You are on page 1of 4

MỤC 1.

3: CÁC HÌNH THỨC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI


Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có những đóng góp quan trọng đối với phát triểu
kinh tế – xã hội. Vì thế, nhà nước có nhiều hình thức nhằm thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Một số hình thức tiêu biểu có thể kể đến như:

 Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn:

 Việt Nam đã thu hút FDI bằng việc tạo ra môi trường đầu tư vô cùng hấp
dẫn. Theo đó, mọi tác động ở môi trường này đều qua lại lẫn nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến kinh doanh đầu tư. Đồng thời các cá nhân hay doanh
nghiệp nước ngoài buộc phải thay đổi mục đích và phạm vi hoạt động thích
hợp
 Hiện nay, có thể phân chia môi trường đầu tư theo nhiều hình thức riêng
biệt. Ở đó, các chi tiết lại tách ra thành từng mảng khác nhau: 
o Phạm vi không gian: nội bộ doanh nghiệp, đầu tư trong nước và đầu tư quốc
tế.
o Lĩnh vực hoạt động: chính trị, luật pháp hay kinh tế môi trường, cơ sở hạ
tầng,...
o Độ hấp dẫn: đầu tư cạnh tranh cao, trung bình, thấp và không có tính cạnh
tranh. 

 Đảm bảo các quyền cơ bản cho nhà đầu tư nước ngoài:

 Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn;


 Đảm bảo các quyền cơ bản cho nhà đầu tư nước ngoài;
 Có những chiến lược bảo hộ và ưu tiên;
 Ưu đãi về đất đai;
 Ưu đãi về thuế;
 Có những khoản trợ cấp từ chính phủ;
 Một số chính sách khuyến khích khác

 Có những chiến lược bảo hộ và ưu tiên:

Bao gồm các vấn đề sau:


– Việc tuyển dụng người nước ngoài: Việc tuyển dụng người nước ngoài là đảm
bảo lợi ích cho các bên đầu tư. Một số quy định mà các nước thường sử dụng để
qui định để qui định việc tuyển dụng người nước ngoài như:
+ Qui định tổng số lao động nước ngoài không được vượt quá một mức qui định
nào đó
+ Ban hành các thể cư trú cho lao động nước ngoài hay thẻ lao động nước ngoài
cũng như những quy định về đối tượng bắt buộc phải có các thẻ đó mới được làm
việc ở nước sở tại.
+ Quy định những nghành nghề cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài. + Quy
định việc thết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng
các lao động trong nước.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhãn hiệu thương
mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư.
- Sự ưu tiên với các nhà đầu tư chính phủ
Các khoản vay hay nguồn trợ giúp từ phía chính phủ được coi là một trong những
động lực khuyến khích đầu tư .
- Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng .
Các nhà đầu tư mong muốn việc đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình
đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, giữa các nhà đầu tư nước
ngoài với nhau, giữa khu vực tư nhân và công cộng.Bao gồm:
+ Cạnh tranh nhập khẩu: Chính sách nhập khẩu của nước sở tại cần phù hợp và tạo
điều kiện cho chính sách công nghiệp của nước đó phát triển. Các hàng hoá sản
xuất trong nước thuộc những ngành đườc coi là non trẻ nên có một thời gian được
bảo hộ để cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu.
+ Cạnh tranh Chính Phủ: Các chương trình của Chính phủ về hỗ trợ các doanh
nghiệp Nhà nước không được vi phạm tính cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Nhà nước
phải phân biệt rõ ràng những ưu đãi dành cho từng khu vực. Khu vực công cộng
không được phép xâm phạm khu vực tư nhân.
+ Cạnh tranh nội địa thông qua việc đánh thuế từ các hàng rào chắn thâm nhập vào
ngành công nghiệp.Điều này liên quan đến việc tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa
các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.

