 15% -
20%.

Stress có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cuộc sống của bạn, nó có thể
gây ra:

 Nỗi đau tinh thần


 Sự than phiền về sức khoẻ cơ thể
 Sự thay đổi thái độ ứng xử
 Những rắc rối trong mối quan hệ với những người khác
 Những rắc rối tại nơi làm việc

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của Stress tùy thuộc vào nhận thức của bạn đối với
tình huống là tích cực hay tiêu cực (Hanse Selye).

“Hãy mỉm cười với Stress vì Stress có thể là một động cơ để ta phấn đấu!”

3. Các nguyên nhân gây Stress

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 2


Trường Đại học Trà Vinh
Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên Stress cho mỗi con người,
chẳng hạn:

 Cái chết của người thân


 Vấn đề sức khỏe: bị thương, bệnh tật
 Sự thay đổi trong gia đình: cha mẹ (vợ chồng) li dị, lập gia đình, sinh con
 Gặp vấn đề về tình dục: bị cưỡng hiếp
 Sự thay đổi về cơ thể: thiếu ngủ, làm việc nhiều
 Gặp vấn đề về tài chính: không đủ tiền chi tiêu, mắc nợ
 Sự không thuận tiện, thoải mái hoặc thay đổi về môi trường sống, học tập
và làm việc.
 Sự gia tăng trách nhiệm: được giao công việc mới,
 Mối quan hệ với người thân, bạn bè và đồng nghiệp
 Sự kiểm soát khắt khe của người quản lý về cách thức và thời gian làm
việc
 Yêu cầu cao từ người thân hoặc người quản lý trong khi khả năng hoặc
năng lực của bản thân không đủ đáp ứng.
 Áp lực học tập hoặc công việc: phải học hoặc làm việc nhiều
4. Các biểu hiện của Stress

Người đang bị Stress có thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số những biểu hiện
dưới đây:

a) Về cảm xúc, tâm trí


o Lo âu, hay sợ hãi và dễ nổi cáu
o Cảm xúc thay đổi nhanh chóng
o Giảm khả năng tập trung chú ý
o Dễ nóng giận
o Cảm thấy vô vọng
o Cảm thấy mất phương hướng, chán chường không muốn làm gì
b) Về cơ thể

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 3


Trường Đại học Trà Vinh
o Mệt mỏi
o Đau đầu
o Tức ngực
o Mất ngủ
o Cảm giác căng thẳng cơ bắp
o Ăn kém ngon miệng
o Cảm giác đau không có nguyên nhân (đau lưng, đau mỏi vai gáy…)
o Rối loạn kinh nguyệt
c) Về hành vi
o Lạm dụng chất gây nghiện bao gồm cả nghiện rượu
o Khó tập trung chú ý vào một công việc nào đó
o Phản ứng quá mức/ khó kiềm chế bản thân/ tự gây thương tích bản
thân
o Dễ gây sự với người khác
o Dễ “nổi khùng”, có thể đập phá đồ đạc
o Ngại tiếp xúc với người khác
5. Cách đối phó hoặc phòng ngừa Stress
a) Những cách ứng phó Stress có hại cho sức khỏe

Những chiến lược sau đây có thể tạm thời làm giảm Stress, nhưng về lâu dài
chúng sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn:

 Hút thuốc  Sử dụng thuốc có chất gây

 Uống rượu, bia nhiều nghiện/kích thích

 Ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn  Ngủ quá nhiều

 Xem TV hoặc sử dụng máy vi tính  Thể hiện Stress lên người khác
nhiều (trút cơn giận, hành động bạo
lực)
 Từ bỏ bạn bè, gia đình và các hoạt
động khác

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 4


Trường Đại học Trà Vinh
Do đó, không nên sử dụng những cách trên để đối phó Stress. Hãy học
những cách hiệu quả hơn để ứng phó Stress, chẳng hạn:

b) Giải quyết những tình huống Stress: chiến lược 4A

Thay đổi tình huống: Thay đổi phản ứng của bạn:

 Tránh Stress (Avoid the Stressor)  Thay đổi để thích ứng với Stress

 Biến đổi Stress (Alter the Stressor) (Adapt to the Stressor)

 Chấp nhận Stress (Accept the


Stressor)

Chiến lược 1: Tránh những căng thẳng không cần thiết (Avoid unnecessary
Stress)

Không phải tất cả Stress đều có thể tránh được; tuy nhiên, một số Stress trong
cuôc sống bạn có thể loại bỏ.

