You are on page 1of 67

LỮ ĐOÀN 134

TIỂU ĐOÀN 81

GIÁO ÁN
TẬP HUẤN CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN
Bài: Giới thiệu thiết bị truyền dẫn Ciena 6500
(Dùng trong lớp tập huấn Tiểu đội trưởng, Đài trưởng giai đoạn 1 năm 2020)

TIỂU ĐỘI TRƯỞNG


Đại úy CN Nguyễn Thành Trung
Ngày tháng 02 năm 2020

PHÊ DUYỆT
CỦA TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG

1. Phê duyệt giáo án: TẬP HUẤN CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN
Bài: Giới thiệu thiết bị truyền dẫn Ciena 6500.
Của: Nguyễn Thành Trung, Đại úy CN, Tiểu đội trưởng/Tiểu đoàn 81
2. Địa điểm phê duyệt
a) Thông qua tại
- Địa điểm: …………………………………………….……………..........
- Thời gian: Từ .........đến..........
- Ngày.....tháng 02 năm 2020.
b) Phê duyệt tại
- Địa điểm: …………………………………….……………………..........
- Thời gian: .............................
- Ngày.....tháng 02 năm 2020.
3. Nội dung phê duyệt
a) Phần nội dung của giáo án
- ........................................……………………………………………......
- ...................................………………….................................................
b) Phần thực hành huấn luyện
- ..............................................................................................................
................................................................................................................
- ..............................................................................................................
................................................................................................................
4. Kết luận
................................................................................................................

TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG

2
Phần một : Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN (03 phút)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho các đồng chí học viên lớp tập huấn một số nội dung
cơ bản Tính năng, kỹ chiến thuật thiết bị CIENA 6500, làm cơ sở để vận
dụng trong khai thác và quản lý trang thiết bị kỹ thuật đơn vị mình quản lý khai
thác.
2. Yêu cầu
Chấp hành nghiêm quy định lớp học, nắm chắc nội dung bài giảng.
II. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
+ VĐHL1: Tổng quan vể dòng thiết bị 6500 của hãng Ciena
+ VĐHL2: Giới thiệu một số Card mạch của thiết bị
Trọng tâm: VĐHL 2
III. THỜI GIAN
1. Thời gian chuẩn bị huấn luyện
- Thông qua giáo án: Từ ........... đến ........... ngày ....../02/2020.
- Thục luyện giáo án: Từ ngày ...../02 đến ngày ...../02/2020.
- Hoàn thành công tác chuẩn bị: Ngày …../02/2020.
2. Thời gian thực hành huấn luyện
- Thời gian thực hành huấn luyện: Từ 15.30 đến 16.30 ngày 19/02/2020.
- Tổng thời gian huấn luyện: 60 phút, trong đó:
+ Thủ tục hội trường: 02 phút;
+ Ý định huấn luyện: 03 phút;
+ Lên lớp: 40 phút;
+ Hướng dẫn ôn tập, thảo luận: 10 phút;
+ Kiểm tra: 05 phút.
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
a) Tổ chức lên lớp lý thuyết: Theo đội hình lớp tập huấn.
b) Tổ chức ôn tập, thảo luận: Theo đội hình lớp tập huấn, do đồng chí phụ
trách lớp duy trì.
2. Phương pháp (đối với người dạy, người học)
a) Chuẩn bị huấn luyện
Đối với giáo viên: Chuẩn bị giáo án, bài giảng trình báo cáo thông qua, phê
duyệt theo phân cấp.
b) Thực hành huấn luyện
- Đối với giáo viên: Thuyết trình kết hợp phân tích làm rõ nội dung
bài học.
- Đối với người học: Tư duy, tập trung ghi chép các nội dung chính của
bài. Tự giác, tích cực, chủ động mạnh dạn trong việc truy trao trong quá trình
tập huấn.

3
V. ĐỊA ĐIỂM
Hội trường Tiểu đoàn.
VI. BẢO ĐẢM
1. Cán bộ huấn luyện
- Tài liệu, bài giảng (giáo án, tài liệu)
2. Các đồng chí tham gia tập huấn
Mang mặc trang phục thường dùng theo mùa; vở, bút ghi chép nội dung
tập huấn.

4
Phần hai: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN (40 phút)
VĐHL1: Tổng quan vể dòng thiết bị 6500 của hãng Ciena (15 phút)

1. Giới thiệu về dòng thiết bị Ciena 6500


Dòng thiết bị Cieana 6500 được thiết kế để giải quyết các vấn đề về lưu
lượng đang ngày càng phát triển không thể đoán trước bằng cách cung cấp các
mức công suất, tính linh hoạt, khả năng phục hồi và độ mở mới cần thiết cho
một mạng thích ứng hơn. Tận dụng cải tiến công nghệ mới nhất, 6500 công
nghệ OTN và khả năng lớp quang linh hoạt cho phép cơ sở hạ tầng lập trình có
thể mở rộng và đáp ứng nhu cầu thay đổi yêu cầu của khách hàng.
Các giao diện kết hợp có thể lập trình WaveLogic giúp Ciena cung cấp
cho bạn một bộ đầy đủ các giải pháp dung lượng cao để cắm và chạy, cung cấp
phạm vi rộng nhất của công suất có thể điều chỉnh, cải thiện đáng kể kinh tế vận
tải với khả năng mở rộng tới 800G. Với việc bổ sung các giải pháp tối ưu hóa
dấu chân 100G-400G, bạn có thể mở rộng lợi ích của WaveLogic cho các ứng
dụng mới, sáng tạo để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Module mã hóa tốc độ đường dây công suất cao được thiết kế cho phép
khả năng mã hóa đa giao thức, độ trễ thấp và tốc độ dây tối đa hóa đáp ứng nhu
cầu sử dụng của người dùng , nền tảng quang gói 6500 của Ciena cho phép một
giải pháp mã hóa tốc độ 10G, 100G hoặc 200G một cách hiệu quả, linh hoạt, kết
hợp dễ dàng hoạt động và quản trị để cho phép dễ dàng vận hành và quản trị.
thực hiện chiến lược bảo vệ dữ liệu cho các dịch vụ Ethernet, Kênh sợi quang,
SONET / SDH và Mạng truyền tải quang (OTN).
Một số đặc điểm của dòng thiết bị Ciena 6500:
- Hợp nhất các lớp chức năng và hạ tầng mạng trong cùng một dòng thiết bị.
- Các card có khả năng sử dụng chung giữa các loại shelf khác nhau.
- Cho phép triển khai cùng dòng thiết bị cho mạng không dây Backhaul,
mạng Ethernet tập trung – AGG hoặc phân phối kênh dịch vụ hoặc cho các node
truyền dẫn quang
- Hỗ trợ truyền dẫn bước sóng đa hướng, với các tốc độ
10G/40G/100G/400G.
- Hỗ trợ chuyển mạch OTN trên các shelf 7, 14, 32 slot.

5
Hình 1: Một số dòng sản phẩm của Ciena
Dòng thiết bị 6500 có các loại 2/7/14/32 slot, có thể được trang bị với bộ
chuyển mạch kết nối chéo Packet/OTN với các chức năng ghép lưu lượng và
chuyển mạch ở lớp OTN, các module photonic cho truyền dẫn lớp quang
(photonic).

