You are on page 1of 29

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tai trường Đại học Công Nghệ TPHCM em đã được
các thầy cô giáo đã giảng dạy tận tình, truyền đạt cho em những kiến thức rất bổ
ích để cho em có được những vốn kiến thức rất quan trong cho chuyên ngành của
em sau này. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Huỳnh Phát Huy đã hỗ trợ và giải đáp
các thắc mắc, giúp em hoàn thành bài báo cáo và quá trình thực tập. Trên thực tế
không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Em xin chân thành cảm ơn
ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy cho em để giúp
em hoàn thành tốt khóa học.
Em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để phấn đấu đạt thành tích cao
trong công tác giảng dạy. Chúc trường Đại học Công Nghệ TPHCM sẽ mãi là niềm
tin, nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên với bước đường học tập.
Trong thời gian học tập, em đã được đi thực tập tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI XÂY DỰNG ĐIỆN THĂNG HOA Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có
cơ hội tìm hiểu thêm những gì đã học. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của những anh chị
trong công ty đã giúp em học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản
thân để em tự tin bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong công ty – những người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong 2 tháng thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ
em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tực này để hoàn thành tốt khóa học. Em xin
chúc sức khỏe toàn thể các anh chi trong công ty.
Chúc CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG ĐIỆN THĂNG HOA ngày
càng phát triển va bền vững.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên nên
bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao
ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY
DỰNG ĐIỆN THĂNG HOA............................................................................…..1

1. Tổng quan về đơn vị thực tập…........................................................................1

1.1 Thông tin công ty...........................................................................................1


1.2 Ngành nghề kinh doanh ................................................................................2
1.3 Dịch vụ tiêu biểu……………………………………………………….....2
2. Các sản phẩm kinh doanh và dự án tiêu biểu của công ty.............................2
2.1 Sản phẩm kinh doanh tiêu biểu……………………………………….….2
2.2 Các dự án của công ty………………………………………………….…3
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP……………………………………….….7
1. Khái niệm và chức năng của tủ điện…………………………………….…..7
1.1Khái niệm và chức năng…………………………………………….….…7
1.2 Cấu tạo thông thường……………………………………………….….….8
2. Phân loại tủ điện phổ biến……………………………………………….….11
2.1Tủ điện phân phối chính cho công trình (MSB)…………………….…...11
2.2Tủ điện điều khiển trung tâm…………………………………………..…11
2.3Tủ điện chuyển mạch – ATS………………………………………….….12
2.4Tủ điện phân phối (Tủ DB)……………………………………………....14
2.5Tủ điện phòng cháy chữa cháy…………………………………..………..15
2.6Tủ điện điều khiển chiếu sang…………………………………….….…..16
2.7Tủ tụ bù……………………………………………………………….…..16
3. Quy trình lắp tủ điện công nghiệp…………………………………….…....17
3.1Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện………………..……...17
3.2Gá lắp thiết bị điện lên tủ điện………………………………………..…..18
3.3Dán tên các thiết bị trên tủ điện…………………........................................20
3.4Gia công, lắp ráp thanh cái đồng; đấu nối mạch động lực của tủ điện..20
GVHD: Huỳnh Phát Huy Báo cáo thực tập

3.5Đấu nối mạch điều khiển trong tủ điện.........................................................21


3.6Kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối....................................................21
3.7Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải…...........................22
3.8Vệ sinh tủ điện…..........................................................................................23
3.9Bộ phận QC nhà máy kiểm tra và ra biên bản……......................................23
3.10Đóng gói tủ điện……..................................................................................23