 Học làm thế nào để nói “KHÔNG” – Hãy xác định những giới hạn
của bạn và hãy tập trung vào chúng. Trong cuộc sống cá nhân hoặc
chuyên môn, việc đảm nhiệm nhiều việc hơn khả năng của bạn là một
nguyên nhân chắc chắn gây Stress.

 Tránh những người gây Stress cho bạn – Nếu ai đó gây nên Stress
cho bạn và bạn không thể thay đổi mối quan hệ với họ, hãy hạn chế
thời gian gặp gỡ hoặc cắt đứt mối quan hệ với người đó.

 Kiểm soát môi trường của bạn – Nếu tin tức buổi tối làm bạn tức
giận, hãy tắt Tivi. Nếu đi chợ là điều không vui, hãy mua sắm qua
mạng.

 Tránh những chủ đề nóng – Nếu bạn tranh luận lặp đi lặp lại cùng
một chủ đề với cùng một/nhóm người, hãy dừng việc thảo luận.

 Giảm danh sách các việc cần làm của bạn – Hãy phân tích lịch biểu,
những nhiệm vụ, và công việc hàng ngày. Nếu bạn có quá nhiều việc,

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 5


Trường Đại học Trà Vinh
hãy phân biệt giữa “nên làm” và “phải làm”. Hãy để những việc không
cần thiết phía dưới danh sách các công việc hoặc loại bỏ chúng ra khỏi
danh sách.

Chiến lược 2: Thay đổi tình huống (Alter the situation)

Nếu bạn không thể tránh một tình huống căng thẳng, hãy cố gắng thay đổi nó.
Thường, điều này bao gồm việc thay đổi cách mà bạn ứng xử trong cuộc sống.

 Thể hiện những cảm xúc của bạn thay vì kiềm chế chúng. Nếu
điều gì đó hoặc ai đó đang quấy rầy bạn, hãy thể hiện những quan tâm
của bạn theo hướng cởi mở và tôn trọng. Nếu bạn không thể hiện
những cảm xúc ra, sự bực bội sẽ hình thành và tình huống đó sẽ duy
trì.

 Sẵn lòng thỏa hiệp. Khi bạn yêu cầu ai đó thay đổi hành vi của họ,
hãy sẵn lòng làm giống như thế.

 Quyết đoán hơn. Đừng nhìn lại những gì đã qua trong cuộc sống. Hãy
giải quyết các vấn đề phía trước, hãy làm tốt nhất để ngăn chặn chúng.
Nếu bạn đang học bài cho kỳ thi và bạn cùng phòng muốn tán ngẫu
với bạn, hãy nói với bạn ấy là bạn chỉ có 5 phút để nói chuyện.

 Quản lý thời gian của bạn tốt hơn. Quản lý thời gian không hiệu quả
là nguyên nhân gây nhiều căng thẳng. Nhưng, nếu bạn có lập kế hoạch
và đảm bảo rằng bạn không làm quá sức, bạn có thể khống chế một
lượng Stress

Chiến lược 3: Thay đổi để thích ứng với Stress (Adapt to the Stressor)

Nếu bạn không thể thay đổi tình trạng cẳng thẳng, hãy thay đổi bản thân mình.
Bạn có thể thay đổi để đáp ứng với những tình huống Stress và lấy lại sự kiểm
soát của bạn bằng cách thay đổi những điều mong đợi và thái độ của bạn.