6
2. Cấu trúc chung của thiết bị
Khung 32 slot:

43 - 44 Module nguồn
(1+1)

45-46 Quạt làm mát


32 khe cắm cho 47
card dịch vụ Access Panel

1-8 11-18
Chiều cao: 22U

Card xử lý SP
(Khe 41, 42)

2 khe cắm dành


riêng cho card
21-28 31-38
Khe dẫn cáp
chuyển mạch
(Khe 9 &10)

Hình 2: Bố trí card trên khung giá 32 slot


- Khung giá cao 22U, với 32 khe cắm cho card dịch vụ, được chia thành 4 vùng,
mỗi vùng 8 card (khe 1 đến 8, 11 đến 18, 21 đến 28, 31 đến 38). Ngoài ra, còn 2
khe cắm riêng (khe 9 và 10) cho card chuyển mạch đấu nối chéo trong trường
hợp thiết bị được cấu hình là thiết bị OTN.
- Phần trên cùng là module nguồn cung cấp (khe 43, 44): Gồm 2 module, hoạt
động ở chế độ dự phòng.
- 02 khay quạt làm mát (khe 45, 46), mỗi khay gồm 4 quạt tốc độ cao để làm
mát cho thiết bị.
- Access panel (khe 47): Cung cấp các giao diện cho chức năng quản lý.
- 02 bộ xử lý (Shelf processor) (khe 41, 42): Hoạt động ở chế độ dự phòng.
- Phía dưới của các card dịch vụ có các khe dẫn cáp để đi dây nhảy quang, cáp
kết nối.

7
Khung giá 14 slot:

3 Quạt làm mát

14 khe cắm cho Access Panel


card dịch vụ
Card xử lý SP
(Khe 15, 16)

Chiều cao:
MIC (Khe 17-2)
13U

Module nguồn
(Khe 17-1, 17-3)
2 khe cắm dành
riêng cho card Khay dẫn cáp
chuyển mạch
(Khe 7 &8)

Hình 3: Bố trí card trên khung giá 14 slot


- Khung giá cao 13U, với 12 khe cắm cho card dịch vụ (khe 1 đến 6 và 9 đến
14). 2 khe 7 và 8 được sử dụng cho card chuyển mạch đấu nối chéo trong trường
hợp thiết bị được cấu hình là thiết bị OTN.
- Phần trên cùng là khối quạt làm mát, gồm 3 quạt, có thể cắm rút nóng.
- Access panel: Cung cấp các giao diện cho chức năng quản lý
- 02 bộ xử lý (Shelf processor) (khe 15, 16): Hoạt động ở chế độ dự phòng.
- Khe 17 được chia làm 3 khe nhỏ: 17-1 và 17-3 dành cho card nguồn, 17-2
dành cho card MIC (Maintenance Interface Unit).
- Phía dưới là các khe dẫn cáp để đi dây nhảy quang, cáp kết nối.
Khung giá 7 slot:
- Khung giá cao 6U, với 7 khe cắm cho card dịch vụ (khe 1 đến 7).
- Phần trên là 2 card nguồn cung cấp
- Phía bên trái của shelf là module quạt làm mát với 4 quạt, phía bên phải là các
khe dẫn cáp để đi dây nhảy quang, cáp kết nối.
- Card xử lý tích hợp với Access Panel và 2 kênh OSC, do đó không cần card
OSC riêng tại trạm lặp.

8
2 Card nguồn

7 khe cắm cho


card dịch vụ

Chiều cao:
6U
Khay dẫn
cáp
4 Quạt làm
mát
Card Access Panel, xử lý
SP, kênh OSC (khe 15)
Hình 4: Bố trí card trên khung giá 7 slot
Khung giá 2 slot:
2 Quạt làm mát 2 khe cắm cho 2 Card nguồn
card dịch vụ

Chiều
cao: 2U

Card Access Panel, xử lý SP,


kênh OSC (khe 15)
Hình 5: Bố trí card trên khung giá 2 slot
- Khung giá cao 2U, với 2 khe cắm cho card dịch vụ
- Phía bên trái của shelf là module quạt làm mát với 3 quạt, phía bên phải là 02
card nguồn.
- Card xử lý tích hợp với Access Panel và 2 kênh OSC, do đó không cần card
OSC riêng tại trạm lặp.

9
VĐHL 2: Giới thiệu một số Card mạch của thiết bị (45 phút)

1. Các thành phần phần cứng chung của dòng thiết bị 6500

Hình 6: Dịch vụ sử dụng trên từng loại khung


- Cooling Unit: Quạt làm mát
- Access Panel: Card xử lý truy cập
- Power input cards: Card nguồn
- Maintenance Interface Card: Card giao diện bảo trì MIC
- Shelf Processor: Card xử lý khung
- Cross-Connect Card (not in all shelves): Card đấu nối chéo (trường hợp cấu
hình OTN).
- Filler card: Thanh bịt (card trống)

1.1. Card quạt tản nhiệt

Hình 7: Quạt tản nhiệt


- Thiết bị 7 slot: Module quạt gồm 4 quạt ở bên trái shelf, luồng không khí
theo chiều vào từ phía trước, ra phía trước hoặc phía sau, hoặc cả phía trước và
phía sau.

10
- Thiết bị 14 slot: Module quạt gồm 3 quạt ở trên cùng của shelf, luồng
không khí theo chiều vào từ phía trước, ra phía trước hoặc phía sau.
- Thiết bị 32 slot: 02 module quạt, mỗi module gồm 4 quạt ở trên cùng của
shelf, luồng không khí theo chiều vào từ phía trước, ra phía trước hoặc phía sau.
- Khi có một quạt bị lỗi, các quạt còn lại sẽ tăng tốc độ và đưa ra cảnh báo
lỗi quạt.
- Để đảm bảo cho luồng không khí làm mát có tác dụng, tất cả các khe cắm
không sử dụng đều phải dùng thanh bịt (filler panel) để che chắn lại.

1.2. Card access panel (Card xử lý truy nhập):

Hình 8: Card xử lý truy nhập


Mỗi shelf 6500 yêu cầu có một access panel cung cấp chức năng OAM&P,
như: đầu vào/đầu ra tín hiệu đồng bộ ngoài, đèn cảnh báo, giao diện thông tin dữ
liệu để truy cập DCN và kết nối với các shelf khác trong cùng trạm thông qua
các cổng I-LAN, COLAN. Ngoài ra, còn có các giao diện để kết nối quản lý các
thiết bị passive (CMD44).

1.3. Card nguồn:

11
Hình 9: 2 bộ nguồn 50A (mã NTK505QA) Power Input Card Type 2
(breakered) 2-Wire D-Sub Input, Max 50A trên khung 7 Slot

Hình 10: 2 bộ nguồn, mỗi bộ 2x50A (mã NTK505DS)


2x50A Power Input Card (breakerless) trên khung 14 Slot

Hình 11: 2 bộ nguồn, mỗi bộ 4x60A (mã NTK605GA)


4x60A breakered Power Input Card Type 2 trên khung 32 slot

1.4. Card MIC: card giao diện bảo trì


- 32-slot shelf – chức năng card MIC được tích hợp trên card Access Panel
- 14-slot shelf – card MIC được cắm tại slot 17-2
- 7-slot shelf / 6500-7 packet-optical shelf – chức năng MIC được tích hợp
luôn trên card làm mát

12
Hình 12: Card MIC
- Các chức năng chính của card MIC:
+ Hiển thị cảnh báo qua các đèn LED
+ Hiển thị tình trạng của nguồn cung cấp
+ Cho phép Bộ xử lý (SP) active nhận thông tin LAN hoặc DTE từ access
panel.
+ Cho phép người dùng xác nhận cảnh báo, và thực hiện kiểm tra các đèn
(lamp test) thông qua một phím bấm.
+ Chỉ có shelf 14 slot có card MIC riêng, còn các shelf khác chức năng
MIC được tích hợp trong access panel (32 slot), module quạt (7 slot) hoặc SP (2
slot).