KẾT LUẬN.......................................................................................................25

SVTH: Nguyễn Thanh Kỳ Báo cáo thực tập


GVHD: Huỳnh Phát Huy Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU

 Quá trình học tập tại trường đã cho mỗi sinh viên một lượng kiến thức lý
thuyết về chuyên ngành mà họ đã lựa chọn. Những lý thuyết ấy có thể giúp
chúng ta hiểu biết về những con số trên giấy tờ, hiểu biết những khái niệm
đặc thù của ngành nghề nhưng như thế vẫn chưa đủ. Đối với xã hội ngày
càng phát triển hiện nay thì việc cọ xát thực tế cùng với những kiến thức mà
sinh viên được tiếp thu trên giảng đường thì thực sự rất cần thiết. Hoạt động
đó sẽ giúp sinh viên biết được việc thật làm thật là như thế nào, kiến thức
trên giảng đường khác với việc thực hành tại công ty là như thế nào. Chính
vì vậy các trường đại học hiện nay đã áp dụng các chưng trình khảo sát thực
tế còn gọi là "thực tập" cho các sinh viên dễ dàng, nhanh chóng tiếp thu kiến
thức giữa việc học đi với việc hành. Thực tập còn giúp sinh viên không còn
bỡ ngỡ khi kết thúc chương trình học tại trường mà vẫn không xác định
được là bản thân sẽ làm những gì sau đó. Nó làm tăng sự tự tin trong nghề
nghiệp của bản thân, giúp vượt qua nỗi sợ hãi không tên mà mình phải đối
mặt ở môi trường làm việc khác nhau. Thông qua các hoạt động đó sinh viên
còn có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn, mở ra một tương lai tươi sáng
 Sinh viên chấp hành các quy định của đơn vị thực tập, quy định của nhà
trường và giáo viên hướng dẫn. Sinh viên phải có tinh thần tích cực và chủ
động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn tại đơn
vị thực tập trong quá trình thực tập, nghiên cứu và trình bày kết quả trong
báo cáo thực tập tốt nghiệp.
 Ứng dụng các kiến thức đã học ở Chuyên Ngành Kỹ Thuật Điện Tử về việc
nghiên cứu cải tiến các sản phẩm của công ty.
 Từ đó giải thích được sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết, và đề xuất ra
các giải pháp để phát triển sản phẩm của công ty.

SVTH: Nguyễn Thanh Kỳ Báo cáo thực tập


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY
DỰNG ĐIỆN THĂNG HOA

1. Tổng quan về đơn vị thực tập


1.1 Thông tin công ty
Công ty TNHH Thương Mại – Xây Dựng Điện Thăng Hoa được thành lập vào
ngày 15 tháng 04 năm 2008, với mục đích muốn mở rộng thị trường vào năm 2011
Công ty lập thêm chi nhánh Sản xuất Tủ điện - Thang máng cáp và các sản phẩm
cơ khí khác.

Từ những ngày đầu thành lập, công ty Thăng Hoa luôn nhạy bén, dũng cảm đi đầu
trong việc nắm bắt và giới thiệu các công nghệ mới trong lĩnh vực điện, điện tử, tự
động, viễn thông, tin học và tích hợp hệ thống.

 Đào tạo

Được đào tạo rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp đi lên cùng với những
kinh nghiệm thu thập được trong quá trình công tác nên khi thành lập Công ty
TNHH Thương Mại – Xây Dựng Điện Thăng Hoa xác định kinh doanh thương
mại, kinh doanh công nghệ cao song song với việc ổn định, phát triển bền vững các
loại hình dịch vụ sẽ mang đến sự phồn vinh và ổn định.

Được sự ủng hộ nhiệt tình của các công ty đối tác, các hãng cung cấp cũng như sự
hợp tác của mạng lưới khách hàng, hiện nay Công ty Thăng Hoa đang từng bước
hội nhập mãnh mẽ vào thị trường, trở thành nhà kinh doanh uy tín, nhà thi công
chuyên nghiệp.

 Loại hình công ty: Nhà Sản Xuất, Thương Mại, Dịch Vụ
 Trụ sở chính: 26 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Q.12, TP. HCM
 Xưởng sản xuất: 214B Đường Bến T han, Xã Hòa Phú, H Củ Chi, TP HCM
 ĐT: (028). 62739769 - Fax: (028). 37166021

1
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
 Email: thanghoaelectric@gmail.com - See more at: https://thanghoa.com.vn/ 
1.2 Ngành nghề kinh doanh
 Thiết bị điện
 Tủ bảng điện
 Nhà sản xuất và phân phối ống nhựa (PVC, PPR, HDPE, uPVC…)
 Dây cáp điện
 Thang máy cáp, Thang cáp, Máng cáp
 Điều hòa và máy lạnh công nghiệp
1.3 Dịch vụ tiêu biểu
 Thi công các hệ thống điện
 Lắp đặt và sản xuất tủ điện
 Cung cấp dây cáp điện
 Cung cấp thiết bị đóng ngắt

2.Sản phẩm kinh doanh và dự án tiêu biểu của công ty


2.1 Sản phẩm kinh doanh tiêu biểu

Tủ nguồn thi công Tủ MSB

2
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Pin năng lượng mặt trời

2.2 Các dự án của công ty

3
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Thi công đường dây tải điện