 Diễn đạt lại vấn đề. Hãy cố gắng nhìn các tình huống căng thẳng từ
một quan điểm tích cực. Ví dụ, thay vì buồn rầu với một bài kiểm tra

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 6


Trường Đại học Trà Vinh
điểm thấp, hãy xem nó như là bài học kinh nghiệm cho các lần kiểm
tra sau.

 Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể. Hãy nhìn vào bối cảnh của tình
huống căng thẳng. Hãy tự hỏi bạn: Nó quan trọng như thế nào? Nó sẽ
ảnh hưởng bạn trong một tháng? Một năm? Nó thật sự có giá trị để
buồn không? Nếu câu trả lời “Không”, hãy tập trung thời gian và năng
lượng của bạn cho việc khác.

 Điều chỉnh các tiêu chuẩn của bạn. Hãy thiết lập các tiêu chuẩn phù
hợp cho bạn và cho người khác, và học để hài lòng với “đủ tốt”.

 Tập trung vào điểm tích cực. Khi Stress đang quật ngã bạn, hãy nhìn
vào những điều tích cực mà bạn trân trọng trong cuộc sống, bao gồm
những chất lượng tích cực và những món quà.

Do đó, hãy thay đổi thái độ của bạn để thích ứng với Stress

Chiến lược 4: Chấp nhận những điều mà bạn không thể thay đổi (Accept
the things you can’t change)

Bạn không thể ngăn chặn hoặc thay đổi vài nguyên nhân gây Stress, ví dụ như
cái chết của một người yêu mến, một bệnh nguy hiểm, … Trong những trường
hợp này, cách tốt nhất để đối phó với Stress là chấp nhận chúng. Việc chấp nhận
có thể khó khăn, nhưng dễ dàng hơn nếu chống lại tình huống không thể thay
đổi.

 Đừng cố gắng kiểm soát điều không thể kiểm soát. Nhiều thứ trong
cuộc sống nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta – đặc biệt là hành vi của
người khác. Thay vì thể hiện Stress đối với những thứ đó, hãy tập trung
vào những thứ mà bạn có thể kiểm soát được.

 Tìm kiếm những điều tích cực hoặc yêu thích. Có câu nói “điều gì
không khuất phục chúng ta sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn”. As the
saying goes, “What doesn’t kill us makes us stronger.” Khi đối mặt với

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 7


Trường Đại học Trà Vinh
những thách thức/khó khăn lớn, hãy cố gắng xem chúng như những cơ
hội để phát triển cá nhân.

 Chia sẻ cảm xúc của bạn. Hãy nói chuyện trực tiếp với một người
bạn mà bạn tin tưởng về những gì mà bạn đang trải qua. Điều này sẽ
giúp bạn giảm Stress.

 Học cách tha thứ. Hãy chấp nhận thực tế là chúng ta đang sống trong
một thế giới không hoàn hảo và mọi người có thể mắc sai lầm. Bạn có
thể giải phóng mình ra khỏi những tình huống tiêu cực bằng việc tha
thứ và hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.

Chiến lược 5: Dành thời gian cho giải trí

Nếu bạn thường xuyên dành thời gian cho điều vui hoặc nghỉ ngơi, thư giãn thì
bạn sẽ đối phó Stress tốt hơn.

 Thiết lập thời gian giải trí. Hãy bao gồm việc nghỉ ngơi thư giãn vào
lịch biểu hàng ngày của bạn. Đừng cho phép các nhiệm vụ khác xâm
chiếm thời gian dành cho việc nghỉ ngơi thư giãn. Đây là thời gian bạn
nghỉ giải lao và nạp lại năng lượng cho mình sau những nhiệm vụ đã
làm.

 Kết nối với người khác. Hãy dành thời gian cho những người có ảnh
hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn. Một hệ thống hỗ trợ mạnh sẽ
bảo vệ bạn khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của Stress.

