You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI 4: HỆ NHỊ PHÂN VÀ DỮ LIỆU SỐ NGUYÊN


Môn học: Tin học lớp 10. Thời gian thực hiện: 2 tiết LT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 Biết được hệ nhị phân và cách biểu diễn số nguyên trong máy tính.
 Giải thích được ứng dụng của hệ nhị phân để tính toán trong máy tính.
 Chuyển đổi được số từ hệ thập phân sang hệ nhị phân
 Thực hiện các phép tính cộng và nhân trong hệ nhị phân
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
 Năng lực tự chủ và tự học: kỹ năng đọc tài liệu trước giờ học.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; phát
triển kỹ năng trao đổi, kỹ năng tư duy phản biện.
2.2. Năng lực tin học
 Nla - Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền
thông. Biết cách mã hóa số nguyên trong máy tính, hiểu phép toán nhị
phân cơ bản
 Nld - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
 Nle - Hợp tác trong môi trường số. Hợp tác thảo luận nhóm để trao đổi,
trình bày và chia sẻ ý kiến.
2.3. Về phẩm chất
 Trung thực: Thật thà, ngay thẳng khi thực hiện hoạt động Board Game.
 Chăm chỉ: Ham học, có tinh thần tự học; Nhiệt tình tham gia hoạt động
nhóm, trò chơi.
 Nhân ái: Sẵn sàng học hỏi, giúp đỡ bạn cùng nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
 Giáo án; Slide bài giảng; phiếu học tập; máy tính; máy chiếu; sách giáo
viên; Padlet học tập của lớp; Board game;
 Sử dụng phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình; kỹ thuật dạy
học chia sẻ nhóm đôi Think – Pair – Share; Dạy học bằng trò chơi.
2. Đối với HS:
 Sách giáo khoa, vở ghi bài, thiết bị thông minh, phiếu học tập, mẫu Board
Game được tải(tự thiết kế) về từ Padlet của lớp học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 TIẾT 1: 45 PHÚT
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Thời gian 10 phút)
a. Mục tiêu:
 Học sinh nhận thức được các dữ liệu số khi biểu diễn trong máy tính đều
biến đổi thành một dãy bit, tức biểu diễn trong hệ nhị phân.
b. Nội dung:
 Cho các biểu diễn sau: 19 ; 1919; XI ; IX. Hãy thảo luận nhóm đôi và đưa
ra kết luận về các nội dung sau:
Các biểu diễn trên được xây dựng từ bộ chữ số nào?
Một giá trị số được biểu diễn như thế nào?
Qui tắc tính giá trị của một biểu diễn số?
Các biểu diễn trên được lưu trữ trong máy tính như thế nào?
c. Sản phẩm:
 Câu trả lời của HS trên phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên phát phiếu học tập, chia nhóm đôi để học sinh thảo luận về các
nội dung ở câu hỏi số 1.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm, viết nội dung thảo luận vào phiếu.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Giáo viên gọi 1- 2 nhóm báo cáo; Các nhóm còn lại phản hồi tích cực theo
kỹ thuật: 3 khen, 2 thắc mắc, 1 hỏi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt và đặt câu hỏi để chuyển sang hình thành kiến thức mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 15 phút)
Hoạt động 1. Hệ nhị phân và biểu diễn số nguyên dương từ hệ thập phân
sang hệ nhị phân
a. Mục tiêu
 Nhận biết hệ đếm nhị phân cũng được biểu diễn như hệ thập phân
 Lợi ích của việc biểu diễn số bằng 0 và 1 là có thể biểu diễn được số trong
máy tính điện tử.
b. Nội dung
 Đặc điểm hệ nhị phân.
 Đổi biểu diễn số nguyên dương từ hệ thập phân sang hệ nhị phân.
 Bài tập: Đổi số nguyên 13 sang hệ nhị phân.
c. Sản phẩm
Câu trả lời số 2 trên phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập  Đặc điểm hệ nhị phân:
GV chia nhóm đôi, hai học sinh làm việc nhóm dùng hai chữ số nhị
để trả lời yêu cầu định hướng trong phiếu học phân là 0 và 1; 2 gọi là
tập. cơ số; mỗi số có thể
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được biểu diễn bởi một
HS làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo dãy các chữ số nhị
viên. phân; Một chữ số ở vị
GV quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động. trí thứ k kể từ phải sang
Bước 3. Báo cáo, thảo luận trái sẽ mai giá trị là 2k-1
GV chọn nhóm báo cáo. Các nhóm còn lại phản  Đổi biểu diễn số
hồi tích cực. nguyên dương từ hệ
Bước 4. Kết luận, nhận định thập phân sang hệ nhị
GV kết luận, cho điểm và giao nhiệm vụ cho hoạt phân: Chia liên tiếp số
động 2. nguyên dương N cho 2
đến khi thương bằng 0
thì dừng lại. Kết quả là
phần dư được viết từ
dưới lên.
 1310=11012

