You are on page 1of 2

Hiệu quả kinh tế:

Theo thống kê hiện nay rừng tràm Trà Sư ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến
tham quan du lịch và nghiên cứu năm sau cao hơn năm trước. Theo chi cục Kiểm Lâm tỉnh An Giang
từ năm đầu tiên 2005 rừng tràm Trà Sư bắt đầu triển khai mô hình du lịch sinh thái nhưng mãi đến
năm 2007 mới bắt đầu thu hút được 5.135 du khách trong và ngoài tỉnh, đến năm 2008 tăng lên
7.835 khách, năm 2009 có 11.363 khách , vào năm 2011 là 18.946 khách, đến năm 2013 tăng
nhanh số lượng du khách đến với rừng tràm Trà Sư là 47.133 khách, trong đó có 57% lượng khách
có sử dụng các dịch vụ tham quan bằng xuồng, ghe cùng với ăn uống trong rừng và 6.540 khách
Quốc tế; Đến 9 tháng đầu năm 2014 thu hút tăng lên 54.818 lượt khách, có 88% lượng khách có sử
dụng các dịch vụ và có 5.964 khách Quốc tế.

Với sự đóng góp của rừng tràm Trà Sư và một số điểm du lịch khác, trong giai đoạn 2015-2020, với
38 triệu lượt khách du lịch đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch An Giang. Khách
lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn trên 2 triệu lượt; khách quốc tế ước khoảng 380.000 lượt. Tổng
doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 21.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ doanh nghiệp du lịch
đạt 3.300 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân 5,4%); doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch đạt gần
18.000 tỷ đồng.

Ông Hồ Việt Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ: An Giang đã chọn du lịch làm mũi đột
phá, khai thác tiềm năng song song với cây lúa và con cá, do đó với điều kiện của rừng tràm Trà Sư
hiện nay rất thích hợp cho phát triển du lịch. Ông chỉ đạo phải Xây dựng rừng tràm Trà Sư thành khu
du lịch sinh thái hấp dẫn bằng việc mở thêm vùng đệm 205 ha để tạo điều kiện cho cộng đồng dân
cư cùng tham gia làm kinh tế, đồng thời cũng nâng cao chất lượng dịch vụ đi kèm, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho nhân dân.

Sự phồn thịnh cho địa phương:

Hiện nay, tỉnh An Giang đã đầu tư trên 13 tỷ đồng xây dựng và đưa vào sử dụng ngay từ đầu mùa
nước nổi tuyến đường 30/4 (nối liền tỉnh lộ 948 đến tận rừng tràm) dài 3,5km, rộng trên 5m, tạo
giao thông thông thoáng cho các phương tiện du lịch lớn vào tận nơi.

Tháng 9/2009, tỉnh đầu tư 500 triệu đồng nâng cấp Đài Vọng Các (tháp quan sát) từ chiều cao 18m
lên 23m với kính viễn vọng cao gấp 40 lần, để từ đây du khách có thể quan sát toàn khu vực rừng
tràm và tượng Phật Di Lạc cao 36m trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Ngày 20/11/2017, UBND tỉnh An Giang đã chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Du lịch An
Giang (Sao Mai - Tourimex) thuê môi trường rừng tại phân khu dịch vụ hành chính Khu bảo vệ cảnh
quan rừng tràm Trà Sư. Theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số
247/TTr-SNN&PTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 về việc cho phép nhà đầu tư có năng lực để triển
khai mô hình Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Trà Sư

Tập đoàn Sao Mai đã đầu tư các hạng mục như: khu cầu tàu trung tâm, cầu tre xuyên rừng dài nhất
Việt Nam, khu nhà hàng sang trọng, tôn tạo và đầu tư thêm nhiều tuyến bến, nạo vét các luồng lạch,
đầu tư hàng chục chiếc thuyền, xuồng mới... làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của khu du lịch, khiến
du khách đã từng đến Trà Sư trước đây nay quay trở lại không khỏi bất ngờ, thậm chí kinh ngạc.

Trong các hạng mục đã được Tập đoàn Sao Mai đầu tư đó, công trình “Cầu tàu trung tâm” và “Cầu
tre vạn bước” xuyên rừng dài nhất Việt Nam (có thể dài nhất thế giới).
Với những sự đầu tư phát triển đó, theo báo cáo từ Ban quản lý khu du lịch Trà Sư, từ đầu năm
2019, lượng khách du lịch Trà Sư đã tăng đến 130% so với năm 2018.

Chất lượng việc làm

Tạo sự đa dạng độc đáo cho sản phẩm du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống cư, dân bản địa, gắn
liền với bảo vệ môi trường bền vững là yêu cầu đặt ra, là đích đến của du lịch sinh thái.

Tại khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang thực sự góp
phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Khu du lịch sinh thái mang đã lại
hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ở vùng nông thôn, tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương có
thu nhập trực tiếp từ hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động du lịch sinh thái, đời sống
cộng đồng, văn hóa các địa phương, vùng miền càng được tôn trọng, bảo vệ, khai thác, phát huy giá
trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi.

Để ngành du lịch ở Rừng tràm Trà Sư ngày càng phát triển thì việc đào tạo nhân lực phục vụ du lịch
là vô cùng cấp thiết:

Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên rừng tràm về các vấn đề của du
lịch nói chung và DLST nói riêng đang diễn ra, những khó khăn, những giải pháp khắc phục, xu hướng
phát triển của ngành du lịch,… thông qua các chuyên gia du lịch trong và ngoài nước.

Tổ chức nhiều chuyến khảo sát thực tế cho cán bộ và nhân viên đến các điểm DLST điển hình ở trong
nước để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệm làm DLST. Đặc biệt là các chuyến
khảo sát thực tế ở các nước phát triển mạnh về DLST trên thế giới như Úc, Mỹ,…

Tiếp nhận và đào tạo cán bộ hướng dẫn viên là người địa phương nhằm khai thác nguồn lực tại chỗ.

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên để thuận lợi cho việc đón tiếp, phục vụ du khách quốc tế đến đây
cũng như khi họ học tập, nghiên cứu tại đây

You might also like