 Làm điều bạn thích mỗi ngày. Hãy dành thời gian cho các hoạt động
rảnh rỗi/ thư giãn mà bạn thích.

 Giữ tính hài hước. Điều này bao gồm khả năng cười chính mình.
Hành động cười sẽ giúp bạn chống lại Stress.

Chiến lược 6: Chọn lối sống lành mạnh

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 8


Trường Đại học Trà Vinh
 Tập thể dục đều đặn. Những hoạt động thể chất đóng vai trò quan
trọng trong việc làm giảm hoặc ngăn chặn những ảnh hưởng của
Stress. Hãy dành ít nhất 30 phút để tập, 3 lần/tuần.

 Chất độ ăn hợp lí, cân bằng. Một cơ thể được nuôi dưỡng tốt sẽ là sự
chuẩn bị tốt để đối phó Stress, do đó hãy quan tâm đến những gì bạn
ăn. Hãy bắt đầu một ngày của bạn bằng bữa ăn sáng và duy trì năng
lượng cũng như đầu óc tỉnh táo của bạn bằng những bữa ăn dinh
dưỡng và cân bằng.

 Giảm café và đường. Bằng việc giảm lượng café, nước ngọt, sô-cô-la
trong bữa ăn của bạn, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn và ngủ ngon hơn.

 Tránh rượu bia, thuốc lá và các loại thuốc gây nghiện/kích thích.
Việc tự kê toa với các loại thuốc có thể cung cấp một cách trốn Stress
dễ dàng, nhưng sự thuyên giảm Stress chỉ là tạm thời. Hãy đối phó
những vấn đề với cái đầu minh mẫn.

 Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc sẽ nạp năng lượng cho bộ não của bạn cũng
như cơ thể bạn. Việc cảm thấy mệt mỏi sẽ làm tăng Stress bởi vì nó có
thể làm bạn suy nghĩ một cách không tích cực.

“Hãy nghỉ ngơi trước khi bạn mệt mỏi vì mệt mỏi sẽ sinh ra Stress”.

Ngoài ra các chiến lược ứng phó Stress nêu trên, bạn có thể sử dụng một số mẹo
để đối phó Stress như sau:

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 9


Trường Đại học Trà Vinh

Ảnh: vnexpress.net
Một số điều nên và không nên làm khi Stress:

Ảnh: vnexpress.net
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 10
Trường Đại học Trà Vinh
II. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Đơn giản là:

c) Biết mình thu nhập được bao nhiêu tiền


d) Biết số tiền mình chi tiêu
e) Biết kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai
2. Các cách để kiếm tiền

Có nhiều cách mà sinh viên có thể kiếm được tiền một cách chân chính, chẳng
hạn:

 Rửa xe,
 Mở quầy bán nước giải khát, bán hàng trực tuyến
 Phụ bán hàng,
 Làm gia sư,
 Chăm sóc trẻ thuê
 Dọn dẹp nhà thuê
 …..

3. Các cách để tiết kiệm tiền


Để có thể tiết kiệm tiền, bạn có thể thực hiện một số cách như sau:
 Tiết kiệm điện, nước. Hãy “tắt khi không sử dụng”
 Nạp thẻ điện thoại vào dịp khuyến mãi
 Hạn chế ăn uống bên ngoài hoặc hạn chế ăn vặt

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 11


Trường Đại học Trà Vinh
 Tập thể dục, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe sẽ tiết kiệm tiền
đi gặp bác sĩ
 Bỏ tiền vào heo đất hoặc tiết kiệm trong ATM
 Tái sử dụng các vật dụng nếu có thể
 Hạn chế mua sắm khi không cần thiết
 ….
4. Lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm

Theo ông T. Harv Eker:

 Người nghèo:
Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí
 Người giàu:
Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm

Ngoài ra, ông T. Harv Eker đã đưa ra phương pháp quản lý tiền được gọi là
phương pháp JARS – phương pháp 6 cái hũ. Với phương pháp này, số tiền thu
nhập được chia thành 6 tài khoản như sau:

 FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính - 10%: Tài khoản
này dùng để đầu tư sinh lợi nhuận. Bạn có thể dành dùm để có thể hùn
vốn làm ăn với bạn bè hay mở một cửa hàng nhỏ, …

 LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu
dùng cho tương lai -10%: Tài khoản này để cho những chi tiêu lớn trong
tương lai, chẳng hạn: khi còn đi học, bạn để dành để mua chiếc laptop hay
điện thoại mới, hoặc khi đi làm, bạn để dành để sắm xe, mua nhà hay chi
cho đám cưới… Ví dụ: hiện tại là tháng 10/2015, với thu nhập 3 triệu
đồng/tháng, bạn lập kế hoạch cho mục tiêu mua sắm 1 cái laptop như
sau:

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 12


Trường Đại học Trà Vinh

Mục tiêu Tổng Tiết kiệm Số tháng để Tiết kiệm


chi phí hàng tháng tiết kiệm hàng tuần

(LTSS = 10%
x thu nhập)

Mua 01 cái laptop 9 triệu 300.000 30 tháng 113.000


trị giá khoảng 9
triệu vào tháng
02/2018 để thuận
tiện cho công việc
và việc học tiếng
Anh IELTS

Ghi chú: Mục tiêu trong ví dụ trên được lập theo tiêu chuẩn mục tiêu
SMART (mục tiêu Thông minh). Bạn xem lại nội dung Lập mục tiêu
SMART trong bài Kỹ năng Quản lý thời gian và tổ chức công việc.

 EDU (Education) – Tài khoản giáo dục - 10%: Đây là tài khoản để bạn
“nâng cấp” bản thân. Bạn có thể sử dụng tài khoản này vào các việc như
tham gia các khóa học hay mua sách hoặc tài liệu để học tập …

 NEC (Neccessities) - Tài khoản chi tiêu cần thiết - 55%: Tài khoản này
dùng cho chi phí cần thiết của bạn như ăn uống, đi lại… Với số tiền trong
tài khoản NEC, bạn nên lập kế hoạch chi tiêu cụ thể để kiểm soát. Ví dụ:

Tháng 10/2015

Khoảng cách
Nội dung Dự kiến chi Thực tế chi
(giữa thực tế chi

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 13


Trường Đại học Trà Vinh

và dự kiến chi)

1/. Số tiền chi tiêu 1.650.000


(55% x thu nhập)

2/. Chi tiêu

Lưu thông, đi lại 250.000

Ăn uống 1.350.000

Điện thoại, Internet 50.000

Quyết toán (1/ – 2/) 0.0

Ghi chú: Kế hoạch chi thường được lập vào đầu tháng, và chỉ ghi
thông tin cho cột Nội dung và cột Dự kiến chi; đến cuối tháng tổng kết kế
hoạch và ghi thông tin cho cột thực tế chi và cột Khoảng cách.

 PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 10%: Bạn có thể dùng tài khoản này để ăn
uống với bạn bè hay đi du lịch, và đây là tài khoản Bắt Buộc. Đây là tài
khoản để bạn tự thưởng cho bản thân vì chỉ khi bạn được hưởng thụ tiền
mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiềm thêm nhiều
tiền.

 GIVE - Tài khoản từ thiện - 5%: Tài khoản này được dùng để giúp đỡ
người khác như quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo, giúp người
thân và bạn bè …

5. Những điều cân nhắc khi chi tiêu

Khi chi tiền cho một món hàng, bạn cần xem xét:

 Bạn có thật sự cần món hàng đó không?

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 14


Trường Đại học Trà Vinh
 Giá cả có hợp lý để bạn quyết định mua chưa?

 Nếu bạn mặc cả thì bạn có trả đúng giá chưa?

 Bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để bạn mua món hàng đó
không?

