You are on page 1of 14

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐƯỜNG TRÒN TRONG TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

TÊN BÀI DẠY: ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ


Môn Toán; Lớp 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1) Về kiến thức
- Thiết lập được phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và bán kính; biết toạ độ ba
điểm mà đường tròn đi qua; xác định được tâm và bán kính đường tròn khi biết phương
trình của đường tròn.
- Vận dụng được kiến thức về phương trình của đường tròn để giải một số bài toán liên
quan đến thực tiễn.
2) Về năng lực phẩm chất
Năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hoá
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
- Thiết lập được phương trình đường tròn khi biết toạ
Năng lực tư
độ tâm và bán kính; biết toạ độ ba điểm mà đường
duy và lập luận (1)
tròn đi qua; xác định được tâm và bán kính đường
toán học
tròn khi biết phương trình của đường tròn
- Vận dụng được kiến thức về phương trình đường tròn
để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ:
bài toán về chuyển động tròn trong Vật lí,...):
Năng lực mô + Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến
hình hóa toán phương trình đường tròn. (2)
học + Sử dụng các kiến thức về phương trình đường tròn
để giải bài toán.
+ Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế
ban đầu.
- Áp dụng kiến thức phương trình phương trình của
Năng lực giải đường tròn để giải các bài toán liên quan.
quyết vấn đề - Vận dụng được kiến thức về phương trình tiếp tuyến (3)
toán học của đường tròn để giải một số bài toán liên quan đến
thực tiễn.
NĂNG LỰC CHUNG
- Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập.
Năng lực tự
- Tự giác tìm hiểu, phân tích để lĩnh hội kiến thức mới (4)
chủ và tự học
và vận dụng vào giải quyết bài tập.
- Hợp tác, trao đổi tích cực giữa các thành viên trong
Năng lực giao
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ. (5)
tiếp và hợp tác
- Có khả năng báo cáo, phản biện trước tập thể.
PHẨM CHẤT
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức
Chăm chỉ (6)
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động bản thân; phân tích
Trách nhiệm được các công việc cần thực hiện và hoàn thành nhiệm (7)
vụ nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính cầm tay, bảng phụ hoặc giấy A4.
- Học liệu: Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục Phương án đánh giá
Hoạt động
tiêu PPDH,
học Nội dung dạy học
dạy KTDH Phương pháp Công cụ
Thời gian
học
Hoạt động 1: (4)(5) Học sinh chơi trò Phương pháp Câu trả lời của Câu hỏi và
Khởi động (6)(7) chơi “Truy tìm kho dạy học giải học sinh. đáp án.
(10 phút) báu Ai Cập” quyết vấn đề.
Hoạt động 2: (1)(3) Thiết lập phương Phương pháp Đánh giá qua Phiếu học
Hình thành (4)(5) trình của đường dạy học giải sản phẩm học tâp. Bài báo
kiến thức (6)(7) tròn. quyết vấn đề tập và báo cáo cáo. Bảng,
mới kết hợp dạy của các nhóm. phấn.
(10 phút) học hợp tác.
(1)(2) Áp dụng kiến thức Phương pháp Đánh giá qua Phiếu học
Hoạt động 3:
(3)(4) đã học để thực hiện dạy học giải sản phẩm học tâp. Bài báo
Luyện tập
(5)(6) giải các bài toán quyết vấn đề. tập. cáo. Bảng,
(15 phút)
(7) liên quan. phấn.
(1)(2) Vận dụng được Phương pháp Đánh giá qua Bài báo cáo.
Hoạt động 4: (3)(4) kiến thức về dạy học giải sản phẩm học Bảng, phấn.
Vận dụng (5)(6) phương của đường quyết vấn đề tập.
(10 phút) (7) tròn để giải một số và kết hợp
bài toán liên quan dạy học hợp
đến thực tiễn. tác.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (Thời gian dự kiến : 10 phút)
1) Mục tiêu: (4)(5)(6)(7)
- Tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh về “Phương trình đường tròn trong mặt phẳng tọa
độ”.
2) Nội dung:
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Truy tìm kho báu Ai Cập” :
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi của mật thư

Câu 1. Trong mặt phẳng cho hai điểm và . Tính khoảng cách từ
điểm đến điểm ?
Câu 2. Hãy nhắc lại định nghĩa đường tròn?
Câu 3. Quan sát hình vẽ sau và nêu vị trí của điểm A, B,C đối với đường tròn (O,R)?

Sau khi học sinh trả lời 3 mật thư sẽ nhận được 3 gợi ý như sau:

- Khoảng cách từ kho báu đến mật thư 1 là km.