1.5. Card Shelf Processor (SP: card xử lý khung):

Hình 13: Card SP


Bộ xử lý trung tâm của shelf 6500, tùy thuộc cấu hình mạng yêu cầu mà
lựa chọn loại SP phù hợp.
Card SP của shelf 7 slot tích hợp cả chức năng của card OSC.

1.6. Card filler (thanh bịt)

13
Để đảm bảo cho luồng không khí làm mát có tác dụng, tất cả các khe cắm
không sử dụng đều phải dùng thanh bịt (filler panel) để che chắn lại.
Thanh bịt cho các card dịch vụ của các shelf là giống nhau, chỉ có thanh bịt
cho card chuyển mạch của shelf 32 slot là khác.

2. Cấu trúc phần cứng thiết bị 6500 quang

2.1. Card giám sát 2 x OSC:

Hình 14: Card OSC

- OSC là kênh truyền thông giao tiếp chính trong phân lớp thiết bị quang.
Nó cung cấp các chức năng vận hành, bảo trì (OAM&P).
- Hỗ trợ 02 card OSC được cắm trên mỗi shelf photonic, cung cấp chức
năng truyền thông giữa các thiết bị quang 6500.
+ Trên khung 32 slot, card OSC được hỗ trợ cắm vào các slot: 1-8, 11-18,
21-28, 31-38.
+ Trên khung 14 slot, card OSC được hỗ trợ cắm vào slot 1 và 14.
+ Trên khung 7 slot, card OSC được hỗ trợ cắm vào các slot từ 1-7.
- Mỗi card hỗ trợ 02 port OSC, card này không hỗ trợ cắm trên các khung
giá 2 (thông thường, trên khung 2/7 slot, cổng OSC được tích hợp sẵn trên card
SP của khung).
- Tốc độ 155 Mb/s trên mỗi cổng OSC – SFP.
- Mỗi cổng OSC hỗ trợ tính năng Ethernet over SONET (EOS) để map lưu
lượng Ethernet lên giao diện STM-1 của cổng OSC.
- Hỗ trợ 02 cổng Wayside (WSC) sử dụng để ghép các lưu lượng riêng
khác vào cổng OSC.
- Tốc độ 10 Mb/s trên mỗi cổng WSC

14
Vị trí cổng OSC trên card được xác định như hình vẽ:

Hình 15: Vị trí cổng trên card và sơ đồ kết nối của các cổng
- Cổng OSC 1 In/Out sử dụng bước sóng ngoài dải (1511 nm) để kết nối
đến cổng OSC In/Out ở card khuếch đại đi hướng quang thứ nhất
- Cổng OSC 2 In/Out sử dụng bước sóng ngoài dải (1511 nm) để kết nối
đến cổng OSC In/Out ở card khuếch đại đi hướng quang thứ nhất

15
- Các cổng truy cập Wayside 3 và 4, gọi là cổng WSC (Wayside Channel)
là các cổng điện 10 Base-T. Hỗ trợ giao diện RJ-45 thẳng và chéo

Sơ đồ khối của card mạch

Loại Module được hỗ trợ sử dụng trên card

2.2. Card giao diện đường truyền (LIM): 5 loại (LIM, SLA, MLA, MLA2,
MLA3)
- Sử dụng công nghệ khuếch đại EDFA.
- Hỗ trợ 8 cổng giao diện trên 1 card đơn:
- Trên khung 32 slot hỗ trợ cắm trên các slot 1-8, 11-18, 21-28, và 31-38.
- Trên khung 14 slot hỗ trợ cắm trên các slot 1 – 14.
16
- Trên khung 7 slot hỗ trợ cắm trên các slot 1 – 7.
- Hoạt động ở dải bước sóng C – Band: 1530.139 - 1565.29 nm.
- Hỗ trợ các bước sóng có khoảng cách sóng 50 GHz và 100 GHz.
- Hỗ trợ tách, ghép tín hiệu OSC lên và xuống đường truyền.
- Hỗ trợ tính năng tự động giảm công suất phát tín hiệu khi phát hiện chất
lượng đường truyền xấu nhằm bảo vệ thiết bị khỏi các hiệu ứng phản xạ do cáp
gây ra (APR) và tự động ngắt laser khi card không có công suất thu (ALSO).

Hình 16: Giao diện khuếch đại đường truyền


- Card khuếch đại đơn hướng thu (SLA) là card khuếch đại chiều thu, chỉ sử
dụng bộ khuếch đại EDFA ở phần thu tín hiệu DWDM, không khuếch đại chiều
phát tín hiệu DWDM.
- Card khuếch đại 2 hướng (MLA/MLA2) là các khuếch đại cả 2 chiều thu
và phát, sử dụng bộ khuếch đại EDFA ở cả cổng thu và cổng phát tín hiệu
DWDM. MLA2 có công suất phát đầu ra lớn hơn MLA.
- MLA3 là card khuếch đại 2 hướng tương tự MLA/MLA2, tuy nhiên, công
suất quang đầu ra lớn hơn MLA và MLA2.
- Ký hiệu ‘A’: là ký hiệu thể hiện khối khuếch đại chiều thu (Pre –
Amplifier), trước khi tín hiệu đường truyền vào khối này, chúng được tách tín
hiệu OSC và tín hiệu kênh sóng DWDM ra. Tín hiệu DWDM sẽ được đẩy vào
khối này để thực hiện khuếch đại.
- Ký hiệu ‘B’: là ký hiệu thể hiện khối khuếch đại chiều phát (Booster), tín
hiệu ra của khối này được ghép với tín hiệu OSC để truyền ra đường truyền.

17
Thông thường, khối khuếch đại chiều thu này có khả năng lọc và chống
nhiễu tốt hơn khối khuếch đại chiều phát. Bộ khuếch đại chiều thu hoạt động ở
dải công suất quang vào ra thấp hơn bộ khuếch đại chiều phát.

Bảng1: Thuộc tính công suất và hệ số khuếch đại card giao diện đường truyền
a. Card LIM (Line Interface Module):
Là card sử dụng có chức năng khuếch đại các bước sóng DWDM đến và đi
khỏi trạm. Chúng sử dụng công nghệ khuếch đại EDFA để khuếch đại đường
truyền ở mức photonic. Bên cạnh đó, card này có chức năng ghép/tách tín hiệu
OSC lên/khỏi đường truyền để đẩy tín hiệu quang các cổng truyền thông OSC
giữa các trạm kết nối trực tiếp với nhau để thực hiện chức năng truyền thông và
điều khiển trạm.

