You are on page 1of 6

Cô gửi Nhiệm vụ TT:

Nhoms2: chương 2( khái niệm, bản chất, thuộc tính của pháp luật và quy phạm
pháp luật)
Nhóm 3: chương 2 (Quan hệ pháp luật)
Nhóm 4: Chương 2 (Vi phạm pháp luật)
Nhóm 5: Chương 2 (Thực hiện pháp luật
Nhóm 6: Chương 3 (Hình thức pháp luật)
Nhóm 7: Chương 4 (Chế định quyền sở hữu)
Nhóm 8 Chương 5 ; Luật phòng chống tham nhũng

Nhóm 2:
câu hỏi phản bienj của nhóm 3 tặng nhóm 2; pháp luật với tư cách công cụ để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội biến đổi, tiêu vong đi cùng sự nảy sinh thể hiện bản
chất gì? lấy vd chứng minh
Câu hỏi pb nhóm 7: Những quy tắc xử sự trong văn bản do Đoàn Thanh niên ban
hành và nội quy của các cơ quan tổ chức Nhà nước có phải là quy phạm pháp luật
không ? Tại sao?
Câu hỏi pb nhóm 7: Những quy tắc xử sự trong văn bản do Đoàn Thanh niên ban
hành và nội quy của các cơ quan tổ chức Nhà nước có phải là quy phạm
pháp luật không ? Tại sao?
Câu hỏi của nhóm 5: Các quy phạm xã hội khác có tính quy phạm phổ biến không?
Vì sao?
Câu hỏi của nhóm 1:Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật một cách độc lập đúng hay sai? tại sao?
Nhóm 4 gửi câu hỏi nhé: Có phải tất cả các loại văn bản do cơ quan Nhà nước ban
hành đều được xem là Văn bản quy phạm Pháp luật?
Câu hỏi phản biệncuar nhóm 8: Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật được
hay không? Phân tích?
Nhóm 3:
Câu hỏi nhóm 4: Quan hệ Pháp luật là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã
hội được luật pháp quy định. Theo bạn nhận định này có đúng không ? Tại sao?
Câu hỏi nhóm 5: Mọi quan hệ pháp luật có sự tham gia của các cơ quan hành
chính nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính có đúng không? Vì sao? Lấy
VD minh họa.
Câu hỏi của nhóm 8: Câu hỏi: năng lực hành vi và năng lực pháp luật có mối
quan hệ gì với nhau ? Có thể thiếu một trong hai điều đó được không ? Sự kiện
pháp lý có ý nghĩa gì đối với việc hình thành, phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan
hệ pháp luật?
Câu hỏi phản biện của nhóm 2:Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
một quan hệ pháp luật là gì ?

Nhóm 4
Nhóm 5: Vi phạm đạo đức có phải vi phạm pháp luật ko? Hãy so sánh trách nhiệm
đạo đức và trách nhiệm pháp lí?
nhóm 7: Tự sát có phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự không? Tại sao?
nhóm 2: Xác định tính chất lỗi trong trường hợp sau? Giải thích? Do mâu thuẫn cá nhân,
Bác H đã mang gậy sang nhà Đ và đánh Đ trọng thương.

Nhóm 8: Người bị rối loạn tâm thàn cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc tài sản
của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?

Nhóm 6: Thế nào là hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm? Lấy ví dụ minh họa cụ
thể?
Nhóm 1: Hãy nêu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi người chưa thành niên vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm?

Nhóm 5
Nhóm 3, câu hỏi phản biện: mọi hoạt động diễn ra thường ngày của các bạn
thường ngày như ăn, ở, đi du lịch, mua sắm.......có phải là đang thực hiện pháp luật
không? Giải thích cụ thể ?
câu hỏi của nhóm 2: Theo Điều 13, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.”Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực
hiện pháp luật nào? Vì sao?
Câu hỏi của nhóm 6: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã
đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi
của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không?
Nhóm 4 tặng nhóm 5 hai câu hỏi ạ!
Câu 1: Lên lớp 10, Hùng được bố mẹ mua cho xe máy để đi học. Hôm đó, vừa
phóng xe ra khỏi nhà, đến ngã tư đầu phố, Hùng bị chú Cảnh sát giao thông yêu
cầu dừng xe vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Qua kiểm tra giấy tờ, chú cảnh
sát nói Hùng còn mắc thêm một lỗi nữa là chưa đủ tuổi đi xe máy. Chú cảnh sát đã
phạt cảnh cáo Hùng.

