You are on page 1of 3

1.

- Kỹ năng trình bày là khả năng truyền đạt các thông điệp với những lý lẽ và lập luận hợp lýchặt chẽ
để tạo sự thuyết phục và tương tác với mọi người nghe, bày tỏ những nguyện vọng,suy nghĩ và nhận
thức của mình, với mong muốn nhận được sự đồng tình từ người khác.

- Giao tiếp: là sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ... là sự
xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, giữa người và các yếu tố xã hội khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định.

2. - Rèn luyện được sự tự tin trước đám đông

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp trong công việc

- Thể hiện năng lực bản thân tốt hơn, cơ hội thăng tiến cao hơn.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, dễ dàng truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến người
nghe. Biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt ý của mình và tạo thiện cảm với người nghe.
Khi họ có thiện cảm với bạn thì việc ký kết thành công hợp đồng hay đạt được thỏa thuận về vấn đề
gì đó sẽ dễ dàng hơn nhiều.

- Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của ngườinói. Khi
đó sẽ kết nối thêm với nhiều bạn bè mới, mối quan hệ sẽ rộng mở. Vị thế của bạn trong mắt mọi
người cũng được nâng cao hơn. Những gì bạn nói ra cũng có trọng lượng hơn. Nhờ vậy con đường
sự nghiệp của bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi.

- Thể hiện được trọn vẹn và dễ hiểu những quan điểm, ý kiến của mình thông qua việc giao tiếp, trò
chuyện với người khác. Đồng thời cũng tự tạo cho mình một phong cách riêng, khiến bản thân trở
nên thu hút hơn.

3.*Trong môi trường đi học

- Thứ nhất, học sinh có thể tiếp cận thông tin, kiến thức và công cụ cần thiết trên mạng để
giải quyết vấn đề ứng dụng kiến thức của môn học trong lớp. Điều này giúp học sinh tập
trung vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề mà chúng ta biết là một trong năm kỹ năng
quan trọng nhất cho người lao động trong thế kỷ 21.
- Thứ hai, việc học sinh có khả năng tiếp cận thông tin giúp trường dần có thể chuyển qua
triết lý giáo dục 4.0, không quá đặt nặng vấn đề nhớ thuộc lòng kiến thức. Trong thời đại
4.0, việc truy cập, lưu trữ, biểu hiện thông tin là trách nhiệm và chuyên môn của robot.
Robot với trí tuệ nhân tạo có thể làm những việc này hiệu quả hơn con người.
- Thứ ba, cho phép giáo viên có cơ hội đánh giá độ hiểu biết kiến thức mới ngay trong lớp
học và điều chỉnh cách truyền đạt khi cần thiết. Ví dụ ngay sau khi giáo viên dạy kiến thức
mới, cho ví dụ rồi có thể cho một bài tập và đánh giá độ hiểu biết của học sinh trong lớp
dùng ứng dụng đánh giá. Như thế học sinh sẽ học hiệu quả hơn và giáo viên không phải
chờ đến kỳ thi giữa kỳ hay cuối khóa mới biết vấn đề của từng học sinh.

*Trong môi trường đi làm

- Thứ nhất, máy tính và smartphone cho phép chúng ta dễ dàng giao tiếp và gặp gỡ các đối

tác hơn dù khoảng cách rất xa

- Thứ hai, Lưu trữ thông tin bằng công nghệ số, đối với những dữ liệu thông tin lớn hay một

lượng lớn phương tiện như nhạc, video, ảnh, thông tin liên lạc, sự phát triển của công nghệ

số sẽ tạo điều kiện để toàn bộ mọi thứ có thể được lưu trữ trong các thiết bị, chẳng hạn như

laptop, điện thoại di động, máy tính để bàn hoặc máy tính bảng. Những dữ liệu được lưu trữ

trực tuyến sẽ được truy cập nhanh chóng và dễ dàng thông qua bất cứ thiết bị nào có thể

kết nối internet.

- Nó giúp chỉnh sửa dễ dàng, tiện lợi. So với các phương tiện truyền thống, công nghệ số

hiện đại có thể chỉnh sửa, thao tác, thay thế thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc

soạn thảo văn bản trên máy tính, chỉnh sửa video hay chỉnh sửa ảnh đều có thể thực hiện

trên chiếc laptop khi đang ở nhà, không yêu cầu bất cứ sự cầu kỳ nào. Công nghệ số còn

phát triển khả năng sáng tạo của mọi người khi nó đem lại những hiệu ứng, phần mềm

chỉnh sửa mà đối với cách thức truyền thống thì khó có thể áp dụng được.

- Làm việc đa năng, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, hiện nay có rất nhiều

doanh nghiệp cho phép nhân viên được làm việc tại nhà. Với những nhân viên nhà có

khoảng cách xa so với công ty, họ có thể lựa chọn làm việc online, với thông tin và dữ liệu

được nhận qua phần mềm hoặc ứng dụng, tạo ra sự tiện lợi vô cùng hữu ích.

4. Kỹ năng Giao tiếp:

- Học cách lắng nghe đối phương.

- Chủ động làm quen người lạ.

- Mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân.

- Quan tâm đến cảm xúc người khác.

- Sự động viên khích lệ.

- Biết cách giải quyết xung đột.

- Duy trì sự tươi mới và thái độ tích cực


- Tránh nói dài dòng, không trọng tâm

Kỹ năng Trình bày:

- Tham dự các buổi trình bày khác.

- Thường xuyên thực hành.

- Sử dụng tư duy tích cực.

- Chủ động quản lý thời gian, chủ động tương tác với người nghe, đồng thời kết hợp sử

dụng ngôn ngữ cơ thể.

5. Kỹ năng GTTB rất quan trọng đối với mỗi sinh viên vì vậy em sẽ cố gắng hoàn thiện kỹ

năng này bằng cách thực hiện tốt các khả năng giao tiếp của mình để có thể truyền đạt đến

người nghe một cách tốt nhất và dễ hiểu nhất về ý kiến của mình. Bên cạnh đó em cũng chú

ý về cách diễn đạt về mọi khía cạnh, học cách giao tiếp và trình bày nhiều hơn thông qua

các bài thuyết trình khi còn ở giảng đường Đại học để rèn dũa kỹ năng GTTB của mình.

You might also like