Thi công đường dây truyền tải điện

4
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
5
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Thi công hệ thống năng lượng mặt trời

6
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Khái niệm và chức năng của tủ điện


1.1 Khái niệm và chức năng

 Tủ điện công nghiệp là nơi chứa đựng các thiết bị điện, cầu dao, biến tần,
biến thế, biến áp, các đấu nối, mạch điều khiển, nhằm điều khiển hệ thống
phân phối điện cho một hệ thống phụ tải nào đó.Tủ điện công nghiệp thường
có cấu trúc lớn so với các tủ điện nhỏ tại gia đình
 Tủ điện Công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình
công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ
thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Đảm bảo cách ly những
thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
 Tủ điện công nghiệp có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển
phức tạp. Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố quan
trọng hàng đầu quyết định vào sự an toàn cho con người, ổn định của hệ
thống điện, dây chuyền máy móc.
Chức năng : Tủ điện Công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ
công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp,
hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Đảm bảo cách ly những
thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tủ điện công nghiệp có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển phức tạp.
Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định vào sự an toàn cho con người, ổn định của hệ thống điện, dây chuyền
máy móc.

7
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
1.2 Thiết bị thông thường
Trong tủ điện công nghiệp thường sẽ bao gồm các thiết bị thuộc nhóm dưới đây:
+ Thiết bị đóng cắt: đóng cắt, điều khiển, đo, điều chỉnh, cách ly và bảo vệ mạch
điện và thiết bị.
- Máy cắt khí (ACB): đóng cắt, bảo vệ các thiết bị điện trước những sự cố như:
quá tải, ngắn mạch.
- Aptomat khối (MCCB): để bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức.
- Aptomat chống giật (RCCB, RCBO): ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất
hay có người bị điện giật.
- Aptomat nhánh (MCB): bảo vệ hệ thống nói chung và các thiết bị điện (tải) nói
riêng trong các trường hợp ngắn mạch, quá tải.
- Contactor (MC): đóng ngắt an toàn điện, bảo vệ hệ thống thiết bị điện khi hoạt
động.

- Rơ le nhiệt (MT): đóng cắt các tiếp điểm khi dòng điện tăng mạnh sinh ra nhiệt
+ Thiết bị điều khiển:

8
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
- Bộ điều khiển PLC:  hỗ trợ cho công tác vận hành tự động của các thiết bị điện
khác bằng phương cách nạp chương trình hoặc thu thập các tín hiệu đầu vào khác.
- Màn hình điều khiển, cài đặt, giám sát (HMI) : thiết bị giao tiếp giữa người điều
hành và máy móc thiết bị.
- Bộ nguồn;
- Rơ le thời gian, rơ le trung gian, rơ le chốt;
- Bộ phao báo mức;
- Cầu chì hạ thế: ngắt dòng hoạt làm mở mạch để bảo vệ hệ thống điện khi dòng
điện vượt quá giá trị cho phép.
- Nút nhấn, đèn báo, chuyển mạch.
+ Thiết bị đo lường:
- Biến dòng hạ thế;
- Công tơ;
- Đồng hồ Volt, Ampe;
- Chuyển mạch Volt, Ampe.
+ Thiết bị bảo vệ:
- Bộ bảo vệ quá dòng;
- Bộ bảo vệ chạm đất;
- Bộ bảo vệ mất pha, quá áp, thấp áp;
- Bộ chống sét.

9
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
+ Vật tư phụ kiện khác:
- Đồng thanh cái kết nối: dẫn điện và phân chia dòng điện tới các dây dẫn, kết nối
các thiết bị trong tủ điện.
- Công tắc nhiệt độ điều khiển quạt gió;
- Bộ tản nhiệt, làm mát tủ (quạt gió, điều hòa);
- Công tắc hành trình cửa, đèn chiếu sáng tủ điện;
- Cầu đấu động lực, cầu đấu điều khiển;
- Máng đi dây;
- Thanh cài, gá thiết bị;
- Nhãn tên thiết bị;

10
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
- Dây điện;
- Đầu cốt, dây thít, mica, ruột gà,…
2. Phân loại tủ điện phổ biến
2.1 Tủ điện phân phối chính cho công trình (MSB)
Tủ điện phân phối chính được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60439. Vỏ tủ điện
được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần khác như nắp tủ
điện, mặt hông và mặt sau của tủ điện có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho
người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì.