Hoạt động 2: Biểu diễn số nguyên trong máy tính(10 phút)


a. Mục tiêu
 HS biết cách biểu diễn số nguyên không dấu và số nguyên có dấu.
 Biết cách biểu diễn số nguyên có dấu: số dương và số âm( sử dụng mã
thuận, mã bù 1, mã bù 2)
b. Nội dung
 Biểu diễn số nguyên có dấu và không dấu.
Số nguyên không dấu Số nguyên có dấu
Bit tận cùng bên trái, bit Bit cực trái vẫn làm bit
Bit dấu 0 thể hiện dấu +, bit 1 dấu nhưng có cách qui
thể hiện dấu - định dấu và giá trị số
Giá trị số Các bit còn lại biểu diễn khác nhau ở 3 cách biểu
giá trị dạng nhị phân của diễn sử dụng mã thuận,
số mã bù 1 và mã bù 2.
c. Sản phẩm:
Câu trả lời số 3 của học sinh trên phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV chia nhóm đôi, hai học sinh làm
việc nhóm để trả lời yêu cầu định
hướng trong phiếu học tập.
GV cung cấp đường dẫn truy cập trên
Padlet học tập của lớp để các nhóm
tìm kiếm, tổng hợp thông tin về biểu
diễn số âm bằng 3 cách: mã thuận, bù
1, bù 2.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm: Bảng trong phần nội dung.
HS làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu
của giáo viên.
GV quan sát, hỗ trợ học sinh thực
hiện hoạt động.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV chọn nhóm báo cáo. Các nhóm
còn lại phản hồi tích cực.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV kết luận, cho điểm và giao nhiệm
vụ cho hoạt động luyện tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 5 phút)
a. Mục tiêu
 Củng cố các kiến thức đã học về đặc điểm hệ nhị phân, chuyển đổi các số
từ hệ thập phân sang hệ nhị phân, cách biểu diễn số nguyên trong máy tính.
b. Nội dung
 Câu hỏi từ 1 đến 4 trong phiếu học tập.
c. Sản phẩm
 Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu Hs sử dụng phiếu học tập trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 trong thời
gian 4 Phút.
Sau thời gian được giao, các học sinh đã ghép cặp chấm chéo bài cho nhau.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện trả lời câu hỏi trên phiếu học tập. Sau khi trả lời thì thực hiện
chấm chéo cho nhau.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Giáo viên trình chiếu đáp án và giải thích nếu học sinh có thắc mắc hoặc
làm sai nhiều.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét kết quả học tập của lớp, tổng kết nội dung bài học.

