You are on page 1of 6

Tên: Võ Thành Long HỌC PHẦN: THỰC TẬP THỰC TẾ CƠ SỞ

MSSV: 2156180033 BÀI BÁO CÁO CÁ NHÂN


Khoa: Du lịch Nhóm: 02

Chủ đề: Hãy giới thiệu một loại hình du lịch có thể được khai thác theo tuyến hành
trình của chuyến thực tập thực tế. Phân tích những lợi thế, hạn chế (nếu có) và những
điều cần lưu ý khi phát triển loại hình du lịch trên.

DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Đến với mảnh đất An Giang, đặc biệt là vào những mùa nước nổi chắc hẳn du
khách sẽ không thể nào bỏ lỡ qua hình thức du lịch sinh thái đặc sắc của Rừng tràm
Trà Sư. Nơi đây được xem như là “lá phổi của miền Tây” bởi sở hữu khu rừng ngập
nước tiêu biểu cho vùng phía Tây sông Hậu. Du khách sẽ được tận hưởng một không
gian xanh mát và yên tĩnh, được hòa mình vào với thiên nhiên, nghe tiếng chim hót,…
Và đặc biệt, với xu hướng đi lịch không chỉ để tham quan, trải nghiệm mà còn để bảo
vệ môi trường bền vững, nâng cao nhận thức về tính bền vững, thì loại hình du lịch
sinh thái này sẽ giúp cho du khách sẽ ngày càng có trách nhiệm và ý thức hơn đối với
môi trường trong chuyến đi của mình. Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2017), “Du
lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường”. Thật vậy, để bảo tồn và phát triển bền vững loại hình du lịch này, trước hết
cần chúng ta cần phải đánh giá được những lợi thế của điểm du lịch này cần phải phát
huy, những hạn chế cần được khắc phục, đồng thời là những lưu ý trong khai thác và
phát triển loại hình du lịch này qua chuyến thực tập 3 ngày 2 đêm ở miền Tây của em.
Nằm tọa lạc tại Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang cách Thành phố Châu Đốc
khoảng 30 km về phía Tây Nam và Thành phố Long Xuyên khoảng gần 60 km, rừng
tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây của sông Hậu với diện tích
845 ha vùng lõi và 643 ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của
Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan duy nhất còn sót lại của vùng
đồng bằng ngập nước tứ giác Long Xuyên vào năm 2005. Rừng tràm Trà Sư là tên gọi
cánh rừng có nhiều cây tràm. Có ý kiến cho rằng “Trà Sư” có ý nghĩa là một ông sư
tên Trà. Rừng Tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang
hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để
1
góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Rừng Tràm Trà Sư có tác dụng rất quan
trọng đối với môi trường nước và điều hòa khí hậu cho cả vùng đất An Giang. Nơi đây
còn là nơi cư ngụ của nhiều loài động, thực vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng
Việt Nam. Theo như kết quả nghiên cứu mới nhất của đại học An Giang, rừng tràm
Trà Sư là nơi cư trú của 70 loài chim, cò, trong đó có hai loài có tên trong “Sách đỏ
Việt Nam” là cò lạo Ấn Độ và cổ rắn. Hệ sinh thái cũng rất phong phú với 22 loài bò
sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản, trong đó có 2 loài có giá trị khoa học và đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng là cá trê trắng và cá còm. Không chỉ phong phú về động
vật, rừng tràm Trà Sư còn rất đa dạng về thực vật với 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi,
trong đó có gần 80 loài dược liệu. Chính sự đa dạng sinh học và phong phú về tài
nguyên này đã khiến thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan trải nghiệm. Khi
đến đây, đi vào sâu bên trong, du khách chắc hẳn sẽ bị thu hút với không gian màu
xanh mát mẻ của thiên nhiên, những hàng cây tràm xanh mướt cao sừng sững ở hai
bên dòng sông, màu xanh biếc của bèo tây hòa vào dòng nước tạo nên một gam màu
rất dễ chịu. Rừng tràm Trà Sư là biểu trưng cho nét đẹp của người dân Miền Tây. Du
khách có thể ngồi tắc ráng để nghe giới thiệu cũng như trải nghiệm được hết vẻ đẹp
của hệ sinh thái nơi đây. Ngoài ra ở rừng Tràm còn có đài quan sát nằm giữa rừng, cây
cầu tình yêu dài hàng trăm mét, cây cầu tre vạn bước, cùng những món ẩm thực đặc
trưng mùa nước nổi và của Tỉnh An Giang…cũng vô cùng thú vị.
Hình thức du lịch sinh thái ở Rừng tràm Trà Sư có rất nhiều lợi thế và thế mạnh
có thể tiếp tục phát huy để thu hút đông đảo khách tham quan. Thứ nhất là về không
gian, rừng tràm Trà Sư được công ty cổ phần du lịch An Giang đầu tư và quy hoạch,
không gian nơi đây được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng nên có phần rộng rãi, xanh
mát và thoáng đãng, với tính đa dạng sinh học cao đa dạng các loài sinh vật sẽ đem
đến cho du khách những khám phá và trải nghiệm về những kiến thức mới mẻ, độc
đáo. Với không gian xanh mướt của những cây tràm xanh, sẽ luôn tạo một cảm giác
rất thoải mái cho du khách được hòa mình, tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp tại nơi đây.
Du khách khi đến với Rừng tràm sẽ rất thích thú với sắc xanh cũng như bóng mát mà
tràm ở đây đem lại. Các vật liệu được sử dụng trong khu du lịch này chủ yếu là nguồn
gốc thiên nhiên như tre, nứa, gỗ, mây,…hoàn toàn thân thiện với môi trường. Đồng
thời ở khu du lịch cũng có rất nhiều thùng rác để nhắc nhở du khách có ý thức về vấn

