You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

********************

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nhóm 10

Lớp: Quản trị doanh nghiệp CLC-K62

Giảng viên: ThS Dương Thúy Hà

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10

Tên thành viên MSV Nhiệm vụ


Nguyễn Thị Thanh Mai 11202470 - Các cách phân loại thị trường tài
chính ở Việt Nam.
- Những tác động tới sự tăng trưởng
của nền kinh tế.
- Thuyết trình
- Làm word
Nguyễn Thị Phương Thảo 11203688 - Các cách phân loại thị trường tài
chính ở Việt Nam.
- Những tác động tới sự tăng trưởng
của nền kinh tế.
- Thuyết trình
Hoàng Phương Thảo 11206919 - Những khó khăn trong hoạt động của
TTTC VN giai đoạn 2020-2021.
Ngô Lan Hương 11201716 -Sửa bài và làm slide
-Làm word
Nhữ Thu Hạnh 11201377 - Thực trạng hoạt động TTTC VN giai
đoạn 2015-2020.
Nguyễn Hoàng Trang 11207220 - Thực trạng hoạt động TTTC VN giai
đoạn 2015-2020.
Đề tài:
1. Các cách phân loại thị trường tài chính ở Việt Nam
2. Thực trạng hoạt động TTTC VN giai đoạn 2015-2020
3. Những khó khăn trong hoạt động của TTTC VN giai đoạn 2020-2021(giai đoạn Covid) và
những tác động tới sự tăng trưởng của nền kinh tế.

1. Các cách phân loại thị trường tài chính ở Việt Nam
Thị trường tài chính được phân thành nhiều loại dựa trên các căn cứ và yếu tố khác nhau. Theo
đó:

a) Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động
- Thị trường tiền tệ: Là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn
hạn (kỳ hạn dưới 01 năm). Thị trường tiền tệ bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn giữa
các ngân hàng, tín phiếu kho bạc, thương phiếu, thỏa thuận mua lại, chứng chỉ tiền
gửi…
- Thị trường vốn: Là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính có kỳ hạn từ
1 năm trở lên như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường này chính là nơi giải quyết quan hệ
cung – cầu về vốn dài hạn. Thị trường vốn được phân thành 3 bộ phận là thị trường cổ
phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.

b) Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính


Dựa vào phương thức huy động nguồn tài chính, thị trường tài chính được phân thành 2 loại sau:

- Thị trường nợ: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ. Bao gồm các công nợ
sau: 

 Công cụ nợ ngắn hạn: Là công cụ nợ có thời gian đáo hạn dưới 01 năm.

 Công cụ nợ trung hạn: Là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 01 – 10 năm.

 Công cụ nợ dài hạn: Là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 10 năm trở lên. 

-  Thị trường vốn cổ phần: Là thị trường mà người cần vốn sẽ huy động vốn bằng cách
phát hành các cổ phiếu. Các cổ phiếu này chính là quyền được chia phần trên tài sản
của các công ty phát hành cổ phiếu và lãi ròng. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một
phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi
phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ).
c) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính
Dựa theo sự luân chuyển của các ngoài tài chính, thị trường tài chính được phân thành 2 loại sau:

- Thị trường sơ cấp (còn gọi là thị trường cấp 1): Là thị trường tài chính diễn ra việc
mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng
khoán trên thị trường này thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân
hàng. 
- Thị trường thứ cấp (còn gọi là thị trường cấp 2): Là thị trường diễn ra các hoạt động
chuyển nhượng, mua bán lại các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp được chia làm 2 loại: Thị trường phi tập trung và sở giao dịch.

d) Căn cứ vào tính chất pháp lý


- Thị trường tài chính chính thức: Là thị trường mà tại đó mọi hoạt động huy động,
cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế
do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia thị
trường được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
- Thị trường tài chính không chính thức: Là thị trường mà ở đó mọi hoạt động huy
động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo
những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.

e , Căn cứ vào hình thức tổ chức thị trường

- Thị trường tập trung: là thị trường có hình thức tổ chức không gian cụ thể, các giao
dịch các tài sản tài chính diễn ra tại các Sàn giao dịch tập trung như Sở giao dịch chứng
khoán hay sàn giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán cụ thể
- Thị trường phi tập trung: khác với thị trường tập trung, các giao dịch mua bán trên thị
trường này diễn ra trên mạng Internet hoặc điện thoại di động…

Ngoài ra, khi nói về thị trường tài chính, bạn sẽ bắt gặp thêm một số thuật ngữ phân loại như thị
trường tài chính phái sinh, thị trường tài chính quốc tế… Trong đó, thị trường tài chính phái sinh
được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh. Các
sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh như: Quyền mua cổ phần, Chứng quyền,
Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi... 

Hiện nay trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển mạnh với
sự đa dạng và đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. 

https://thebank.vn/blog/19264-thi-truong-tai-chinh-la-gi-chuc-nang-va-vai-tro-cua-thi-truong-tai
chinh.html?
fbclid=IwAR26szTrk2zGdAbzQx1gV2rwSkM7KLUTuBBvPThUW1BS9XdcmKi9cd3QIvY

https://phantichtaichinh.com/thi-truong-tai-chinh-khai-niem-chuc-nang-vai-tro-cau-truc-va-thuc-
trang/?fbclid=IwAR1FsEF9iVh6RTxgnJqX_ZHodj4TOKDBDSdFJsay-
NLG241T4ymBzHTl2Ic

https://lodongxu.com/cau-truc-thi-truong-tai-chinh/?fbclid=IwAR0yAR
pu8IQlHwvbvbO1BpGAexrpNauAj0j3WRS1ocln3ldK-xAeUMTsI4

2. Thực trạng hoạt động TTTC Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
- TTTC Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan trọng, chủ chốt đối với tăng
trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh kinh tế và TTTC thế giới biến động khó
lường.