TIẾT 2:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Thời gian 5 phút)
a. Mục tiêu:
 Kiểm tra bài cũ: Củng cố các kiến thức đã học về hệ nhị phân và biểu diễn
số nguyên trong máy tính.
 Từ yêu cầu mở rộng của câu hỏi kiểm tra bài cũ, giáo viên dẫn dắt học sinh
đến với nội dung của hoạt động 3 và 4 là cộng và nhân hai số nhị phân.
b. Nội dung:
Em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Chuyển đổi các số thập phân 23, 24 sang hệ nhị phân
2. Để thực hiện phép tính 23+24; 23*24. Theo em máy tính sẽ thực
hiện như thế nào?
c. Sản phẩm:
 Câu trả lời trên phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập và hướng dẫn học sinh thực hiện câu hỏi 4 trên phiếu
học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm bài trong 5 phút.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV gọi 2 học sinh để chấm bài.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV cho điểm. Kết luận và giao nhiệm vụ mới cho hoạt động số 3
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 15 phút)
Hoạt động 3. Cộng hai số nhị phân
a. Mục tiêu
HS thực hiện được phép tính cộng hai số nhị phân.
b. Nội dung
Thực hiện các phép tính cộng sau: 23+24
Trình bày cách cộng hai số nhị phân
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Tính 23 + 24 bằng cách:
GV chia nhóm đôi, hai học sinh làm Chuyển đổi 23 và 24 từ hệ thập phân
việc nhóm để trả lời yêu cầu định sang hệ nhị phân.
hướng số 5 trong phiếu học tập. Sau đó thực hiện phép tính trong hệ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ nhị phân.
HS làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu 2310=101112
của giáo viên. 2410=110002
GV quan sát, hỗ trợ học sinh thực 101112 + 110002 = 1011112
hiện hoạt động. Cách thực hiện phép cộng trong hệ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận nhị phân:
GV chọn nhóm báo cáo. Các nhóm Thực hiện phép cộng như cộng số
còn lại phản hồi tích cực. thập phân, theo thứ tự cộng từng bit
Bước 4. Kết luận, nhận định từ trái sang phải, lưu ý: 1+1=10
GV kết luận, cho điểm và giao nhiệm
vụ cho hoạt động 2.
Hoạt động 4: Nhân hai số nhị phân
a. Mục tiêu
Học sinh thực hiện được phép nhân hai số nhị phân và nêu được cách thực
hiện.
b. Nội dung
Thực hiện các phép tính nhân sau: 23*24 ;
Trình bày cách nhân hai số nhị phân.
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Tính 23 × 24 bằng cách:
GV chia nhóm đôi, hai học sinh làm Chuyển đổi 23 và 24 từ hệ thập phân
việc nhóm để trả lời yêu cầu định sang hệ nhị phân.
hướng số 6 trong phiếu học tập. Sau đó thực hiện phép tính trong hệ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ nhị phân.
HS làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu 2310=101112
của giáo viên. 2410=110002
GV quan sát, hỗ trợ học sinh thực 101112 × 110002 = 10001010002
hiện hoạt động. Cách thực hiện phép nhân trong hệ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận nhị phân:
GV chọn nhóm báo cáo. Các nhóm Thực hiện phép nhân số nhị phân
còn lại phản hồi tích cực. tương tự phép nhân trong số thập
Bước 4. Kết luận, nhận định phân, lưu ý qui tắc nhân các bit 1 và
GV kết luận, cho điểm và giao nhiệm 0.
vụ cho hoạt động 2.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 20 phút)
a. Mục tiêu
Củng cố, ôn tập cách cộng và nhân hai số thập phân
b. Nội dung
Trò chơi board game: có thể chơi cá nhân hoặc đồng đội. Chỉ sử dụng dụng
cụ chơi với xúc xắc nếu chơi từ 2 người. Lưu ý hình ảnh Board Game mang tính
chất minh họa, GV có thể cho học sinh thiết kế Board Game tại nhà với số câu là
10. Hoạt động này góp phần phát triển tư duy sáng tạo của HS.

c. Sản phẩm
Kết quả của trò chơi.
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn học sinh cách chơi.
Mẫu Board game, câu hỏi được học sinh in sẵn hoặc GV phát. HS lắng
nghe và hỏi nếu chưa hiểu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS chơi theo cặp. GV quan sát, ghi nhận quá trình học tập của học sinh và
hỗ trợ khi cần.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
HS thông báo kết quả trò chơi cho giáo viên, ghi nhận kết quả trên phiếu
học tập. Đặt câu hỏi cho GV nếu còn vướng mắc.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV tổng kết hoạt động, nhận xét và cho điểm. Gọi một nhóm bất kỳ tổng
kết kiến thức của tiết học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thời gian thực hiện tại nhà: 2 ngày sau khi
kết thúc tiết học cuối)
a. Mục tiêu
Rèn luyện năng lực tự chủ và tự học của học sinh: kỹ năng đọc, phân tích,
tổng hợp, tìm kiếm thông tin.
b. Nội dung
Bài tập 1 và 2, SGK trang 23.
c. Sản phẩm
Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức đã tìm được.
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập – 5 phút
GV giao bài tập cho học sinh, nêu rõ sản phẩm là sơ đồ tư duy tổng hợp các
kiến thức cần tìm từ yêu cầu của bài tập 1, 2/SGK trang 23. HS lắng nghe, thắc
mắc(nếu cần).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm bài tập theo hình thức cá nhân, nộp lên trang Padlet của lớp.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Bài tập của học sinh sau khi nộp được các HS trong lớp đánh giá đồng
đẳng, GV mở padlet ở chế độ comment, like để các hs khác đánh giá theo tiêu
chí đánh giá sơ đồ tư duy của giáo viên.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV tổng kết, đánh giá sản phẩm học sinh trước lớp (có thể sử dụng 5 -10
phút đầu giờ(cuối giờ) của tiết học tiếp theo hoặc GV quay video đánh giá và
gửi cho HS xem)

You might also like