You are on page 1of 20

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO

CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG


Tác giả: Sarah Wassnig B.Optom(OcTher), MPH & Diane Russo OD, MPH, FAAO

Đại khúc xạ nhãn khoa New England viết cuốn sách này dành cho các thực tập sinh quốc tế của Orbis.

Ấn phẩm này thuộc sở hữu của trường Đại học khúc xạ nhãn khoa New England và phải được cho phép khi
muốn sao chép ấn phẩm.

Vui lòng liên hệ:


Trường Đại học Khúc xạ nhãn khoa New England
Đường 424 Beacon Đường
Boston, MA, 02115
Email: orbis@neco.edu

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 2


Mục lục:

Phần I: Trang thiết bị.................................................................... Trang 4

Phần II: Sắp đặt dụng cụ ................................................................ Trang 9

Phần III: Các bước đo khúc xạ với gọng thử kính ........................ Trang 10

Phần IV: Các bước đo khúc xạ với máy phoropter ...................... Trang 15

Phần V: Các cách cân bằng hai mắt ............................................. Trang 19

Phần VI: Các cách đánh giá loạn thị .............................................. Trang 20

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 3


Phần I: Trang thiết bị
Máy Phoropter

Núm chỉnh ngang bằng


Núm khoảng cách
đồng tử (PD)
Núm kính phụ

Núm chỉnh tựa trán


Kính trụ chéo Jackson

Thang công suất cầu


Lăng kính xoay

Thang công suất trụ


Thang trục trụ

Núm công suất và


trục trụ

Kính che
Kính để soi bóng
đồng tử

Lỗ mở

Chỉ báo cân bằng


Núm cân bằng

Núm khoảng cách


Cần gạt quy
đồng tử tụ

Thang khoảng cách

đồng tử
SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 4
Đĩa quay số cầu

Thang công suất cầu

Dấu chỉ trục trụ

Thang công suất trụ

Núm chỉnh trục trụ

Núm chỉnh công suất trụ

Thang trục trụ

Kính trụ chéo

Chấm đỏ cho hướng trục trừ: thường là


-0.25D

Chấm trắng cho hướng trục cộng:


thường là +0.25D

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 5


Gọng kính thử

Núm chỉnh cầu mũi

Núm chỉnh đô nghiêng


càng kính
Núm khoảng cách đồng tử (PD)

Thang khoảng cách đồng tử (PD)

Núm chỉnh cầu mũi

Cầu mũi

Càng kính Khay kính trước

Thang trục kính

Núm chỉnh trục

Thang khoảng cách đỉnh

Khay kính sau

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 6


Kính trụ chéo Jackson “JCC”

Công suất kính trụ chéo

Trục cộng kính trụ chéo

Trục trừ kính trụ chéo

Cán cầm kính trụ chéo

Kính lọc xanh và kính lọc đỏ

Kính che Kính lỗ Kính khe


mắt

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 7


Kính trụ cộng Kính trụ trừ

Kính cầu cộng Kính cầu trừ

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 8


Phần II: Sắp đặt dụng cụ
Chuẩn bị phòng khám

Đặt máy phoropter hay gọng kính thử:


Gọng kính thử
• Rút ngắn càng đeo sát sau tai bệnh nhân
• Đặt kính sao cho gọng thẳng
• Chỉnh khoảng cách đồng tử
• Chỉnh tì mũi lên đúng sống mũi
• Đảm bảo mắt thẳng đúng tâm kính

Phoropter
• Đặt máy trước bệnh nhân
• Đảm bảo mắt thẳng đúng tâm kính
• Chỉnh ngang bằng để làm thẳng máy
• Chỉnh khoảng cách đồng tử
• Dịch chuyển khoảng cách đồng tử để nhìn xa
• Chỉnh tì trán để tì áp sát vào trán bệnh nhân

Điều kiện bảng chiếu:


• Đánh dấu vị trí khoảng cách bảng chiếu lên nền nhà, nếu không cố định vị trí bảng
• Sử dụng bảng sạch với nền màu trắng và chữ đen rõ rệt để tương phản tốt
• Đặt bảng ngang mức mắt
• Đo trong điều kiện chiếu sáng tốt với ít bóng quanh bảng thị lực

Chuẩn bị bệnh nhân:


• Bệnh nhân ngồi ghế tựa thoải mái
• Kiểm tra thị lực thông thường của bệnh nhân, với một mắt và cả hai mắt.

