You are on page 1of 3

AN TOÀN- MÔI TRƯỜNG- SỨC KHỎE Mã số tài liệu HSE 26

Mã số sửa đổi 03
CÔNG TY
KHOA HỌC VỀ TƯ THẾ LAO Ngày lập/sửa đổi 11.4.2016
ĐỘNG Trang 3/3

I. ĐỊNH NGHĨA
- Khoa học lao động là áp dụng khoa học tập trung vào các yếu tố con người liên quan với thiết kế của quy
trình hay sản phẩm.
- Các dấu hiệu và triệu chứng, các mối nguy hiểm về bệnh rối loạn cơ xương (MSD)
- Rối loạn cơ xương là một biểu hiện của tác hại nghề nghiệp khá phổ biến . Rối loạn cơ xương thường
gặp ở các công việc đòi hỏi người lao động ngồi, đứng liên tục trong nhiều giờ hoặc công việc phải
thường xuyên khuân vác .Ảnh hưởng của MSD hiếm khi gây ra các trường hợp tai nạn lao động nặng
hay tử vong nhưng nó làm cho công nhân phải chịu sự đau đớn, đặc biệt là ở vùng lưng, cổ vai, cột
sống , cổ tay , bàn tay. Bên cạnh đó chi phí điều trị bệnh MSD rất cao và cần thời gian điều trị lâu dài.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Toàn thể người lao động đang làm việc tại nhà máy.
III. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Mục đích của khoa học lao động
- Giảm bệnh và thong tật nghề nghiệp: Hầu hết những tổn thươnng lưng xảy ra vì người công nhân:
 Sử dụng cơ lưng để làm việc quá sức chịu đựng.
 Không đủ linh động để chịu mức yêu cầu của sự chuyển động.
 Phải gắng chịu đựng thay cho phần giữa cơ thể.
 Đã từng bị sưng do sử dụng quá sức chịu đựng của lưng.
- Cải thiện năng suất và chất lượng công việc
- Giảm tỉ lệ vắng mặt.
2. Mục tiêu của khoa học lao động: thiết kế thao tác làm việc trong giới hạn

IV. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ KHOA HỌC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY
1. Yêu cầu việc đánh giá rủi ro
- Phải xác định nhiệm vụ và các mối nguy hiểm kết hợp.
- Thực hiện đánh giá rủi ro liên quan đến các mối nguy hiểm về khoa học lao động.
- Xác định các biện pháp kiểm soát để giảm rủi ro.
- Việc thực hiện đánh giá rui ro do bộ phận Compliance & ban an tồn vệ sinh vin thực hiện. Kết quả đánh
giá sẽ được báo cáo và thông báp đến toàn thể người lao động.
- Toàn bộ hồ sơ kết quả đánh giá rủi ro được lưu trữ đầy đủ và hợp lý (ít nhất 2 năm)

