You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC - QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÓ THU HOẠCH THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG


ĐỢT THỰC TẬP TỪ 21/03/2022 - 15/04/2022
TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG SƠN KỲ
QUẬN TÂN PHÚ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌ TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HUY MINH QUÂN


MÃ SỐ SINH VIÊN: 1751010366
LỚP: Y2017A

NĂM THỨ 5 (Y2017) – NĂM HỌC: 2021 – 2022


1. Mô tả cơ sở thực tập:

- Tên cơ sở thực tập : Trạm Y tế phường Sơn Kì

- Địa chỉ: 382/46 Tân Kỳ Tân Quý, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú

2. Báo cáo sơ bộ các số liệu trong đợt thực tập:

- Tổng số ca F0 cách ly tại nhà được bản thân tiếp cận từ túc bắt đầu đến cơ sở thực tập
cho đến khi kết thúc đợt thực tập: 210 ca

→ Số ca mới mắc/100.000 dân/tuần:

Số ca mắc mới trong cộng đồng tuần trước +số ca mắc mớitại cộng đồng trong tuần
x 100.000
Dân số địa bàn phường Sơn Kì x 2

Với dân số của địa bàn phường Sơn Kì là 40.742 dân (Theo số liệu của Uỷ ban nhân dân
phường Tân Phú cung cấp)

Bảng số ca mắc mới theo tuần tại phường Sơn Kì (Từ 21/03/2022 đến 15/04/2022)

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4


(21/03 - 27/03) (28/03 - 03/04) (04/04 - 10/04) (11/04 - 17/04)
Số ca F0 trong tuần 365 158 75 25
Số ca mới mắc/100.000
759 642 286 123
dân/ tuần

→ Nhận xét: Nhìn chung số ca mắc mới/100.000 dân/tuần của phường Tân Phú ở mức
cao (Trung bình 5711 ca/100.000 dân/tuần). Số ca mắc mới có xu hướng giảm và giảm
mạnh nhất vào tuần 3, từ 759 ca/100.000 dân/tuần xuống còn 123 ca/100.000 dân/tuần.
Tuy không phản ánh đầy đủ tình hình dịch bệnh nhưng thông qua bảng số liệu trên, có
thể thấy diễn tiến của dịch đã và đang có xu hướng giảm dần.

- Tổng số ca F0 mà bản thân đã tiếp cận được cập nhật trên phần mềm “Hệ thống quản lý
người cách ly và người bệnh COVID-19” kể từ khi tiếp nhận thông tin F0: 190 ca

- Số người thuộc nhóm nguy cơ (kèm số điện thoại liên lạc) mà bản thân đã tiếp cận,
được chuyển đến “Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành” để thực hiện tư vấn, thăm hỏi sức
khoẻ định kỳ, hướng dẫn chăm sóc bệnh nền: 0 ca

- Số ca F0 mà bản thân tư vấn cách tự chăm sóc và theo dõi sức khoẻ tại nhà: 164 ca
- Số ca F0 mà bản thân đã tiếp cận, được theo dõi sức khoẻ mỗi ngày: 0 ca

- Số ca F0 mà bản thân xét nghiệm lại sau thời gian cách ly tại nhà theo quy định: 242 ca

3. Các hoạt động hỗ trợ y tế địa phương tại phường Sơn Kì:

a. Hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

- Hỗ trợ xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ và F0 hoàn thành cách ly

- Hỗ trợ lập danh sách F0, F1 cách ly tại nhà theo ngày.

- Hỗ trợ nhập danh sách đối tượng nguy cơ vào Hệ thống hỗ trợ báo cáo tình hình Covid
Thành phố Hồ Chí Minh

- Khám sàng lọc F0 mới mắc bệnh, tư vấn, phát thuốc và hướng dẫn theo dõi sức khoẻ
cho F0 mới mắc bệnh tại trạm y tế lưu động

- Tiếp nhận khai báo F0 trên Nền tảng số quản lí Covid 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Hỗ trợ làm quyết định cách ly và quyết định hoàn thành cách ly cho F0 trên Nền tảng số
quản lí Covid 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

b. Hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe tại trạm

- Hỗ trợ khám sức khỏe tại 7 trường học, mẫu giáo trên địa bàn phường

- Hỗ trợ cấp cứu các ca bệnh khâu vết thương, thay băng, cắt chỉ

- Hỗ trợ hướng dẫn người nhà trẻ đến trạm tiêm đến trạm vaccin định kì

- Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm soi đàm tìm AFB cho bệnh nhân nguy cơ cao

4. Nhận xét:

̈ Thuậnlợi–Khókhănkhithựchiệncáchoạtđộng:
- Về công tác tiếp nhận khai báo F0, cấp giấy quyết định cách ly, quyết định hoàn thành

cách ly thông qua Nền tảng số quản lí Covid 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Việc khai báo y tế được chuyển đổi số, thuận tiện hơn cho người dân trong việc khai
báo và di chuyển đến địa điểm khai báo, làm giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp của nhân
viên y tế với mầm bệnh. Thông tin khai báo được nhập trực tiếp vào danh sách F0 theo
từng ngày
và thông tin của người bệnh được nhập trực tiếp vào quyết định cách ly, quyết định hoàn
thành cách ly nên làm giảm khối lượng công việc cho Trạm Y tế.