Bố trí các thiết bị bên trong tủ điện có thể phù hợp với từng nhu cầu của khách
hàng từ dạng tủ điện. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện
cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu modul được đặt
cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bao gồm ngăn lộ vào, ngăn phân
đoạn và ngăn phân phối.

Ưu điểm :

 Tủ điện phân phối chính MSB rất dễ dàng trong việc lắp đặt, nhờ thiết kế
theo từng khối. 

 Loại tủ này còn dễ dàng đấu nối các thiết bị bên trong tại công trường.

 Lựa chọn Tủ điện phân phối chính MSB để dùng, còn có ưu điểm dễ dàng
vận hành. Đó chính là nhờ tất cả các thiết bị đều được chỉ dẫn rõ ràng.

 Tủ điện phân phối chính MSB có độ bền cao khi dùng. Nhờ được làm từ
chất liệu có khả năng chống gỉ tốt.

2.2 Tủ điện điều khiển trung tâm


Tủ điện điều khiển trung tâm có thể được cung cấp cả hai loại:

Loại cố định.

Loại không cố định (có thể kéo đi kéo lại)

Các thiết bị được sử dụng bên trong tủ điện như khởi động mềm, bộ biến tần, bộ
khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao – tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp
và các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
11
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Khung và nắp tủ được chế tạo từ thép mạ điện và hoàn thiện bằng sơn tĩnh điện. Tủ
điện điều khiển và bảo vệ động cơ công nghiệp, thủy lợi… Tủ điện có cơ chế vận
hành như sau:

Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.

Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.

Ưu điểm:

 Giúp tiết kiệm điện năng rất lớn, tăng tuổi thọ làm việc của động cơ hoạt
động và không ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong lưới điện khi động cơ
vận hành. Ứng dụng này rất có giá trị để điều khiển điện áp đặt vào động cơ,
sẽ giảm dòng khởi động xuống còn 1,5 ÷ 3 lần dòng định mức phụ thuộc vào
chế độ tải vì khi động cơ được đóng trực tiếp vào lưới điện, dòng khởi động
của động cơ không đồng bộ sẽ rất lớn từ 5 ÷ 8 lần dòng định mức.

2.3 Tủ điện chuyển mạch – ATS


Tủ điện được sử dụng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục để
cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là
máy phát điện. Trong trường hợp tủ điện ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi
nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt
động.

Điện áp định mức: 380/415V

Dòng điện định mức: 1600A/2000A/3200A/6300A

Thời gian chuyển mạch: 5~10s

Ưu điểm:

 Hệ thống tủ điện ats thường sử dụng cho các hệ thống đơn giản giữa một
nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng

 Hệ thống cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản và dễ sử dụng có thể tích hợp sẵn các
chức năng hiện đại

12
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
 Giá thành hợp lý

 Hệ thống có khả năng tùy biến cao, chọn được nhiều chế độ hoạt động khác
nhau. Có thể kết nối với các hệ thống cao cấp hơn

Sơ đồ mạch động lực

13
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Sơ đồ mạch điều khiển

2.4 Tủ điện phân phối (Tủ DB)


Tủ điện được thiết kế sử dụng trong các phân xưởng nhà máy hay phân phối
điện cho một tầng trong tòa nhà. Vì vậy tủ điện phân phối được thiết kế gọn nhẹ,
tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện vận hành.

Tủ điện DB được thiết kế chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn để sử
dụng vào công trình. Tủ này có phân chia theo màu xanh, đỏ, vàng điều này sẽ
giúp cho việc lắp đặt dễ dàng, thuận tiện cũng như công tác bảo trì sửa chữa sau
này.

Ưu điểm:

 Không gian rộng dễ dàng đấu dây vào và ra.

 Các mạch điện được chỉ thị rõ ràng.

 Có thể kết nối mở rộng.

14
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
 Thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu vào của tủ điện có thể lắp nhiều thiết
bị khác nhau như: Cầu dao cách ly, MCCB, MCB, ELCB hoặc đấu nối trực
tiếp. Đầu ra là MCB 1 cực hoặc 3 cực loại gắn trên din-rail.