Việc cảnh sát giao thông xử phạt Hùng là hình thức nào của thực hiện pháp luật?
Hình thức đó được sử dụng trong những trường hợp nào?
Câu 2: Các hành vi như: học sinh đến trường để học tập, nam công dân thực hiện
nghĩa vụ quân sự, nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường,
Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép... có phải là thực
hiện pháp luật không? Nếu có thì mỗi hành vi trên tương ứng với hình thức thực
hiện pháp luật nào?
Nhóm 8 gửi trao câu hỏi yêu thương: Ngày 15/11/2011, giám đốc sở công thương
tỉnh A đã ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương với ông Nguyễn Thanh Hùng –
chuyên viên phòng kế hoạch thuộc sở công thương tỉnh A với lý do: Ông hùng đã
sử dụng chứng chỉ tin học giả để hoàn tất hồ sơ nâng bậc lương vào tháng 5/2011.
Cho rằng hình thức kỷ luật được áp dụng đối với mình là quá nặng, ông Hùng đã
gửi đơn khiếu nại tới giám đốc sở công thương. Giám đốc sở công thương đã ra
quyết định giải quyết khiếu nại với nội dung: giữ nguyên quyết định hạ bậc lương
đối với ông Hùng. Hãy phân tích các hình thức thực hiện pháp luật có ở trên
Câu hỏi của nhóm 1: Ông Q thường xuyên đi săn với bạn bè. Trong một lần đi săn
do nhìn lầm, tưởng người là thú nên ông Q đã bắn nhầm làm chết chị M. Khi cơ
quan công an điều tra, ông Q khai báo rằng mình không cố ý bắn vào chị M, việc
chị M bị chết là ngoài ý muốn. Đồng thời ông Q lập luận rằng hành vi làm chết chị
M không phải là vi phạm pháp luật vì không có lỗi cố ý. Xin hỏi: trong trường hợp
trên, ông Q có lỗi hay không? Hành vi của ông có phải là vi phạm pháp luật
không?

Nhóm 6
Câu hỏi nhóm 1:
Có phải tất cả tập quán đều được nhà nước thừa nhận là nguồn của pháp luật
không?
nhóm 7: Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành đúng hay sai? Tại sao?
Câu hỏi nhóm 5: Dựa trên các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, hãy xác
định văn bản nào dưới đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật, giải thích tại
sao:
+ Thông báo số 195/TB-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 31/7/2008 về việc
treo cờ tổ quốc.
+ Quyết định 43/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 03/7/2008 về việc
phê chuẩn và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH một thành
viên Điện ảnh Hà Nội.
+ Quyết định 02/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 09/01/2008 Ban
hành quy định về quản lýhoạt động bán hàng rong trên địa bàn Tp. Hà Nội
câu hỏi nhóm 4: văn bản quy phạm pháp luật có vị trí thứ bậc cao nhất trong hệ
thống văn bản quy phạm Pháp luật là văn bản nào? giải thích?
Nhóm 8: Tại sao trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ nhà nước vẫn sử
dụng hình thức tiền lệ pháp còn hiện nay thì không sử dụng nữa?
Câu hỏi nhóm 2: Trình bày điểm tương đồng và khác nhau giữa tập quán pháp và
tiền lệ pháp cho ví dụ minh hoạ
Nhóm 3: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa gì ? Lý giải