Hình 17: Card LIM

18
Cảnh báo và bố trí các cổng trên card

Sơ đồ khối của card

19
Các gói mạch LIM (NTK552DAE5 ) cung cấp các chức năng sau:
• phạm vi bước sóng: Dải C 1530,33nm đến 1565,09nm đối với gói mạch LIM
C-Band (NTK552DAE5)
• phạm vi bước sóng: Dải L 1570,22nm đến 1605,94nm đối với gói mạch LIM
L-Band (NTK552DL)
• Tương thích lưới 50 GHz và 100 GHz cho gói mạch LIM C-Band
(NTK552DAE5)
• Tuân thủ lưới 200 GHz cho gói mạch LIM L-Band (NTK552DL)
• Tích hợp bộ lọc tách / ghép OSC - OSC Add / Drop port
• Chức năng ALSO (Tắt Laser tự động)

Sơ đồ khối của card LIM


b. Card SLA (Single Line Amplifier):

20
Card khuếch đại đơn hướng thu là card khuếch đại chiều thu, chỉ sử dụng
bộ khuếch đại EDFA ở phần thu tín hiệu DWDM, không khuếch đại chiều phát
tín hiệu DWDM.
Card mạch khuếch đại đơn hướng (SLA C-Band) (còn được gọi là SLA)
chứa một bộ khuếch đại sợi pha tạp erbium (tiền khuếch đại) (EDFA). Gói mạch
này được trang bị khi yêu cầu tiền khuếch đại theo các quy tắc kỹ thuật.
Các card mạch khuếch đại 6500 là các mô-đun công suất đầu vào có nhiễu thấp,
điều khiển nhanh và điều khiển khuếch đại có thể cung cấp phần mềm từ xa
mang lại khả năng tiếp cận nâng cao để đảm bảo mỗi bước sóng được khuếch
đại như nhau.

Cổng và cảnh báo trên card SLA

21
Sơ đồ khối của carrd mạch
Card mạch SLA (NTK552AAE5) cung cấp các chức năng sau:
• Dải bước sóng: Dải C 1530,33nm đến 1565,09nm
• Tuân thủ lưới 50 GHz và 100 GHz
• Tích hợp bộ lọc Tách/ghép OSC - Cổng Add / Drop OSC
• Quản lý công suất đầu ra của từng đươngf khuếch đại (Line A Mon và Line B
Mon)
• Chức năng ALSO (Tắt Laser tự động)
• Chức năng APR (Tự động giảm công suất)
• Có thể sử dụng kết hợp MLA2-LIM (C-Band), MLA2 w / VOA-LIM (C-
Band) hoặc MLA3-LIM (C-Band) thay thế cho cặp SLA / SLA khi được tư vấn
kỹ thuật.
• SLA được hỗ trợ cho cấu hình Cascaded LIM (C-Band) hoặc Drop LIM (C-
Band)

22
Chức năng của các port và dạng kết nối

Các điểm đo trên card mạch

23
Thông số cuar card mạch
c. Card MLA/MLA2 (Midstage Line Amplifier): Card khuếch đại 2
hướng là các khuếch đại cả 2 chiều thu và phát, sử dụng bộ khuếch đại EDFA ở
cả cổng thu và cổng phát tín hiệu DWDM. MLA2 có công suất phát đầu ra lớn
hơn MLA.

24
25
Card MLA

Thông số card MLA

26
Card MLA 2

27
Thông số card MLA2
d. Card MLA3: là card khuếch đại 2 hướng tương tự MLA/MLA2, tuy
nhiên, công suất quang đầu ra lớn hơn MLA và MLA2
- Ký hiệu ‘A’: là ký hiệu thể hiện khối khuếch đại chiều thu (Pre –
Amplifier), trước khi tín hiệu đường truyền vào khối này, chúng được tách tín
hiệu OSC và tín hiệu kênh sóng DWDM ra. Tín hiệu DWDM sẽ được đẩy vào
khối này để thực hiện khuếch đại.
- Ký hiệu ‘B’: là ký hiệu thể hiện khối khuếch đại chiều phát (Booster), tín
hiệu ra của khối này được ghép với tín hiệu OSC để truyền ra đường truyền.
Thông thường, khối khuếch đại chiều thu này có khả năng lọc và chống
nhiễu tốt hơn khối khuếch đại chiều phát. Bộ khuếch đại chiều thu hoạt động ở
dải công suất quang vào ra thấp hơn bộ khuếch đại chiều phát.
Tương tự như MLA và MLA2, card mạch Midstage Line Ampli 3 (MLA3
C-Band) (còn được gọi là MLA3chứa hai bộ khuếch đại sợi pha tạp erbium
(EDFA); một trong tiền khuếch đại (khuếch đại tín hiệu khi nó đi vào vị trí từ

28
đường dây) và một trong cấu hình hậu khuếch đại (khuếch đại tín hiệu khi nó rời
khỏi vị trí trên đường truyền) và một kênh OSC duy nhất ( Bộ chia / ghép
1511nm). Sự khác biệt chính với gói mạch MLA là tương tự như MLA2, MLA3
có mức tăng cao hơn ở cả ampe trước và sau so với MLA, có được sự linh hoạt
hơn trong khả năng liên kết, do đó card mạch MLA3 được chọn trên card mạch
MLA khi kéo dài tổn thất nhiều hơn (theo chỉ dẫn của kỹ thuật liên kết). Card
mạch này được trang bị treen thiết bị 6500 trong đó trước và sau khuếch đại
(khuếch đại tăng cường) được yêu cầu liên kết.
Các card mạch khuếch đại 6500 là các mô-đun công suất đầu vào có nhiễu
thấp, điều khiển nhanh và điều khiển khuếch đại có thể cung cấp phần mềm từ
xa, mang lại khả năng tiếp cận nâng cao để đảm bảo mỗi bước sóng được
khuếch đại như nhau.
Card mạch MLA3 (NTK552GAE5) có chức năng tương tự MLA2 hiện có.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ năng lượng điển hình của nó cao hơn một chút so với
MLA2. MLA3 cũng có mức tăng tối đa tương tự như MLA2 nhưng có tổng
công suất đầu ra tối đa cao hơn:
• Đối với bộ khuếch đại hoặc hậu khuếch đại, MLA3 có 23,5 dBm so với 19,5
dBm đối với MLA2.
• Đối với bộ tiền khuếch đại, MLA3 có 23 dBm so với 19 dBm cho MLA2.
• MLA3 có thể được sử dụng trong các ứng dụng mà phạm vi và công suất bị
giới hạn bởi công suất đầu ra.
• MLA3 có thể giúp tránh sử dụng RAMAN trong một số trường hợp.
• trong một số trường hợp MLA3 có thể giúp loại bỏ nhu cầu tái sinh.
• MLA3 cho phép lấp đầy hoàn toàn Dải C với bước sóng 100G.

29
Các cổng và cảnh báo đèn

30
Sơ đồ khối của card mạch MLA3

Các gói mạch MLA3 (NTK552GAE5) cung cấp các chức năng sau:
• dải bước sóng: Dải C 1528,77nm đến 1566,72nm
• Tuân thủ lưới 50 GHz và 100 GHz
• Tích hợp bộ lọc thêm / thả OSC t- Cổng add / drop OSC
• Giám sát công suất ở đầu ra của từng đường khuếch đại (Line A Mon và Line
B Mon)
• Chức năng ALSO (Tắt Laser tự động)
• Chức năng APR (Tự động giảm năng lượng)
• chỉnh sửa PEC được cung cấp giữa MLA (C-Band), MLA2 và MLA3 là
được hỗ trợ (chỉnh sửa PEC không được hỗ trợ giữa MLA L-Band và MLA (C-
Band), MLA2 và MLA3)
• Kết hợp MLA3-LIM (Băng tần C) có thể được sử dụng thay thế cho
Cặp SLA / SLA theo tư vấn thiết kế.
• chế độ Gain claim: Ghim mức công suất đầu ra

31
Các điểm đo trên card

32
33
Thông số của carrd MLA3
e. Các cổng trên card giao diện đường truyền:

34
Hình 18: Các cổng giao diện có chức năng, chỉ số và đánh nhãn giống nhau ở
cả 5 loại card (LIM, SLA, MLA/MLA2/MLA3)
Cổng 1, 2 có vai trò kết nối với khối OPM để thực hiện đo công suất của
từng bước sóng vào ra card giao diện đường truyền
Cổng 3,4 có vai trò kết nối OSC để đưa tín hiệu OSC vào và ra đường
truyền đồng thời kết nối đến cổng OSC tại trạm
Cổng 5,6 có vai trò nhận tín hiệu bước sóng DWDM vào cổng 6 và khuếch
đại chiều phát (Booster) ra cổng 5 rổi đẩy lên đường truyền dẫn quang. Đồng
thời ghép tín hiệu OSC đẩy ra cổng 5.
Cổng 7,8 có vai trò nhận tín hiệu bước sóng DWDM và OSC vào cổng 8
rồi tách tín hiệu OSC và khuếch đại tín hiệu bước sóng DWDM ra cổng 7.

