You are on page 1of 34

CHƯƠNG 1

1. “Sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”, thuộc về?
A. Khái niệm CNXHKH
B. Đối tượng nghiên cứu của CNXHK
C. Vị trí của CNXHKH
D. Phương pháp nghiên cứu CNXHKH
2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là?
A. Do trình độ nhận thức của những nhà tư tưởng
B. Cả A, B, C
C. Do những điều kiện lịch sử khách quan quy định
D. Do khoa học chưa phát triển
3. Lần đầu tiên CNXH được trình bày một cách khoa học trong tác phẩm nào của C. Mác?
A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
B. Bản thảo kinh tế – triết học năm1844
C. “Tư bản” phê phán khoa kinh tế chính trị năm1867
D. Sự khốn cùng của triết học
4. Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học?
A. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức
B. Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH
D. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản
5. Nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng nào đã nói đến vấn đề giai cấp và xung đột giai cấp?
A. Grắccơ Babớp
B. Sáclơ Phuriê
C. Xanh Ximông
D. Rôbớt Ôoen
6. Điều kiện kinh tế –xã hội cơ bản nào cho sự ra đời của CNXHKH?
A. Nền sản xuất đại công nghiệp TBCN toàn thắng
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành
C. Sự thống trị của nhà tư bản
D. Những phát minh mới trong khoa học tự nhiên
7. Nghiên cứu, học tập CNXHKH không chỉ để nhận thức và giải thích thế giới, mà điều quan trọng là
góp phần cải tạo thế giới. Nội dung nói về?
A. Vị trí của CNXHKH
B. Phương pháp nghiên cứu của CNXHKH
C. Chức năng của CNXHKH
D. Ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH
8. Ph. Ăngghen đã đánh giá: “Hai phát hiện vĩ đại này đã đưa chủ nghĩa xã hội trở thành một khoa học”.
Hai phát kiến đó là gì?
A. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết giá trị thặng dư – Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
9. Nguyên lý cơ bản nghiên cứu CNXHKH là?
A. Mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của lịch sử xã hội
B. Mối liên hệ LLSX và QHSX
C. Hình thái kinh tế - xã hội
D. Mâu thuẫn LLSX và QHSX
10. Những nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX?
A. Xanh Ximông, Giăng Mêliê, Rôbớt Ôoen
B. Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê, Rôbớt Ôoen
C. Grắccơ Babớp, Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê
D. Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê, G. Mably

CHƯƠNG 2
1. Đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai cấp công nhân là ?
A. Không có tư liệu sản xuất, có địa vị làm thuê và bị bóc lột sức lao động
B. Được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, có Đảng Cộng sản lãnh đạo
C. Đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến
D. Có tư liệu sản xuất, có địa vị làm chủ
2. Giai cấp công nhân được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin xác định trên bao nhiêu
phương diện cơ bản?
A. Một phương diện cơ bản
B. Hai phương diện cơ bản
C. Ba phương diện cơ bản
D. Bốn phương diện cơ bản
3. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân thông qua quá trình nào để tăng năng suất lao động
xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu?
A. Hiện đại hóa
B. Ứng dụng khoa học kỹ thuật
C. Phát triển khoa học kỹ thuật
D. Công nghiệp hóa
4. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nghĩa là:
A. Giai cấp công nhân thực hiện việc xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng.
C. Những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên
phong trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội CNCS.
D. Lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải quyết thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
5. Những điều kiện khách quan nào quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
A. Địa vị kinh tế và chính trị
B. Địa vị kinh tế và chính trị - xã hội
C. Địa vị kinh tế và văn hóa
D. Địa vị kinh tế và xã hội
6. Hiện nay ở các nước phát triển, lực lượng lao động bằng phương thức nào chiếm tỉ lệ cao ở mức tuyệt
đối?
A. Phương thức công nghiệp
B. Phương thức dịch vụ
C. Phương thức nông nghiệp
D. Phương thức du lịch
7. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản, giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa
học đối với lý tưởng, mục tiêu của CNXH là nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
về lĩnh vực nào?
A. Lý luận
B. Chính trị - xã hội
C. Văn hóa, tư tưởng
D. Kinh tế
8. Giai cấp công nhân trưởng thành về ý thức chính trị, tự giác nhận thức được vai trò và trọng trách của
giai cấp mình đối với lịch sử. Mệnh đề trên thể hiện yếu tố nào?
A. Số lượng của giai cấp công nhân
B. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân
C. Chất lượng của giai cấp công nhân
D. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
9. Ngày nay, nhân tố kinh tế - xã hội nào thúc đẩy sự chín muồi các tiền đề chủ nghĩa xã hội trong lòng
chủ nghĩa tư bản?
A. Mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ở từng quốc gia và trên
phạm vi toàn cầu
B. Quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân tăng nhanh về
chất lượng và số lượng
C. Sự phát triển sản xuất của CNTB ngày nay với sự tham gia trực tiếp của giai cấp công
nhân và các lực lượng lao động - dịch vụ trình độ cao
D. Các giá trị như lao động, sáng tạo, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do được nhân loại thừa
nhận và phấn đấu thực hiện
10. Chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao hiện
nay là giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân
B. Đội ngũ trí thức
C. Giai cấp tư sản
D. Người lao động có trình độ
11. "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức", đây là phương hướng
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trong văn kiện đại hội nào?
A. Đại hội lần thứ IX
B. Đại hội lần thứ XI
C. Đại hội lần thứ XII
D. Đại hội lần thứ X
12. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách nào?
A. Cải cách của triều đình phong kiến nhà Nguyễn
B. Khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
C. Cai trị nửa thực dân nửa phong kiến
D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
13. Nội dung nổi bật nhất đối với thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
là gì?
A. Đi đầu trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
B. Đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu xã hội
C. Đi đầu trong việc phát triển đảng viên để tăng cường lực lượng
D. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
14. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, tham gia vào tất cả các thành
phần kinh tế. Trong đó công nhân hoạt động trong thành phần kinh tế nào là tiêu biểu, đóng vai trò nòng
cốt, chủ đạo?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế tư nhân
D. Kinh tế tập thể
15. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào?
A. Sinh ra và lớn lên ở một nước phong kiến lỗi thời, lạc hậu, có nền nông nghiệp trồng lúa nước
B. Sinh ra và lớn lên ở một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực
dân Pháp
C. Sinh ra và lớn lên ở một nước tư bản phát triển yếu, khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ sản xuất
thấp
D. Sinh ra và lớn lên ở một nước có chiến tranh xâm lược, luôn phải đấu tranh để giành độc lập
16. "Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân" đây là phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trong văn kiện đại hội nào?