Nhóm 7
Câu hỏi nhóm 6: Hãy chứng minh chủ sở hữu có thể chuyển quyền sở hữu của
mình cho chủ thể khác thông qua giao dịch. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao
dịch và áp dụng luật dân sự
Nhóm 4 tặng nhóm 7 câu hỏi
A nhờ B trông hộ nhà, trường hợp này A chỉ quyển giao quyền chiếm hữu nhà cho
B. Đúng hay sai, tại sao?
Nhóm 8 có câu hỏi như sao: Một buổi tối, anh A đi dạo ở khu vui chơi giải trí công
viên, anh ngồi lại nghỉ trên một cái ghế đá, anh có trông thấy gần đó có một đôi
nam nữ đang cãi nhau. Sau khi cãi nhay vì quá tức giận nên cô gái đã tháo chiếc
nhẫn trên tay và ném xuống đất đến gần chỗ anh A, còn anh trai kia thì bỏ về bỏ lại
cô bạn gái. Anh A thấy vậy, nhặt chiếc nhẫn lên bỏ vào túi và bước đi về. Nhưng
khi vừa đii được vài bước, chị kia liền gọi anh lại và đòi anh A phải trả lại chiếc
nhẫn, và anh đã không đồng ý chấp thuận vì anh ấy cho rằng khi cô gái vứt đi thì
anh A nhặt lên ( anh A xác nhận là gia tài vô chủ ), sau đó anh A cho rằng có ý xác
lập quyền sở hữu với chiếc nhẫn đó. Theo bạn, Anh A có thể coi chiếc nhẫn ấy là
vật chưa xác định
được chủ sở hữu hay không? Vì sao?
Câu hỏi nhóm 2 ạ:Có bao nhiêu hình thức sở hữu được quy định trong Bộ luật hình
sự và đó là những hình thức nào?
Câu 2:Để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu có những quyền
gì , lấy ví dụ minh hoạ?
Câu hỏi nhóm 1: C là chủ sở hữu chiếc điện thoại Iphone 14 vừa mới được giới
thiệu bán trên thị trường. B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này
nên mượn của C chiếc điện thoại để xem trong một ngày. Khi đang xem điện thoại
thì bạn gái của B là E đến chơi. Do tính cách sĩ diện nên B nói đây là điện thoại
của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này. Sau đó, B nói với C là đã bị móc trộm
điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền C chiếc điện thoại khác.
Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình đang do E dùng
vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết. Hai bên cãi vã to tiếng.
Trong cơn nóng giận, E vứt chiếc điện thoại thẳng vào tường và chiếc điện thoại bị
vỡ, hỏng nặng, không sử dụng được. C đã phát hiện ra sự thật.
C đã bị xâm phạm quyền gì? C nên xử lý như thế nào cho đúng pháp luật?
Câu hỏi nhóm 5: Trong quá trình đào ao thả cá, gia đình chị B có tìm thấy một
chiếc bát cổ không rõ nguồn gốc, lai lịch. Sau khi phát hiện và bảo quản, gia đình
chị để trưng bày trong nhà và không báo với chính quyền, cũng không có ý định
bán đi. Tuy nhiên chị N (bạn chị B) khuyên chị B nên nộp lên chính quyền.
Hỏi: Chiếc bát cổ mà gia đình chị B tìm được thuộc quyền sở hữu của gia đình chị
B hay của nhà nước ? Tại sao?
Nhóm 3: chế định pháp luật phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu
nhất định đúng hay sai tại sao? Lấy ví dụ chứng minh

Nhóm 8
Nhóm 4 gửi câu hỏi:
Nguyên nhân xảy ra hành vi tham nhũng chỉ xuất phát từ sự hạn chế, thoái

hóa về mặt phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức.
Đúng hay sai,vì sai
nhóm 7: Nội dung Cơ quan, tổ chức, đơn vị cần công khai, minh bạch để PCTN
gồm những nội dung gì?
Nhóm 6: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thực hiện việc công khai đối với
các lĩnh vực sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước vào thời
điểm nào?
Câu hỏi của nhóm 5: Cho biết những biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng?
Câu hỏi nhóm 1
Câu hỏi: A là thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan nhà nước B. A đã bố trí anh ruột giữ
chức vụ Trưởng phòng tổ chức cán bộ của đơn vị mình. Xin hỏi, hành vi này của A
có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng không? Tại sao? Nếu có thì A
sẽ bị xử lý như thế nào?

You might also like