- Khoảng cách từ kho báu đến mật thư 2 là 5 km.
- Khoảng cách từ kho báu đến mật thư 3 là km.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí kho báu. Giáo viên có thể đưa ra các gợi ý sau:
- Khi biết khoảng cách từ kho báu đến mật thư thì chúng ta cần làm gì để tìm được vị trí
kho báu?
- Tập hợp các điểm cách một điểm cho trước một khoảng cách không đổi là gì?
- Vị trí kho báu là điểm gì đặc biệt của 3 đường tròn trên?
- Để tìm giao điểm thì thường chúng ta cần làm gì?
3) Sản phẩm:
Dự kiến câu trả lời mật thư của học sinh:
Câu 1. Khoảng cách từ điểm đến điểm :
Câu 2. Đường tròn là tập hợp các điểm nằm trên cùng một mặt phẳng, cách đều một điểm
cho trước ( tâm đường tròn) bằng một khoảng cách cho trước (bán kình đường tròn). Đường
tròn tâm O. bán kính R được ký hiệu là (O,R).
Câu 3.
- Điểm A nằm trong đường tròn (O,R) vì OA < R.
- Điểm B nằm ngoài đường tròn (O,R) vì OB > R.
- Điểm C nằm trên đường tròn (O,R) vì OC = R.
Dự kiến câu trả lời gợi ý tìm kho báu của học sinh:
- Khi biết khoảng cách từ kho báu đến mật thư thì chúng ta cần tìm tất cả những điểm cách
mật thư với khoảng cách đó.
- Tập hợp các điểm cách một điểm cho trước một khoảng cách không đổi là đường tròn có
tâm là vị trí mật thư và bán kính là khoảng cách từ mật thư đến kho báu.
- Vị trí kho báu là giao điểm của 3 đường tròn.
- Để tìm giao điểm thì thường chúng ta cần biết được dạng của phương trình đường tròn.
4) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Truy tìm kho báu Ai Cập”.
Bước 2: Triển khai nhiệm vụ
- Học sinh tìm câu trả lời cho các mật thư để nhận được gợi ý vị trí kho báu.
- Sau khi có được gợi ý, học sinh tìm vị trí kho báu trên bản đồ
Bước 3: Tổ chức, điều hành
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- Giáo viên đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, tổng hợp kết quả và
dẫn dắt vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Thời gian dự kiến: 10 phút)
1) Mục tiêu: (1)(3)(4)(5)(6)(7)
2) Nội dung
+ Hoạt động phần 1:
- HS truy cập vào đường link (https://www.geogebra.org/classic/pkkdpznr) để thực hành
Geogebra và hoàn thành Phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP 1

Trong mặt phẳng tọa độ ( Oxy ), cho đường tròn ( C ) , có tâm I , bán kính R .
Học sinh thực hành Geogebra và hoàn thành bảng sau:

Tọa độ tâm I Độ dài bán kính Phương trình đường tròn (C)
I (1; 2) R=3
I (0 ; 3) R=1
I (−1 ;−5) R=4
I (3 ,−2) R=2

Từ đó, dự đoán phương trình đường tròn (C), tâm I (a ; b) , bán kính R .
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

+ Hoạt động phần 2:


- HS thực hiện Phiếu học tập 2 theo nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP 2

Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy), cho đường tròn ( C )tâm I ( a; b ), bán kính R ( R>0 ) và điểm
M (x ; y ) .
Hỏi điểm M ( x ; y ) thuộc đường tròn (C) khi và chỉ khi tọa độ của nó thỏa mãn điều
kiện nào?

+ Hoạt động phần 3:


- HS giải bài toán sau theo nhóm:
a) Phương trình x 2+ y 2−4 x +2 y−4=0 có phải là phương trình đường tròn không?
Nếu phải, xác định tọa độ tâm và bán kính của đường tròn đó.
b) Cho phương trình : x 2+ y 2−2 ax−2 by+ c=0 (1). Xác định điều kiện của a , b , c để
phương trình (1) là phương trình đường tròn. Khi đó, xác định tọa độ tâm và bán kính
đường tròn theo a , b , c .

3) Sản phẩm
+ Hoạt động phần 1:
- Sản phẩm của HS cho Phiếu học tập 1
PHIẾU HỌC TẬP 1

Trong mặt phẳng tọa độ ( Oxy ), cho đường tròn ( C ) , có tâm I , bán kính R .
Học sinh thực hành Geogebra và hoàn thành bảng sau:

Tọa độ tâm I Độ dài bán kính Phương trình đường tròn (C)
I (1; 2) R=3 ( x−1 )2 + ( y−2 )2=9
I (0 ; 3) R=¿ 1 2 2
x + ( y−3 ) =¿ 1
I (−1 ;−5) R=4 ( x +1 )2+ ( y+5 )2=16
I (3 ,−2) R=2 ( x−3 )2 + ( y +2 )2=4