A. Đại hội lần thứ IX
B. Đại hội lần thứ XI
C. Đại hội lần thứ XII
D. Đại hội lần thứ X
17. Điền vào chỗ trống. "Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia
đóng góp tích cực của ...... "
A. Người chủ doanh nghiệp
B. Đội ngũ trí thức
C. Tổ chức Công đoàn
D. Người sử dụng lao động
18. "Nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là điều kiện tiên
quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", luận điểm
trên thể hiện nội dung nào?
A. Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam
B. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
C. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
D. Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
19. Theo Mác, nguồn gốc của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản là từ đâu?
A. Từ lợi nhuận thu được sau sản xuất
B. Từ tài năng sản xuất kinh doanh
C. Từ lao động sống của công nhân
D. Từ cạnh tranh
20. Ngày nay, một bộ phận giai cấp công nhân đã tham gia vào sở hữu tư liệu sản xuất và một bộ phận
giai cấp công nhân có tư liệu sản xuất bằng cách thức nào?
A. Phân chia sản phẩm
B. Phúc lợi xã hội
C. Phân phối
D. Cổ phần hóa
21. Ở các nước XHCN ngày nay, nơi Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân về chính trị - xã hội là gì?
A. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập giữa các bộ phận công nhân rất khác nhau
trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia.
B. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
C. Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới; công nghiệp hóa hiện đại hóa; xây dựng Đảng cầm quyền
trong sạch vững mạnh, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
D. Giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của CNXH cho giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
22. Giai cấp nào là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng Cộng sản ?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp tư sản
C. Những người lao động
D. Mọi tầng lớp nhân dân
23. Điền vào chỗ trống.“Giai cấp công nhân là con đẻ của …. mà nhờ đó giai cấp công nhân có được
những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng như: tính tổ chức, kỷ luật, tự giác, đoàn
kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và xã hội”.
A. Nền sản xuất thủ công
B. Nền sản xuất máy móc cơ khí
C. Nền sản xuất đại công nghiệp
D. Nền sản xuất công trường thủ công
24. Lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay
giai cấp công nhân và nhân dân lao động là nội dung nào trong sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
A. Nội dung xã hội
B. Nội dung văn hóa, tư tưởng
C. Nội dung chính trị - xã hội
D. Nội dung kinh tế

CHƯƠNG 3
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân biệt có mấy loại quá độ từ CNTB lên CNCS?
A. 3 loại
B. 5 loại
C. 2 loại
D. 4 loại
2. Chủ nghĩa Mác – Lênin nghiên cứu sự phát triển của lịch sử nhất là lịch sử xã hội tư bản, từ đó xây
dựng nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, chỉ ra:
A. Những quy luật cơ bản của đời sống chính trị - xã hội.
B. Những quy luật cơ bản của sự vận động lịch sử xã hội
C. Những quy luật cơ bản của đời sống xã hội
D. Những quy luật cơ bản của sự vận động của tự nhiên
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã phân kỳ lịch sử bằng:
A. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
B. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có sự phân kỳ HTKT-XH XHCN
C. Học thuyết kinh tế - xã hội, trong đó có sự phân kỳ HTKT-XH CSCN.
D. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có sự phân kỳ HTKT-XH CSCN
4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011), đã xác định
mấy đặc trưng của XH XHCN ở Việt Nam?
A. 5
B. 8
C. 9
D. 7
5. Ở nước Nga, V.I.Lênin cho rằng có 5 thành phần kinh tế, đó là:
A. Kinh tế cá thể; Kinh tế hàng hóa nhỏ; Kinh tế tư bản; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế gia đình; Kinh tế hàng hóa; Kinh tế tư nhân; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế xã hội chủ
nghĩa
C. Kinh tế gia trưởng; Kinh tế hàng hóa nhỏ; Kinh tế tư bản; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh
tế xã hội chủ nghĩa
D. Kinh tế gia trưởng; Kinh tế hàng hóa; Kinh tế tư bản; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế tư bản tư
nhân
6. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ph.Ăngghen chia làm mấy giai
đoạn?
A. 5 giai đoạn
B. 2 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 3 giai đoạn
7. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam xuất phát từ:
A. Sự cạnh tranh gay gắt, vì lợi ích quốc gia dân tộc
B. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, quốc tế hóa
C. Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao.
D. Xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp; đất nước trải qua
chiến tranh ác liệt, kéo dài; tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều; các thế lực thù địch
thường xuyên tìm cách phá hoại
8. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được khẳng định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát
triển quá độ là lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”, được nêu lên ở Đại hội nào?
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
B. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII
9. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để …. phát triển toàn diện.
A. Nhân loại
B. Con người
C. Mọi người
D. Mỗi người
10. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội bao gồm:
A. Điều kiện chính trị - xã hội; điều kiện khoa học tự nhiên
B. Điều kiện kinh tế - xã hội; điều kiện tự nhiên
C. Điều kiện kinh tế - xã hội; điều kiện chính trị - xã hội
D. Điều kiện kinh tế - xã hội; điều kiện tư tưởng, xã hội.

CHƯƠNG 4
1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước nào?
A. Nhà nước pháp quyền
B. Nhà nước cộng sản nguyên thủy
C. Nhà nước tư sản
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa 
2. Trên phương diện chế độ xã hội, trong lĩnh vực nào dân chủ là một hình thức nhà nước, là chính thể
dân chủ hay chế độ dân chủ?
A. Chính trị
B. Văn hóa
C. Xã hội
D. Kinh tế
3. “Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh
đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Đây là tư tưởng của ai?
A. Ăngghen
B. Các Mác
C. Hồ Chí Minh
D. Lênin
4. Điền vào chỗ trống. "Trong nền dân chủ XHCN có sự kết hợp hài hòa về ...... giữa cá nhân, tập thể và
lợi ích của toàn xã hội"
A. lợi nhuận
B. tư tưởng
C. lợi ích
D. địa vị
5. Nền dân chủ nào có đặc trưng cơ bản là thực hiện quyền lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước
dân chủ thực sự, dân chủ của nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân?
A. Nền dân chủ chủ nô
B. Nền dân chủ phong kiến
C. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
D. Nền dân chủ tư bản chủ nghĩa
6. Căn cứ vào đâu để chia chức năng nhà nước thành chức năng trấn áp, chức năng tổ chức và xây
dựng? 
A. Căn cứ vào tính chất quyền lực nhà nước
B. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước
C. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước
D. Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước
7. Nội dung chủ yếu và mục tiêu cuối cùng của nhà nước XHCN là gì?
A. Thực hiện đổi mới và phát triển bền vững
B. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công CNXH
C. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân
D. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 
8. Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp tư sản
D. Đội ngũ trí thức
9. Nhà nước XHCN có vai trò như thế nào đối với dân chủ XHCN?
A. Là công cụ quan trọng để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
B. Là phương tiện để giám sát, phản biện xã hội
C. Là cách thức để nhà nước lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo cả hệ thống chính trị
D. Là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ
10. Nhà nước XHCN ra đời từ cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng XHCN
B. Cách mạng dân chủ tư sản
C. Cách mạng màu
D. Cách mạng tư sản
11. Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bầu ra đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân
các cấp là đang thực hiện hình thức dân chủ gì?
