You are on page 1of 5

INDONESIA

-kiến trúc tôn giáo: Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman

Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman ở trung tâm thành phố Banda Aceh là vùng đất duy nhất ở xứ sở vạn đảo
Indonesia có quyền thực thi giáo pháp đạo Hồi trong hệ thống tư pháp: Những người vi phạm giáo pháp đều sẽ bị xử
phạt bằng cách đánh đòn trước đám đông. Nhìn từ ngoài vào, nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman trông như 1 cung điện
Hoàng gia mà không giống như những nhà thờ Hồi giáo khác trong khu vực, bởi đây là công trình do người Hà Lan
xây dựng.

Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman nằm ngay trung tâm thành phố Banda Aceh ở Indonesia. Nơi đây chính là nhân
chứng thầm lặng của thảm hoạ sóng thần vào năm 2006. Và du khách sẽ thấy nhà thờ này nhìn giống như một cung
điện Hoàng gia, có kiến trúc không giống như nhiều nhà thờ Hồi giáo khác trong khu vực. Bởi vì công trình được
người Hà Lan xây dựng chứ không phải là người dân sống ở Banda Aceh

-Kiến trúc dân gian: Nhà sàn Indonesia


Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn
phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư
đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.  Người
Minangkabau vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn của Việt
Nam.

Tuy vậy, một tộc người ở Indonesia vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng
Đông Sơn. Đó là tộc người Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia.

Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan.

Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được
dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam.

-Kiến trúc cung đình: Cung điện Yogyakarta


Nằm trong một khu rừng banyan tươi tốt xinh đẹp ở thành phố Yogyakarta, cung điện này được xây dựng lần đầu tiên vào
những năm 1700 cho gia đình hoàng gia Yogyakarta. Kể từ đó, cung điện đã bị tàn phá rồi được xây dựng lại nhiều lần.
Khu phức hợp này vẫn đóng vai trò là một tòa nhà thuộc chính quyền địa phương và khách du lịch có thể ghé thăm một số
phần của cung điện cổ, bao gồm cả bảo tàng chứa đầy các cổ vật.

SINGAPORE
-Kiến trúc cung đình: Bảo tàng quốc gia Singapore

Với lịch sử bắt đầu từ năm 1887, Bảo tàng Quốc gia Singapore là bảo tàng lâu đời nhất, và là một trong
những biểu tượng kiến trúc của thành phố. Các triển lãm cố định, Phòng triển lãm Singapore và Cuộc
sống ở Singapore: Triển lãm The Past 100 Years, kết nối quá khứ và hiện đại trong một câu chuyện đầy
lôi cuốn.

Tòa nhà có một cấu trúc khá kì lạ, hòa hợp cái cũ với cái mới một cách uyển chuyển, tô điểm kiến trúc
tân cổ điển đầy trang nhã với chất liệu kính và kim loại hiện đại.

-Kiến trúc tôn giáo:  Đền thờ Sri Mariamman

Đền thờ Sri Mariamman là ngôi đền Hindu cổ nhất Singapore, được xây dựng vào năm 1827. Tọa lạc ở Khu
Chinatown, Mariamman Kovil hay còn nổi tiếng với tên gọi Đền Phố Kling được xây dựng bởi những người nhập
cư từ các quận Nagapatnam và Cuddalorre của miền Nam Ấn.
Đã có từ năm 1827, toàn bộ khung gạch của ngôi đền hiện nay được xây dựng xong vào năm 1843. Những vật trang
trí được thêm vào sau đó là hình ảnh các vị thần được chạm khắc trên những bức tường, những cánh cửa được
trang trí bằng những quả chuông và các bức bích họa được vẽ trên trần nhà.
Ngôi đền được xây dựng để thờ Nữ thần Mariamman - nữ thần nổi tiếng với quyền năng có thể chữa khỏi các loại
bệnh dịch. Hãy ngắm nhìn những tháp cổng (gopuram) uy nghi với các bức tượng điêu khắc phác họa các vị thần và
quái vật trong thần thoại. Phải thừa nhận ngay rằng đây quả là một danh thắng của cả thế hệ tín đồ Hindu lẫn người
dân Singapore.
-Kiến trúc dân gian:  Tượng sư tử cá Merlion

Đây có lẻ là địa chỉ khống còn xa lạ gì đối với dân cư thế giới khi biết đến Singapo là một con rồng Châu Á.
Với bức tượng sư tử cá Mmerlion là tượng trưng cho xuất phát giản dị của Singapore khi còn là một làng
chài có tên là Temasek, có nghĩa là thị trấn biển trong tiếng Java cổ. Phần đầu tượng trưng cho tên gốc của
Singapore, Singapura, có nghĩa là thành phố sư tử trong tiếng Mã Lai. Tượng Merlion phun nước từ miệng
này cao 8,6 mét và nặng 70 tấn.
Được nghệ nhân điêu khắc địa phương Lim Nang Seng tạc nên, bức tượng được Thủ tướng lúc bấy giờ là
ông Lý Quang Diệu khánh thành vào ngày 15 tháng 9 năm 1972
Biểu tượng này là điểm đến không thể bỏ lỡ cho bất kỳ du khách nào đến thăm Singapore

You might also like