Từ đó, dự đoán phương trình đường tròn (C), tâm I (a ; b) , bán kính R .
……………( C ) : ( x−a )2+ ( y−b )2 =R2……………………………………………
……………………………………………………………………………………………

+ Hoạt động phần 2:


- Sản phẩm của HS cho Phiếu học tập 2
M ∈ ( C ) ⇔ ℑ=R
⇔ √ ( x−a ) + ( y−b ) =R
2 2

2 2 2
⇔ ( x −a ) + ( y−b ) =R
Vậy điểm M ( x , y ) ∈ ( C ) khi và chỉ khi ( x−a )2+ ( y−b )2=R 2 .
+ Hoạt động phần 3:
- Sản phẩm dự kiến của HS
a) x 2+ y 2−4 x +2 y−4=0 ⇔ ( x 2−4 x +4 ) + ( y 2 +2 y+ 1 )=9
⇔ ( x −2 )2+ ( y+1 )2 =32
Vậy phương trình trên là phương trình đường tròn tâm I ( 2 ,−1 ) , bán kính R=3.
b) x 2+ y 2−2 ax−2 by+ c=0
⇔ ( x 2−2 ax+ a2 ) + ( y 2−2 by +b 2) =a2 +b 2−c
2 2 2 2
⇔ ( x −a ) + ( y−b ) =a + b −c
Vậy phương trình đã cho là phương trình đường tròn khi và chỉ khi tồn tại
R>0 : R =a +b −c , nghĩa là a + b −c >0 hay a + b >c . Khi đó, đường tròn có tâm I (a ; b),
2 2 2 2 2 2 2

bán kính R=√ a2+ b2−c .

4) Tổ chức thực hiện


+ Hoạt động phần 1:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó hướng dẫn HS truy cập vào đường link Geogebra để thực
hành và hoàn thành phiếu học tập 1 trong 5 phút.
Bước 2: Triển khai nhiệm vụ
- Các nhóm tích cực thực hành Geogebra và hoàn thành phiếu học tập 1 theo hướng dẫn của
GV.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- Sau 5 phút, GV mời các nhóm xung phong dự đoán phương trình đường tròn.
- Các nhóm so sánh, đối chiếu và nhận xét kết quả của nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV dẫn dắt HS thực hiện phiếu học tập 2: “Liệu dự đoán của các nhóm về phương trình
đường tròn có đúng không, và nếu đúng thì tại sao phương trình đường tròn lại có dạng như
vậy? Để trả lời cho câu hỏi đó thì các nhóm sẽ thực hiện Phiếu học tập 2.”

+ Hoạt động phần 2:


Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đã chia để hoàn thành Phiếu
học tập 2 trong 3 phút.
Bước 2: Triển khai nhiệm vụ
- HS tích cực trao đổi, thảo luận theo nhóm để hoàn thành Phiếu học tập.
- GV quan sát các nhóm làm việc, giải đáp các thắc mắc của HS và kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ
khi HS gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo thảo luận


- GV mời một nhóm lên trình bày phiếu học tập 2.
- Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét và góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- GV đưa ra định nghĩa về phương trình đường tròn trong mặt phẳng tọa độ.
- Phương trình đường tròn tâm I ( a; b ) ,bán kính R là:
( x−a )2+ ( y−b )2=R 2
Phương trình đường tròn ở dạng trên thường được gọi là phương trình chính tắc của
đường tròn.
- GV đưa ra nhận xét:
Khi khai triển phương trình ( x−a )2+ ( y−b )2=R 2 của đường tròn tâm I (a ; b) bán kính R ,
ta được phương trình x 2+ y 2−2 ax−2 by+ a2 +b 2−R2=0 , phương trình này có dạng
x 2+ y 2−2 ax−2 by+ c=0 . Dạng đó thường được gọi là phương trình tổng quát của
đường tròn.

+ Hoạt động phần 3:


Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, trình chiếu bài toán ở hoạt động phần 3 và yêu cầu HS thảo luận
theo nhóm trong 3 phút để giải bài toán.
Bước 2: Triển khai nhiệm vụ
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và đặt cầu hỏi để hiểu rõ yêu cầu của GV (nếu cần).
- GV quan sát các nhóm làm việc, giải đáp các thắc mắc của HS và kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ
khi HS gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo thảo luận


- Sau 3 phút, GV mời một nhóm bất kì trình bày bài làm của mình.
- Các nhóm lắng nghe phần trình bày của nhau và đưa ra nhận xét, đánh giá, góp ý.