A. Dân chủ gián tiếp
B. Dân chủ tập trung
C. Dân chủ đại nghị
D. Dân chủ trực tiếp
12. Chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam được xác lập từ khi nào?
A. Sau ngày 30/4/1975
B. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ
C. Ngày 1/7/1976
D. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
13. Để dân chủ được bảo đảm thực hiện trong cuộc sống, dân chủ cần được thể chế hóa bằng yếu tố gì?
A. Thể chế hóa bằng đường lối, chính sách
B. Thể chế hóa bằng tư tưởng
C. Thể chế hóa bằng kinh tế
D. Thể chế hóa bằng pháp luật
14. Đặc trưng "Do nhân dân lao động làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân", dân chủ trong đặc trưng
này được hiểu là gì?
A. Là động lực để xây dựng CNXH ở Việt Nam
B. Là mục tiêu của CNXH ở Việt Nam
C. Là bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam
D. Là dân chủ được thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
15. Quyền lực của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?
A. Thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
trong thực thi quyền lực nhà nước
B. Quyền lực nhà nước tập trung thuộc về nhân dân lao động
C. Có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong việc thực thi
quyền lực nhà nước
D. Tam quyền phân lập, quyền lực đối trọng quyền lực
16. Bản chất tốt đẹp và ưu việt của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam ngày càng thể hiện giá trị nào sau
đây?
A. Lấy dân làm gốc
B. Yêu thương con người
C. Tự do
D. Bình đẳng
17. Cơ quan nào giữ quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
A. Tòa án nhân dân
B. Hội đồng nhân dân
C. Chính phủ
D. Quốc hội
18. Dân chủ XHCN có vai trò như thế nào đối với nhà nước XHCN?
A. Là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ
B. Kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực nhà nước
C. Là cách thức để nhà nước lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo cả hệ thống chính trị
D. Là phương tiện để giám sát, phản biện xã hội
19. Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân
B. Của dân, do dân và vì dân
C. Giai cấp nông dân
D. Giai cấp tư sản
20. Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng thế kỷ VIII - VII trước công nguyên 
B. Khoảng thế kỷ VII - VI sau công nguyên
C. Khoảng thế kỷ VII - VI trước công nguyên
D. Khoảng thế kỷ VIII - VII sau công nguyên
21. Cơ quan nào có quyền ban hành hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân
C. Viện kiểm sát nhân dân
D. Chính phủ
22. Điền vào chỗ trống. "Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo ...... là chủ yếu"
A. lợi nhuận
B. phúc lợi xã hội
C. đầu tư sinh lời
D. kết quả lao động
23. Căn cứ vào đâu để chia chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại?
A. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước
B. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước
C. Căn cứ vào tính chất quyền lực nhà nước
D. Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước
24. Để bảo đảm dân chủ được thực hiện trong cuộc sống, dân chủ phải gắn liền với yếu tố gì?
A. Gắn với kỷ luật, kỷ cương
B. Gắn với tự do, nhân quyền
C. Gắn với đường lối, chính sách
D. Gắn với trí tuệ
25. Điền vào chỗ trống. "Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa càng hoàn thiện bao nhiêu lại càng bị tiêu vong
bấy nhiêu. Thực chất của sự tiêu vong này là tính ...... của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở
rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền lực nhân dân"
A. quyền lực
B. đại diện
C. chính trị
D. quản lý

CHƯƠNG 5
1. Do tồn tại kết cấu kinh tế nhiều thành phần, dẫn tới biến đổi đa dạng, phức tạp trong CCXH-GC;
ngoài GCTS, GCCN, GCND, tầng lớp trí thức, còn có các tầng lớp nào?
A. Quý tộc, tiểu tư sản, những người giàu có, tầng lớp trung lưu.
B. Quý tộc, tiểu chủ, những người giàu có, tầng lớp trung lưu
C. Doanh nhân, tiểu chủ, những người giàu có, tầng lớp thượng lưu
D. Doanh nhân, tiểu chủ, những người giàu có, tầng lớp trung lưu
2. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là do:
A. Do mong muốn của công nhân
B. Yêu cầu của trí thức
C. Yêu cầu của nông dân
D. Do đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và trí thức.
3. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng CCXH-GC và tăng cường liên minh giai cấp,
tầng lớp trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam là:
A. Xây dựng và thực hiện hệ thống pháp luật tiến bộ, nhằm thúc đẩy và tạo sự biến đổi tích cực cơ
cấu xã hội liên quan đến CCXH-GC
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi
CCXH-GC theo hướng tích cực
C. Phát huy tinh thần đoàn kết, giải quyết tốt mối quan hệ trong khối liên minh và toàn xã hội, thúc
đẩy biến đổi CCXH-GC theo hướng tích cực
D. Hoàn thiện thể chế kinh tế tư nhân, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh.
4. Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp, tầng lớp trong TKQĐ lên CNXH ở VN:
A. Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế; giữa công nghiệp, nông nghiệp, khoa
học và công nghệ, ngành, vùng…
B. Xác định đúng tiềm lực và nhu cầu kinh tế của công, nông, trí thức và toàn xã hội, để xác định
cơ cấu kinh tế cho đúng
C. Sự hợp tác giữa công, nông, trí thức với các tầng lớp khác, đặc biệt là doanh nhân, để xây dựng
nền kinh tế XHCN hiện đại
D. Cả a, b và c.
5. Sự biến đổi của CCXH-GC bị chi phối bởi những điều kiện, những biến đổi nào?
A. Những điều kiện, những biến đổi trong cơ cấu kinh tế nhiều tư nhân, vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Những điều kiện, những biến đổi trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Những điều kiện, những biến đổi trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường tư bản chủ nghĩa.
D. Những điều kiện, những biến đổi trong cơ cấu kinh tế nhiều nhà nước, vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
6. Trong sự biến đổi của CCXH-GC vị trí của giai cấp nông dân là:
A. Giai cấp có vị trí chiến lược trong hoạt động nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông
thôn mới;
B. Giai cấp có vị trí to lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng
nông thôn mới; cơ sở và lực lượng quan trọng phát triển kinh tế - xã hội…; chủ thể của quá trình
phát triển xây dựng nông thôn mới…
C. Giai cấp có vị trí quan trọng trong hoạt động nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông
thôn mới; cơ sở và lực lượng quan trọng phát triển kinh tế - xã hội…;
D. Giai cấp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, gắn với
xây dựng nông thôn mới; cơ sở và lực lượng quan trọng phát triển kinh tế - xã hội…; chủ
thể của quá trình phát triển xây dựng nông thôn mới…
7. Trong xã hội có giai cấp, cơ cấu nào có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội
khác?