Bảng 2: Thuộc tính công suất và hệ số khuếch đại card giao diện đường
truyền

2.3. Card SRA (Single Line Raman Amplifier) (card khuếch đại Raman
đơn hướng (NTK552JA)):

Hình 19: Card SRA


- Là card giao diện đường truyền sử dụng công nghệ RAMAN. Card này
cung cấp 01 giao diện OSC và 01 giao diện WaySide.

35
- Card SRA có chức năng OTDR, là chức năng đo kiểm chiều dài, suy hao
tổng, chất lượng tuyến cáp quang đang đấu nối với card. Bước sóng sử đụng đo
OTDR là 1527.22 nm
- Card SRA là card có tính năng khuếch đại chiều thu của đường truyền,
không khuếch đại chiều phát.

- Để sử dụng công nghệ khuếch đại RAMAN làm card giao diện trên đường
truyền, cần phải sử dụng card giao diện chuyên dùng riêng. Đó là card XLA.
- Dải sóng hoạt động: 1528.77 - 1566.72 nm
- Tương thích với các bước sóng có khoảng cách 50 GHz và 100GHz
- Tích hợp sẵn cổng OSC để tách/ghép tín hiệu OSC lên đường truyền và
tích hợp luôn cổng để cắm SFP OSC, Wayside để khai báo các kênh truyền
riêng điểm – điểm giữa 2 trạm với nhau
- Hỗ trợ cả công monitor (ít dùng)
- Hỗ trợ đo OTDR ở dải sóng 1527.22 để đo đạc được chiều dài, suy hao
tổng, chất lượng đường truyền đang cắm vào card
- Hỗ trợ ALSO và APR
- Hỗ trợ cắm trên khung 7/14/32 slot.

36
Cảnh báo và các cổng trên card SRA

37
Sơ đồ khối card SRA

38
Các loại module OSC được hỗ trợ trên card

39
Các điểm đo trên card
Các quy tắc trang bị áp dụng cho các card mạch SRA:
• Là giao diện khe cắm đơn 10 cổng.
• Có thể được trang bị trong bất kỳ khe nào (1-14 ngoại trừ các khe 7 và 8 nếu
các gói mạch kết nối chéo được cung cấp ở các khe 7 và 8) của kệ 14 khe (ngoại
trừ kệ điện phía trước tàu điện ngầm NTK503GA, không hỗ trợ điều này gói
mạch).
• Có thể được trang bị trong các khe 1-8, 11-18, 21-28 và 31-38 của thiết bị 32
khe.
• Có thể được trang bị trong các khe từ 1 đến 7 của thiết bị 7 khe. Nếu sử dụng

40
thiết bị 7 khe có cổng 2xOSC, các kết nối OSC được thực hiện trên SRA, không
phải cổng OSC của khung.
• Có thể được trang bị trong các khe từ 1 đến 8 của thiết bị 6500-7 Slot.
• Không thể được trang bị trong kệ 2 khe.

Thông số của card SRA

2.4. Card XLA C band (Switchable Line Amplifier) (card khuếch đại
đường truyền (NTK552KA)):
Card mạch khuếch đại đường dây có thể chuyển đổi (XLA C-Band) (còn
được gọi là XLA) được sử dụng để cung cấp khuếch đại trong các ứng dụng Lớp
quang tử. Card mạch XLA có một bộ khuếch đại khuếch đại cố định cho mỗi
hướng, trong đó Line A và Line B có thể được cung cấp độc lập cho các giá trị
độ tăng ích (Hệ số KĐ) tăng cao hoặc thấp. Không giống như các gói mạch

41
SRA, không có bộ lọc OSC hoặc cổng WSC. Card mạch XLA phải luôn được
ghép nối với gói mạch SRA hoặc gói mạch SAM / ESAM tùy theo yêu cầu.

Hình 20: Card XLA


- Card này sử dụng công nghệ khuếch đại EDFA nhưng có thể giao tiếp với
card sử dụng công nghệ RAMAN.
- Card XLA là card khuếch đại đường truyền ở card 2 hướng phát và hướng
thu. Sử dụng công nghệ EDFA và hoạt động ở 2 chế độ khuếch đại độc lập ở 2
hướng phát (line B) và thu (line A).
- Card này không hỗ trợ tách/ghép tín hiệu OSC hay Wayside port. Vì vậy,
không có cổng giao diện để đấu nối tín hiệu OSC.
- Chế độ High Gain là hoạt động ở hệ số khuếch đại: 15-25 dB
- Chế độ Low Gain là hoạt động ở hệ số khuếch đại: 5-15 dB

Hình 21: Các thông số của card XLA


- Có chức năng tự động ngắt Laser (ALSO) và tự động giảm công suất phát
(APR)
- Card này luôn luôn phải đi cặp với card SRA hoặc SAM/ESAM để thực
hiện đủ chức năng khuếch đại đường truyền và truyền tải tín hiệu OSC
- Card XLA hoạt động được ở những bước sóng cách tần nhau 50GHz hoặc
100GHz

42
- Hỗ trợ giao diện monitor ở cổng 1, 2 để kết nối đến khối OPM để giám
sát, đo đạc công suất của từng bước sóng DWDM.
- Khi sử dụng card XLA, phải sử dụng các quạt fan có công suất cao ở
khung 14 slot

Các cảnh báo trên card XLA

43
Sơ đồ khối của card XLA

Dạng và chức năng của các cổng trên card XLA

44
Vị trí các điểm đo trên card XLA
Các quy tắc trang bị áp dụng cho các card mạch XLA:
• Là giao diện khe cắm đơn 6 cổng.
• Có thể được trang bị trong bất kỳ khe nào (1-14 ngoại trừ các khe 7 và 8 nếu
các card mạch kết nối chéo được cung cấp ở các khe 7 và 8) của thiết bị 14 slot.
• Có thể được trang bị trong các khe 1-8, 11-18, 21-28 và 31-38 của thiết bị 32
slot.
• Có thể được trang bị trong các khe từ 1 đến 7 của kệ quang 7 khe.
• Có thể được trang bị trong các khe từ 1 đến 8 của thiết bị 7 slot.
• Không thể được trang bị trong kệ 2 khe.