 Nếu đó là hàng giảm giá, thực sự giá có giảm không?

 Bạn có thể mua món hàng khác rẻ hơn để thay thế không?

 Bạn có chắc rằng sẽ không có bất lợi lớn gì khi mua món hàng đó?

 Món hàng đó có thực sự đáp ứng nhu cầu của bạn hay không?

 Bạn có kiểm tra và nghiên cứu kỹ món hàng chưa?

 Bạn có biết gì về tiếng tăm của người bán hàng không?

6. Những cách cắt giảm chi tiêu không cần thiết


 Khảo sát nhiều cửa hàng và so sánh giá.
 Lập danh sách và dựa vào đó để mua sắm.
 Nấu ăn và chuẩn bị hộp thức ăn trưa tại nhà.
 Đừng mua sắm chỉ vì muốn tiêu khiển – bạn có thể bị mê hoặc mua
những thứ không cần thiết
 Câu hỏi và bài tập:
1. Theo bạn, Stress là gì?
2. Có những nguyên nhân nào gây nên Stress ?
3. Hãy liệt kê ít nhất 3 biểu hiện về cơ thể, ít nhất 3 biểu hiện về cảm xúc
và ít nhất 3 biểu hiện về hành vi có thể có của một người khi bị Stress.
4. Theo bạn, bạn có thể phòng ngừa hoặc đối phó Stress bằng những cách
nào ?
5. Quản lý tài chính cá nhân là gì ?
6. Thu nhập của bạn có từ đâu ?
7. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng những cách nào ?

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 15


Trường Đại học Trà Vinh
8. Hãy vận dụng phương pháp JARS để tính toán số tiền cho 6 tài khoản
(TK) của bạn (gồm: TK tự do tài chính, TK tiết kiệm tiêu dùng cho
tương lai, TK giáo dục, TK chi tiêu cần thiết, TK hưởng thụ và TK từ
thiện).
9. Hãy lập kế hoạch chi tiêu cần thiết trong tháng tới của bạn theo biểu
mẫu sau:

Tháng ….năm….

Khoảng cách
Nội dung Dự kiến chi Thực tế chi (giữa thực tế chi
và dự kiến chi)

1/. Số tiền chi tiêu …..


(55% x thu nhập)

2/. Chi tiêu

…………….. …..

……………. …..

…………….. ….

Quyết toán (1/ – 2/) …..

10. Bạn hãy lập kế hoạch cho mục tiêu mua sắm một món hàng có giá trị
tương đối lớn trong tương lai, sử dụng biểu mẫu sau :

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 16


Trường Đại học Trà Vinh

Tiết kiệm
Tổng hàng tháng Số tháng để Tiết kiệm
Mục tiêu
chi phí (LTSS = 10% tiết kiệm hàng tuần
x thu nhập)

…………… …… ……….. ………. ……….

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 17


Trường Đại học Trà Vinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://changingminds.org/explanations/Stress/Stress_causes.htm
2. http://benh.edu.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-Stress.html
3. http://www.maihuong.gov.vn/vi/cac-roi-loan-tam-than/24-nhan-
biet-nguy-co-benh-ly-lien-quan-toi-Stress.html

4. http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Tong-quan-benh-Stress-
433734.html

5. http://acpro.edu.vn/tin-tuc/ban-bi-Stress-vi-phai-lam-viec-qua-
nhieu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-17.html
6. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/dieu-nen-lam-va-can-
tranh-khi-Stress-2965181.html
7. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/meo-thoat-khoi-Stress-
2942192.html
8. http://www.unm.edu/~lkravitz/Article%20folder/Stresscortisol.ht
ml
http://doanhnhanviet.org.vn/tin-tuc/phuong-phap-quan-ly-tai-
chinh-ca-nhan-jars-6472
9. http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/bi-quyet-lam-
giau/phuong-phap-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-nhat-
a89795.html

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 18

You might also like