A. Cơ cấu xã hội - dân tộc
B. Cơ cấu xã hội - giai cấp
C. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
D. Cơ cấu xã hội - dân số
8. Xu huướng phát triển cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ mang tính đa dạng và
thống nhất chủ yếu do yếu tố nào quyết định?
A. Do trình độ phát triển không đồng đều
B. Cả ba đều đúng.
C. Do nền kinh tế nhiều thành phần
D. Do sự mong muốn của giai cấp công nhân
9. Yếu tố nào quyết định sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức?
A. Do có cùng một kẻ thù là giai cấp tư sản
B. Do giai cấp công nhân mong muốn
C. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau
D. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân.
10. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Từ thực tế Cách mạng Nga, V.I.Lênin khẳng định nguyên tắc xây
dựng CCVS: “Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa GCVS và …
để GCVS có thể giữ vững được vai trò lãnh đạo”.
A. Công nhân
B. Người lao động
C. Nông dân
D. Thợ thủ công
CHƯƠNG 6
1. Số lượng tôn giáo lớn và số lượng tín đồ của các tôn giáo đó ở nước ta có khoảng bao nhiêu?
A. Cả a, b và c đều sai.
B. 6 tôn giáo với khoảng 20 triệu tín đồ
C. 5 tôn giáo với khoảng 15 triệu tín đồ
D. 6 tôn giáo với khoảng 30 triệu tín đồ
2. Tôn giáo là một phạm trù lịch sử bởi vì:
A. Tôn giáo sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại.
B. Là do điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra
C. Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch sử nhất định của loài người
D. Là sản phẩm của con người
3. Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo là:
A. Cả a, b và c.
B. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
C. .Do sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị của con người
D. Do sự thất vọng, bất lực của con người trước những bất công xã hội
4. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là:
A. Là có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc
B. Là sự phân bố đan xen nhau, không một dân tộc nào có lãnh thổ riêng
C. Là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất
D. Là các dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, đa dạng, phong phú.
5. Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?
A. Niềm tin của con người
B. Nhận thức của con người đối với thế giới khách quan
C. Sự tưởng tượng của con người
D. Tồn tại xã hội.
6. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu … của một bộ phận nhân dân đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
A. Vật chất
B. Tinh thần
C. Tư duy
D. Tồn tại.
7. Trong một quốc gia đa tộc người thì vấn đề gì cần giải quyết được coi là có ý nghĩa cơ bản nhất để
thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Chống tư tưởng phân biệt chủng tộc, kì thị và chia rẽ dân tộc
B. Nâng cao trình độ dân trí, văn hoá cho đồng bào
C. Ban hành hệ thống hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
D. Xoá bỏ dần sự chênh lệch về mọi mặt giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
8. Trong các nội dung của quyền dân tộc tự quyết thì nội dung nào được coi là cơ bản nhất, tiên quyết
nhất?
A. Tự quyết về văn hoá
B. Tự quyết về kinh tế
C. Tự quyết về chính trị
D. Tự quyết về lãnh thổ
9. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ... và không ... của nhân dân.
A. Tín ngưỡng - tôn giáo
B. Tín ngưỡng
C. Tôn giáo
D. Tôn giáo - tín ngưỡng.
10. Hãy tìm ý đúng trong các phương án dưới đây. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:
A. Vấn đề dân tộc có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện
nay.
B. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí quyết định đến sự sống còn của dân tộc ta hiện
nay.
C. Vấn đề dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược của Việt Nam
hiện nay.
D. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách
mạng.

CHƯƠNG 7
1. Hình thức gia đình nào hình thành sớm nhất trong lịch sử?
A. Gia đình phụ hệ.
B. Đại gia đình phụ hệ
C. Gia đình một vợ một chồng
D. Gia đình mẫu hệ (huyết thống)
2. Phương thức sản xuất nào thủ tiêu mọi gia đình đối với người vô sản?
A. Nguyên thủy
B. Phong kiến
C. Tư bản
D. Cả ba phương thức sản xuất trên.
3. Nội dung cơ bản và trực tiếp để xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
B. Phát triển kinh tế - xã hội
C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lao động
D. Giải phóng người phụ nữ.
4. Quan hệ nào xác định vị trí các thành viên trong gia đình?
A. Huyết thống
B. Hôn nhân
C. Quần tụ
D. Nuôi dưỡng.
5. Quan hệ nào được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình?
A. Quan hệ hôn nhân và huyết thống
B. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
C. Quan hệ nuôi dưỡng
D. Quan hệ hôn nhân
6. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
A. Tình yêu chân chính
B. Tình cảm nam – nữ
C. Kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa.
D. Quyền tự do kết hôn và lý hôn
7. Giải phóng phụ nữ là mục tiêu quan trọng của cách mạng XHCN, do chức năng nào của gia đình quy
định?
A. Tái sản xuất ra con người
B. Thỏa mãn các nhu cầu tâm, sinh lý, tình cảm.
C. Tổ chức đời sống gia đình
D. Giáo dục

8. Chức năng nào được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình?
A. Giáo dục gia đình
B. Tổ chức đời sống gia đình
C. Thoả mãn tâm sinh lý.
D. Tái sản xuất ra con người
9. Xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay phải kế thừa, phát huy truyền thống nào của gia đình
truyền thống:
A. Phong tục cưới hỏi
B. Gia đình đông con
C. Sự cố kết chặt chẽ giữa các thành viên
D. Uy quyền tuyệt đối của người chồng.

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP


1. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học chính là:
A. Chủ nghĩa Mác – Lê nin
B. Chủ nghĩa Mác
C. Chế độ xã hội
D. Học thuyết giải phóng con người
2. V.I.Lênin đã đánh giá tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A. Bộ “Tư bản”
B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
C. Tình cảnh nước Anh
D. Tuyên ngôn độc lập
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác – Lênin vì chủ nghĩa xã hội khoa học
đã:
A. Luận giải về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
B. Phác thảo ra mô hình chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
C. Luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại
D. Chứng minh sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản
4. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên những yếu tố nào ?
A. Điều kiện kinh tế - xã hội; Tiền đề khoa học tự nhiên và học thuyết lý luận
B. Điều kiện kinh tế - xã hội; Tiền đề khoa học xã hội và tư tưởng lý luận
C. Điều kiện chính trị - xã hội; Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
D. Điều kiện kinh tế - xã hội; Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
5. Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ, là nguyên nhân xuất
hiện mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa:
A. lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
B. giữa lực lượng sản xuất mang tính chất tư nhân hóa với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
C. giữa công nhân làm thuê và giới chủ tư bản trong kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
D. giữa giai cấp nông dân và giai cấp tư sản trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
6. Những phát minh vạch thời đại tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng trong khoa học tự
nhiên đầu thế kỷ XIX là:
A. Thuyết Tương đối; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết tế bào
B. Học thuyết Tiến hóa; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết Tiến hóa; Định luật vạn vật hấp dẫn; Học thuyết tế bào
D. Học thuyết Tiến hóa; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết tế bào
7. Đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là:
A. Thomas Morơ, T.Campanenla và S.Phuriê
B. T.Campanenla, S.Phuriê và R.O-en
C. Thomas Morơ, Xanh Ximông, S.Phuriê
D. Xanh Ximông, S.Phuriê và R.O-en
8. “Chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không thể giải thích
được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật
phát triển của chế độ tư bản và cũng không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng
tạo ra xã hội mới” là nhận xét của nhà tư tưởng nào ?
