You are on page 1of 44

CHƯƠNG 5.

HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Xem clip:

1.Xúc tiến thương mại là gì?

2.Vai trò của xúc tiến thương mại?


NỘI DUNG

5.1. Khái niệm và đăc


5.2. Các hoạt động xúc
điểm của hoạt động xúc
tiến thương mại
tiến thương mại
I. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xúc
tiến thương mại
1.Khái niệm:

Xúc tiên thương mại là hoạt động thúc đây, tìm kiêm cơ hội
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
Đặc điểm chung của hoạt động xúc tiến thương mại

Thứ nhất, xét về mục đích các hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân đều
nhằm mục đích tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của
chính thương nhân hoặc cho thương nhân.

Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại là thương nhân

Thứ ba, các hoạt động xúc tiến thương mại là đa dạng, có thể áp dụng các biện pháp
khác nhau với phương thức tác động khác nhau
Thứ tư, đối tượng tác động của hoạt động xúc tiến thương mại là khách hàng, bao gồm
khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng đã và/hoặc đang có quan hệ mua bán hàng
hóa hay cung ứng dịch vụ với thương nhân xúc tiến thương mại.
Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại

• Kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ với chất
lượng, giá cả và điều kiện cung ứng tương tự là có thể rất khác nhau và phụ thuộc
phần nhiều vào hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại.

• Hoạt động xúc tiến thương mại cũng tác động tới sự cạnh tranh của hàng hóa, dịch
vụ trên thị trường, thậm chí còn có thể được sử dụng là các biện pháp cạnh tranh.

• Hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân cho hàng hóa, dịch vụ của mình
cũng tạo nên thị trường cho các hoạt động cung ứng dịch vụ xúc tiến thương mại của
thương nhân khác.
Khái quát về pháp luật về xúc tiến thương mại
5.2. Các hoạt động xúc tiến thương mại

5.2.4. Hội
chợ, triển
5.2.3. Trưng lãm thương
bày, giới mại
5.2.2. Quảng thiệu hàng
cáo thương hóa, dịch vụ
5.2.1. mại
Khuyến mại
5.2.1. Khuyến mại

5.2.1.1. Khái niệm

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
5.2.1.2. Đặc điểm

• Phù hợp với mục đích của xúc tiến thương mại nói chung, khuyến
Thứ
nhất mại cũng nhằm mục đích xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ của thương nhân.

• Chủ thể khuyến mại là thương nhân mua bán hàng hóa của chính
Thứ hai mình hoặc cho chính minh hoặc cung ứng dịch vụ của chính mình
hoặc để được sừ dụng dịch vụ cho chính mình.

• Đối tượng hướng đến của hoạt động khuyến mại là khách hàng.
Thứ ba

• Khuyến mại luôn dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Thứ tư

• Các thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại trực tuyến đang trở
Thứ năm
thành xu hướng phổ biến
5.2.1.3. Các hình thức khuyến mại

Thứ nhất, đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trà tiền.

Thứ hai, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.

Thứ ba, bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung
ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký
hoặc thông báo.
Thứ tư, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ đế khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.

Thứ năm, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người
trao thưởng theo thề lệ và giải thưởng đã công bố.
5.2.1.3. Các hình thức khuyến mại (tt)
Thứ sáu, bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa,
dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ
và giải thưởng đã công bố.
Thứ bảy, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên theo đó việc tặng
thường cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ
mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu
ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

Thứ tám, tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ
thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

Thứ chín, là các hình thức khuyến mại không thuộc các trường hợp trên.
5.2.1.4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

Lợi ích công cộng

Quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đặc biệt là
của người tiêu dùng

Quyền cạnh tranh trong kinh doanh của thương nhân


Các hành vi khuyến mại bị cấm nhằm bảo vệ lợi ích công cộng

Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh
doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng
Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa
được phép cung ứng

Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi

Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trờ lên để khuyến mại dưới
mọi hình thức
Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tố chức chính trị, tố
chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
Các hành vi khuyến mại bị cấm nhằm bảo vệ lợi ích công cộng

Khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng đế khuyến mại vượt
quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến
mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 cùa Luật này

Dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được
phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho
thương nhân kinh doanh thuốc
Các hành vi khuyến mại bị cấm nhằm báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng, đặc biệt là cùa người tiêu dùng

Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây


hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối
khách hàng

Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện


hoặc thực hiện không đúng
Các hành vi khuyến mại bị cấm nhằm bảo vệ quyền cạnh tranh
trong kinh của thương nhân là các hành vi khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh. Quy định cấm các hành vi khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là quy định dẫn chiếu tới
pháp luật cạnh tranh, bởi LTM 2005 không quy định cụ thể hành
vi khuyến mại nào là nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng

Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa,
dịch vụ đế lừa dối khách hàng

Hành vi khuyến Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn
mại nhằm cạnh tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình
tranh không lành khuyến mại
mạnh
Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đôi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà
khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình

Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
Trình tự, thủ tục thực hiện các hình thức khuyến mại

 Đảm bảo khách hàng của chương trình khuyến mại được
thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực về chương trình khuyến
mại.

 Đảm bảo sự giám sát của Nhà nước về việc tuân thủ quy định
pháp luật của thương nhân cũng như cam kết của thương nhân đối
với khách hàng.
Thủ tục thông báo áp dụng đối với các hình thức khuyến mại được quy định tại khoản 1-5,
7 và 8 Điều 92 LTM 2005 . Đối với các hình thức khuyến mại này thương nhân chỉ cần làm
thủ tục thông báo mà không cần sự xác nhận hay chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại. Riêng đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo
phiếu dự thi cho khách hàng đế chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đà công bố
thì thương nhân khuyến mại còn phải thực hiện việc báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại về kết quá trúng thưởng cũng như thông báo công khai kết quà trúng thưởng sau
khi hết thời hạn trao giải thưởng. Đối vói các hình thức khuyến mại khác thuộc nhỏm này
thương nhân không cần làm các thủ tục báo cáo và thông báo kết quá thực hiện.
•Thủ tục đăng ký và xác nhận áp dụng đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoán 6 Điều 92
LTM 2005 (tổ chức chương trình mang tính may rủi). Đối với hình thức khuyến mại này thương
nhân phái thực hiện việc thông báo với cơ quan quàn lý nhà nước về thương mại bằng một hồ sơ
thông báo được quy định cụ thể. Trong thời hạn quy định, cơ quan này xem xét, xác nhận bằng văn
bản việc đăng ký thực hiện chương trinh khuyến mại cùa thương nhân; trong trường hợp không xác
nhận, phải thông báo bằng vãn bản và nêu rõ lý do. Thương nhân chi được thực hiện hình thức này
sau khi được cơ quan nhà nước quản lý về thương mại có thấm quyền xác nhận; trường hợp cơ
quan xác nhận là Bộ Công thương thì chỉ sau khi đã thông báo cho (các) Sở Công thương nơi dự
định thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo văn bản xác nhận cùa Bộ Công thương. Đoi với
hình thức khuyến mại này thương nhân cũng phải báo cáo kết quà thực hiện chương trình khuyến
mại với cơ quan quàn lý nhà nước về thương mại đã xác nhận chương trình củng như thông báo
công khai kết quả trúng thường với khách hàng. Quy định về báo cáo kết quà thực hiện chương
trình còn nham đảm bào thực thi quy định pháp luật, theo đó thương nhân khuyến mại theo hình
thức này phải trích nộp vào ngân sách nhà nước 50% giá trị giải thưởng không có người trúng
thưởng.
Thủ tục đăng ký và chấp thuận được áp dụng đối với các hình thức khuyến mại khác
không được quy định cụ thể tại khoản 1-8 Điều 92 LTM 2005, nghĩa là được đề cập ở
khoản 9 Điều 92 Luật này. Việc đăng ký chương trình khuyến mại dạng này thực hiện như
đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi đề cập ở trên. Tuy nhiên, việc xem
xét chấp thuận sẽ phải căn cứ vào các quy định chung về nguyên tắc thực hiện khuyến
mại, về giá trị hoặc tống giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối
đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và các quy định về hành vi bị cấm trong
hoạt động khuyến mại. Đối với các hình thức khuyến mại cần phải được chấp thuận,
thương nhân thực hiện khuyến mại cũng phải báo cáo kết quả chương trình khuyến mại
với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền là Bộ Công thương.
5.2.2. Quảng cáo thương mại

•Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại:

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại
của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình.
Thứ nhất, với tư cách là một Thứ hai, quảng cáo thương mại (cũng
hoạt động xúc tiến thương như quảng cáo nói chung) sử dụng
mại, quảng cáo thương mại phương thức giới thiệu bang các
cũng có mục đích chung của thông tin về hàng hóa, dịch vụ hoặc
xúc tiến thương mại là nhằm về chính thương nhân kinh doanh
thúc đấy, tìm kiếm cơ hội mua hàng hóa, dịch vụ với khách hàng là
bán hàng hoá, dịch vụ đối tượng tác động của quảng cáo

Thứ ba, có thể có nhiều chú thể


tham gia vào hoạt động quảng cáo
thương mại với tư cách pháp lý và
trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Trong đó, chù thể quàng cáo
thương mại là thương nhân.
Vấn đề áp dụng pháp luật đối vói hoạt động quảng
cáo thương mại

Luật Quảng cáo hay


Luật Thương mại?
Các vấn đề pháp lý quan trọng về quảng cáo thương mại

Thứ nhất, cần tìm hiểu sản phẩm quảng cáo là gì để có thể xác định được một
hành vi của thương nhân có phải là hành vi quảng cáo hay không và vì vậy có
chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quảng cáo hay không.

Thứ hai, cần tìm hiếu phương tiện quảng cáo là gì và có các loại phương tiện
quảng cáo nào, bởi vì pháp luật quy định khác nhau về điều kiện phát hành
sản phấm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác nhau.

Thứ ba, cần tìm hiểu về các hành vi quảng cáo bị cấm để nhận biết quảng cáo
như thế nào là hợp pháp hay bất hợp pháp.

Thứ tư, cần tìm hiếu vai trò và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khác nhau
tham gia vào một hoạt động thương mại cụ thể, bởi vì các chủ thể đó có thể vừa
có trách nhiệm hợp đồng lại vừa có trách nhiệm trước pháp luật và có thể xảy ra
xung đột giữa các loại trách nhiệm này.
5.2.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

1.Khái niệm

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và
tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về
hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Đặc điểm
Thứ nhất, với tư cách là một hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ cũng có mục đích chung của xúc tiến thương mại là nhằm thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, tương tự như quảng cáo thương mại, phương thức tác động của giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ cũng là giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.

Thứ ba, phương thức thực hiện hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ vừa có
điểm khác vừa có điểm giống với quảng cáo thương mại.

Thứ tư, tương tự như quảng cáo thương mại thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ có thể tự mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ này thực hiện việc
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và qua đó làm phát sinh một quan hệ hợp đồng
dịch vụ.
3. Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trưng bày, giới


thiệu hàng hóa, Tổ chức hội Trưng bày, giới thiệu
Mở phòng dịch vụ tại các nghị, hội hàng hóa, dịch vụ trên
trưng bày, trung tâm thương thào có trưng internet và các hình
giới thiệu mại hoặc trong bày, giới thức khác theo quy
hàng hóa, các hoạt động giải thiệu hàng định của pháp luật
dịch vụ trí, thể thao, văn hóa, dịch vụ
hóa, nghệ thuật
4. Các điều kiện pháp lý đối với trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ

Điều kiện chung đối với hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu
là hàng hóa, dịch vụ

Điều kiện chung đối với hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu
là hàng hóa, dịch vụ

Phải tuần thủ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng
hóa và ghi nhãn hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để
trưng bày, giới thiệu

Phải là hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam

Phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không
quá sáu tháng, kể từ ngày tạm nhập khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm
thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập khấu

Nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
đối với hàng hóa nhập khâu
Điều kiện đối với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa còn thế hiện ở quy
định cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp như:

Tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc sừ dụng hình
thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ làm
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan,
môi trường, sức khoẻ con người

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức,
phương tiện trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỳ tục Việt Nam

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ làm lộ bí mật nhà nước;
Điều kiện đối với hoạt động trưng bày, giới thiệu
hàng hóa còn thế hiện ở quy định cấm trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp như:

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa của thương nhân khác đế so sánh
với hàng hóa của minh, trừ trường hợp hàng hóa đem so sánh là
hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của
pháp luật

Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hóa không đúng với hàng hóa
đang kinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng
loại, bao bì, thời hạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác
nhằm lừa dối khách hàng
5. Kinh doanh dịch vụ giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ
 Thương nhân Việt Nam, chi nhánh cùa thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương
nhân nước ngoài có quyền thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ đế trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình.
 Thương nhân nước ngoài có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho văn phòng đại diện của
mình tại Việt Nam ký hợp đồng thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ đê trung bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ của mình.
 Việc thuê trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
5.2.4. Hội chợ, triển lãm thương mại

1.Khái niệm, đặc điểm:

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại
được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm
nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.
Đặc điểm

Thứ nhất, với tư cách là hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm
thương mại cũng nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.

Thứ hai, hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức để thương nhân trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình

Thứ ba, hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức tập trung trong một thời
gian và tại một địa điểm nhất định.
2. Điều kiện tổ chức, tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại

quyền trực tiếp tổ chức hội chợ, triển


a)Điều kiện vềlãm
chủthương
thể mại

Thương nhân Việt Nam, chi nhánh cùa thương nhân Việt Nam,
quyềnnhân
chi nhánh của thương thamnước
gia ngoài
hội chợ triển
tại Việt lãmcó quyền trực
Nam
thương mại
tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hóa,
dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh
quyền thuê thương nhân khác thực hiện
dịch vụ hội chợ, triển
việc lãm thương
tố chức mạitham
hoặc thựcgia
hiện.
hội chợ,
triên lãm thương mại cho mình
Thương nhân nước ngoài
Thương nhân nước ngoài chỉ có quyền trực tiếp tham
gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ,
triên lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường
hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt
Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân
kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt
Nam thực hiện. Đây là quy định nhằm bảo hộ thị trường
dịch vụ Việt Nam và phù hợp với các cam kết WTO của
Việt Nam.
• Văn phòng đại diện nói chung với chức năng xúc tiến thương mại trong
phạm vi hạn chế không được trực tiếp tố chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại, mà chì có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ
hội chợ, triển lãm thương mại đế tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại cho thương nhân mà mình đại diện, nếu được thương nhân, đó ủy quyền.

• Chủ thể tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại còn có thể là “tổ chức hoạt
động có liên quan đến thương mại”. Đó chính là các đơn vị nhà nước được giao
nhiệm vụ quản lý, vận hành các trung tâm hội chợ, triển lãm thương mại thuộc
sở hữu nhà nước.
b) Điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ

Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải đáp ứng
các điều kiện quy định tại Điều 134 LTM 2005, trong đó có quy định dẫn chiếu đến
pháp luật chuyên ngành, theo đó hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành
phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ đó.

Quy định về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa và yêu cầu đối với việc trưng bày giới thiệu
hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật.

Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải đáp ứng
các điều kiện quy định tại Điều 135 LTM 2005.
Điều kiện bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ
tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam hay
bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt
Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở
nước ngoài

c) Các điều kiện pháp lý Điều kiện về sử dụng tên, chủ đề của hội chợ,
khác triển lãm thương mại

Điều kiện về cấp giải thưởng, chứng nhận chất


lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng
nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức
hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại
3. Các vấn đề về thủ tục

Thủ tục đăng ký đối với việc tồ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại
Việt Nam

Thủ tục thay đối, bổ sung nội dung đàng ký tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại ờ nước ngoài

Thủ tục thay đối, bổ sung nội dung đãng ký tổ chức hội chợ, triến lãm
thương mại ở nước ngoài.

You might also like