45
• Yêu cầu các mô-đun quạt làm mát lưu lượng cao (NTK507LDE5,
NTK507MDE5, NTK507LS và NTK507MS) khi được trang bị trong thiết bị 14
slot

46
2.5. Bộ lọc tín hiệu OSC

Hình 22: Bộ lọ OSC


Bộ lọc OSC - NTK504BA OSC Filter được sử dụng để lọc tín hiệu OSC
ra và đẩy tín hiệu OSC lọc được sang cổng SFP OSC của thiết bị.
Module SFP OSC chuyên dụng để nhận tín hiệu từ bộ lọc là SFP
NTK592NR. SFP này chỉ được dung với card SRA. Khi OSC NTK592NR dùng
cặp với có thể hỗ trợ giám sát các tuyến quang có suy hao tổng lên đến 46 dB
(phụ thuộc vào chủng loại và chất lượng cáp).
- Bộ lọc OSC Filter được dùng cùng với SFP quang OSC DWDM NTK592NR.
- DWDM SFP NTK592NR chỉ được cắm trên card RAMAN.
- Bộ lọc OSC được dùng để lọc các nhiễu phi tuyến.
- Có kích thước 1-RU với kết nối LC.
- Suy hao chèn khi tín hiệu đi qua = 1.2 dB
- Là card được cắm trong khe thụ động (không tiêu thụ điện áp)
- Dải sóng hoạt động: 1516.9 +/- 0.11 nm

2.6. Card WSS (Wavelength Switch Select) (Card lựa chọn chuyển tiếp
bước sóng):

Hình 23: Card WSS


- Được dùng để thực hiện để ghép/tách/chuyển tiếp/chuyển mạch từng bước
sóng linh hoạt. Tức là có thể thực hiện tách/ghép/chuyển tiếp/chuyển mạch từng
bước sóng riêng biệt và độc lập nhau. (add/drop/passthrough/switching).
- Hỗ trợ monitor công suất của từng bước sóng ở cả hướng thu và phát
- Điều khiển công suất từng bước sóng thu và phát
- Card chuyển mạch 100 Ghz (44 bước sóng):
- 5x1 (chiếm 2-slot): chuyến mạch 1 đi 5 hướng
- 2x1 (chiếm 2-slot và 1-slot): chuyển mạch 1 đi 2 hướng
- 4x1 (chiếm 1-slot): chuyển mạch 1 đi 4 hướng

47
- Card chuyển mạch 50 GHz (88 bước sóng):
- 9x1 (chiếm 3-slot/2-slot): chuyển mạch 1 đi 9 hướng
- 2x1 (chiếm 1-slot và 3-slot): chuyển mạch 1 đi 2 hướng
Khi kết hợp card WSS và card CMD để thực hiện chức năng ghép /tách
bước sóng.
Chức năng chính của card WSS như sau:
- Thực hiện chèn suy hao công suất quang thay đổi trên từng bước sóng quang
- Thực hiện tính năng ghép/tách/phân nhánh/quảng bá động cho từng bước
sóng
- Tích hợp tính năng OPM thực hiện giám sát công suất quang từng bước sóng
ở cả hướng thu và hướng phát
- Thực hiện điều khiển công suất quang, ghép và chuyển tiếp lưu lượng ở
bước sóng
- Hỗ trợ các bước sóng 2.5G, 10G, 40G và 100G
- Hỗ trợ chuyển mạch từng bước sóng
- Card WSS hỗ trợ chuyển mạch các bước sóng có bước tần số ở 50GHz
(88 bước sóng) và 100GHz (44 bước sóng)
Ví dụ card 2x1: là card chuyển mạch 1 đi 2 hướng. Tức là khi card nhận
được các bước sóng DWDM đến từ trạm khác, card sẽ tách các bước sóng này
và thực hiện chuyển mạch đi 1 trong 2 hướng theo yêu cầu lưu lượng chuyển đi.
Tính năng OPM: là tính năng đo đạc công suất quang để tính toán và thông
báo các chỉ số quang của từng bước sóng quang mà khối OPM nhận được.

Hình 24: Các cổng card chuyển mạch WSS 50 GHz


Trên là sơ đồ cổng card chuyển mạch WSS bước tần số 50GHz và chuyển
mạch 2 x 1
Card có các cổng sau:
Cổng 1, 2 là các cổng monitor được kết nối đến khối OPM bên trong card. 2
cổng này sử dụng để giám sát công suất từng bước sóng đến và đi card.
Cổng 3 đến 6 được dung để kết nối các tín hiệu quang vào và ra trên card
WSS khác hoặc CMD44 hoặc BMD2

48
Cổng 7 và 8 dùng để nhận hoặc phát tín hiệu DWDM ra hoặc vào card
khuếch đại.
Các cổng kết nối đều là LC.

2.7. Card RLA C-band 5x1 (ROADM with Line Amplifier): có chức năng
kết hợp tương tự như 2 card MLA và WSS

49
Chức năng của card mạch
Card mạch WSS 100 GHz w / OPM 5x1 (NTK553EAE5) cung cấp
chức năng sau đây:
• Cấu hình suy giảm bước sóng cho tối đa 44 kênh Băng tần C với khoảng cách
100 GHz
• Khối demultiplexer về cơ bản là bộ chia công suất thụ động 1: 5
• Khả năng làm việc trên mỗi kênh: gom / hạ / phân nhánh / phát trên tất car các
cổng.
• Quản lý công suất quang cung cấp khả năng giám sát công suất trên mỗi kênh
cho hai hướng (Cổng MON 1 và 2)
• PD cung cấp khả năng giám sát công suất tổng hợp tại
cổng Switch vào, cổng vào chung và cổng quản lý
• Kiểm soát năng lượng trên mỗi kênh đối với lưu lượng truy cập thêm và
chuyển qua
• Hỗ trợ các kênh 2.5G, 10G, 40G và 100G
50
• Chuyển đổi theo bước sóng. Ví dụ, bước sóng đi qua có thể được chuyển đổi
thành bước sóng thêm / thả.
• Phân nhánh và phát sóng (tối đa năm nút được kết nối)
• Vòng điều khiển trên WSS (Điều khiển quang) duy trì cấu hình mất trên mỗi
kênh
• Một kênh kiểm soát kênh trên mỗi bước sóng
• Suy hao biến đổi trên mỗi kênh được DOC sử dụng để tối ưu hóa hệ thống

Loại chân và chức năng của các cổng

51
Các điểm đo trên card
Các quy tắc trang bị sau áp dụng cho mạch WSS 100 GHz w / OPM 5x1
gói:
• là giao diện hai khe.
• có thể được trang bị trong các khe từ 1 đến 13 (ngoại trừ các khe 7 và 8 nếu
các gói mạch kết nối chéo được cung cấp ở các khe 7 và 8) của shelf 14 slot.
Không thể đặt card mạch WSS 100 GHz w / OPM 5x1 vào khe 14 vì card mạch
WSS 100 GHz w / OPM 5x1 là giao diện hai khe. Gói mạch này không được hỗ
trợ để sử dụng trong các khe 7/8 và 8/9 của kệ quang gói 14 khe

52
2.8. CMD: gom và phân chia bước sóng - Mux/demux

Hình 25: Sơ đồ khối CMD


Thường đi cặp với card chuyển mạch WSS:
- Đi cặp với WSS bước sóng 100 GHz có 2 loại CMD:
+ CMD44
+ eCMD44
- Đi cặp WSS bước sóng 50 GHz có các loại CMD sau:
+ CMD44 Red
+ CMD44 Blue
+ eCMD44 Red
+ eCMD44 Blue
+ CMD96
+ BMD2
Ngoài ra, nếu không đi cùng WSS các loại 2 loại CMD:
+ SCMD4
+ OMD4
CMD44 100 GHz
Khối Mux / Demux CMD44 100 GHz đi cùng với WSS ở trạm
ROADM. Khối eCMD44 có thêm an bộ cách ly quang giữa cổng Common
In để cách ly lưu lượng từ WSS đẩy vào với các lưu lượng khác.
Khối này hỗ trợ gom/tách tối đa 44 bước sóng, khoảng tần giữa mỗi bước
sóng là 100GHz
CMD44 50 GHz