A. V.I.Lênin
B. C.Mác
C. Ph.Ăng-ghen
D. S.Phurie
9. Điều kiện đủ để chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời với tư cách là học thuyết khoa học, cách mạng và
sáng tạo chính là:
A. Vai trò của C. Mác và Ph.Ăngghen
B. Sự lớn mạnh của phong trào công nhân
C. Những mâu thuẫn xã hội gây gắt
D. Sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
10. “Về phương diện kinh tế, sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu
của chủ nghĩa xã hội” được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định trong:
A. Học thuyết về giá trị thặng dư
B. Học thuyết về sứ mệnh lịch của giai cấp công nhân
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
11. C.Mác và Ph.Ăngghen đã “luận chứng và khẳng định về phương diện chính trị - xã hội sự diệt vong
không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội” trong:
A. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
B. Học thuyết về giá trị thặng dư
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
12. Phát kiến vĩ đại thứ hai của C.Mác và Ph.Ăngghen là:
A. Học thuyết về giá trị thặng dư
B. Học thuyết kinh tế
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
13. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản
14. Tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học là ?
A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản
15. Cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
được thể hiện trong tác phẩm tiêu biểu nào của chủ nghĩa Mác ?
A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
B. Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước
C. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản
16. Ph.Ăngghen đã luận chứng sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học và đánh
giá công lao của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh, Pháp trong tác phẩm nào?
A. Chống Đuyrinh
B. Làm gì?
C. Bộ “Tư bản”
D. Hệ tư tưởng Đức
17. V.I.Lênin đấu tranh chống các trào lưu phi mácxít, bảo vệ chủ nghĩa Mác, mở đường cho chủ nghĩa
Mác thâm nhập mạnh mẽ vào Nga trong thời kỳ nào?
A. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười Nga
B. Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871)
C. Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895
D. Thời kỳ từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đến 1924
18. Ai là tác giả của tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” ?
A. Ph.Ăngghen
B. C.Mác
C. V.I.Lê nin
D. Heghen
19. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. V.I.Lênin chỉ rõ: “Học thuyết của Mác là .................... vì nó là một
học thuyết chính xác”.
A. Học thuyết vạn năng
B. Học thuyết tối ưu
C. Kim chỉ nam hành động
D. Khoa học lý luận
20. Mô hình của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu sụp đổ trong khoảng thời gian nào ?
A. Những năm cuối của thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XX
B. Những năm cuối của thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ XX
C. Những năm cuối của thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XIX
D. Những năm cuối của thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ XIX
21. Phương pháp luận chung nhất khi nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật chất phác
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật lịch sử
22. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa
học là “.........................” của giai cấp công nhân hiện đại và đảng của nó để thực hiện quá trình giải
phóng nhân loại và giải phóng bản thân mình.
A. Vũ khí lý luận
B. Vũ khí sắc bén
C. Cơ sở lý luận
D. Học thuyết lý luận
23. Anh chị cho biết nội dung chủ yếu, điểm căn bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin là phạm trù trung
tâm, nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
C. Chuyên chính vô sản
D. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân
24. Thuật ngữ nào không dùng để chỉ giai cấp công nhân?
A. Giai cấp công nhân hiện đại
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp vô sản hiện đại
D. Giai cấp chuyên chính
25. Giai cấp công nhân được các nhà kinh điển xác định trên hai phương diện cơ bản nào?
A. Kinh tế - xã hội – văn hóa
B. Kinh tế - chính trị - xã hội
C. Kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
D. Kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội
26. “Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại” là nhận định của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Mác – Lê nin
C. Lê nin
D. Mác – Ăngghen
27. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển
của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền……..”
A. Công nghiệp hóa
B. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
C. Đại công nghiệp
D. Nông nghiệp hóa nông thôn
28. Xét trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp:
A. Có số lượng đông trong dân cư
B. Không trực tiếp gắn liền với máy móc
C. Không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động
D. Có trình độ khoa học gắn liền với máy móc
29. Do yếu tố nào mà mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa không thể điều hòa được?
A. Tính chất đối kháng
B. Xung đột lợi ích
C. Quyền lợi giai cấp
D. Tính chất xung đột
30. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người có
hoặc không có về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư
sản bóc lột….”
A. Giá trị thặng dư
B. Sức lao động
C. Tư liệu sản xuất
D. Tư liệu lao động
31. Ở các nước XHCN, GC công nhân thông qua quá trình nào để tăng năng suất lao động xã hội và
thực hiện các nguyên tắc sở hữu?
A. Phát triển khoa học kỹ thuật
B. Hiện đại hóa
C. Công nghiệp hóa
D. Ứng dụng khoa học kỹ thuật
32. Giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất, thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển là thể hiện nội dung nào trong sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
A. Nội dung xã hội
B. Nội dung chính trị - xã hội
C. Nội dung văn hóa – tư tưởng
D. Nội dung kinh tế
33. “Lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải quyết thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá dộ
lên chủ nghĩa xã hội” là thể hiện nội dung nào trong sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
A. Nội dung chính trị
B. Nội dung kinh tế
C. Nội dung văn hóa
D. Nội dung xã hội
34. Giai cấp công nhân lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền đề cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã
hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới với mục tiêu cao nhất là:
A. Giải phóng con người
B. Giải phóng xã hội
C. Giải phóng dân tộc
D. Giải phóng giai cấp
35. Điền vào chỗ trống: C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “giai cấp tư bản sản sinh ra người đào
huyệt chộn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là ……. như
nhau”
A. Tất yếu
B. Khách quan
C. Bình đẳng
D. Ngang hàng
36. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GC công nhân bao gồm:
A. Địa vị kinh tế và địa vị xã hội
B. Địa vị chính trị và địa vị xã hội
C. Địa vị kinh tế và địa vị chính trị
D. Địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội
37. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
mình là gì?
A. Các tổ chức chính trị - xã hội
B. Bản thân giai cấp công nhân
C. Đảng cộng sản
D. Nhà nước
38. Đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân của dân tộc và xã hội là?