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 9


Phần III: Các bước đo khúc xạ dùng gọng kính thử

1. Bịt mắt trái

2. Đo thị lực tốt nhất với điểm khởi đầu dựa vào
a. Soi bóng đồng tử,
b. Đo khúc xạ tự động, hay
c. Đơn kính cũ
- Chiếu cả bảng thị lực
- Nói bệnh nhân tiếp tục đọc xuống các hàng dưới đến mức thị lực tốt nhất

3. Điều chỉnh kính cầu


- Chiếu cả bảng thị lực, nói bệnh nhân nhìn vào hàng thị lực tốt nhất
- Cầm kính +0.25D và kính -0.25D cùng một tay
- Cho bệnh nhân tình huống so sánh hai kính xem kính nào nhìn rõ hơn
- Thêm kính làm cho bệnh nhân nhìn rõ hơn – cẩn thận không cho quá kính trừ, bệnh nhân cần
ĐỌC được nhiều chữ hơn nếu bệnh nhân muốn đeo thêm kính trừ
- Làm lại cho đến khi bệnh nhân nói “như nhau” và không thể đọc thêm với kính muốn đeo

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 10


4. Kính đỏ xanh

- Nhìn rõ hơn với màu đỏ, thêm -0.25DS: cận thị chỉnh kính chưa đủ số hay viễn thị bị chỉnh quá mức
- Nhìn rõ hơn với màu xanh, thêm +0.25DS: viễn thị chỉnh chưa đủ số hay cận thị bị chỉnh
quá mức

“Như nhau”

“Đỏ”

“Xanh”

- Dừng lại khi nhìn rõ như nhau hay chênh 1 hàng bên xanh với các bệnh nhân điều tiết
- Khám nghiệm này không có tác dụng:
i. Ưa màu đỏ: nếu bệnh nhân tiếp tục nói màu đỏ rõ, hãy quay lại đơn số kính
ban đầu và bỏ qua khám nghiệm này.
ii. Không thể thực hiện ở các bệnh nhân có thị lực kém hơn 20/30 (6/9, 0.63)

- Nếu không có bảng màu đỏ/xanh, có thể dùng mắt kính đỏ/xanh tháo rời

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 11


5. Loạn thị/ Kính trụ chéo Jackson
- Tách riêng (hay chỉ vào) hàng lớn hơn mức thị lực hiện có 1 bậc
- Nếu độ loạn ước lượng hay khởi đầu lớn hơn -0.50D kính trụ, thì điều chỉnh trục trụ trước
- Nếu độ loạn ước lượng hay khởi đầu là -0.50D kính trụ hay -0.25D kính trụ, thì chỉnh công suất trước

ĐIỀU CHỈNH TRỤC

- Để TAY CẦM của kính trụ chéo Jackson (JCC) dọc theo trục kính (sao cho các chấm bắt chéo
trục)
- Lật kính trụ JCC cho một mặt “được coi là 1” và mặt kia “coi là 2”
- Giải thích cho bệnh nhân rằng không có mặt nào nhìn rõ hoàn toàn mà chỉ hỏi mặt nào rõ nhất
a. Nếu cả hai mặt rõ như nhau, làm luôn xác định công suất kính
b. Nếu hai mặt không rõ như nhau, xoay TRỤC KÍNH TRỤ về phía trục kính trừ (chấm màu đỏ) của
kính trụ chéo
§ Hỏi lại bệnh nhân
§ Nếu bệnh nhân trả lời là hướng ngược lại rõ hơn, xoay trục kính ngược trở lại với lượng
bằng một nửa số độ xoay lần đầu tiên
§ Nếu bệnh nhân trả lời là cùng hướng với giống lần trước, lại tiếp tục xoay trục về phía
chấm đỏ, cho đến khi bệnh nhân trả lời là hướng ngược lại rõ hơn
§ Tiếp tục cách làm này cho đến khi bệnh nhân không thấy có khác biệt giữa hai vị trí lật kính