Có thể lắp đặt treo tường, âm tường hay đặt trên sàn
2.5 Tủ điện phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy là một vấn đề vô cùng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực,
địa điểm nào: kinh doanh trường họ, bệnh viện, hay thậm chí là hộ gia đình. Nguy
cơ từ các yếu tố cháy nổ có thể xảy ra đến bất kỳ lúc nào nếu không có sự chuẩn bị
ngăn chặn cẩn thận. Tủ điện phòng cháy chữa cháy ra đời đã khiến cho hệ thống
bảo vệ phòng cháy chữa cháy ngày một an toàn.

Nguyên lý hoạt động của tủ điện phòng cháy chữa cháy:Tủ điện phòng cháy chữa
cháy được đặt ở chế độ tự động, hoạt động theo một quy trình cụ thể.

Đầu tiên, tủ điện sẽ tự động vận hành bơm bù áp, nếu như hệ thống phòng cháy
chữa cháy bị rò rỉ nước.

Thứ hai, khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa tủ điện phòng cháy chữa cháy sẽ tự động
vận hành bơm điện.

Thứ ba, tủ điện tự động vận hành bơm xăng, nhiên liệu cần thiết mỗi khi báo cháy,
mở vòi cứu hỏa mất điện.

Cuối cùng, tủ điện phòng cháy chữa cháy có cơ chế tự động sạc và thông báo tình
trạng ắc quy hiện tại cho người sử dụng.

+ Điện áp cung cấp: 3P-380V

+ Đèn báo pha

+ Đo dòng điện, điện áp

+ Báo mất pha

+ Tiêu chuẩn IP20 – IP54

+ Tủ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện

Ưu điểm:

15
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
 Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho người dùng khi điều khiển, vận
hành hệ thống

 Tủ có vai trò đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống khi 1 trong số máy bơm
trong hệ thống gặp sự cố

 Được thiết kế nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian, diện tích lắp đặt. Với chế
độ điều khiển tủ bằng tay, không những giúp cho người dùng có thể dễ dàng
sử dụng mà còn mang tính thẩm mỹ cao.

 Với tủ điện được tích hợp biến tần bên trong giúp tiết kiệm tối đa điện năng.
Từ đó giúp giảm chi phí lâu dài cho hệ thống, công trình.

2.6 Tủ điện điều khiển chiếu sang


Tủ điện điều khiển chiếu sáng dùng cho hệ thống các hệ thống đèn chiếu sáng
trong các khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên,
cầu… hay trong các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,
trường học, cảng sân bay, sân vận động…

Kích thước tùy vào sơ đồ nguyên lý sẽ có thiết kế phù hợp.

Tiêu chuẩn IP20-IP54

Tủ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện

Kết hợp với relay thời gian được cài đặt chế độ bật, tắt thiết bị chiếu sáng trong 1
khoảng thời gian được định trước.

2.7 Tủ tụ bù
Tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng các dây chuyền sản
xuất, các phụ tải thương mại lớn, công suất bù đến 600kVAR. Phương thức điều
chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Ưu điểm:

 Tăng hệ số cos phi để giảm tiền phạt công suất vô công gây ra mà còn cho
phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn,…đồng
thời làm nhẹ tải cho máy biến áp, giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong
mạng điện.
16
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
 Bên cạnh đó, hệ số công suất (hệ số cos phi) cao cho phép tối ưu hóa các
phần tử cung cấp điện. Khi ấy các thiết bị điện không cần định mức dư thừa

Sơ đồ đấu tủ tụ bù hạ thế

3. Quy trình lắp tủ điện công nghiệp


1.
2.
3.
3.1 Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện

17
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Liệt kê đầy đủ chi tiết các thiết bị có trong sơ đồ nguyên lý. Từ đó tập hợp và lên
được bản vẽ layout

3.2 Gá lắp thiết bị điện lên tủ điện


+ Thiết bị để lắp tủ điện sẽ được bộ phận kho của công ty cung cấp.
+ Vỏ tủ điện bên lắp giáp cơ khí sẽ chuyển sang xưởng điện để lắp thiết bị điện và
đấu nối.
+ Nguyên tắc gá thiết bị điện:
- Trường hợp có bản vẽ thiết kế sẽ gá lắp theo bản vẽ thiết kế.
- Trường hợp tủ chưa có bản vẽ thiết kế: lắp sắp xếp diện tích sử dụng là ít nhất,
tiết kiệm dây dẫn điện và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ. Cách bố trí hợp lý nhất
thường thì:
Aptomat tổng đặt trên cùng góc trái;
Góc phải trên cùng lắp cầu chì, bộ nguồn, bộ bảo vệ pha;
Các át nhánh để xuống hàng bên dưới; 
Sau là bộ điều khiển, rơ le trung gian;
Tiếp theo đến contactor, rơ le nhiệt;
Dưới cùng là cầu đấu.