A. Đảng cộng sản
B. Quốc tế cộng sản
C. Các tổ chức chính trị - xã hội
D. Nhà nước
39. Điền vào chỗ trống: Trong mối quan hệ với Đảng cộng sản, giai cấp công nhân là ……… và nguồn
bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng
A. Cơ sở xã hội
B. Cơ sở chính trị
C. Đại biểu trung thành
D. Đại biểu quan trọng
40. Quy luật hình thành và phát triển Đảng cộng sản của giai cấp công nhân là:
A. Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân
B. Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào nông dân
C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào nông dân
41. Điền vào chỗ trống: Đảng mang bản chất…… trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp
A. Lực lượng lao động
B. Nhân dân lao động
C. Giai cấp nông dân
D. Giai cấp công nhân
42. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân là:
A. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Ý thức tổ chức, kỷ luật cao; Mang bản chất quốc tế
B. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Bị bóc lột giá trị thặng dư; Đoàn kết nội bộ
C. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Không có tư liệu sản xuất; Làm thuê kiếm sống
D. Tiên phong, triệt để cách mạng nhất; Gắn với nền đại công nghiệp; Ý thức tổ chức, kỷ luật cao
43. Điền từ thích hợp: “GCCN Việt Nam thực hiện lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó
là…….”
A. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
B. Tổ chức công đoàn
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
44. Đảng ta đã xác định: “Giai cấp công nhân VN là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao
gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh
doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp” tại:
A. Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương khóa X
B. Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
C. Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
D. Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương khóa X
45. GCCN Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với:
A. Chính sách khai thác cai trị của thực dân Pháp
B. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
C. Sự xâm lược của đế quốc Mỹ
D. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản
46.Quan điểm: “Chủ trương xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội
ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới” được Đảng ta
khẳng định tại:
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
47. Quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân là biểu hiện của khái niệm nào?
A. Quyền hành
B. Chuyên quyền
C. Dân chủ
D. Chuyên chính
48. Thuật ngữ dân chủ xuất hiện từ khi nào?
A. Thế kỷ thứ VII – VI trước công nguyên
B. Khi ngôn ngữ ra đời
C. Khi xã hội phân chia giai cấp
D. Khi xuất hiện nhà nước
49. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ là:
A. Dân chủ gián tiếp
B. Dân chủ đại diện
C. Dân chủ trực tiếp
D. Dân chủ nguyên thủy
50. Một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội là?
A. Dân chủ
B. Công bằng
C. Bình đẳng
D. Thống nhất
(5) 51. Điền từ thích hợp: Nguyên tắc dân chủ phải kết hợp với …….. để hình thành nguyên tắc tập
trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.
A. Nguyên tắc công bằng
B. Nguyên tắc tập trung
C. Nguyên tắc nhân đạo
D. Nguyên tắc thống nhất
(6) 51. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Với tư cách một giá trị xã hội, dân chủ là một phạm trù….., tồn
tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
A. Bất biến
B. Vĩnh viễn
C. Cố hữu
D. Cơ bản
52. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về ai?
A. Giai cấp
B. Dân tộc
C. Con người
D. Nhân dân
53. Dân chủ bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng quan trọng và nổi bật nhất là dân
chủ trong hai lĩnh vực nào?
A. Kinh tế - chính trị
B. Văn hóa – xã hội
C. Kinh tế - văn hóa
D. Chính trị - xã hội
54. Dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị thể hiện trực tiếp vấn đề quan trọng nào?
A. Quyền con người và quyền công dân
B. Quyền sống
C. Quyền bầu cử và quyền tự ứng cử
D. Quyền tự do kinh doanh
55. Điền từ thích hợp: Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể hiện hóa bằng……. và được
…… bảo đảm
A. Chính sách
B. Pháp luật
C. Nhà nước
D. Quy định
56. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua tổ chức nào?
A. Đại hội dân tộc
B. Hội đồng nhân dân
C. Nhà nước
D. Đại hội nhân dân
57. Nền dân chủ tư bản ra đời khi nào?
A. Cuối thế kỷ XIV – đầu XV
B. Cuối thế kỷ XV – đầu XVI
C. Cuối thế kỷ XVI – đầu XVII
D. Cuối thế kỷ XVII – đầu XVIII
58. Với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại cho đến nay
có ba nền dân chủ nào?
A. Nền dân chủ phong kiến, nền dân chủ tư sản, nền dân chủ cộng sản
B. Nền dân chủ phong kiến, nền dân chủ tư bản, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
C. Nền dân chủ chủ nô, nền dân chủ tư bản, nền dân chủ cộng sản
D. Nền dân chủ chủ nô, nền dân chủ tư sản, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
59. Nền dân chủ vô sản được thiết lập khi nào?
A. Khi cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi (1917)
B. Khi cách mạng XHCN Tháng Tám thành công (1945)
C. Khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai (1945)
D. Khi Việt Nam thống nhất đất nước (1975)
60. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh
vực:
A. Lĩnh vực chính trị
B. Lĩnh vực kinh tế
C. Lĩnh vực xã hội
D. Lĩnh vực văn hóa
61. “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” là câu nói của ai?
A. V.I. Lê nin
B. Mao Trạch Đông
C. Hồ Chí Minh
D. Nền dân chủ vô sản
62. Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành
A. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội
B. Chức năng quản lý và điều chỉnh quan hệ xã hội
C. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
D. Chức năng trực tiếp và chức năng gián tiếp
63. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nhà nước………. vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành
chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Xã hội chủ nghĩa
C. Công sản chủ nghĩa
D. Chủ nghĩa cộng sản
64. Kiểu nhà nước được V.I.Lê nin gọi là nhà nước “nửa nhà nước” là:
A. Nhà nước chủ nô
B. Nhà nước XHCN
C. Nhà nước phong kiến
D. Nhà nước tư sản
65. Chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta được xác lập từ khi nào?
A. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
B. Khi thống nhất đất nước năm 1975
C. Khi bắt đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
D. Khi nhân dân lao động giành chính quyền
66. Cum từ “dân chủ XHCN” ở Việt Nam được chính thức đưa vào Văn kiện đại hội Đảng lần thứ mấy?
A. Đại hội lần thứ IX
B. Đại hội lần thứ VIII
C. Đại hội lần thứ VII
D. Đại hội lần thứ VI
67. Các quy chế dân chủ từ cơ sở cho đến Trung ương và trong các tổ chức chính trị - xã hội đều thực
hiện phương châm:
A. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
B. “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”
C. “Dân biết, dân tin, dân bàn, dân làm”
D. “Dân biết, dân tin, dân làm, dân kiểm tra”
68. Nhà nước nào mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật,
tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân
A. Nhà nước tư sản
B. Nhà nước vô sản
C. Nhà nước pháp quyền
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
69. Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính ….. về chính trị
A. Nhất nguyên
B. Đa nguyên
C. Nguyên tắc
D. Thống nhất
70. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế
hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân là?
A. Nhà nước
B. Đảng cộng sản
C. Mặt trận tổ quốc
D. Các đoàn thể chính trị xã hội
71. Một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội
nhất định là gì?
A. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp
B. Cơ cấu xã hội – dân tộc
C. Cơ cấu xã hội – tôn giáo
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp
72. Cơ cấu xã hội nào có vai trò quan trọng, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp
B. Cơ cấu xã hội – giai cấp
C. Cơ cấu xã hội – dân cư
D. Cơ cấu xã hội – dân tộc
73. C.Mác và Ph.Ăng ghen đã nêu nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào công nhân giữa thế kỷ
XIX là do giai cấp công nhân không tổ chức liên minh với ai?
A. Các tầng lớp khác
B. Người bạn chiến đấu
C. Người bạn đồng minh tự nhiên
D. Các tập đoàn xã hội
74. Theo V.I.Lênin, hình thức đặc biệt của lien minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của
những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản là gì?
A. Chuyên chính vô sản
B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Tổ chức liên minh
D. Đoàn kết giai cấp
75. “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực
đen tối nào đứng vững được”, câu nói trên là của ai?
A. V.I.Lênin
B. C.Mác
C. Ph.Ăngghen
D. Hồ Chí Minh
76. Theo V.I.Lênin, duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể
giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước là:
A. Yêu cầu bắt buộc của cách mạng vô sản
B. Tất yếu của liên minh
C. Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản
D. Nguyên tắc cơ bản của giai cấp
78. Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu về?
A. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp
B. Cơ cấu xã hội – dân tộc
C. Cơ cấu xã hội – tôn giáo
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp
79. Trong cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam hiện nay, giai cấp, tầng lớp cơ bản nào được xem là
tầng lớp xã hội đặc biệt?
A. Đội ngũ doanh nhân
B. Đội ngũ trí thức
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp nông dân
80. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“Tăng cường khối……….trên nền tẳng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức do Đảng lãnh đạo”
A. Đại đoàn kết toàn dân
B. Đại đoàn kết toàn dân tộc
C. Đoàn kết giai cấp
D. Đoàn kết dân tộc
81. Nội dung nào mang tính quyết định nhất trong các nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nội dung văn hóa của liên minh
B. Nội dung chính trị của liên minh
C. Nội dung kinh tế của liên minh
D. Nội dung xã hội của lien minh
82. Câu nói: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” là của:
A. C.Mác
B. Ph.Ăng ghen
C. V.I.Lênin
D. Hồ Chí Minh
83. Đội ngũ nào được xem là rường cột của nhà nước, chủ nhân tương lai của đất nước?
A. Đội ngũ trí thức
B. Đội ngũ doanh nhân
C. Đội ngũ thanh niên
D. Đội ngũ lao động
84. Lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế:
A. Đội ngũ trí thức
B. Đội ngũ doanh nhân
C. Đội ngũ thanh niên
D. Đội ngũ lao động
85. Trong cơ cấu xã hội – giai cấp, lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới giữ vai trò chủ
đạo, tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là:
A. Đội ngũ trí thức
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp công nhân
D. Đội ngũ doanh nhân
86. “Gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội” là thể hiện nội dung nào của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
A. Nội dung xã hội của liên minh
B. Nội dung chính trị của liên minh
C. Nội dung kinh tế của liên minh
D. Nội dung văn hóa của liên minh
87. “Giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” là thể hiện nội dung nào của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
A. Nội dung kinh tế của liên minh
B. Nội dung văn hóa của liên minh
C. Nội dung chính trị của liên minh
D. Nội dung xã hội của liên minh
88. Muốn tăng cường khối lien minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cần
phải?
A. Đổi mới hoạt dộng của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
B. Đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
C. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
D. Đổi mới sự quản lý của Nhà nước
89. Để tạo sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công
nhân phải làm gì?
A. Gắn bó với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
B. Liên kết với các giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
C. Liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
D. Hợp tác với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động

ĐỀ GIỮA KÌ
1. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, bộ phận nào thực hiện công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn
giáo ? (Đã sửa)
A. Chính quyền
B. Tổ chức đảng
C. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
D. Hệ thống chính trị
2. Giai cấp nào là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng Cộng sản ?
a. Mọi tầng lớp nhân dân
b. Những người lao động
c. Giai cấp tư sản
d. Giai cấp công nhân
3. Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân
b. Của dân, do dân và vì dân
c. Giai cấp nông dân
d. Giai cấp tư sản
4. Dân chủ XHCN có vai trò như thế nào đối với nhà nước XHCN?
a. a.Là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ
b. Là cách thức để nhà nước lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo cả hệ thống chính trị
c. Kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực nhà nước
d. d.Là phương tiện để giám sát, phản biện xã hội
5. Sức mạnh của Đảng còn thể hiện ở mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với đối tượng nào? (Đã sửa)
a. Đội ngũ trí thức
b. Giai cấp nông dân
c. Nhân dân và quần chúng lao động
d. Giai cấp công nhân
6. Căn cứ vào đâu để chia chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại?
a. Căn cứ vào tính chất quyền lực nhà nước
b. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước
c. Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước
d. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước
7. Yếu tố cần thiết đảm bảo thực thi có hiệu quả nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là :
a. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
b. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
c. Tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội
d. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
8. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng thể hiện rõ
giá trị tư tưởng:
a. Lấy dân là gốc
b. Tôn trọng dân quyền
c. Lấy dân làm gốc
d. Tôn trọng nhân quyền
9. Tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về mặt tư tưởng ở xã hội nào ? (đã sửa)
a. Tư bản chủ nghĩa
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Cộng sản chủ nghĩa
d. Cộng sản nguyên thủy
11. Hiện nay, sự phát triển của giai cấp công nhân và sự phát triển kinh tế là:
a. Tỷ lệ thuận với nhau
b. Đối lập với nhau
c. Tỷ lệ nghịch với nhau
d. Mâu thuẫn với nhau
12. Chủ nghĩa xã hội được hiểu là:
a. Giai đoạn cuối của hình thái kinh tế- xã hội chủ nghĩa tư bản
b. Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa
c. Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa
d. Giai đoạn cuối của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa
13. Theo Báo cáo phát triển nhân lực của Ngân hàng Thế giới từ đầu thế kỷ XXI (2002), động lực cơ
bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu chính là:
a. Tri thức
b. Công nhân
c. Người lao động
d. Nông dân
14. Cơ quan nào giữ quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
a. Tòa án nhân dân
b. Chính phủ
c. Quốc hội
d. Hội đồng nhân dân
15. Điền vào chỗ trống. "Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia
đóng góp tích cực của ...... "
a. Tổ chức Công đoàn
b. Đội ngũ trí thức
c. Người sử dụng lao động
d. Người chủ doanh nghiệp
16. Theo V.I.Lênin, thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là:
a. Những cơn đau đẻ kéo dài
b. Quá trình chuyển biến cách mạng
c. Giai đoạn chuyển biến cách mạng
d. Thời kỳ cải biến cách mạng
17. Lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay
giai cấp công nhân và nhân dân lao động là nội dung nào trong sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
a. Nội dung xã hội
b. Nội dung kinh tế
c. Nội dung văn hóa, tư tưởng
d. Nội dung chính trị - xã hội
18. Ngày nay, một bộ phận giai cấp công nhân đã tham gia vào sở hữu tư liệu sản xuất và một bộ phận
giai cấp công nhân có tư liệu sản xuất bằng cách thức nào?