 Ưu đãi về đất đai:

Ưu đãi về đất đai là chính sách đầu tiên mà chính phủ Việt Nam thu hút rất
đông nguồn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp hay công ty sẽ được
giảm tiền thuê đất nhà nước. Ngoài ra ở chi phí sử dụng đất và thuế cũng đồng
loạt thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước. 
 Ưu đãi về thuế;

 Gần như mọi loại thuế mà nhà đầu tư nước ngoài phải đóng cho Việt Nam đều
được chính phủ miễn trừ rất nhiều. Cụ thể, chính phủ đang áp dụng mức thuế
thấp hơn mức thuế bình thường theo thời hạn hoặc đến khi dự án thực hiện
xong. Ngoài doanh nghiệp nước ngoài được giảm thuế thu nhập tới gần 30%. 
 Đặc biệt hơn, những tổ chức kinh tế vốn nước ngoài được miễn phí toàn bộ
thuế nhập khẩu. Tuy nhiên loại hàng hóa đó phải đảm bảo tạo ra tài sản cố định
như: nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư xây dựng dự án. 

 Có những khoản trợ cấp từ chính phủ:

 Trợ cấp chi phí tổ chức và vận hành dự án. Ngoài ra, đơn vị này còn có thể
cộng khoản này vào chi phí hoạt động trong một thời gian. 
 Trợ cấp khi tái đầu tư: nếu doanh nghiệp vốn nước ngoài dùng lợi nhuận để tái
đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi. 
 Trợ cấp đầu tư: chính phủ Việt Nam có trợ cấp một khoản đầu nhất định cho
danh mục không chịu nghĩa vụ thuế.

 Một số chính sách khuyến khích đặc biệt khác:

Các công ty có nguồn vốn đa quốc gia sẽ được chính phủ Việt Nam ưu ái khuyến
khích những điều như sau: 
 Công ty đa quốc gia được xem như doanh nghiệp có tên trên bảng chứng
khoán và nhận đặc quyền tương tự. 
 Công ty đa quốc gia được phép tạo ra công ty cổ phần. 

Ngoài ra, nếu cá nhân hay doanh nghiệp nào đang cần hỗ trợ về thủ tục giấy tờ
đăng ký công ty nguồn vốn nước ngoài thì hãy tìm đến địa chỉ cung cấp dịch vụ
này.

 Việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam mang lại
nhiều lợi ích nổi bật. Các chính sách cũng được phân chia rõ ràng để chủ đầu tư
hoặc người gọi vốn nắm bắt được. Cụ thể các chính sách được phân chia như
sau:
Chính sách mặt hàng 
Chính sách mặt hàng là hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay, sử dụng với hầu
hết toàn bộ ngành nghề ở các quốc gia khác nhau. Đặc biệt, với một số nước có
tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn đầu tư và tiềm lực. Một số nước có tài
nguyên thiên nhiên lớn, nguồn nhân lực dồi dào nhưng còn hạn chế về trình độ lao
động và các thiết bị, máy móc tiên tiến.
Chính sách thị trường 
Với chính sách này thị trường mang đến một mục tiêu chung là tạo ra lợi ích cho
đôi bên. Một số quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thường thực hiện chính sách này
nhằm mở cửa thị trường trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đối với
các nước, địa bàn kinh doanh sẽ  là yếu tố để xác định đầu tư. 
Vì thế, khi ban hành chính sách thị trường sẽ mang đến những lợi ích nhất định.
Đặc biệt, lúc này các nước sẽ tập trung khai thác lợi ích cho nền kinh tế của quốc
gia mình. Tất cả các nước đều mang mục đích kiếm lợi mà không để rơi vào tay
các quốc gia khác bên ngoài khu vực
Chính sách hỗ trợ đầu tư
Trong các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài có bao gồm chính sách hỗ trợ
đầu tư. Đay là một yếu tố có lợi để phát triển các dự án kinh tế quan trọng trong
nước. Khi sử dụng chính sách hỗ trợ đầu tư sẽ có các quy định như sau:

 Vốn đầu tư sử dụng để hỗ trợ phát triển về kỹ thuật và các công trình hạ tầng
trong và ngoài dự án đầu tư.
 Chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo, học hỏi và phát triển nhân lực. 
 Hỗ trợ vốn, tín dụng.
 Với các dự án yêu cầu về mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời mặt
bằng theo quy định của nhà nước.
 Hỗ trợ chủ đầu tư về mặt khoa học, kỹ thuật hoặc cập nhật những kiến thức
mới về chuyển giao công nghệ.
 Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển về thị trường trong và ngoài nước.

You might also like