* Giai đoạn 2015-2019

- Năm 2015:

1. Thị trường tiền tệ

- Trong năm 2015, với việc chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng,
các lãi suất chính sách vẫn được duy trì ở mức thấp kể từ sau lần điều chỉnh vào tháng 3/2014
(9%/năm đối với lãi suất cơ bản; 6,5%/năm đối với lãi suất tái cấp vốn; 4,5%/năm đối với lãi
suất tái chiết khấu). Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất huy động của hệ
thống ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì ổn định ở mức thấp. Cụ thể, mức lãi suất huy động
bình quân dưới 1 năm được duy trì ở mức 6,5%/năm, trên 1 năm là 7,2%/năm. Đây là mức lãi
suất thấp nếu xét chung cho cả giai đoạn 2011-2015.
- Bên cạnh đó, trần lãi suất huy động đồng Việt Nam (VND) tiếp tục được duy trì ở mức
5,5%/năm đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng, kể từ đợt điều chỉnh tháng 10/2014. Trong khi đó,
trần lãi suất tiền gửi USD đã được điều chỉnh 2 lần trong năm 2015 nhằm hạn chế tâm lý găm
giữ ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối trong bối cảnh thị trường tiền tệ quốc tế biến động
mạnh (Trung Quốc giảm giá CNY, Mỹ tăng lãi suất). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của cá nhân và tổ chức (trừ tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đều xuống mức 0%/năm từ mức trước đây lần lượt là
0,75% (đối với tổ chức) và 0,25% (đối với cá nhân). Việc giảm lãi suất USD về 0% sẽ giúp giảm
tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng cung USD trên thị trường, chống tình trạng đô la hoá nền kinh
tế. Tuy nhiên, cùng với quyết định giảm lãi suất tiền gửi đồng USD về 0%, cần có sự quan sát
thận trọng đối với việc rút tiền gửi USD của các cá nhân ở các ngân hàng thương mại (NHTM)
xem có sự dịch chuyển sang tiền VND trên thực tế không, trên cơ sở đó, mới có thể đánh giá
hiệu quả của chính sách.

- Đối với lãi suất cho vay, mặt bằng chung cho vay ngắn hạn khoảng 8,15%/năm, trung và dài
hạn là 10,2%/năm vào thời điểm cuối năm. Như vậy, cùng với xu hướng giảm mặt bằng lãi suất
huy động, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhẹ trong năm 2015 và duy trì ở mức thấp nhất kể
từ năm 2012. Lãi suất cho vay thấp trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi tích cực đã thúc đẩy tín
dụng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2015. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 tăng
nhanh hơn so với các năm trước, đạt mức 17,17% (tính đến cuối tháng 21/12/2015), cao hơn
nhiều so với cùng kỳ năm 2014 (14,16%) và hoàn thành chỉ tiêu đặt ra cho cả năm (13 - 15%).
Tín dụng trong thời gian này có xu hướng tập trung ở các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản,
xây dựng, vận tải viễn thông1, và đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Như vậy, nhân tố chính
thúc đẩy tín dụng có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2012 là lãi suất ở mức thấp trong
nhiều năm, tình hình kinh tế có dấu hiệu hồi phục tích cực, đã tạo điều kiện tốt hơn cho các
doanh nghiệp vay vốn và tiếp tục đầu tư đẩy mạnh sản xuất.

2. Thị trường vốn


- Tuy nhiên, trái với tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng huy động vốn và tổng phương tiện thanh
toán so với năm 2014 lại khá chậm. Tổng phương tiện thanh toán M2 đến ngày 21/12/2015 tăng
13,55% so với cuối năm trước. Song song với tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng huy
động cũng đạt 13,59% tính đến cùng thời điểm, nhưng cả 2 chỉ tiêu tăng trưởng này đều thấp
hơn so với cùng kỳ năm trước (tháng 12/2014, tăng trưởng cung tiền M2 là 17,69%, tăng trưởng
huy động là 15,15%). Trong năm 2015, nhìn chung 2 chỉ tiêu tăng trưởng này vẫn tiếp tục xu
hướng tăng dần sau các tháng trong năm như những năm gần đây. Tuy nhiên, việc tín dụng tăng
nhanh trong khi huy động vốn và cung tiền tăng chậm lại trong năm 2015 có thể tiềm ẩn rủi ro
thiếu hụt thanh khoản của hệ thống, và còn tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất trong những tháng
cuối năm, qua đó gây khó khăn cho mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn từ
1-1,5% trong năm 2015 của Chính phủ. (Đồ thị 1)

- Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán đã có nhiều biến động trong năm 2015, tuy
nhiên, vẫn tăng điểm so với năm 2014.Tính đến ngày 31/12, chỉ số VnIndex đạt mức 579,03
điểm, tăng tương ứng 6,1%. Thanh khoản trên thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 giảm
so với năm 2014. Trung bình 1 phiên trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) HSX và HNX,
khối lượng giao dịch theo phương thức khớp lệnh bình quân chỉ khoảng 158 triệu cổ phiếu, giảm
20% so với năm 2014.

3, Thị trường thứ cấp


-Tính đến 30/11/2015, giá trị niêm yết đạt khoảng 710.000 tỷ đồng, bằng 26,4% so với GDP
thực tế (tương đương 18% GDP danh nghĩa năm 2014), tăng 2,31% so với năm 2014. Thanh
khoản trên thị trường bình quân đạt trên 3.700 tỷ đồng/phiên, tăng 3% so với năm 2014.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOF151422
http://tapchinganhang.com.vn/thi-truong-tai-chinh-tien-te-2015-va-trien-vong-2016.htm

- Năm 2016:

1. Thị trường tiền tệ

- Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, lãi suất liên ngân hàng giảm, tạo điều
kiện
sớm hoàn thành kế hoạch phát hành TPCP. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo
nhờ:

(i) huy động tăng khá hơn năm trước và tăng cao hơn tín dụng. Năm 2016, tăng trưởng huy động
ước đạt khoảng 19% cao hơn khoảng 1 điểm % so với tăng trưởng tín dụng, LDR toàn hệ thống
xấp xỉ 85%, giảm 0,7 điểm % so với cuối năm 2015.

(ii) cung tiền tăng cao, dự báo tăng hơn 3 điểm % so với năm ngoái, đạt khoảng 19-20%. Năm
2016, NHNN cung ứng tiền chủ yếu thông qua việc mua ngoại tệ và mới hút ròng được khoảng
hơn 60% tổng lượng tiền cung ứng thông qua thị trường mở

- Trước tình hình thanh khoản dồi dào và các yếu tố thuận lợi từ kinh tế vĩ mô34, từ cuối tháng
9, lãi suất huy động điều chỉnh giảm 0,3-0,5% ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay cũng đã ghi
nhận giảm ở một số ngân hàng35 với mức lãi suất giảm từ 0,2- 0,5% ở các kỳ hạn. Đặc biệt, các
NHTM NN lớn đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 0,5% - 1%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên,
khuyến khích đầu tư. và khởi nghiệp, lãi suất đối với 5 vực ưu tiên về sát

mức 6%/năm.

