You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA NGÔN NGỮ ANH
---o0o---

Đề bài : Xem phim tư liệu: “Con đường đã chọn” viết về Lịch sử hào hùng
Họ và tên : Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
MSSV : 22115946
Phần 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
Nhân dân Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ trong
quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là
những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục
được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn
yêu nước, ghét giặc. Tinh thần yêu nước giống như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “thứ
của quý”, và trách nhiệm của mỗi người dân là phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá
đó. Bác Hồ vĩ đại đã từng nói:
“ Vì thế trong thơ có thép
Nhà thơ cũng phải biết hy sinh”
Điển hình mảnh đất tây nguyên hoang sơ: quê hương của anh hùng đinh Núp, người đầu tiên
bắn Pháp chảy máu, trở thành ngọn cờ đầu, biểu tượng trong các văn học. Không chỉ làng ông
mà các làng khác đều đứng lên chiến đấu. Với vũ khí thô sơ nhưng được thiên nhiên hậu thuẫn,
khiến Pháp không làm gì được.
Giữa quân đội với nhân dân luôn luôn gắn bó với nhau thành một ý chí, dân ủng hộ gạo, quần
áo, thực phẩm, nhặt từng viên đạn của địch đem về. Quân không có dân không hoàn thành tốt
nhiệm vụ, dân không có quân đội cũng không được. Đó là sự gắn bó ấm áp nơi đất nước chữ S
nhỏ bé nhưng nghị lực này.

Phần 2: Lịch sử các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc:


1_Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên):
Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra
làm chấn động cả cõi Nam.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá
trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt
Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ
vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng,
vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.
2_Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
Ngô Quyền là vị vua họ Ngô đầu tiên của nước ta. Ông là
người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc
thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập, tự chủ mới cho nước nhà.
Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179
TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó
Cọc gỗ trong trận thủy chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938

còn lưu giữ tại Bảo tàng của khu di tích Tràng Kênh.

3_Nhà Lý( 1009-1225)


Cuối năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập. Năm 1010 Lý
Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, ông ban hành chiếu dời đô để
chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) vể Đại La (Hà
Nội ngày nay) và đổi tên thành là Thăng Long. Thời Lý, kinh thành
Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh và có quy mô lớn trong cả
khu vực và trên thế giới.
Bài thơ “ Bình Ngô Đại Cáo” của Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
4_ Phong trào Cần Vương (1885 - 1896):
Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống
Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.
Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm
lược của toàn thể nhân dân
5_Khởi nghĩa Hương Khê-Phan Đình Phùng:
Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần
vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ
chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho
quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao
độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người
Thượng, của cả đồng bằng và miền núi).
6_Khởi nghĩa Yên Thế-Hoàng Hoa Thám (Cuối XIX- Đầu XX):
Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.
+ Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.
+ Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.
Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý
nghĩa vô cùng to lớn :
+ Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam
+ Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của
thực dân Pháp.
7_Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước:
Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba từ bến cảng Nhà Rồng trên tàu Latútsơ
Tơrêvin rời Tổ quốc thân yêu vượt trùng dương đi tìm chân lý cách mạng, Bác đến Châu Âu nơi
sinh ra vấn đề thực dân tàn bạo.

Tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa người thanh niên
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn.

Tháng 7/1920, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Và Người đi đến kết luận quan trọng:
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách
mạng vô sản và rằng “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức, bóc lột và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Tháng 12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã Hội tại Touris ở Pháp với tư cách
đại biểu chính thức là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của
Người
Phong trào cách mạng Việt Nam từ ngày 06/01 đến ngày 7/2/1930, tại Hương Cảng (Trung
Quốc) Dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã nhất trí thống nhất các nhóm
cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1941, Bác về nước và chớp thời cơ Pháp và Nhật xảy ra
mâu thuẫn
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; ngày
02/9/1945, Người đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập; khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam Á
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu, ngày 07/5/1954.

You might also like