You are on page 1of 4

1.

Xét mô hình hồi quy với các biến LS = ln(S), LK = ln(K), LL = ln(L) (trong đó S: sản lượng,
L: lao động(người), K: vốn (triệu đồng)). Kết quả hồi quy thu được như sau:
Dependent Variable : LS
Method : Least Squares
Sample: 1 20
Included observation: 20
Variable Coeficient Std. Error T –Statistic Prob
C 2.8749 0.22746
LK 0.52178 0.093498
LL 0.68225 0.14080
R –squared 0.78117 Mean dependent var 4.5516
Adjusted R – squared 0.75543 S.D dependent var 0.57067
S.E of regresssion 0.28222 Akaike info criterion
Sum squared resid 1.3540 Schwarz criterion
Log likelihood -1.4523 F – satistic
Durbin – Watson stat 1.9062 Prob (F – statistic)
Cho hiệp phương sai của các ước lượng tương ứng với các biến LK và LL bằng 0,0127.
a. Viết hàm hồi quy mẫu. Cho biết ý nghĩa của các hệ số ước lượng nhận được
b. Các ước lượng nhận được có phù hợp với lý thuyết kinh tế hay không?
c. Các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến động của biến phụ thuộc?
d. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy với mức ý nghĩa 5%?
e. Khi lao động tăng 1% thì sản lượng tăng trong khoảng bao nhiêu % với độ tin cậy 95%?
f. Khi vốn giảm 1% thì sản lượng tăng tối đa bao nhiêu % với độ tin cậy 95%?
g. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số hồi quy với mức ý nghĩa 5%?
h. Nguồn vốn tăng lên 1.2 lần so với trước thì sản lượng có tăng tương ứng bằng 1.2 lần
không, với mức ý nghĩa 5%?
i. Có ý kiến cho rằng, tác động của vốn và lao động lên sản lượng là như nhau. Với mức ý
nghĩa 5%, ý kiến trên đúng không?
2. Hồi quy sản lượng S theo lao động L (người) và K là vốn (triệu đồng), thu được kết quả
hồi quy dưới đây:
Dependent Variable : S
Method : Least Squares
Sample: 1 20
Included observation: 20
Variable Coeficient Std. Error T –Statistic Prob
C -20.6583 22.0029
K 10.7720 2.1599
L 17.2232 4.5279
R –squared Mean dependent var 109.4666
Adjusted R – squared 0.68369 S.D dependent var 57.7367
S.E of regresssion 32.4717 Akaike info criterion
Sum squared resid 17925.0 Schwarz criterion
Log likelihood -96.3610 F – satistic 21.5343
Durbin – Watson stat 2.3574 Prob (F – statistic)
Sử dụng mức ý nghĩa 5%, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Viết hàm hồi quy mẫu
b) Các ước lượng nhận được có phù hợp với lý thuyết không?
c) Tìm dự báo điểm cho mức sản lượng doanh nghiệp có 20 lao động, nguồn vốn 300 triệu
đồng.
d) Các tham số hồi quy có ý nghĩa thống kê hay không?
e) Các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm cho sự biến động của sản lượng?
f) Mô hình hồi quy có phù hợp không?
g) Có thể nói vốn có tác động thuận chiều đến sản lượng không?
h) Khi lao động không đổi, nếu thêm vốn 1 triệu đồng sản lượng tăng lên trong khoảng
nào?
i) Nguồn vốn không đổi, thêm 1 lao động thì sản lượng tăng có bằng 20 đơn vị không?
j) Biết mô hình hồi quy S theo L và hệ số chặn có hệ số xác định R2=0.3029 và RSS =
44152, hãy cho biết có nên đưa thêm biến K vào mô hình không?
3. Nghiên cứu sự biến động của lượng gas bán ra (Q: bình) phụ thuộc vào giá gas (PG:
1000VNĐ/ bình), có người cho rằng chất lượng gas là quan trọng, người đó cho rằng
trong những tháng đại lý nhập bình gas mới thì lượng bán ra không giống với những
tháng nhập bình gas cũ, do đó đã hồi quy mô hình có thêm biến giả D như sau: D = 1 với
những tháng nhập bình gas mới, D = 0 với những tháng khác và biến tương tác DPG = D
* PG. Kết quả thu được như sau:
Dependent Variable : Q
Method : Least Squares
Sample: 1/1997 3/1999
Included observation: 27
Variable Coeficient Std. Error T –Statistic Prob
C 2403.55 564.01
PG -7.0673 0.20832
D 106.01 98.54
DPG 0.278 0.0789
R –squared 0.99252 Mean dependent var 1831.4
Adjusted R – squared 0.99154 S.D dependent var