- Tuy nhiên, mặc dù thanh khoản trên thị trường khá dồi dào, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng mặt
bằng lãi suất vẫn chưa được như kỳ vọng. Lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn thị
trường

cuối năm giảm so với những tháng trước nhưng vẫn tăng nhẹ so với đầu năm 2015. Nguyên
nhân: (i) Dư thừa thanh khoản trên thị trường chỉ là trong ngắn hạn, trong khi cơ cấu cho vay
chủ yếu là trung, dài hạn

(ii) Có sự phân hóa trong khả năng huy động vốn trên thị trường giữa các TCTD. Một số TCTD
yếu kém gặp khó khăn trong việc vay vốn trên thị trường do thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản
đảm bảo để thực hiện vay đối ứng. Tỷ trọng vốn vay liên ngân hàng/tổng nguồn vốn của các
TCTD này rất thấp (dưới 3%). Lãi suất vay tái chiết khấu (4,5%/năm) hoặc tái cấp vốn
(6,5%/năm) cũng cao hơn nhiều lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, các ngân hàng
này phải huy động trên thị trường với lãi suất cao hơn các NHTM lớn từ 1,5 % đến 2%/năm dẫn
đến tăng mặt bằng lãi suất bình quân toàn thị trường. Tình trạng này phần nào ảnh hưởng đến cơ
chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ.
2. Thị trường vốn

2.1. Thị trường trái phiếu

- Phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) hoan thành kế hoạch huy động vốn cả năm do kinh tế

mô ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Khối lượng huy động TPCP cả năm
đạt 281 nghìn tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm đã điều chỉnh. Đáng chú ý nhất là kỳ hạn phát
hanh bình quân tăng lên đáng kể so với năm 2015. Tỷ lệ trúng thầu bình quân đạt mức 81%. Lợi
suất giảm so với đầu năm. Lãi suất TPCP giảm đồng loạt tại tất cả các kỳ hạn so với cuối năm
2015 (giảm từ 0,5% đến 1,4%/năm trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp). Như vậy, thị trường trái
phiếu Chính phủ năm 2016 cho thấy nhiều diễn biến tích cực: Lợi suất trái phiếu giảm tạo điều
kiện giảm lãi suất dài hạn của nền kinh tế và nợ của Chính phủ; kỳ hạn phát hành bình quân tăng
góp phần kéo dài kỳ hạn danh mục nợ của Chính phủ.

2.2. Thị trường cổ phiếu

- Thị trường cổ phiếu phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng phục hồi tăng trưởng
cũng như quyết tâm của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Chỉ số
VNIndex cuối năm 2016 vượt vùng đỉnh 650 điểm kể từ năm 2009 đến nay. Tổng giá trị vốn hóa
thị trường cổ phiếu ước tăng từ 32,4% GDP năm 2015 lên khoảng 40% GDP trong năm 2016.
2.3. Dòng vốn đầu tư nước ngoài

- Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán do kinh tế vĩ mô ổn định, lãi
suất trong nước cao hơn thế giới. Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước
ngoài cuối năm 2016 ước tăng 20,7% so với cuối năm 2015, đạt 19,55 tỷ USD.
- Dòng vốn nước ngoài có xu hướng tập trung vào tài sản ít rủi ro là TPCP và trái phiếu Chính
phủ bảo lãnh (mua ròng xấp xỉ 540 triệu USD) và giảm tỷ trọng tài sản rủi ro (bán ròng khoảng
240 triệu USD cổ phiếu niêm yết). Xu hướng giao dịch này phần nào phản ánh xu thế dòng tiền
đầu tư quốc tế tìm nơi trú ẩn tại các tài sản an toàn trong năm 2016. Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ đầu
tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài46 đã có tác động tích
cực đối với dòng vốn nước ngoài.

https://www.vietdata.vn/fileman/Uploads/tbBaoCao/7790/Baocaotongquanthitruongtaichinh-
UBGSTCQG.pdf

- Năm 2017

1. Thị trường tiền tệ

- Năm 2017, thanh khoản của hệ thống TCTD tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động toàn hệ
thống tăng thấp hơn năm 2016, tăng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống
tăng tương đương với năm 2016 ( tăng 19,3%). Do đó, hệ số LDR tăng nhẹ từ 85,6%
(cuối năm 2016) lên 87,3% (cuối năm 2017). Song thanh khoản của hệ thống vẫn được đảm
bảo nhờ việc NHNN tăng cung tiền qua việc mua hơn 7,5 tỷ USD trong năm 2017. Ước tính
lượng tiền ròng đã được bơm ra là 110 nghìn tỷ đồng. Do đó, lãi suất LNH được giữ ở mức thấp.
Cuối năm 2017, lãi suất O/N bình quân ở mức 1,3%, giảm khoảng 3,2 điểm % so với đầu năm.
- Mặc dù thanh khoản hệ thống khá tốt, các điều kiện vĩ mô tương đối thuận lợi, lãi suất có tín
hiệu giảm nhưng chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là:

Thứ nhất, thị trường tiền gửi và thị trường liên ngân hàng kém liên thông. Lãi suất liên ngân
hàng duy trì ở mức khá thấp trong khi lãi suất trên thị trường tiền gửi giảm không nhiều, do
thanh khoản dồi dào trên thị trường tập trung chủ yếu ở các TCTD lớn. Một số TCTD nhỏ hoặc
thuộc diện tái cơ cấu thiếu vốn vẫn khó khăn trong việc cận dòng vốn lãi suất thấp trên thị
trường liên ngân hàng, buộc phải giữ nguyên hoặc tăng lãi suất huy động trên thị trường tiền gửi.