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 12


ĐIỀU CHỈNH CÔNG SUẤT

- Đặt các chấm CÔNG SUẤT của kính trụ chéo Jackson (JCC) trùng với trục kính trụ đang đeo
- Giải thích cho bệnh nhân là không có mặt nào nhìn rõ hoàn toàn và hỏi xem mặt nào nhìn thấy rõ
nhất
- Lật kính trụ chéo JCC để có hai tình huống công suất
a. Nếu hai mặt giống nhau, hoàn thành công việc!
b. Nếu bệnh nhân thích trục có chấm đổ (dấu trừ), thêm -0.25D kính trụ
§ Làm lại cho đến khi cả hai mặt nhìn rõ hơn
§ Đảm bảo độ cầu tương đương: Với mỗi -0.50D kính trụ, thêm +0.25D kính cầu
c. Nếu bệnh nhân thấy chấm trắng (dấu cộng) rõ hơn, lấy bớt đi -0.25D kính trụ
§ Làm lại cho đến khi cả hai mặt nhìn rõ hơn
§ Đảm bảo độ cầu tương đương: Với mỗi -0.50D kính trụ, thêm +0.25D kính cầu

- Nếu công suất trụ thay đổi quá -0.75DC, kiểm tra lại trục kính trụ

XÁC ĐỊNH LOẠN THỊ KHÔNG CÓ DỰ ĐOÁN TRƯỚC SỐ KÍNH TRỤ


- Đặt kính trụ chéo sao cho các trục ở 135/45, lật kính và xác định trục nào bệnh nhân thích nhìn với
chấm đỏ hơn
- Đặt kính trụ chéo sao cho các trục ở 180/90, lật kính và xác định trục nào bệnh nhân thích
nhìn với chấm đỏ hơn
- Thêm – 0.50 D kính trụ vào vị trí giữa hai trục chấm đỏ đã được chọn
§ Thêm +0.25D kính cầu vào độ cầu tương đương
- Chỉnh công suất trước để xem bệnh nhân có chấp nhận độ loạn thị không, sau đó chỉnh trục.
§ Nhớ phải lấy bớt +0.25D kính cầu để đảm bảo độ cầu tương đương nếu phải giảm công suất
kính trụ

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 13


6. Điều chỉnh độ cầu tốt nhất
- Chiếu cả bảng thị lực, hướng dẫn bệnh nhân nhìn vào hàng có thị lực tốt nhất khi nhìn rõ
- Làm mờ nhìn bằng cách thêm +1.00D kính cầu để làm cho mức thị lực hiện có giảm xuống 2-4 hàng
§ Nói với bệnh nhân mắt sẽ bị mờ đi
- Chậm rãi giảm độ cộng đi 0.25D từng mức, kiểm tra lại thị lực mỗi lần giảm
- Dừng lại khi thị lực không cải thiện, kiểm tra xem bệnh nhân có nhìn thêm một số chữ chứ
không đơn thuần chỉ thích tăng thêm số kính trừ

7. Bịt mắt phải và bỏ bịt mắt trái


- Lặp lại các bước 1 – 6 với mắt trái

8. Cân bằng hai mắt - Humphriss


- Chỉ định: bệnh nhân đủ lớn để có thể tham gia, thị lực hai mắt bằng nhau
- Chống chỉ định: lác, lác ẩn mất bù trừ hay độ lác không ổn định, thị lực giữa hai mắt chênh lệch
nhau hơn 1 hàng, lão thị, chỉ điều chỉnh rất nhỏ khi làm kỹ thuật này
- Hai mắt cùng mở
- Thêm +1.00 D vào mắt không kiểm tra (mắt trái)
§ Kiểm tra thị lực bị giảm xuống 20/40 (6/12)
§ Nếu thị lực không giảm ở mắt trái, thêm kính +0.25D cho đến khi đạt mức 20/40
- So sánh +0.25 với -0.25 trên mắt kiểm tra (mắt phải); hỏi bệnh nhân xem kính nào rõ hơn.
Nếu một kính rõ hơn thì chỉnh kính cầu theo hướng đó.
- Làm lại so sánh cho đến khi thị lực cân bằng
- Làm mờ mắt phải bằng cách thêm kính +1.00 D
- Bỏ kính làm mờ mắt trái
- So sánh kính +0.25 với kính -0.25 trên mắt kiểm tra (mắt trái); hỏi bệnh nhân kính nào rõ hơn. Nếu
một kính rõ hơn, thì chỉnh kính cầu theo hướng đó.
- Bỏ kính làm mờ mắt trái