18
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
+ Sau khi được bộ phận kho cung cấp đủ vật tư  tiến hành gá lắp thiết bị:
 - Lắp máng điện: máng điện cắt theo kích thước trên bản vẽ và bắn theo vị trí trên
bản vẽ bố trí thiết bị. Ở panel thông thường sẽ có lỗ đột dấu ở công đoạn sản xuất
vỏ tủ bằng máy CNC để lắp máng theo các đường dấu có sẵn.
- Lắp các thiết bị động lực: Các thiết bị động lực thường được gá lắp bằng bulong
và ecu. Các điểm gá lắp sẽ được đột lỗ phù hợp để gá thiết bị;
- Lắp các thiết bị điều khiển: Các thiết bị điều khiển thông thường là gá trên thanh
ray cài. Ray cài được bắn vào panel tủ điện bằng vít tự khoan, hoặc đinh rút. Sau
khi đã lắp ray cài;
- Lắp thiết bị cánh tủ điện: đèn báo, nút nhấn, chuyển mạch, còi báo, HMI, đồng hồ
Volt, Ampe, … Các thiết bị ở cánh tủ thông thường sẽ được đột trước lỗ gá lắp
thiết bị. Tuy nhiên có các tủ điện dùng vỏ tủ có sẵn thì cần khoét lỗ bằng máy
khoan có lắp đầu mũi khoét phi 22, 25, 30; dùng máy cắt để cắt các lỗ cắt hình
vuông hay chữ nhật;
- Lắp đặt vật tư khác: quạt gió, công tắc hành trình, đèn chiếu sáng tủ điện,…;

3.3 Dán tên các thiết bị trên tủ điện


19
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Dán tên thiết bị trong panel tủ điện

Để công việc đấu nối nhanh, cần phải dán tên các thiết bị theo bản vẽ để khi đấu
không phải xem lại bản vẽ, đếm lại số thứ tự thiết bị nhiều lần.
Sau khi in dán tên thiết bị theo bản vẽ bố trí thiết bị.
3.4 Gia công, lắp ráp thanh cái đồng; đấu nối mạch động lực của tủ điện.

Với các tủ điện phân phối có dòng định mức của át tổng nhỏ hơn 50A thì các át
nhánh sẽ được kết nối với át tổng bằng dây dẫn, thanh cài răng lược. Các tủ điện có
dòng điện át tổng từ 100A trở lên thông thường sẽ được kết nối bằng thanh cái
đồng.

20
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Phần lắp ráp thanh đồng và dây điện động lực là khâu vô cùng quan trọng. Nếu siết
các điểm nối không chặt hay bóp cốt lỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng truyền
và dẫn điện, lâu dài sẽ bị chập, cháy, hỏng thiết bị.
+ Gia công thanh cái đồng theo bản vẽ sản xuất đồng gồm các bước:
- Cắt phôi đồng cho đúng kích thước đồng và chiều dài phôi đồng;
- Đột lỗ trên các thanh cái đồng theo bản vẽ;
- Uốn thanh cái đồng ;
- Mạ thanh cái đồng để chống oxi hóa đồng và tăng khả năng dẫn điện, thông
thường đồng mạ bằng thiếc
- Bọc co nhiệt PVC hoặc sơn epoxy để phân biệt màu
+ Lắp đồng thanh cái:
- Lắp các thanh cái chính.
- Lắp các thanh cái nhanh.
- Kiểm tra lại các điểm xiết ốc và đánh dấu đã kiểm tra;
- Cắt mica và lắp để che đồng thanh cái;
+ Đấu nối dây điện động lực

3.5 Đấu nối mạch điều khiển trong tủ điện.