2
đề môi trường. Tiếp đến, một thuận lợi phải kể đến chính là dịch vụ ở nơi đây. Dịch
vụ trong khu du lịch Rừng tràm Trà sư vô cùng đa dạng, phong phú đáp ứng đủ các
nhu cầu của khách du lịch. Dịch vụ nơi đây bao gồm thuyết minh về điểm, dịch vụ đi
xuồng tắc ráng, chèo xuồng tham quan Rừng Tràm, dịch vụ ẩm thực, mua sắm hàng
lưu niệm rất đặc sắc và mức giá vô cùng phù hợp với khách khi tham quan. Nhân viên
phục vụ tại nơi đây rất tận tâm với tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ rất thân
thiện và tận tình tạo cho du khách một cảm giác vô cùng gần gũi, thoải mái. Đặc biệt
hơn cả, khách du lịch còn có thể được tự mình trải nghiệm được cảm giác chèo xuồng
tham quan rừng tràm, đồng thời có thể quan sát được khu rừng từ trên cao. Dịch vụ
nơi đây phải nói là một điểm sáng để thu hút khách du lịch. Một thuận lợi cũng phải
kể đến chính là vị trí của khu du lịch rừng tràm Trà sư. Khu du lịch nằm ở vị trí thuận
lợi là trung gian của giữa núi Cấm và núi Sam (chính là hai điểm hấp dẫn nhất của
Tỉnh An Giang), với tiềm năng để phát triển du lịch vô cùng lớn, phương tiện giao
thông lưu thông, di chuyển rất dễ dàng khi đến Rừng Tràm và đồng thời khu du lịch
còn nằm ở vị trí trung tâm của miền Tây (tỉnh An Giang), là nơi thu hút đông đảo
khách du lịch đến tham quan và khám phá.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, thì ở Rừng tràm Trà Sư cũng còn có những khó
khăn cần phải khắc phục để tiếp tục phát triển du lịch. Đầu tiên, chính là sự ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu là điều không thể tránh khỏi. Khi môi trường khí hậu biến
đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến các sinh vật ở rừng tràm và suy giảm các giá trị tài
nguyên sinh học, thậm chí cũng có thể làm mất đi môi số loài sinh vật quý hiếm khi
chúng bị mất đi môi trường sống. Và một vấn đề cũng rất đáng nói hiện nay chính là
vấn đề môi trường bị ô nhiễm. Sự xuất hiện của nhiều khách du lịch vào cùng một thời
điểm sẽ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của các loài sinh vật. Chính
những hoạt động của du khách cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của
rừng. Có thể thấy vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải và ô nhiễm không khí trong hình
thức du lịch sinh thái là điều không thể tránh khỏi. Thấy rõ nhất là hiện tượng ném rác
xuống sông cũng như xả rác bừa bãi tại dọc đường đi của khu du lịch vẫn còn đang
được diễn ra. Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn ở nơi đây cũng có phần còn
thô sơ, đơn giản. Khói bụi của những chiếc tắc ráng cũng phần nào làm cho nguồn
nước ở nơi đây bị ô nhiễm. Và lâu lâu cũng vẫn còn xảy ra tình trạng săn bắn trái phép