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 14


Phần IV: Đo khúc xạ với máy phoropter
1. Bịt mắt trái

2. Đo thị lực tốt nhất với điểm khởi đầu dựa vào:
a. Soi bóng đồng tử,
b. Đo khúc xạ tự động, hay
c. Đơn kính trước đó
- Chiếu cả bảng thị lực
- Nói bệnh nhân tiếp tục đọc xuống dưới đến mức thị lực tốt nhất

3. Kiểm tra kính cầu trước tiên


- Chiếu cả bảng thị lực, nói bệnh nhân nhìn vào hàng thị lực tốt nhất
- Chiếu cả bảng thị lực, nói bệnh nhân nhìn vào hàng thị lực tốt nhất khi đã rõ
- Làm mờ mắt bằng cách thêm kính +1.00D kính cầu để thị lực giảm xuống 2-4 hàng
§ Nói bệnh nhân rằng nhìn sẽ mờ đi
- Chậm rãi giảm từng mức 0.25D, mỗi lần kiểm tra lại thị lực
- Dừng lại khi thị lực không cải thiện, đảm bảo bệnh nhân có thể đọc thêm một số chữ chứ không
đơn thuần chỉ thích đeo kính trừ

4. Kính đỏ xanh
- Đỏ nhìn rõ hơn, thêm -0.25D kính cầu
- Xanh nhìn rõ hơn, thêm +0.25DS
- Mục đích cuối cùng là hai bên nhìn rõ như nhau, hay bên xanh nhìn rõ hơn 1 hàng với bệnh nhân có
điều tiết

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 15


5. Loạn thị/ Kính trụ chéo Jackson
- Tách riêng (hay chỉ vào) hàng cao hơn mức thị lực hiện có 1 bậc
- Đặt kính trụ chéo lên mắt
- Nếu nghi ngờ hay độ loạn bắt đầu lớn hơn -0.50D, hãy chỉnh trục trước
- Nếu nghi ngờ hay độ loạn bắt đầu là -0.50D hay 0.25D, hãy chỉnh công suất trước

CHỈNH TRỤC

- Di chuyển kính trụ chéo về vị trí trục


- Lật kính một mặt gọi là “1” và mặt kia gọi là “2”
- Giải thích cho bệnh nhân là không có mặt nào rõ hoàn toàn, mà hỏi mặt nào rõ nhất
a. Nếu cả hai mặt như nhau, chuyển sang xác định công suất
b. Nếu không, xoay trục kính trụ về phía trục dấu trừ (chấm đỏ) của kính trụ chéo
§ Lặp lại câu hỏi này
§ Nếu trả lời là về hướng ngược lại thì hãy xoay trục lại một nửa lượng đã thay đổi ban
đầu
§ Nếu bệnh nhân trả lời là cùng hướng với giống lần trước, lại tiếp tục xoay trục về phía
chấm đỏ, cho đến khi bệnh nhân trả lời là hướng ngược lại rõ hơn
§ Tiếp tục cách làm này cho đến khi bệnh nhân không thấy có khác biệt giữa hai vị trí lật kính