+ Đo và cắt dây điều khiển.
+ Cho nhãn dây vào từng dây điện điều khiển.
+ Tiếp đến là bóp cốt điều khiển.
+ Đấu dây theo bản vẽ

3.6 Kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối.


+ Kiểm tra lắp ráp đấu nối phần động lực:
- Kiểm tra thiết bị đóng cắt ;
- Kiểm tra nhãn mác thiết bị;

21
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
- Kiểm tra độ chặt của các điểm đấu nối cơ khí và điện, các điểm kết nối cần đánh
dấu bằng bút dấu;
- Kiểm tra nhãn mác thiết bị;
- Kiểm tra và loại bỏ các dụng cụ còn để trong tủ điện;
- Đo cách điện giữa các pha, giữa các pha với tiếp địa
+ Kiểm tra đấu nối phần điều khiển:
- Kiểm tra các đầu cốt, các điểm đấu.
- Đo kiểm tra dây trung tính, dây nguồn.
- Đo thông mạch các dây điện theo sơ đồ đấu nối;
- Đo thông mạch nguồn dương và âm.
+ Cắm các thiết bị như rơ le trung gian, rơ le báo mức, phao báo mức,… vào đế
của thiết bị.

3.7 Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải.

Tiến hành đấu điện vào để kiểm tra hoạt động đơn động không tải của tủ điện
+ Chuẩn bị dây test tủ
+ Đấu dây test tủ: Đấu dây kiểm tra vào đầu vào tủ điện
+ Kiểm tra lại độ cách điện giữa các pha:
- Bật toàn bộ át trong tủ lên;
- Đo kiểm tra lại cách điện .
+ Đóng át cấp nguồn test lên, đóng át tại đầu dây chỗ tủ điện;
+ Quá trình test:
- Đo điện áp đầu vào.
- Bật át tổng lên, bật át nhánh và đo kiểm tra điện áp sau át nhánh;
- Kiểm tra mạch điều khiển:
Đo lại cách điện giữa trung tính và nguồn.
22
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Bật át điều khiển và đo kiểm tra điện áp;
Bật khởi động contactor, rơ le.
Chế độ bằng tay chạy bình thường thì sẽ sang chạy tự động, kiểm tra liên động
theo nguyên lý điều khiển;
- Cài đặt các tham số trên HMI, rơ le thời gian, rơ le nhiệt.
- Kiểm tra lại lần cuối các thiết bị trong tủ điện.

3.8 Vệ sinh tủ điện

3.9 Bộ phận QC nhà máy kiểm tra và ra biên bản

3.10 Đóng gói tủ điện

23
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
Đóng gói và vận chuyển

24
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2
KẾT LUẬN

 Sau khi trải qua 2 tháng thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Xây dựng
Điện Thăng Hoa , em đã rút ra được nhiều bài học quý giá cho bản thân.
Trong đó, đầu tiên em nhận ra rằng để trở thành một kỹ sư điện chúng ta cần
phải trang bị cho bản thân nhiều yếu tố: công việc đòi hỏi sức khỏe để đi
khảo sát thực tế, tham gia đánh giá chất lượng thi công hệ thống điện. Để trở
thành kỹ sư của ngành này, cần phải đảm bảo điều kiện để có thể : nổ lực
của bản thân, sức khỏe tốt, những hiểu biết về an toàn điện,..
 Về chuyên ngành, được tiếp xúc với nhiều thiết bị điện, dụng cụ, máy móc
hiện đại,..được trau dồi thêm về kiến thức lý thuyết lẫn về thực tế. Về bản
thân, khả năng phán đoán, tư duy được nâng cao, sự chủ động được cải
thiện, nhiều kinh nghiệm giao tiếp, nhiều mối quan hệ trong cuộc sống lẫn
kinh nghiệm trong học tập và làm việc, kiểm soát được thì giờ, ngủ sớm, dậy
sớm, ăn đúng bữa.
 Về mặt hạn chế, bản thân còn chưa nắm bắt hết tất cả các kiến thức mà công
ty truyền đạt. Em hy vọng rằng sau một khoảng thời gian nữa, sẽ có thể hoàn
thiện và trau dồi kiến thức nhiều hơn và dồi dào kinh nghiệm hơn. Em rất
biết ơn, và mến mộ các anh/chị trong công ty, chúc công ty ngày càng phát
triển và thành công hơn.
 Tiếp theo e xin cảm ơn Trường Đại học Công Nghệ TPHCM, ban lãnh đạo,
viện kỹ thuật và các giảng viên đã tạo điều kiện để em có cơ hội tham gia kỳ
thực tập này. Đặc biệt, em cảm ơn thầy Hùynh Phát Huy đã hướng dẫn và
tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Chúc các thầy cô
thật nhiều sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy.

25
SVTH : Nguyễn Thanh Kỳ Lớp: 18DDCA2

You might also like