3
động vật quý hiếm. Tiếp đến là nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại Rừng Tràm Trà Sư
vẫn còn bị hạn chế về số lượng và các công tác quảng bá, tiếp thu và liên kết du lịch
còn nhiều hạn chế, các chính sách quảng bá và giới thiệu với du khách vẫn còn yếu,
chiến lược marketing cũng nhưng là những trang web chính thống vẫn còn chưa được
đẩy mạnh nhiều, làm cho du khách không thể tiếp cận được thông tin một cách nhanh
chóng. Chính những khó khăn đó cũng phần nào hạn chế sự phát triển du lịch nơi đây
mà chúng ta cần phải khắc phục
Để bảo tồn và phát triển loại hình du lịch sinh thái tại rừng Tràm Trà Sư bền vững,
chúng ta cần phải có những lưu ý trong vấn đề khai thác loại hình này. Thứ nhất, có
thể thấy rằng bất kì loại hình du lịch nào cũng đều đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường,
nhưng với loại hình du lịch sinh thái thì vấn đề môi trường luôn luôn được ưu tiên và
đặt lên hàng đầu. Với trải nghiệm thực tế tại nơi đây, du khách sẽ thấy vấn đề môi
trường có rất nhiều điểm cần phải lưu ý như rác thải khắp nơi ven hồ, ven bờ, dọc hai
bên đường đi, các chỗ bán đồ ăn thức uống, các thùng rác dường như bị quá tải,…
Chính những hiện trạng này vẫn còn thấy được rằng ý thức của du khách về vấn đề
bảo vệ môi trường hiện vẫn còn rất kém và đồng thời việc khai thác và phát triển loại
hình này cũng còn chưa hiệu quả. Chính vì thế mà khi khai thác loại hình sinh thái,
cần phải ưu tiên và nhấn mạnh các hoạt động giáo dục để nâng cao ý thức và hiểu biết
về môi trường, qua đó hình thành nên ý thức và nhận thức của du khách về tầm quan
trọng của hệ sinh thái, tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên để nỗ lực bảo tồn hệ
sinh thái. Luôn luôn giữ gìn và ưu tiên phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp, phát
triển bền vững loại hình du lịch sinh thái này. Thứ hai, có thể thấy được qua chuyến
thực tập thực tế, hoạt động hướng dẫn và giáo dục cho du khách vẫn còn ít và mờ
nhạt, điều đó cho thấy rất rõ rằng vai trò của người hướng dẫn viên vẫn chưa thể hiện
rõ và phát huy, người lái tắc ráng cũng chỉ chạy và nói rất ít về điểm tham quan, cảnh
quan và chỉ khi du khách hỏi thì mới trả lời. Chính vì thế cần phải đào tạo một đội ngũ
nhân viên có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng hướng dẫn thành thạo để cung cấp đến
du khách những thông tin kịp thời và chính thống. Nếu không có được những thông
tin này, du khách sẽ không thể cảm nhận được sự khác biệt của loại hình du lịch này
với loại hình du lịch khác, không nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của môi
trường đối với đời sống. Chính những điều đó sẽ làm giảm đi tính “có trách nhiệm”

4
trong du lịch và du khách sẽ càng thờ ơ và thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi
trường. Thứ ba, muốn bảo tồn và phát triển loại hình du lịch sinh thái ở rừng tràm Trà
Sư cần phải có những dự án trồng rừng ở các phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ
hành chính, đưa ra các đề tài nghiên cứu khoa học để điều tra về danh mục động thực
vật rừng cần được bảo vệ và đồng thời thành lập các trung tâm và đội ngũ cứu hộ kịp
thời và nhanh chóng động vật hoang dã và thực vật quý hiếm trong rừng tràm. Thứ
tư, chính là vấn đề sức chứa du lịch là số lượng khách du lịch tối đa mà mà khu du
lịch có thể tiếp nhận trong một thời điểm. Chúng ta cần phải xem xét thật kỹ càng số
lượng khách du lịch đến với khu du lịch Rừng tràm Trà Sư mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi
năm là bao nhiêu khách. Nếu như không kiểm soát được lượng khách du lịch đến đây
thì sẽ vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các
loài động, thực vật tại nơi đây, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Bên cạnh đó,
môi trường du lịch sinh thái thường gắn với không gian thiên nhiên, hoang dã. Nếu du
khách đến khu du lịch quá đông sẽ gây ra cảm giác rất ngột ngạt và bon chen. Các
dịch vụ cũng không đáp ứng đủ cho du khách khi đến tham quan và trải nghiệm. Một
vấn đề mà nơi đây phải đối mặt phải đó chính là tính mùa vụ trong du lịch. Bởi khu du
lịch thường phát triển cao điểm vào những mùa nước nổi, còn mùa khô dường như
hạn chế hơn. Đồng thời vào mùa khô du lịch cần giám sát chặt chẽ bởi có thể tiềm ẩn
nguy cơ gây ra cháy rừng
Qua đó, có thể thấy rằng Rừng tràm Trà Sư có rất nhiều lợi thế để tiếp tục phát
triển nhưng bên cạnh đó đồng thời cũng có những khó khăn cần phải khắc phục. Việc
phát triển hình thức du lịch sinh thái ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam. Thông qua
hình thức du lịch này, du khách sẽ càng có ý thức hơn đối với vấn đề bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường du lịch bền vững. Chúng ta hãy cùng nhau góp phần
bảo tồn và phát triển loại hình du lịch này bền vững ở rừng Tràm Trà Sư và phấn đấu
nâng tầm đưa Rừng tràm Trà Sư An Giang trở thành một điểm du lịch có đẳng cấp
quốc tế và quốc gia
* Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiến (2001). Du lịch bền vững. NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Lê Thương. (06/02/2017). Bảo tồn và phát triển bền vững Rừng tràm Trà Sư. Tạp
chí Môi Trường.

5
6

You might also like