You are on page 1of 6

Tên: Cao Nguyễn Ngọc Lam

Lớp 9a1
Tư liệu về Nguyễn Ái Quốc những năm hoạt động
ở nước ngoài
Nguồn: https://baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc-va-buoc-
ngoat-cua-cach-mang-viet-nam

1. Bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước

Bến nhà rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra di tìm đường cứu nước vào năm 1911
Nguồn: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/ngay-5-6-1911-bac-ho-ra-di-
tim-duong-cuu-nuoc-695390
Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh)
rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con
tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây
là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.
• Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như
sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng,
Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu
đằng sau những chữ ấy”.
• Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó
có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi
ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi
ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào
tôi”.

 Nhận xét: Ở độ tuổi 21, Nguyễn Tất Thành phải rất dũng cảm, kiên định và yêu nước
mãnh liệt mới có thể rời quê nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người, với mục đích lớn
lao là học những tinh hoa của nước khác về giúp đỡ nước mình.

2. Nước Pháp và Nguyễn Ái Quốc


Nguồn: https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/nuoc-phap-voi-ho-chi-minh-va-ho-chi-minh-
voi-nuoc-phap-p25684.html
- Ngày 6.7.1911, Người đặt chân đến cảng Mácxây, Pháp.
- Sau khi đi tiếp đến các nước khác như Anh, Mỹ… Nguyễn Tất Thành trở về Paris, Pháp
vào cuối năm 1917.

- Nếu trong giai đoạn 1911-1917, Nguyễn Tất Thành mới “để tâm” quan sát, phân tích,
chiêm nghiệm về thế giới tư bản thì khi về Pháp, Người bắt đầu tham gia hoạt động chính
trị.
- Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp (đầu năm 1919), đấu tranh cùng giai cấp công nhân
Pháp và thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Phôbua - nơi diễn ra các
cuộc thảo luận về mọi vấn đề. Nhờ đó, tri thức, kinh nghiệm đấu tranh của Người được gia
tăng nhanh chóng.
- Cũng ở Pari, Nguyễn Tất Thành đã tham gia và trở thành “linh hồn” của Nhóm những
người Việt Nam yêu nước (Groupedes patriotes annamites) tại Pháp.
- Tháng 6.1919, Người đã xuất hiện trên chính trường nước Pháp với cái tên Nguyễn Ái
Quốc khi thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước gửi bản Yêu sách của nhân dân An
Nam đến Hội nghị Vécxay. Từ đây, Người trở thành niềm hy vọng của đông đảo những
người Việt Nam yêu nước, nhưng cũng là “cái gai” đối với chính quyền Pháp.
- Cũng trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc từng bước trở thành người lãnh
đạo phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa. Sự ra đời của Hội Liên hiệp thuộc
địa (tháng 7.1921) và báo Người cùng khổ (Le Paria) mà Nguyễn Ái Quốc là thành viên
sáng lập ở ngay Thủ đô của nước Pháp, đã mở ra giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có sự liên
kết lực lượng của các dân tộc bị áp bức.
- Việc Hội Liên hiệp thuộc địa ngừng hoạt động (tháng 6.1926), báo Người cùng khổ bị
“đình bản” sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Pháp (tháng 6.1923), đã gián tiếp khẳng định vai
trò rất lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức này.
- Không chỉ tích cực hoạt động cách mạng, những năm tháng ở Pháp cũng là thời gian
Nguyễn Ái Quốc tích cực học tập, tích lũy tri thức chính trị. Người không chỉ học trong
cuộc sống, trong sự cọ sát nóng bỏng của các buổi thảo luận chính trị mà còn tự đi sâu
nghiên cứu lý luận. Bằng chứng là, trong báo cáo của mật thám Pháp đề ngày 10.12.1919
có câu: “Ông ta (tức Nguyễn Ái Quốc - tác giả chú thích) dành cả ngày để học hỏi, đọc tất
cả những sách bằng tiếng nước ngoài đã đề cập đến Đông Dương”(4).
- Một báo cáo khác của mật thám Pháp viết vào tháng 3.1920 còn khẳng định: “Hiện thời
Quốc đang dịch một đoạn L’Esprit des Loi (Tinh thần Luật pháp) của Môngtexkiơ sang
quốc ngữ”(5). Với sự nỗ lực phi thường, từ một người không phân biệt được thế nào là đảng,
thế nào là công đoàn, Quốc tế II khác Quốc tế III ở chỗ nào, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành
nhà lý luận mácxit lỗi lạc.