S.E of regresssion 41.568 Akaike info criterion
Sum squared resid 39741 Schwarz criterion
Log likelihood F – satistic 1016.8
Durbin – Watson stat 1.9506 Prob (F – statistic)
Sử dụng mức ý nghĩa 5%, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Viết hàm hồi quy mẫu cho từng trường hợp tháng bán bình gas mới và cũ.
b) Trong tháng bán bình gas mới nếu giá gas là 110 nghìn đồng thì ước lượng điểm lượng
bán là bao nhiêu? Với tháng bán bình gas cũ thì giá trị đó bằng bao nhiêu?
c) Các hệ số của mô hình có khác không một cách có ý nghĩa không?
d) Hệ số chặn của mô hình trong những tháng nhập bình mới và bình cũ có thực sự khác
nhau hay không?
e) Hàm hồi quy có phù hợp không?
f) Khi cùng giảm giá 1 nghìn đồng thì khả năng bán thêm của những bình gas cũ và mới
chênh lệch nhau trong khoảng nào?
g) Một người cho rằng do bình gas luôn có giá cao và an toàn nên lượng bán không chịu
ảnh hưởng của chất lượng bình gas mà chịu ảnh hưởng của việc quảng cáo. Anh ta cho rằng
trong những tháng có quảng cáo tích cực thì lượng bán tăng hơn so với những tháng không
tích cực quảng cáo. Hãy xây dựng mô hình và nêu cách kiểm tra.
h) Nếu muốn xem xét ảnh hưởng đồng thời của cả việc tháng nhập bình gas mới hay cũ và
có quảng cáo tích cực hay không thì phải xây dựng mô hình như thế nào?
4. Một cơ quan nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra của các cơ sở sản xuất và
nguồn lực đầu vào (vốn: K; lao động: L) cho rằng cơ sở sản xuất thuộc sở hữu nhà nước
và không thuộc sở hữu nhà nước thì hiệu quả của nguồn vốn là không như nhau, do đó
xem xét sự biến động của sản lượng không chỉ phụ thuộc vào vốn và lao động mà còn cả
yếu tố thuộc sở hữu nhà nước hay không? Khi đưa thêm biến giả D: D =1 nếu cơ sơ sản
xuất không thuộc nhà nước và D = 0 nếu ngược lại và hồi quy mô hình sau với DL = D *
L; DK = D * K. Kết quả thu được như sau:
Dependent Variable : S
Method : Least Squares
Sample: 1 20
Included observation: 20
Variable Coeficient Std. Error T –Statistic Prob
C 19.0034 26.95
L 16.9695 6.46
K 9.718 3.334
DL 5.7866 1.749
DK 2.8915 1.7838
R –squared 0.7954 Mean dependent var 109.47
Adjusted R – squared 0.7408 S.D dependent var
S.E of regresssion 29.40 Akaike info criterion
Sum squared resid 12957 Schwarz criterion
Log likelihood F – satistic 14.581
Durbin – Watson stat 2.475 Prob (F – statistic)
Sử dụng mức ý nghĩa 5%, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Các tham số hồi quy có ý nghĩa thống kê không?
b) Mô hình hồi quy có phù hợp không?
c) Viết hàm hồi quy mẫu cho các cơ sở sản xuất thuộc sở hữu nhà nước và không thuộc
sở hữu nhà nước.
d) Tìm dự báo điểm của mức sản lượng của doanh nghiệp thuộc nhà nước hoặc không
thuộc nhà nước khi có 30 công nhân và nguồn vốn 350 triệu đồng.
e) Tìm mức chênh lệch sản lượng của cơ sở thuộc và không thuộc sở hữu nhà nước khi
thay đổi một lao động và nguồn vốn thay đổi 1 triệu đồng.
f) Khi cùng thay đổi nguồn vốn, lao động không đổi thì cơ sở thuộc hoặc không thuộc nhà
nước mức sản lượng thay đổi có khác nhau hay không? Nếu cùng thay đổi lao động, vốn
không đổi thì mức thay đổi sản lượng trong hai trường hợp trên giống nhau không?
g) Việc đưa thêm biến giả vào có thực sự cần thiết và làm tăng ý nghĩa mô hình hay
không? Dùng kiểm định để đưa ra kết luận nếu biết với mô hình S theo K, L và hệ số chặn có
RSS bằng 17925
h) Nếu có người quan tâm không phải là việc cơ sở sản xuất đó thuộc hay không thuộc sở
hữu nhà nước mà là cơ sở sản xuất thuộc loại lớn (nếu nguồn vốn trên 1 tỷ đồng) hay nhỏ
(nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng) vì cho rằng cơ sở loại lớn thì hiệu quả nguồn vốn và nguồn lao
động lớn hơn cơ sở loại nhỏ. Khi đó muốn kiểm tra phải làm thế nào?

You might also like