Bước 4: Kết luận, nhận định


- GV nhận xét, đánh giá bài làm và phần trình bày của các nhóm.
- GV chuẩn hóa kiến thức và đưa ra khẳng định:
Phương trình x 2+ y 2−2 ax−2 by+ c=0 là phương trình một đường tròn ( C ) khi và chỉ khi
a + b −c >0 . Khi đó, ( C ) có tâm I (a ; b) và bán kính R=√ a2+ b2−c .
2 2

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP (Thời gian dự kiến: 15 phút)
1) Mục tiêu: (1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)
- Vận dụng được kiến thức về phương trình đường tròn để giải một số bài toán liên quan.
2) Nội dung:
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
Câu 1: Viết phương trình đường tròn (C) tâm I(-1,3) và bán kính R=2.
Câu 2: Viết phương trình đường tròn (C) tâm I(1,-3) và đi qua điểm O(0;0).

Câu 3: Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm ;-3).


3) Sản phẩm:
Kết quả dự kiến của học sinh:
Câu 1:

(C): {Bán
Tâm I (−1,3)
kính R=2

Do đó phương trình chính tắc của đường tròn (C) là:( x +1 )2+ ( y−3 )2=22
Câu 2:

Gọi tâm của đường tròn là ; và bán kính ta có:


Gọi tâm của đường tròn là và bán kính ta có:

Câu 3:

Gọi phương trình đường tròn có dạng

Vì đều thuộc đường tròn nên có hệ:

4) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
- Giáo viên cho học sinh giải bài toán làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
Bước 2: Triển khai nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ và làm việc độc lập các bài tập mà giáo viên giao.
- Giáo viên quan sát, kịp thời hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn.
Bước 3: Tổ chức, điều hành
- Sau khi học sinh làm xong, giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày hướng giải quyết bài
toán.
- Học sinh còn lại sẽ lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- Trên cơ sở lời giải của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải.
- Học sinh theo dõi, ghi nhận kết quả và sửa chữa nếu có sai sót.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Thời gian dự kiến: 10 phút)
1) Mục tiêu:(1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán
thực tế về phương trình đường tròn.
2) Nội dung:
Bài toán 1: Từ trò chơi ở phần khởi động, chúng ta có thể đưa tra cách khác để tìm thấy vị trí
của kho báu. Ta đưa các địa điểm trên bản đồ vào hệ trục toạ độ và vẽ các đường tròn
có tâm là toạ độ của ba địa điểm và bán kính là khoảng cách từng địa điểm đến kho báu. Khi
đó ba đường tròn sẽ giao nhau tại một điểm. Đó chính là toạ độ của kho báu.

Bài toán cần giải là tìm giao điểm của ba đường tròn sau: ,

và .
Bài toán 2:

Có 3 vệ tinh đang chiếu thẳng xuống là ở các điểm . Thiết bị


GPS của bạn thu được tín hiệu xác định là đang cách các vị trí lần lượt là km, km,
km. Từ đây, sẽ vẽ ba đường tròn có tâm là với bán kinh lần lượt là km, km,
km. Lúc này ba đường tròn sẽ giao nhau tại 1 điểm duy nhất, đó chính là vị trí của bạn. Hãy
tìm toạ độ vị trí của bạn.

3) Sản phẩm:
Kết quả dự kiến của học sinh:
Bài toán 1:

Tìm giao điểm của hai đường tròn và .


Tọa độ giao điểm của hai đường tròn đã cho thỏa mãn hệ phương trình:

Hai đường tròn và giao nhau tại hai điểm có toạ độ và .


Ta thay toạ độ hai giao điểm trên vào đường tròn , điểm nào thuộc vào đường tròn thì

điểm đó chính là giao điểm của ba đường tròn , và .

Ta thấy . Vậy là giao điểm của ba đường tròn, cũng chính là vị trí của kho
báu.
Bài toán 2:

Phương trình đường tròn tâm , bán kính là

Tương tự, và .

Tìm giao điểm của hai đường tròn và .


Tọa độ giao điểm của hai đường tròn đã cho thỏa mãn hệ phương trình:

Hai đường tròn và giao nhau tại hai điểm và .

Ta thấy . Vậy là giao điểm của ba đường tròn, cũng chính là vị trí cần tìm.
4) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chiếu slide về câu hỏi.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Bước 2: Triển khai nhiệm vụ:
- Học sinh thực hiện giải các bài tập giáo viên yêu cầu.
- Giáo viên quan sát, kịp thời hỗ trợ học sinh gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trình bày lời giải (mỗi bài toán chọn một học sinh
trình bày và các học sinh còn lại nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi nếu có thắc mắc).
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
- Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm.
- Giáo viên liệt kê những nội dung, vấn đề học sinh hay gặp khó khăn và cách khắc phục
(nếu có).
- Học sinh theo dõi lời giải, ghi nhận kết quả cần sửa chửa nếu có sai sót.

You might also like