Nhận xét: Đất Pháp là nơi Nguyễn Ái Quốc hoạt động lâu năm nhất, và cũng là nơi
Người học được nhiều điều nhất. Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho chính trị
tại Pháp, trở thành người đại diện và niềm hi vọng cho những người Việt Nam yêu
nước. Phải khâm phục sự kiên trì, ham học hỏi và sự chăm chỉ của Người, và phải công
nhận rằng nhờ có Người, đất nước Việt Nam đã có hi vọng

3. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc năm 1923-1930
Nguồn: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hanh-trinh-di-tim-hinh-cua-nuoc-1491878832
Thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Pháp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

- Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp sang Đức và thành phố Xanhpêtécbua (Liên Xô)
ngày 30/6/1923.
- Từ tháng 7/1923-10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản
quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc
tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh
niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V
Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, vào
tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở các lớp
huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (21/6/1925) - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt
Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Mùa hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó đi Đức (11/1927)
rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc
(12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sỹ, sang Italia. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới
Xiêm (Thái Lan), rồi trở lại Trung Quốc vào cuối năm 1929.
- Từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức chính trị của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động Việt Nam, chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối, khủng hoảng
về lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Nhận xét: Những kiến thức Nguyễn Ái Quốc học hỏi, tìm hiểu và dành bao năm nghiên
cứu đã đem lại kết quả, mở đầu cho sự giải phóng dân tộc sau này.
4. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc năm 1930-1940
Nguồn: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hanh-trinh-di-tim-hinh-cua-nuoc-1491878832
- Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932,
Người được trả tự do; những năm 1934-1938, Nguyễn Ái Quốc rời Thượng Hải đi
Vlađivôxtốc (Liên Xô) vào học tại Trường Quốc tế Lênin, sau đó công tác tại Viện Nghiên
cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc (tên gọi là P.C.Lin) được Ban Chỉ huy ở ngoài và
Ban Trung ương của Đảng chỉ định là đại diện của Đảng ở Quốc tế Cộng sản và được cử
đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản vào ngày 31/3/1935.
- Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ huy Bát
lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng
Việt Nam.
- Từ năm 1930-1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo sát
sao phong trào cách mạng trong nước. Thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xây dựng
được đường dây liên lạc quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á với mục đích tranh thủ
sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, tổ chức các nước trên thế giới, xây dựng lực lượng hậu
thuẫn cho cách mạng Việt Nam thắng lợi.

Nhận xét: Sau những nỗ lực trong hơn 30 năm ở nước ngoài, với mục đích và tư tưởng
cao cả của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thành công học hỏi những tinh hoa của những
nước tư bản, xây dựng hậu thuẫn, mở đường cho việc giải phóng đất nước.

5. Trở về lại đất nước, chấm dứt hành trình dài 30 năm (1911-1941)
Nguồn:https://media.qdnd.vn/long-form/nguyen-ai-quoc-voi-hanh-
trinh-tim-duong-cuu-nuoc-giai-phong-dan-toc-54717
- Ngày 28-1-1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua cột mốc
108 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tại làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng, trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân để
trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, một trang sử mới mở ra trong cuộc đời cách mạng
của Người và cũng là bước ngoặt mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam,
từng bước đưa dân tộc Việt Nam đi tới những mùa Xuân thắng lợi.

Tóm tắt toàn bộ hành trình hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc tại nước ngoài:

https://www.youtube.com/watch?v=3Ph2rJVNLPQ

You might also like