a. Cổ phần hóa
b. Phúc lợi xã hội
c. Phân chia sản phẩm
e. Phân phối
19. Căn cứ vào đâu để chia chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại?
a. Căn cứ vào tính chất quyền lực nhà nước
b. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước
c. Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước
d. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước
20. Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng thế kỷ VIII - VII sau công nguyên
B. Khoảng thế kỷ VII - VI sau công nguyên
C. Khoảng thế kỷ VIII - VII trước công nguyên
D. Khoảng thế kỷ VII - VI trước công nguyên
21. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh giai cấp, tầng lớp cần đặc biệt chú trọng hình
thức liên minh của đối tượng nào ? (đã sửa)
a. Thế hệ trẻ
b. Doanh nhân
c. Công nhân
d. Trí thức
22. Tất cả các chính sách, pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đều phải dựa vào:
a. Mọi nhu cầu của nhân dân
b. Ý chí, nguyện vọng của nhân dân
c. Quyền lợi của giai cấp thống trị
d. Quyền lực thống trị của nhân dân
23. Khoa học nào chỉ rõ con đường thực, cách thức hiện bước chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội ?
a. Triết học
b. Kinh tế chính trị học
c. Chính trị học
d. Chủ nghĩa xã hội khoa học
24. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu đấu tranh trực tiếp của giai cấp công nhân và lao động chính
là:
a. Trở thành lực lượng tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa
b. Đấu tranh về ý thức hệ
c. Chống lại áp bức bất công và bất bình đẳng xã hội
d. Tạo ra năng suất lao động cao
25. Dân chủ xã hội chủ nghĩa hay còn được gọi là:
a. Dân chủ cộng sản
b. Dân chủ nhân dân
c. Chuyên chính giai cấp
d. Chuyên chính vô sản
26. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân vừa mang tính
……………. vừa mang tính………………. ?
a. Dân tộc/quốc tế
b. Dân tộc/nhân loại
c. Giai cấp/dân tộc
d. Giai cấp/nhân dân
27. Dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, tức là :
a. Dân là chủ và dân làm chủ
b. Dân chủ là khách thể của xã hội
c. Quyền lực nhân dân thuộc về giai cấp thống trị xã hội
d. Quyền lực nhân dân thuộc về giai cấp bị trị xã hội
28. Bản chất tốt đẹp và ưu việt của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam ngày càng thể hiện gía trị nào sau
đây?
a. Tự do
b. Lấy dân làm gốc
c. Bình đẳng
d. Yêu thương con người
29. Dân chủ xã hội chủ nghĩa hay còn được gọi là:
a. Chuyên chính vô sản
b. Chuyên chính giai cấp
c. Dân chủ cộng sản
d. Dân chủ nhân dân
30. Ở các nước XHCN ngày nay, nơi Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân về chính trị - xã hội là gì?
a. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
b. Giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của CNXH cho giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
c. Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới; công nghiệp hóa hiện đại hóa; xây dựng Đảng cầm quyền
trong sạch vững mạnh, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
d. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập giữa các bộ phận công nhân rất khác nhau
trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia.
31. Ai là người đưa ra khái niệm chủ nghĩa xã hội phát triển ở Việt Nam ?
a. Võ Nguyên Giáp
b. Trường Chinh
c. Lê Duẫn
d. Hồ Chí Minh
32. "Nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là điều kiện tiên
quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", luận điểm
trên thể hiện nội dung nào?
A. Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam
B. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
C. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
D. Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
33. Để bảo đảm dân chủ được thực hiện trong cuộc sống, dân chủ phải gắn liền với yếu tố gì?
A. Gắn với đường lối, chính sách
B. Gắn với kỷ luật, kỷ cương
C. Gắn với tự do, nhân quyền
D. Gắn với trí tuệ
34. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và dân chủ hiện nay là ở: (đã sửa)
A. Tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng
B. Tính chất gián tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng
C. Tính chất gián tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực toàn dân
D. Tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực toàn dân
35. Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày thành lập đến nay đã trải qua mấy 3 thời kì lớn là:
A. Cách mạng, xây dựng và mở cửa, cải cách
B. Cách mạng, xây dựng và đổi mới, mở cửa
C. Cách mạng, xây dựng và cải cách, mở cửa 
D. Cách mạng, xây dựng và cải cách, đổi mới
36. Điền vào chỗ trống. "Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo ...... là chủ yếu"
A. kết quả lao động
B. đầu tư sinh lời
C. lợi nhuận
D. phúc lợi xã hội
37. Cơ quan nào có quyền ban hành hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Viện kiểm sát nhân dân
D. Tòa án nhân dân
38. Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân đã đối lập nhau về mặt:
A. Nghĩa vụ
B. Quyền lợi
C. Lợi ích
39. Thu nhập Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa chính là:
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân
C. Người làm thuê
D. Người lao động
40. Một trong những tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tuy duy mới của Đảng ta về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
A. Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa giữ vai trò chủ đạo
B. Xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh quan hệ sản xuất.
C. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản
D. Quan hệ bóc lột và bị bóc lột tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị
41. "Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân" đây là phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trong văn kiện đại hội nào?
A. Đại hội lần thứ X
B. Đại hội lần thứ IX
C. Đại hội lần thứ XII
D. Đại hội lần thứ XI
42. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa chính
là:
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân
C. Người lao động
D. Người làm thuê
43. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, yếu tố quan trọng thúc đẩy cơ cấu xã hội nước ta phát
triển theo hướng tích cực là:
=> Phát huy tối đa vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
44. Để bảo đảm dân chủ được thực hiện trong cuộc sống, dân chủ phải gắn liền với yếu tố gì?
A. Gắn với tự do, nhân quyền
B. Gắn với đường lối, chính sách
C. Gắn với kỷ luật, kỷ cương
D. Gắn với trí tuệ
45. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, bộ phận nào thực hiện công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn
giáo ? (Đã sửa)
A. Tổ chức đảng
B. Chính quyền
C. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
D. Hệ thống chính trị
46. Điền vào chỗ trống. "Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo ...... là chủ yếu"
A. lợi nhuận
B. đầu tư sinh lời
C. phúc lợi xã hội
D. kết quả lao động
47. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, dân chủ tư sản đi kèm với chế độ nào ?
a. Đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập
b. Nhất nguyên chính trị
c. Dân chủ đại nghị
d. Dân chủ hình thức

You might also like