+ Tuy nhiên, vì hệ thống mới được đưa vào hoạt động nên quá trình vận hành còn một
vài bất cập. Những bệnh nhân mới mắc bệnh không truy cập vào được trang khai báo y tế
khi trang có quá nhiều người cùng khai báo. Việc khám bệnh nhân F0 bằng hình thức
trực tuyến cũng có một vài khó khăn trong việc khám các triệu chứng thực thể.

- Về công tác tiếp nhận khai báo, khám sàng lọc F0 và hướng dẫn F0 cách ly tại nhà tại
Trạm y tế lưu động: Em được trực tiếp khám và sàng lọc F0 qua đó được áp dụng các
kiến thức y khoa đã được học vào thực tế. Tuy nhiên số lượng ca nhiễm mới tăng nhanh
nên thời gian để khám từng bệnh nhân bị rứt ngắn làm việc đánh giá và dặn dò bệnh nhân
chưa được toàn diện

̈ Nguồnlực

- Về nhân lực: Vì số lượng F0 tăng nhanh nên nhân lực cho trạm vẫn còn thiếu vì phải
phân bổ cho nhiều việc hành chính khác, hơn nữa tỉ lệ lây nhiễm của biến chủng Omicron
rất cao nên nhân viên của trạm cũng bị nhiễm, do đó gây thiếu hụt nhân lực trong công
tác phòng - chống dịch.

- Về vật lực và tài lực: số lượng que test nhanh được cung cấp cho trạm đủ cho việc xét
nghiệm F0, các thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế được trang bị đầy đủ

 ̈  Sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, hỗ trợ của tuyến trên, phối hợp với cán
bộ, đồng nghiệp tại trạm: Việc xét nghiệm đối tượng nguy cơ được địa phương hỗ
trợ đầy đủ về nhân lực để điều phối người dân. Việc cung cấp thông tin dân cư cho
Trạm y tế cũng được thực hiện nhanh chóng. Phối hợp hoạt động trong công việc
tại trạm cũng rất trơn tru, nhưng khi nhân viên bị nhiễm bệnh thì cũng có một vài
xáo trộn trong công việc tuy nhiên vẫn được khắc phục tốt.
 ̈  Các hoạt động nào gặp nhiều khó khăn nhất, các hoạt động cần được chú trọng
nhiều hơn: Việc tiếp nhận và khám F0 qua hệ thống khai báo online là hoạt động
em gặp nhiều khó khăn nhất vì việc liên hệ với bệnh nhân chưa được nhanh chóng
cũng như không thể cấp phát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân, trong khi số lượng ca
nhiễm nhiều nên làm chậm tiến độ công việc. Vấn đề quản lí F0 tại nhà cần được
quan tâm hơn, vì số lượng ca nhiễm nhiều nên theo dõi F0 cách ly tại nhà không
được đầy đủ do đó thường một số triệu chứng chuyển nặng không được đánh giá
kịp thời ảnh hưởng tiên lượng của bệnh nhân.

5. Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ học được qua đợt thực tập
- Kiến thức: Em được ôn lại những kiến thức y khoa và những thay đổi mới trong công
tác khám sàng lọc, cách ly và hoàn thành cách ly bệnh nhân F0, kiến thức lấy dịch tị hầu
để làm xét nghiệm kháng nguyên

- Kỹ năng: Những kỹ năng mặc đồ bảo hộ, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, kỹ năng làm
việc trong tập thể và kỹ năng khám bệnh là những kĩ năng em đã đạt được trong quá trình
thực tập

- Thái độ: Từ những kiến thức và kỹ năng có được, em đã có những thái độ đúng đắn khi
tiếp xúc với người dân và bệnh nhân nhiễm Covid – 19, hơn nữa em học được thêm về
cách ứng xử khi làm việc của nhân viên y tế với bệnh nhân và sự giúp đỡ của các anh/chị
tại Trạm Y tế đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Trạm.

6. Bài học kinh nghiệm

Tuy thời gian thực tập 4 tuần, nhưng khoảng thời gian ấy đối với em trôi qua rất nhanh,
vì khi thực tập tại trạm em được làm những công việc hiện hữu tại trạm như một nhân
viên y tế thực thụ. Và nhờ đó em có được thêm nhiều kỹ năng và kiến thức, mà đặc biệt
là kiến thức thực tiễn lâm sàng khi thăm khám bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp và khám
bệnh với bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, những kiến thức ấy có thể sẽ hỗ trợ cho
em trong tương lai sắp tới. Và em cần phải trau dồi thêm ngoại ngữ, vì đối tượng đến
Trạm Y tế không chỉ là người Việt mà còn có người ngoại quốc, và ngôn ngữ là rào cản
chính khi em tiếp xúc với những bệnh nhân này. Hơn nữa, khi làm việc em hiểu được
những thuận lợi và khó khăn của Trạm Y tế trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19,
và khi được giúp sức vào quá trình ấy cũng là một vinh hạnh cũng như một nghĩa vụ cao
cả mà em rất trân quý. Lời cuối cùng em xin được cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của anh/chị
nhân viên Trạm Y tế đã giúp em hoàn thành 4 tuần thực tập vừa qua.

You might also like