Thứ hai, nợ xấu vẫn là rào cản lớn cho việc hạ lãi suất trong khi NIM của các TCTD vẫn còn ở
mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực. NIM của hệ thống ngân hàng tuy có xu hướng
tăng trở lại (ở mức từ 2,74% năm 2014 lên mức khoảng 3% năm 2017) nhưng vẫn thấp so với
các nước như Thái Lan (3,07%), Indonesia (5,82%), Philippines (3,58%). Điều này khiến các
TCTD không có nhiều động lực để giảm lãi suất cho vay
2.Thị trường vốn
2.1. Thị trường trái phiếu
- Thị trường trái phiếu Chính phủ: Năm 2017, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chủ động giảm huy
động vốn thông qua phát hành TPCP để tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước do việc giải ngân
nguồn vốn TPCP còn chậm. Cả năm 2017, KBNN huy động được 162.000 tỷ đồng từ phát hành
TPCP, hoàn thành 88% kế hoạch phát hành năm 2017. Một số điểm nổi bật của thị trường trái
phiếu Chính phủ trong năm qua là:
Thứ nhất, kỳ hạn phát hành bình quân TPCP cải thiện rõ rệt, đạt 13,5 năm (năm 2016: 8,7 năm).
Các kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên thu hút sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư, với tỷ lệ trúng
thầu bình quân đạt trên 80%.
Thứ hai, lãi suất phát hành TPCP giảm ở tất cả các kỳ hạn so với cuối năm 2016 với mức giảm
từ 0,6%-1,9%/năm, qua đó tiết kiệm chi phí huy động vốn cho NSNN.
Thứ ba, thanh khoản thị trường TPCP thứ cấp cải thiện, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 4.500
tỷ đồng/phiên (tăng 23% so với năm 2016).
2.2. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 100 nghìn tỷ
đồng, giảm 15% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất năm 2017 có dấu hiệu tạo
đáy và thị trường chưa xuất hiện những đợt phát hành TPDN lớn.
2.3. Thị trường cổ phiếu

- Thị trường cổ phiếu năm 2017 tăng trưởng tích cực trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nhiều
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành, nhiều doanh nghiệp lớn niêm yết; lợi nhuận của
các doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính-ngân hàng, bất động sản, xây dựng...khởi sắc. Thị
trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 8/2017 bước đầu thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư. Chỉ số VNIndex đạt mức cao nhất trong 9 năm qua, vượt mốc 900 điểm. Giá trị vốn hóa
thị trường cổ phiếu tăng mạnh, ước đạt 66% GDP (cuối năm 2016: 43,2% GDP). Giá trị giao
dịch thị trường cổ phiếu ước tăng 50% so với năm 2016. Xu hướng thị trường tích cực đang tạo
điều kiện thuận lợi cho cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước (tiêu biểu là thương vụ
thoái vốn Nhà nước tại Sabeco), thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Mục tiêu giá trị vốn
hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% vào năm 2020 có cơ sở để hoàn thành.

=> Nhìn chung, năm 2017, nền tảng tài chính đang dần được củng cố theo hướng tích cực hơn.

http://nfsc.gov.vn/wp-content/uploads/2018/10/
bao_cao_tong_quan_thi_truong_tai_chinh_2017.pdf

- Năm 2018:

1. Thị trường tiền tệ

-Năm 2018 là tăng trưởng tín dụng đã chậm lại sau khoảng thời gian dài liên tục tăng trưởng cao,
tỷ giá và lãi suất được duy trì ở mức ổn định dù bối cảnh thị trường nhiều biến động. Cụ thể:

- Điểm nhấn nổi bật của thị trường tiền tệ 2018 là tăng trưởng tín dụng chậm lại, hướng tới mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14 - 15%, thấp hơn 3 - 4 điểm phần
trăm so với năm 2017, và là mức tăng thấp nhất từ 2015 đến nay. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng
134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2017, mức
tăng thấp nhất kể từ năm 2015

- So với mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng đưa ra đầu năm (17%), mức tăng
trưởng tín dụng thực hiện thấp hơn 2-3 điểm phần trăm. Tăng trưởng tín dụng chậm lại là kết
quả của việc điều hành tăng trưởng tín dụng thận trọng trong cả năm 2018 của NHNN, giảm
tăng trưởng để đảm bảo ổn định thanh khoản, kiểm soát lạm phát và hướng dòng vốn tín dụng
vào các mục tiêu bền vững. Mặc dù vào tháng 8/2018, ước tính tăng trưởng tín dụng toàn Ngành
đạt 8,18%, đây là mức thấp nhất trong 4 năm, nhưng NHNN đã không xem xét, điều chỉnh tăng
chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với một số các NHTM trên hệ thống, mà thay vào đó, tiếp tục
kiểm soát chặt chẽ tín dụng, ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân hàng vào các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và hạn chế vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng
khoán, ….

2. Thị trường vốn

- Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP
- Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đạt khoảng 27% GDP: Năm 2018, Kho bạc Nhà nước
đã huy động khoảng 160 nghìn tỷ đồng, đạt 91% so với kế hoạch điều chỉnh năm 2018. Lãi suất
TPCP có xu hướng tăng sau khi tạo đáy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2018.

http://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-tien-te-tin-dung-viet-nam-nam-2018-trien-vong-va-
thach-thuc-nam-2019.htm

http://consosukien.vn/thuc-trang-phat-trien-thi-truong-von-viet-nam.htm

* Giai đoạn 2019-2020

- Năm 2019:

1. Thị trường tiền tệ

- Nguồn tiền gửi Kho bạc Nhà nước (KBNN) lớn. Hiếm có năm nào lượng tiền gửi của KBNN
trong hệ thống NH lại cao như năm 2019. Đến cuối quý III, ước tính có trên 250.000 tỷ đồng
tiền gửi có kỳ hạn của KBNN tại riêng 4 NHTM lớn. Thu ngân sách tăng ổn định trong khi chi
ngân sách, đặc biệt là chi đầu tư phát triển rất chậm.

- Thị trường mở: ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua trên thị trường mở
(OMO) từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng

2. Thị trường vốn

- Thị trường trái phiếu đã hoàn thành tốt các mục tiêu và kế hoạch đề ra. Tái cơ cấu danh mục nợ
trái phiếu Chính phủ (TPCP) được thực hiện hiệu quả thông qua việc tập trung phát hành các trái
phiếu kỳ hạn dài trong điều kiện thị trường thuận lợi, thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, mua lại
TPCP một cách chủ động, tăng tính bền vững của danh mục nợ TPCP.

- Năm 2019 đã tiếp tục có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ lệ nắm giữ TPCP của nhà đầu
tư dài hạn, giảm tỷ lệ nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại. Tính đến cuối tháng
11/2019, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm xuống mức 45%
(giảm 31,7% so với đầu năm 2016), tỷ lệ nắm giữ của khối bảo hiểm và các nhà đầu tư dài hạn
khác đạt 55%
- Thị trường chứng khoán: Thị trường Chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) tiếp tục duy trì đà
tăng trưởng và là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đến ngày 31/12/2019,
chỉ số VNIndex đạt 965,03 điểm, tăng 8,1%, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 4.390 nghìn tỷ
đồng, tăng 11,5%, tương đương 79,3% GDP. Đặc biệt, TTCK VN - kênh huy động vốn trung và
dài hạn năm 2019 có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, với tổng mức huy
động vốn đạt 313,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước. Thị trường trái phiếu, hiện có
509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối
năm 2018.

- Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm đến cuối
năm đạt 89.266 hợp đồng/phiên, tăng 13% so với bình quân giao dịch năm 2018. Với việc huy
động vốn từ nhiều kênh khác nhau, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 đạt mức tăng
10,2% so với năm 2018, trong đó vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng vốn đầu tư, khẳng định rõ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành
động lực quan trọng của nền kinh tế. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến
20/12/2019 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó có 3.883
dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, tăng 27,5% về số dự án. Vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm
2018(1). Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu so với GDP từ 32% năm 2015 đến nay tăng lên xấp
xỉ 80%, vượt mục tiêu đề ra cho năm 2020. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp so với
GDP tăng gần gấp hai lần, từ 3,4% năm 2015 lên 6,7%. Quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ
so với GDP cũng tăng từ 16,1% lên 27,4%. Thông qua thị trường vốn, doanh số cổ phần hóa,
thoái vốn Nhà nước từ các NHTM, Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tuy diễn ra còn chậm so
với yêu cầu nhưng cũng đã thu về hàng trăm nghìn tỷ đồng cho ngân sách, góp phần nâng cao dự
trữ ngoại hối. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, thị trường vốn đã tạo nên kênh huy động vốn
linh hoạt, trực tiếp, hiệu quả. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của các nhà đầu tư là tổ chức tài
chính phi ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2019 đạt tới 53% (tăng 0,8% so với mức 52,2% tại
thời điểm cuối năm 2018), tỷ lệ nắm giữ của các NHTM chỉ còn 47%. Vượt qua kỳ vọng của
hầu hết các công ty chứng khoán và dự báo của nhiều chuyên gia.

=> 2019 có thể coi là năm thành công của chính sách tiền tệ khi cả tỷ giá và lãi suất đều rất ổn
định, dù các diễn biến quốc tế không hoàn toàn thuận lợi. Khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
chủ trương giảm hàng loạt lãi suất điều hành và yêu cầu NHTM giảm lãi suất 0,5% trong tháng
11, tỷ giá tại NH vẫn đi ngang.

https://www.sggp.org.vn/thi-truong-tien-te-on-dinh-2019-tu-tin-2020-642177.html

https://thitruongtaichinhtiente.vn/thi-truong-tai-chinh-viet-nam-nam-2019-thanh-tuu-xu-huong-
va-de-xuat-giai-phap-phat-trien-ben-vung-25673.html

- Năm 2020:

1. Thị trường tiền tệ

- Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm
đồng bộ các mức lãi suất với quy mô cắt giảm khá lớn so với nhiều năm qua3, với tổng mức
giảm từ 1,5 - 2%/năm. Việc quyết định giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN đã phát tín
hiệu mạnh mẽ và nhất quán về chủ trương tiếp tục giảm lãi suất, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho
các TCTD.

- Về tỉ giá và thị trường ngoại hối, NHNN đã điều hành tỉ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với
các cân đối vĩ mô, diễn biến thực tế trên thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng giai
đoạn cụ thể. Theo đó, NHNN đã thực hiện công bố tỉ giá trung tâm hàng ngày trên cơ sở tham
chiếu diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu
chính sách tiền tệ, góp phần ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ trong nước. Từ đầu năm 2020,
trong bối cảnh kinh tế - tài chính thế giới biến động mạnh và phức tạp do tác động của đại dịch
Covid-19, NHNN đã điều hành tỉ giá linh hoạt, chủ động, kết hợp với các giải pháp điều tiết
thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều chỉnh giảm tỉ giá bán can thiệp và sẵn sàng bán
ngoại tệ để bình ổn thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, về cơ bản, tỉ giá và thị trường
ngoại hối ổn định, cân đối cung cầu tiếp tục thuận lợi, thanh khoản thông suốt, VND ổn định hơn
nhiều so với đồng tiền của nhiều đối tác thương mại.

- NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng và điều hành tín dụng tăng trưởng phù hợp
với các cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế gắn với nâng cao chất lượng tín
dụng, tập trung vào khu vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ những
lĩnh vực rủi ro.

- Các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu4, thanh tra, giám sát ngân
hàng, bảo đảm an toàn hệ thống, an ninh tiền tệ, tín dụng được đẩy mạnh và đạt được kết quả
đáng khích lệ; các TCTD nghiêm túc thực hiện các quy định Basel II và nâng cấp chuẩn mực
quản trị theo thông lệ quốc tế. Cho đến nay, hầu như toàn bộ hệ thống các TCTD đã được chấn
chỉnh, củng cố. Các TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô
cũng đã cơ cấu lại, hoạt động lành mạnh, đã hạn chế được tín dụng đen. Quy mô hệ thống các
TCTD tiếp tục tăng6; năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua
các năm7; chất lượng quản trị ngân hàng được cải thiện, các NHTM đang thiết lập bộ máy quản
trị doanh nghiệp theo phương thức hiện đại. Vai trò và mối quan hệ của ban điều hành, hội đồng
quản trị, cổ đông được quy định theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty.

- Nghiệp vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu): được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát
tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh
khoản hệ thống

2. Thị trường vốn

- Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của TTCK đạt 383,6 nghìn
tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu
đạt 7.056 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019.