2. Quy định về trình tự nâng đối với các công việc mang vác
a. Kế hoạch
- Dự trù việc nâng và xác định phần nâng sẽ không bị choán, vướng.
- Kiểm tra xem vật nâng có góc nhọn, độ trơn tuột, hoặc những nguy hiểm tiềm ẩn khác hay không.
- Không được nâng một vật mà không chắc nó nằm trong khả năng của cơ thể. Khi không chắc hãy sử
dụng thiết bị nâng ( xe kéo, xe nâng tay ..) hoặc nhờ giúp đỡ.
- Nếu có thể, không nên đặt vật trên nền đất nếu phải nâng nó lên một lần nữa.
1
- Tránh vặn người hoặc động tác với không cần thiết. Không nên với quá tầm hoặc chung quanh có nhiều
vật can trở vật nâng.
b. Quá trình nâng
- Nâng một cách thoải mái. Luôn sử dụng thiết bị nâng bất cứ khi nào cần.
- Đứng gần vật nâng với hai chân dang rộng bằng vai, một chân hơi bước lên trước làm trụ, giữ can bằng.
- Ngồi xổm cong gối (không vẹo eo). Hơi cúi xuống nhưng vẫn giữ thẳng lưng hết sức có thể.
- Đặt tay trụ (tay ở bên chân trụ) ở đằng trước đồ vật, đặt tay còn lại vòng ra phía sau, nghiêng vật qua một
bên rồi đưa tay xuống dưới đáy.
- Giư chặt đồ vật trước khi bắt đầu nâng.
- Giữ vật nặng ở phía trước, và để nó sát với phần giữa cơ thể để cân bằng trọng lực ( phần gần eo)
- Bắt đầu nâng chậm bằng cách duỗi thẳng chân. Không bao giờ vặn người trong suốt quá trình nâng.
- Khi việc nâng hoàn tất, giữ đồ vật sát cơ thể. Khi trọng tâm của vật nặng dịch chuyển xa cơ thể, sẽ càng
tăng sức căng cho vùng ngang thắt lưng.
- Tầm nhìn không bị che chắn bởi đồ vật, sau đó mang vật nặng đến nơi mong muốn một cách cẩn thận.
- Khi đặt một vật trên bàn, mặt quay, kệ thì đặt vật tại đầu hoặc góc (góc gần phía cơ thể) của bề mặt và
đẩy nó vào bên trong. Phải chắc đủ chỗ đễ hàng và không có cản trở nào cho việc để hàng.
c. Nâng theo nhóm
- Khi nâng theo nhóm, cử một người làm trưởng nhóm và làm theo hướng dẫn và tín hiệu của trưởng
nhóm.
- Chắn chắn rằng tất cả mọi người đều hiểu rõ kế hoạch (nâng đi đâu & nâng như thế nào) và bất kỳ tín
hiệu nào được sử dụng. Tất cả mọi người cùng nâng, cùng hạ và mang vật cùng lúc.
- Hạ xuống chậm. Đặt một bên xuống trước, sau đó đến bên còn lại. Đảm bảo tay của mọi người phải để
ngoài khu vực phía dưới vật.
- Nếu có mang đai lưng, phải nới lỏng ra khi không tham gia nâng giữ .
3. Hướng dẫn khi làm việc với máy vi tính
- Động tác có tính lập lại, như sử dụng bàn phím và chuột, kết hợp với tư thế hạn chế có thể là nguyên
nhân gây tổn thương thông thường, như “tổn thương căn thẳng lập lại”
- Để giúp phòng tránh tổn thương căn thẳng lập lại, phải có phòng đủ rộng để làm việc hiệu quả, vật dụng
phải sắp xếp để không gây trở ngại cho việc di chuyển. Sắp xếp khu vực làm việc có thể tiếp xúc trực
tiếp với màn hình và bàn phím , mà không phải vặn người.
- Nếu đèn phía trên chập chờn và không đủ sáng , sử dụng thêm đèn để chiếu sáng vùng làm việc hoặc
vung cần phải sử dụng nhiều trên bàn của bạn để hạn chế mắt phải điều tiết.
- Nếu sử dụng điện thoại thường xuyên, không kẹp giữ cổ và vai .
- Sửa lại tư thế ngồi ghế, cách gõ bàn phím, khoảng cách với màn hình cho đúng là rất quan trọng. Nếu
bạn thấy không thoải mái hoặc cảm thấy đau, hãy thay đổi tư thế.
4. Hướng dẫn cho các công việc mang tính chất đứng thường xuyên.
- Tư thế làm việc với lưng thẳng đứng.
- Người lao động không được đứng chn trần khi lm việc.
- Nghĩ ngơi hợp lý tránh làm việc quá sức.
- Cung cấp ghế ngồi trong thời gian nghỉ ngắn.
V. QUY ĐỊNH HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN
- Các nội dung cần được huấn luyện như sau:
 Rối loạn cơ xương thông thường, dấu hiệu và triệu chứng.
 Tầm quan trọng của việc báo cáo sớm bệnh MSD.
 Cảnh báo bệnh MSD, dấu hiệu và triệu chứng ở nơi làm việc.
 Các loại nhân tố rủi ro, công việc và các hoạt động trong công việc liên quan đến các mối nguy
hiểm về benh MSD .

2
- Bộ phận Compliance chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho các đối tượng liên quan hàng năm về
những nội dung trên.
- Bộ phận huấn luyện chịu trách nhiệm kết hợp huấn luyện nội dung trên trong chương trình huấn luyện
công nhân mới và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hàng năm.
VI. QUY ĐỊNH LƯU GIỮ HỒ SƠ
- Hồ sơ huấn luyện phải được lưu trữ tối thiểu trong 3 năm.
- Hồ sơ y tế bí mật và an toàn tối thiểu trong thời gian làm việc, cộng thêm 30 năm. Không được tiết lộ hồ
sơ y tế khi không có sự đồng ý bằng văn bản của nhân viên, ngoại trừ trường hợp luật pháp yêu cầu.
- Phải lưu giữ hồ sơ bệnh và thương tích trong lao động tối thiểu 5 năm.

TỔNG GIÁM ĐỐC

You might also like