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 16


CHỈNH CÔNG SUẤT KÍNH

- Xoay kính trụ chéo Jackson (JCC) về vị trí xác định công suất
- Giải thích cho bệnh nhân rằng không có mặt kính nào nhìn rõ hoàn toàn, nhưng hãy nói mặt nào
nhìn rõ nhất
- Lật kính trụ chéo để có hai tình huống công suất
a. Nếu hai mặt như nhau, chuyển sang bước 6
b. Nếu bệnh nhân thích các chấm đỏ (trục kính trừ), thêm -0.25D trụ
§ Lặp lại thao tác cho đến khi cả hai mặt nhìn rõ hơn
§ Đảm bảo độ cầu tương đương: Với mỗi -0.50D kính trụ thêm vào, thêm +0.25D kính cầu
c. Nếu bệnh nhân thích các chấm trắng (trục kính cộng), hãy lấy bớt -0.25D trụ
§ Lặp lại thao tác cho đến khi cả hai mặt nhìn rõ hơn
§ Đảm bảo độ cầu tương đương: Với mỗi -0.50D trụ lấy đi, hãy lấy đi +0.25D cầu

- Nếu bạn thay đổi công suất kính trụ quá -0.75DC, hãy kiểm tra lại trục

XÁC ĐỊNH LOẠN THỊ MÀ KHÔNG CÓ DỰ ĐOÁN TRƯỚC ĐỘ KÍNH TRỤ


- Đặt kính trụ chéo sao cho các trục ở 135/45, lật kính và xác định trục nào bệnh nhân thích nhìn với
chấm đỏ hơn
- Đặt kính trụ chéo sao cho các trục ở 180/90, lật kính và xác định trục nào bệnh nhân thích
nhìn với chấm đỏ hơn
- Thêm – 0.50 D kính trụ vào vị trí giữa hai trục chấm đỏ đã được chọn
§ Thêm +0.25D kính cầu vào độ cầu tương đương
- Chỉnh công suất trước để xem bệnh nhân có chấp nhận độ loạn thị không, sau đó chỉnh trục.
§ Nhớ phải lấy bớt +0.25D kính cầu để đảm bảo độ cầu tương đương nếu phải giảm công suất
kính trụ

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 17


6. Kiểm tra kính cầu lần 2
- Chiếu cả bảng thị lực, nói bệnh nhân nhìn vào hàng thị lực tốt nhất
- Chiếu cả bảng thị lực, nói bệnh nhân nhìn vào hàng thị lực tốt nhất khi nhìn thấy rõ
- Làm mờ nhìn bằng cách thêm kính +1.00D cầu để làm cho mức thị lực giảm xuống 2-4 hàng
§ Nói cho bệnh nhân biết là sẽ nhìn mờ đi
- Chậm rãi giảm độ cộng đi từng bậc 0.25D, mỗi lần lại kiểm tra thị lực
- Dừng lại khi thị lực không còn cải thiện, đảm bảo bệnh nhân có thể đọc được nhiều chữ hơn là
chỉ đơn thuần thích nhìn với kính trừ

7. Che mắt phải và bỏ bịt mắt trái


- Làm lại các bước 1 – 6 với mắt trái

8. Cân bằng hai mắt – Cân bằng hai mắt dùng lăng kính phân ly
- Chỉ định: bệnh nhân đủ lớn để tham gia, thị lực hai mắt bằng nhau
- Chống chỉ định: lác, lác ẩn mất bù trừ hay không ổn định, thị lực hai mắt chênh lệch hơn 1
hàng, lão thị hay mắt không điều tiết
- Làm mờ nhìn bằng cách thêm kính +1.00D cầu để cho thị lực bị giảm đi 2-4 hàng
§ Nói với bệnh nhân biết mắt sẽ mờ đi
- Chiếu riêng một hàng lớn hơn mức thị lực đã làm mờ
§ Đảm bảo bệnh nhân có thể đọc được hàng đó với cả hai mắt
∆ ∆
- Phân ly hai mắt bởi lăng kính 3 Đáy trên trước mắt phải & 3 Đáy dưới trước mắt trái
- Hỏi bệnh nhân xem hàng nào nhìn rõ hơn, hàng chữ phía trên hay hàng chữ phía dưới, thêm kính
+0.25D cầu vào mắt nhìn rõ hơn
- Điểm cuối là hai mắt nhìn mờ như nhau HAY mắt chủ đạo nhìn rõ hơn nếu bệnh nhân tiếp
tục chuyển định thị hai mắt
- Bỏ lăng kính và chiếu cả bảng thị lực
- Chậm rãi giảm kính làm mờ cả hai mắt kiểm tra xem thị lực có cải thiện hơn mỗi khi giảm công
suất đi 0.25D kính cầu