- Đáng chú ý, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số
tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trên thị trường Việt Nam đạt gần 394 nghìn tài khoản,
tăng 109% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm 2019.
- Thị trường chứng khoán: Mặc dù chịu tác động xấu từ những diễn biến khó lường của đại dịch
Covid-19 trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện
bình thường mới, GDP năm 2020 tăng 2,91%. Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng về
tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Cùng lúc, giải ngân đầu tư công ghi nhận mức tăng đáng kể
so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ trong việc lấy đầu tư
công kích thích sự phát triển khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ kinh tế phục hồi. Trên thị trường
chứng khoán, các yếu tố nền tảng kể trên đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của thị
trường trong năm 2020. Chỉ số VN Index và HNX Index đạt lần lượt 1.103,87 và 203,12 tương
ứng tăng 14,9% và 98,1% so với cuối năm 2019. Đi cùng với đó, thanh khoản bình quân phiên
trên cả ba sàn tăng mạnh và đạt 7.394,87 tỷ đồng, tăng 58,9% so với năm 2019. Sự tăng trưởng
ấn tượng này có dấu ấn lớn nhờ dòng tiền từ nhà đầu tư mới tham gia thị trường khi số tài khoản
mở mới liên tục tăng qua các tháng.

http://vcbs.com.vn/uploads/News/2021/7/AR2020/VCBS%20AR2020_VN_VUNG%20VANG
%20TANG%20TRUONG.pdf

http://consosukien.vn/thuc-trang-phat-trien-thi-truong-von-viet-nam.htm

* Thách thức chung các năm trong giai đoạn 2015-2020

- Một là, sự mất cân đối nhất định giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong việc cung ứng
vốn cho nền kinh tế. Thị trường vốn tuy có sự chuyển biến về tỷ trọng cung ứng vốn cho nền
kinh tế song còn nhỏ và chưa phát triển. Cụ thể: (i) vai trò của nhà đầu tư tổ chức còn hạn chế;
(ii) sản phẩm thiếu đa dạng, chưa có nhiều sản phẩm như phái sinh, chứng khoán hóa…(iii) việc
cung cấp thông tin hạn chế khi chưa có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, broking house… Đặc
biệt, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) còn nhiều hạn chế, chưa thực
hiện tốt vai trò là kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Dư nợ thị trường TPDN ước khoảng
7% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các nước trong khu vực (21%). Điều này
khiến cho việc cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều thách thức và rủi ro mất
cân đối kỳ hạn nguồn vốn của khu vực ngân hàng cũng gia tăng hơn.
- Hai là, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần được tiếp tục cải
thiện, đó là: (i) Tỷ lệ an toàn vốn chưa phản ánh đầy đủ mức độ an toàn vốn của hệ thống
NHTM và chịu nhiều áp lực tăng vốn theo BASEL II; (ii) Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 còn
vướng mắc chủ yếu liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo; cơ sở hạ tầng tài chính còn chưa bắt kịp
với chuẩn mực quốc tế; (iii) Dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản và
xây dựng tuy được kiểm soát chặt chẽ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều này khiến việc hạ chi
phí vốn cho nền kinh tế tiếp tục gặp trở ngại.

- Ba là, hoạt động tín dụng đen diễn biến rất phức tạp, gây bất ổn trật tự xã hội, tác động xấu đến
hoạt động tiền tệ ngân hàng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Hoạt động tín dụng đen chủ
yếu lợi dụng và núp bóng doanh nghiệp như hiệu cầm đồ, công ty tài chính, dịch vụ đáo nợ ngân
hàng với phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra
để xử lý.

- Bốn là, sự phát triển của công nghệ tài chính trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra
nhiều thách thức cho hệ thống tài chính tại Việt Nam. Cụ thể như các vấn đề liên quan đến
phòng chống tội phạm công nghệ cao, bảo mật dữ liệu người dùng, nâng cao sự hiểu biết của
người sử dụng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sản phẩm tài chính.

* Một số giải pháp:

- Thứ nhất, tập trung hiện đại hóa, nâng cao năng lực tài chính và hoạt động của khu vực ngân
hàng; chú trọng nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Theo đó, cần đa dạng hóa các công
cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, nhất là các công cụ phái sinh trên thị trường
tiền tệ về tỷ giá và lãi suất; đa dạng hóa các thành viên tham gia thị trường tiền tệ, nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng về thông tin và thanh toán của hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng công
nghệ số, công nghệ tài chính (Fintech)…

- Thứ hai, tiếp tục mở rộng và phát triển thị trường vốn theo chiều sâu, tăng cường hội nhập: Mở
rộng thị trường dưới hình thức áp dụng cơ chế đại chúng hóa, phát hành ra công chúng gắn với
niêm yết, đăng ký giao dịch. Đây là thông lệ quốc tế tốt mà Việt Nam chưa áp dụng được đối với
các doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa
vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia
thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành.

3. Những khó khăn trong hoạt động của TTTC Việt Nam giai đoạn 2020-2021 và những
tác động tới sự tăng trưởng của nền kinh tế.
* Những khó khăn trong hoạt động của TTTC Việt Nam giai đoạn 2020-2021:

- Do tác động của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân
hàng nói riêng không tránh khỏi những tác động tiêu cực, mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực đó.
Đối với thị trường tài chính, ngân hàng, các khó khăn có thể kể đến như sau

- Thứ nhất: đợt dịch Covid-19 lần thứ tư (từ tháng 4/2021) vẫn diễn biến phức tạp khiến nhiều
tỉnh, thành phố trên cả nước phải tiếp tục thực hiện giãn cách, đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động xuất nhập khẩu; thị trường hàng hóa, sản xuất tiêu dùng trong nước bị thu hẹp, thu nhập
người dân giảm mạnh. Tín dụng tăng trưởng chậm do các ngân hàng thương mại (NHTM) thận
trọng cho vay vì thị trường, doanh nghiệp biến động mạnh. Nợ xấu khu vực có tâm dịch, thành
phố lớn tăng do khó khăn từ khối doanh nghiệp cầm cự với giãn cách xã hội và chống dịch theo
chỉ đạo của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khả năng thanh toán hạn chế do doanh
nghiệp ứ đọng hàng hóa, bất động sản đóng băng… đã ảnh hưởng trực tiếp tới các NHTM.

- Thứ hai: Các dòng vốn đầu tư biến động mạnh theo hướng tiêu cực, thị trường chứng khoán bị
tác động do ảnh hưởng lớn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, mặt khác, một lượng tiền
mặt lớn đọng trong khối dân cư vì tâm lý tiêu cực do dịch bệnh nên nắm giữ tiền mặt. Hoạt động
đầu tư các dòng vốn mua cổ phần giảm do chiến lược tăng vốn điều lệ của NHTM và ảnh hưởng
của quá trình hiện đại hóa hoạt động sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tuy chỉ là tác động tạm thời
nhưng đã ảnh hưởng đến quản trị chiến lược của các NHTM.

- Thứ ba: Hoạt động liên kết chuỗi kinh doanh các sản phẩm của NHTM bị gián đoạn, đứt gãy
hoạt động tạm thời, làm giảm đi đáng kể lượng khách hàng cũ và mới.
- Thứ tư: Lãi suất, giá vàng và ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế biến động khó lường, tạo ra
bất lợi cho thị trường kinh doanh ngoại hối.