53
Khối Mux / Demux CMD44 50 GHz đi cùng với WSS ở trạm
ROADM. Có 02 loại CMD44 50 GHz, CMD44 Red và CMD44 Blue dùng
để gom tách các bước sóng quang trong dải Red và Blue (dải bước sóng có
quang phổ quang Red và Blue). Dung lượng mỗi bộ CMD44 Red/Blue là
44 bước sóng mỗi bộ. Dung lượng tổng 2 bộ là 88 bước sóng.
Bộ Mux/Demux CMD44 50 GHz ở dải tần red và blue có cùng cấu trúc
cổng như sau:
- Các cổng lẻ 1, 3, 5, 7,..., 87 (tương ứng đầu vào 44 bước sóng) là cổng
dùng để gom (Multiplex) các bước sóng DWDM từ các card giao diện
bước sóng vào 1 sợi quang và đẩy chúng ra cổng 90 rồi kết nối lên card
WSS đề truyền đi.
- Các cổng lẻ 2, 4, 6, 8,..., 88 (tương ứng đầu vào 44 bước sóng) là cổng
dùng để tách (Demultiplex) các bước sóng DWDM từ 1 sợi quang cổng 89
được lấy từ WSS xuống và đẩy chúng ra ngoài để kết nối đến các card giao
diện bước sóng .
Ngoài ra, bộ này có 01 cổng điện RJ45 để kết nối đến card Access
Panel nhằm mục đích giám sát và cấu hình thông số card.
Để gom được 88 bước sóng 02 bộ CMD44 Red và Blue, ta sử dụng bộ
BMD2 để gom hai bộ CMD44 này thành một.
eCMD44 Red/Blue có thêm cổng monitor để cung cấp giám sát công
suất quang từng bước sóng vào ra CMD.
CMD96 là bộ Mux/Demux hỗ trợ gom/tách tối đa 96 bước sóng có
khoảng cách tần số là 50 GHz ở dải băng C lên một sợi quang.
Khối SCMD4 và OMD4 100 GHz
Những khối Mux/Demux này không đi cặp với card chuyển mạch
WSS. Dung lượng là 4 bước sóng.

2.8. Card SAM:


Card truy cập dịch vụ (SAM C-Band) / Kênh dịch vụ quang (OSC) 1xSFP
10/100 BT WSC (còn được gọi là SAM) và card truy cập dịch vụ nâng cao /
Kênh dịch vụ quang ( OSC) card mạch 1xSFP 10/100 BT WSC (còn được gọi là
ESAM) được sử dụng làm gói mạch hướng ra ngoài cho các cấu hình nhịp ngắn
trong các ứng dụng Lớp quang. Bằng cách bao gồm các bộ lọc tách / ghép OSC
tích hợp và cổng tách / ghép OSC, các card mạch SAM và ESAM sẽ loại bỏ sự
cần thiết của các card mạch 2xOSC tại các vị trí Line Amp và ROADM. Card
mạch ESAM cũng cung cấp chức năng OTDR.

54
Các cổng và cảnh báo đèn trên card SAM

55
Sơ đồ khối SAM

56
Các điểm đo trên card SAM

57
Các cổng và cảnh báo đèn trên card ESAM

58
Sơ đồ khối ESAM

59
Các điểm đo trên card ESAM

60
Chức năng và dạng cổng của card SAM/ESAM
Các quy tắc trang bị y áp dụng cho các gói mạch SAM và ESAM:
• SAM là giao diện khe cắm đơn 10 cổng.
• ESAM là giao diện một khe 10 cổng.
• Có thể được trang bị trong bất kỳ khe nào (1-14 ngoại trừ các khe 7 và 8 nếu
các gói mạch kết nối chéo được cung cấp ở các khe 7 và 8) của thiết bị 14 slot.
• có thể được trang bị trong các khe 1-8, 11-18, 21-28 và 31-38 của thiêts bị 32
slot.
• Có thể được trang bị trong các khe từ 1 đến 7 của thiết bị 7 slot.
• Không thể được trang bị trong thiết bị 2 slot.

3. Cấu trúc phần cứng thiết bị 6500 OTN

3.1. Card chuyển mạch OTN:


Card chuyển mạch OTN XC 600G hỗ trợ trên khung 14-slot
Card chuyển mạch OTN XC 1200G hỗ trợ trên khung 7-slot và 14-slot
Card chuyển mạch OTN XC 3200G hỗ trợ trên khung 32-slot
Card chuyển mạch OTN trên các khung 7/14/32 slot hỗ trợ dung lượng
chuyển mạch như sau:
+ Dung lượng chuyển mạch 100G /slot
+ Dung lượng chuyển mạch OTN tổng: 1200G (7/14 slot)
+ Dung lượng chuyển mạch OTN tổng: 3200G (32-slot)
+ Đơn vị chuyển mạch là ODU0
+ Hỗ trợ các tốc độ mức ODUk (k=3, 2, 2e, 1, 0)
+ Yêu cầu phải có card xử lý tốc độ cao cho khung (Shelf Processor -SP2)
để có thể cấu hình và thiết lập lưu lượng
Hỗ trợ bảo vệ cứng 1+1:
+ Mỗi khung hỗ trợ cắm 02 card XC (bảo vệ 1+1)
+ Hỗ trợ tính năng timing và đồng bộ nội giữa các card chuyển mạch với
nhau
+ Vị trí card chuyển mạch ở khung 7 và 14 slot là ở slot 7 và 8, và ở khung
32 slot là slot 9,10.

61
+ Card XC 3200G Packet/OTN: hỗ trợ cắm trên thiết bị 32 slot OTN
(NTK603AAE5 và NTK603AB)
+ Chỉ hỗ trợ tính năng timing và động bộ nội khung giữa các card XC với
nhau.

Hình 27: Card XC

3.2. Card giao diện chuyển mạch: OTN XC I/F 40G


+ Card OTN XC I/F 40G là card 1 slot, không có port vật lý nhưng có các
cổng kết nối ảo 100-104 (FTTP) để cung cấp các giao diện phần mềm bên trong
card với phần backplane của khung.
+ Ghép các lưu lượng Client (SONET/SDH, OTN, Ethernet truyền tải giữa
các giao diện 6500 OTN) với vào card chuyển mạch OTN.
+ Ghép lưu lượng line (các card 6500 Wavelength- Selective (WS) 40G
OCLD, 40G OCLD, 40G UOCLD, 40G+ CFP OCI, or 40G MUX OCI
(NTK525CFE5), … với vào card chuyển mạch OTN.
+ Từ đó, lưu lượng giữa Client (Downlink) và lưu lượng Line (Uplink) sẽ
được ghép với nhau thông qua card chuyển mạch OTN trên khung thiết bị.
+ Không hỗ trợ cắm trên khung 7 slot.
+ Yêu cầu phải có card shelf processor – 2.
+ Không thể hoạt động như 1 card độc lập, bắt buộc phải cặp với các card
khác để thực hiện chức năng trên khung thiết bị: trên khung 14 slot, card 40G
OTN XCIF sẽ được cặp với card 40G UOCLD ở vị trí slot liền kề tương ứng;
PEC = NTK620AAE5

trên khung 32 slot, card 40G OTN XCIF sẽ được cặp với card 40G UOCLD ở
vị trí slot liền kề tương ứng.