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 18


Phần V: Các cách cân bằng hai mắt
Bịt mắt luân phiên
- Chỉ áp dụng với thị lực đã chỉnh kính hai mắt như nhau
- Thêm kính cầu +1.00D vào mỗi bên mắt
- Hướng dẫn bệnh nhân nhìn vào hàng 20/40 (6/12, 0.5), nhưng vẫn chiếu cả bảng thị lực.
§ “Anh/chị có nhìn thấy hàng chữ với mắt phải không? Và giờ với mắt trái có thấy không?”
§ “Tôi sắp che lần lượt từng mắt. Cả hai mắt sẽ mờ đi, anh/chị hãy nói cho tôi biết mắt bên nào
nhìn rõ hơn hay cả hai mắt nhìn như nhau.”

§ Tiếp tục chuyển cái che qua lại giữa hai mắt để bệnh nhân có thể so sánh mức độ nhìn rõ
§ Nếu bệnh nhân nói “Mắt phải” hãy thêm kính cầu +0.25D vào mắt phải
§ Nếu bệnh nhân nói “Mắt trái” hãy thêm kính cầu +0.25D vào mắt trái
§ Nếu bệnh nhân nói “Hai mắt như nhau” kết thúc khám
- Nếu bệnh nhân nói khi thì mắt phải rõ khi thì mắt trái rõ, hãy để mắt chủ đạo nhìn hơi rõ hơn.
- Giảm công suất kính cộng cả hai mắt, kiểm tra thị lực cải thiện, sau mỗi lần rút đi +0.25. Dừng lại
khi thị lực không còn cải thiện nữa.

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 19


Phần VI: Các cách đánh giá loạn thị
- Nếu bạn không thể tách riêng 1 hàng thẳng hay bệnh nhân có khó khăn khi tách, hãy chỉ vào một chữ “D”
§ Hỏi bệnh nhân “kính nào làm cho chữ giống chữ “D” và kính nào làm cho chữ giống chữ “O”?”

- Sử dụng các chấm tròn tốt với kính trụ chéo Jackson
§ Hỏi bệnh nhân “mặt nào của kính làm cho các chấm tròn hơn và rõ hơn?”

Cái quạt và hình khối

1. Hỏi bệnh nhân thấy vạch nào trên cái quạt nhìn rõ nhất và đậm
nhất
2. Di chuyển mũi tên 90 độ đến vị trí bệnh nhân nói rõ nhất (hai
ngành của mũi tên thấy rõ như nhau)
3. Thêm kính cầu cộng công suất bằng một nửa độ loạn ước lượng
4. Nói bệnh nhân hãy nhìn vào hình khối và hỏi khối nào rõ nhất – hãy thêm kính trụ trừ -
0.25DC mỗi lần cho đến khi trục thẳng với các vạch của hình khối nhìn rõ hơn
5. Tiếp tục làm cho đến khi cả hai khối rõ như nhau
6. Vi chỉnh công suất kính cầu bằng cách giảm công suất mỗi lần đi 0.25D

Mặt đồng hồ

1. Thêm kính cầu +1.00D trước kính cầu mang lại thị lực tốt nhất
2. Hỏi bệnh nhân “vị trí nào của đồng hồ vạch rõ nhất, sẫm màu nhất?”
3. Nhân “chữ số giờ” nhỏ hơn với 30
a. Ví dụ.: 30x2 = 60 độ
4. Đặt một kính trụ -0.25D vào trục đó
5. Hỏi lại “Vạch nào rõ nhất/sẫm màu nhất?”
6. Tiếp tục thêm kính trụ -0.25D cho đến khi tất cả các vạch như nhau, chỉnh độ cầu tương đương

SÁCH KHÚC XẠ DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ LÂM SÀNG 20

You might also like