- Thứ năm: Do biện pháp chống dịch được áp dụng chủ yếu là giải pháp cách ly xã hội khiến
nguồn cung lao động giảm mạnh, đặc biệt trong những khu vực đòi hỏi sự cách ly trực tiếp lao
động vào quá trình sản xuất. Ngoài ra, với những vùng tâm dịch, việc đóng cửa những hoạt động
không thiết yếu, thực thi những quy tắc hạn chế đi lại, khiến cho nhiều hoạt động sản xuất bị
ngưng trệ, tác động gián tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng

- Thứ sáu: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát rồi lại bùng phát ở Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới, dịch bệnh khó có thể được kiểm soát một cách triệt để trên bình diện
rộng, hoạt động sản xuất có thể rơi vào trạng thái “tắt/bật” (on/off) trước những diễn tiến cụ thể
của tình hình dịch bệnh. Điều này gây bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng
đến nhu cầu vốn, do đó, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ngân hàng ít nhất 2 đến 3 năm nữa.

- Thứ bảy: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra tâm lý tiêu cực trong và sau đại dịch khiến
cho khách hàng tiêu dùng và nhà đầu tư có trạng thái tâm lý trì hoãn tiêu dùng, không có nhu cầu
vay vốn và đầu tư, điều này ảnh hưởng gián tiếp đến các dịch vụ ngân hàng như Internet
banking, giao dịch các sản phẩm ngân hàng… ảnh hưởng lợi nhuận ròng từ tín dụng và phi tín
dụng của ngân hàng.

- Thứ tám: Sau đại dịch Covid-19, sự phá sản của các doanh nghiệp có thể tạo ra khủng hoảng
nợ, là tiền đề cho nợ xấu ngân hàng tăng và hệ lụy ảnh hưởng những “đổ vỡ” trong hệ thống tài
chính.

http://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-on-dinh-thi-truong-tai-chinh-ngan-hang-viet-nam-duoi-
tac-dong-tieu-cuc-do-dai-dich-covid-1.htm?
fbclid=IwAR2zkulFFypvU3sdriAb3dx06hDpzTBPHirkZIsBAEbFCPzMrlMSqEB2OPs

* Những tác động tới sự tăng trưởng của nền kinh tế:

- Thị trường tài chính (TTTC) luôn vừa là nguồn lực, vừa là huyết mạch của nền kinh tế. Do đó,
không chỉ coi TTTC là nơi để trao đổi, mua bán, luân chuyển vốn và tiền, mà đó còn phải là nơi
khơi thông những ách tắc cho nền kinh tế - xã hội, cùng chia sẻ rủi ro với toàn nền kinh tế. Giai
đoạn 2020- 2021 đại dịch Covid - 19 đã và đang gây ra cuộc suy thoái lan rộng và kéo dài trên
phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, đại dịch gây xáo trộn đời sống kinh tế-xã hội, tác động tiêu cực
đến sự phát triển của thị trường tài chính (TTTC).

- Thứ nhất: sự bùng phát của dịch bệnh làm cho thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp, do sản
xuất của doanh nghiệp, thu nhập người dân giảm mạnh. Đây là tác động rõ nét và cơ bản nhất
đối với kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chịu tác động lớn nhất. Khó khăn này
càng gia tăng, khi tổng giá trị xuất khẩu của nước ta chiếm thường xuyên tới 60% -70% GDP.
Diễn biến tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng. Tín dụng tăng trưởng chậm, một mặt do
các ngân hàng thương mại thận trọng cho vay vì thị trường biến động mạnh, mặt khác chính
doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh do khó khăn về thị trường, tiêu thụ và ký kết
hợp đồng. Chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình luân chuyển vốn chậm của nền
kinh tế, của doanh nghiệp, dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế. Nhiều doanh nghiệp ứ đọng
hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản tín dụng có liên quan. Tín dụng bất động sản luân
chuyển chậm, đặc biệt là các khoản nợ cho vay kinh doanh bất động sản.

- Thứ hai: dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu tác động gián tiếp đến TTTC và hoạt động
ngân hàng, trên các phương diện sau:

 Thị trường tín dụng:


- Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mặc dù tăng trưởng tín dụng quý
III giảm tốc song tính chung tới quý III/2021 vẫn đạt 7,17% (cùng thời điểm năm 2020 chỉ
tăng 4,99%), đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2021, nhất là
trong quý I và II/2021.
- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành kịp thời và triển
khai đồng bộ nhiều giải pháp chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân vượt
qua các khó khăn về vốn. Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, theo lời kêu
gọi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 16 NHTM (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã
thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu
bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi
dịch COVID-19. Theo đó, 16 ngân hàng này đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng
từ ngày 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính lên
tới 20.613 tỷ đồng. Trong đó chỉ tính từ ngày 15/7 đến ngày 31/8, 16 NHTM này đã giảm
tiền lãi thực tế cho khách hàng hiện hữu là 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.
Riêng 4 NHTM Nhà nước tiếp tục cam kết dành ra gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi
suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách
hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
- Về tăng trưởng tín dụng, tính đến ngày 7/10/2021, tín dụng toàn hệ thống tăng 7,42% so
với cuối năm 2020, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng
5,48%). Một số ngân hàng thương mại đã được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tốc độ
tăng tín dụng sau 9 tháng chậm đôi chút so với kế hoạch là do cầu tín dụng bị chững lại do
giãn cách trong đại dịch làm đứt gãy, gián đoạn sản xuất, tiêu dùng...
 Thị trường chứng khoán (TTCK)
- Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Thời gian qua, thị trường chứng khoán trong
nước phải liên tục điều chỉnh, giảm điểm do việc bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tổ chức tài chính - chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt Nam rút vốn về
nước. Dịch bệnh cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu
của các Nhà đầu tư. Những hoạt động này tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường
chứng khoán trong nước gặp nhiều khó khăn.
- Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán trong quý I/2020 chỉ
đạt 29,5 nghìn tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường cổ phiếu,
tính đến ngày 23/3/2020, chỉ số VNIndex đạt 657,43 điểm, giảm 25,5% so với cuối tháng
trước và giảm 31,6% so với cuối năm 2019.
- Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)(4) , kết thúc
phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2021, chỉ số VNIndex đạt 1342,06 điểm, tăng
0,80% so với tháng trước, tăng 21,58% so với đầu năm 2021. Trong đó, VN30 đạt
1453,76 điểm, giảm 1,76% so với tháng trước nhưng tăng 35,77 % so với đầu năm.
- Thị trường cổ phiếu trong 9 tháng đầu năm 2021 có giá trị giao dịch bình quân đạt trên
19.543 tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân đạt 682,42 triệu cổ phiếu/phiên,
tương ứng tăng 294,93% về giá trị và tăng 138,29 % về khối lượng so với cùng kỳ năm
2020.
 Thị trường bảo hiểm (TTBH)
- Vì sự nguy hiểm của đại dịch nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý I/2020 tăng cao,
ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực
nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8% (**), do các công ty Bảo
hiểm nhân thọ cung cấp nhiều gói sản phẩm linh hoạt, tăng các gói hỗ trợ bảo hiểm phù
hợp.
- Kinh doanh bảo hiểm trên TTTC Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng trưởng khá.
Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tính tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (quý
III/2021 tăng 7%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%, lĩnh vực
bảo hiểm phi nhân thọ tăng 5%

- Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 8/2021, TTBH Việt Nam có tổng tài sản
ước đạt 643.588 tỷ đồng (tăng 22,10% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó các DN bảo hiểm
phi nhân thọ ước đạt 102.222 tỷ đồng, các DN bảo hiểm nhân thọ ước đạt 541.366 tỷ đồng.

=> Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh và môi trường đời sống kinh tế - xã hội luôn đối
diện với nhiều rủi ro do và từ dịch bệnh thì thị trường bảo hiểm nhân thọ cũng như phi nhân
thọ phát triển vừa là một nhu cầu khách quan, vừa tạo cơ hội góp phần gia tăng tiềm lực vốn
cho TTTC nói chung và nền kinh tế nói chung. Đây cũng là xu hướng mang tính quy luật tất
yếu, phù hợp với cơ chế thị trường.

 Môi trường hoạt động của thị trường tài chính (TTTC)
- Theo Tổng cục Thống kê GDP 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm
trước do dịch bệnh ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Nhiều địa phương
nhất là những tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm đã phải thực hiện giãn cách xã hội kéo
dài và áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển trên phạm vi rộng kéo dài, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và làm gián đoạn, khó kết nối các chuỗi sản xuất
kinh doanh và làm sụt giảm năng lực phát triển của toàn nền kinh tế - xã hội.
- Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào hệ
thống ngân hàng trong nước giảm, ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của
một số ngân hàng thương mại cổ phần, qua đó ảnh hưởng đến quá trình đổi mới công
nghệ, phát triển dịch vụ, quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài. Tác động này mang tính tạm thời, ngắn hạn.
- Những biến động của lãi suất, giá vàng, đồng Dollar Mỹ... trên các thị trường tiền tệ thế
giới nhanh, liên tục và khó dự báo. Điều này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ,
gây tác động tiêu cực nhất định đến thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

(*) Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Công thương, số 7 tháng 04/2020

(**) Tổng cục Thống kê (2020), Thông cáo báo chí và Infographics về tình hình kinh tế - xã
hội quý I/2020, https://www.gso.gov.vn

- https://www.vanlanguni.edu.vn/tin-tuc-size-bar/2854-tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-
den-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-va-mot-so-giai-phap
- https://thitruongtaichinhtiente.vn/tong-quan-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-tinh-toi-quy-iii-
2021-va-mot-so-de-xuat-giai-phap-phat-trien-37616.html
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://www.vanlanguni.edu.vn/tin-tuc-size-bar/2854-tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-
den-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-va-mot-so-giai-phap
- https://thitruongtaichinhtiente.vn/tong-quan-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-tinh-toi-quy-iii-
2021-va-mot-so-de-xuat-giai-phap-phat-trien-37616.html
- Tổng cục Thống kê (2020), Thông cáo báo chí và Infographics về tình hình kinh tế - xã
hội quý I/2020, https://www.gso.gov.vn
- Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Công thương, số 7 tháng 04/2020
- http://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-on-dinh-thi-truong-tai-chinh-ngan-hang-viet-nam-
duoi-tac-dong-tieu-cuc-do-dai-dich-covid-1.htm?
fbclid=IwAR2zkulFFypvU3sdriAb3dx06hDpzTBPHirkZIsBAEbFCPzMrlMSqEB2OPs
- https://thebank.vn/blog/19264-thi-truong-tai-chinh-la-gi-chuc-nang-va-vai-tro-cua-thi-
truong-tai chinh.html?
fbclid=IwAR26szTrk2zGdAbzQx1gV2rwSkM7KLUTuBBvPThUW1BS9XdcmKi9cd3Q
IvY
- https://nhandan.vn/chungkhoan/nhin-lai-buc-tranh-thi-truong-tai-chinh-nam-2020-62
9796/
- https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-trong-gi ai-
doan-hien-nay-64223.htm
- https://thitruongtaichinhtiente.vn/thi-truong-tai-chinh-viet-nam-dau-nam-2020-va-nhu ng-
giai-phap-de-xuat-25734.html
- https://thitruongtaichinhtiente.vn/thi-truong-tai-chinh-viet-nam-nam-2019-thanh-tuu-x u-
huong-va-de-xuat-giai-phap-phat-trien-ben-vung-25673.html
- https://thitruongtaichinhtiente.vn/tong-quan-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-nam-2018- va-
trien-vong-nam-2019-22865.html
- http://tapchinganhang.com.vn/thi-truong-tai-chinh-tien-te-2015-va-trien-vong-2016.htm?
fbclid=IwAR3YJJNpwHwqJCr6mZEqbnJTAst9Y31N9TLb93GRfT0cMMqOQbQlWGid
oFk
- https://www.vietdata.vn/fileman/Uploads/tbBaoCao/7790/
Baocaotongquanthitruongtaichinh-UBGSTCQG.pdf?
fbclid=IwAR07B1N998_CwNtdYCyi2GyOZguAR6lQhP6aJLtlfislHaHblaM5L2yeM3M
- http://nfsc.gov.vn/wp-content/uploads/2018/10/
bao_cao_tong_quan_thi_truong_tai_chinh_2017.pdf?fbclid=IwAR0arVstWdyw-
WwMmFHlIItNj1SffP0NeuQO5pKnPV5TpMXFjDxIJH6Ggkk

You might also like