62
Hình 28: Card giao diện chuyển mạch OTN XC I/F 40G

Hình 29: Sơ đồ khối

3.3. Card giao diện chuyển mạch PKT/OTN XC I/F 100G WL3n (Card
uplink)

Hình 30: Card giao diện chuyển mạch PKT/OTN XC I/F 100G WL3n
Card PKT/OTN I/F 100G WaveLogic 3n C-Band có chức năng tương
đương với 01 card bước sóng + 01 card giao diện XC I/F:
+ Thực hiện tách và ghép các lưu lượng được map vào từ card chuyển
mạch OTN trên khung thiết bị vào thành tín hiện 100G theo chuẩn OTN G.709.
+ Đơn vị tách ghép cơ sở là ODU0 cho mọi tốc độ.
+ Mỗi card có dung lượng là 80 ODU0.
+ Chỉ hỗ trợ 01 giao diện quang.
+ Hỗ trợ tính năng điều chế QPSK và 4ASK.
+ Hỗ trợ thay đổi tần số và bước sóng quang thu phát trong dải C-Band
DWDM với bước tần số là 6.25 GHz.
+ Tách ghép các tín hiệu ODU0, ODUFlex, ODU1, ODU2, ODU2e, và
ODU3 vào khung tín hiệu ODU4.
+ Thực hiện mapping gói tin vào tín hiệu ODU0, ODUFlex, ODU1,
ODU2, ODU2e, ODU3, hoặc ODU4.

63
Việc thực hiện cấu hình tách ghép theo đơn vị cơ sở là ODU0 cho mọi loại
tốc độ.

Hình 31: Sơ đồ khối nội card

3.4. Card giao diện và gom luồng PKT/OTN I/F 100G 10xXFP (Card
Downlink)

Hình 32: Card giao diện và gom luồng PKT/OTN I/F 100G 10xXFP
Card PKT/OTN I/F 100G 10xXFP là card client kết nối đến các tín hiệu
quang 10G Ethernet hoặc OC-192/STM-64 hoặc OTU2/OTU2e.
Là card được sử dụng để nhận các tín hiệu client (downlink) và thực hiện
các chức năng sau:
- Đóng gói và cấu trúc lại tín hiệu client nhận được thành các tín hiệu
OTU2 theo chuẩn G.709 và chuyển chúng thẳng đến card chuyển mạch OTN mà
không cần dùng card giao diện chuyển mạch OTN XC I/F. Từ đó, lưu lượng sẽ
được ghép đến card giao diện bước sóng để truyền đi.
- Gom toàn bộ lưu lượng trên card để đẩy về hệ thống để truyền đi.
- Sử dụng 10 cổng giao diện XFP để kết cuối đến 10 giao diện Client.
- Mỗi cổng giao diện hỗ trợ 10G Ethernet hoặc OC-192/STM-64 hoặc
OTU2/OTU2e
Lưu ý:
+ Muốn card này chạy được, phải có card SP2 (Shelf Processor) đi kèm
trên khung

64
+ Card này chỉ tương thích trên khung 7/14 slot khi sử dụng chung với card
chuyển mạch XC-1200G. Tương thích trên khung 32 slot khi dùng chung với
card chuyển mạch XC-3200G.
Phụ lục: Trạng thái hiển thị của các đèn
- Đèn màu đỏ: Chỉ thị trạng thái lỗi của phần cứng
hoặc phần mềm: Tắt nghĩa là card bình thường, LED
đỏ sáng có nghĩa là có lỗi xảy ra.

- Đèn màu xanh (Green): Nhấp nháy chỉ thị trạng thái
khởi tạo và trạng thái chức năng phần cứng/phần
mềm, tức là card có thể sử dụng.

- Đèn hình thoi màu lơ (Blue): Được sử dụng để chỉ


trạng thái hoạt động của card:

+ Đèn sáng: Card đang sử dụng cho dịch vụ (In


service) – không được rút card.

+ Đèn tắt: Card không sử dụng cho dịch vụ (Out of


service) – có thể rút card.

Các đèn LED tại mặt trước của các card hiển thị trạng thái của card.
- Đèn Fail sáng màu đỏ – Chỉ thị card xử lý bị lỗi.
- Đèn Ready sáng màu xanh (green) – Chỉ thị khung giá đã được khởi tạo và
cấu hình.
- Đèn In Use sáng màu lơ (Blue) – Chỉ thị khung giá đã có lưu lượng.
- Đèn Critical sáng màu đỏ – Chỉ thị khung giá có lỗi mức nghiêm trọng
(critical alarm).
- Đèn Major sáng màu đỏ – Chỉ thị khung giá có lỗi mức cao (major alarm).
- Đèn Minor sáng màu cam – Chỉ thị khung giá có lỗi mức thấp (minor
alarm).

65
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN (10 phút)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thảo luận các VĐHL của bài nhằm giải đáp các thắc mắc của người học
làm cơ sở nâng cao chất lượng tập huấn, làm cho người học hiểu sâu sắc vấn đề
để vận dụng hiệu quả vào thực tế thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bộ đội.
2. Yêu cầu
- Giáo viên chuẩn bị kỹ các vấn đề cần thảo luận, tập trung vào các nội
dung còn thiếu, hạn chế trong công tác huấn luyện thời gian qua.
- Người học mạnh dạn thảo luận, phát biểu sát với tình hình thực tế.
II. NỘI DUNG
Tập trung các nội dung trọng tâm của các VĐHL.
III. THỜI GIAN: 10 phút
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
Theo đội hình lớp tập huấn do giáo viên trực tiếp duy trì.
2. Phương pháp
- Giáo viên nêu vấn đề sau đó gợi ý, hướng dẫn tập trung thảo luận, ôn tập
(tập trung những nội dung, vấn đề trọng tâm của bài).
- Người học: Tư duy, làm dàn ý, sau đó thảo luận.
- Cuối buổi, giáo viên nhận xét, kết luận, thống nhất phương án trả lời.
V. ĐỊA ĐIỂM
Hội trường Tiểu đoàn
VI. BẢO ĐẢM
- Câu hỏi, đáp án.
- Phấn, bảng.

66
..............(Cấp trên 2 cấp làm giáo án).............
...................(Cấp trên 1 cấp làm giáo án).................
Phần ba: KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN (10 phút)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm đánh giá kết quả huấn luyện của các đồng chí trong lớp tập huấn,
từ đó định hướng, hướng dẫn khắc phục những hạn chế làm cơ sở tổ chức thực
hành huấn luyện đơn vị đạt kết quả cao nhất.
2. Yêu cầu
Kiểm tra khách quan, trung thực, phản ánh đúng chất lượng huấn luyện của
lớp tập huấn.
II. NỘI DUNG
1. Đ/c trình bày các cấu trúc của thiết bị CIENA 6500 có thể đảm nhiệm.
2. Đ/c trình bày chức năng các Card của thiết bị CIENA 6500.
III. THỜI GIAN: 10 phút.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
Lấy đội hình lớp tập huấn để kiểm tra do giáo viên trực tiếp duy trì.
2. Phương pháp
Kiểm tra vấn đáp
V. THÀNH PHẦN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
Các đồng chí GIÁO
tham gia lớp
ÁN tập huấn.
VI. ĐỊA ĐIỂM
HUẤN LUYỆN ..........................................................................................................................
Hội trường Tiểu đoàn.
Đề mục (Bài):
VII.................................................................................................................................
BẢO ĐẢM
- Câu hỏi, đáp án.
- Phấn bảng (để trình bày, giải thích thêm).
VIII. KẾT QUẢ KIỂM TRA
Kết quả
Cấp Đơn kiểm tra Ghi
STT Họ và tên Nội dung kiểm tra
bậc vị Xếp chú
Điểm
lọai

67

You might also like