You are on page 1of 79

CHƯƠNG 6.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC


Nội dung

5. Đấu giá
hàng hoá
4. Nhượng
quyền
3. Cho thuê
thương mại
hàng hoá
2. Đấu thầu
hàng hoá,
1. Gia công
dịch vụ
hàng hoá
Làm việc nhóm
• Nhóm 1: Gia công hàng hoá

• Nhóm 2: Đấu thầu hàng hoá

• Nhóm 3: Cho thuê hàng hoá

• Nhóm 4: Nhượng quyền thương mại

• Nhóm 5,6: Đấu giá hàng hoá

Thời gian làm việc nhóm là 20 phút


1. Gia công hàng hoá

1.1. Khái niệm

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu
của bên đặt gia công đế thực hiện một hay nhiều công đoạn trong
quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù
lao.
1.2. Đặc điểm

Thứ nhất, trong quan hệ gia công trong thương mại, bên nhận gia công và bên đặt gia công
đều là thương nhân.
Thứ hai, đối tượng của quan hệ gia công trong thương mại là thực hiện việc gia công hàng
hóa
Thứ ba, hoạt động gia công trong thương mại đứng từ góc độ của hai bên chủ thề tham gia
đều nhằm mục đích sinh lợi.

Thứ tư, trong hoạt động gia công trong thương mại thì bên đặt gia công luôn chuyến một
phần hoặc thậm chí toàn bộ nguyên, vật liệu cho bên nhận gia công để bên này sản xuất ra
hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công.
1.3. Vai trò của gia công trong thương mại

•Hỗ trợ quá trình chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trong phân công lao
động xã hội, không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà ngày càng trở nên quan
trọng trong phân công lao động quốc tế, thường được đề cập dưới thuật ngữ
“toàn cầu hóa sản xuất”.

•Đối với bên gia công: hạ được giá thành sản phẩm; đạt được chất lượng
hàng hóa thành phẩm hoặc bán thành phẩm tốt hơn; có thể tiết kiệm được chi
phí vận chuyển hàng hóa đến thị trường mục tiêu khi hàng hóa được gia công
ngay tại thị trường mục tiêu đó.
1.3. Vai trò của gia công trong thương mại

•Đối với bên nhận gia công với tư cách là nhà sản xuất chế tạo chuyên
nghiệp thì các đơn đặt hàng gia công là nguồn công việc, nguồn thu và nguồn
lợi nhuận chính. Bên nhận gia công không phái lo đầu ra cho hàng hóa được
sản xuất, chế tạo ra, bởi vì đó là hàng hóa được sàn xuất theo yêu cầu của bên
đặt gia công.

•Đối với nền kinh tế, thì ngay hoạt động gia công hàng hóa trong nước cũng
đã có thế giúp thúc đấy quá trình chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa nền sàn
xuất.
1.4. Hàng hoá gia công

Tất cả các loại hàng hóa đều có thế được gia công, trù trường hợp hàng hóa thuộc
diện cấm kinh doanh theo quy định pháp luật; còn đối với hàng hóa hạn chế kinh
doanh, kinh doanh có điều kiện thì việc gia công hàng hóa đó đương nhiên phải
tuân thủ các quy định về hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện đó.

Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài đế tiêu thụ ở nước
ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có
thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
1.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng
gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá
thỏa thuận

Quyền và
nghĩa vụ Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn,
với bên nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ
gia công trường hợp có thỏa thuận khác

Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê
hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo
thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật
1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
1.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử
chuyên gia để hướngdân kỹ thuật sản xuât và kiêm tra chât lượng sàn phâm gia
công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công
Quyền và
nghĩa vụ
với bên
gia công
Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia
công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên
nhận gia công.
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong quan
hệ pháp luật với Nhà nước

Được giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công cho bên nhận gia
công (là thương nhân Việt Nam) theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công

Được nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận
gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi
thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ6,
tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định pháp luật

Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỳ thuật sản xuất và kiểm tra
chất lượng sản phẩn- gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong quan hệ pháp luật
với Nhà nước

Chịu trách nhiệm về quyền sừ dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng
hóa

Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt
động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết

Được xuất khẩu tại chỗ sàn phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc
cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn
bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành
về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và
các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Quyền và nghĩa vụ hợp đồng của bên nhận gia công

Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công
theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu
chuấn kỳ thuật và giá

Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác

Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận
gia công được xuât khâu tại chỗ sản phấm gia công, máy móc, thiết bị
thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế
liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công
1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên
nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết
bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức
để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về
thuế

Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng
hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh
doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong quan hệ pháp luật
với Nhà nước

Được miễn thuế nhập khấu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư tạm nhập khẩu theo định mức, tì lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia
công; được miễn thuế xuất khẩu đối với sàn phẩm gia công;

Được thuê thương nhân khác gia công

Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia
công theo thỏa thuận trong họp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khấu theo
quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ
liệu, vật tư mua trong nước
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong quan hệ pháp luật
với Nhà nước
Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trù’
sản phấm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khấu, tạm ngừng nhập khẩu;
đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có giấy phép, hàng hóa
thuộc diện quản lý chuyên ngành thì phải tuân thủ các quy định về cấp phép
và quản lý chuyên ngành

Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công
xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của
hợp đồng gia công đã được ký kết

Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc
mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ùy nhiệm
của bên đặt gia công
2. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ

2.1. Khái niệm và đặc điểm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

2.1.1. Khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng
hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các
thưorng nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp
đồng (gọi là bên trúng thầu).
2.1.2. Đặc điểm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ gồm bên mời
thầu là bên mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ và các bên dự thầu là nhà cung cấp
hàng hóa hoặc dịch vụ.

Thứ hai, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một phương thức lựa chọn nhà cung cấp
hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp úng tốt nhất các điều kiện cúa bên mời thầu là
bên mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

Thứ ba, khi tổ chức đâu thâu, bên mời thâu phải tuân thủ một thù tục theo quy
định cùa pháp luật, mà các quy định đó nhằm đảm bảo cho các bên dự thầu
được đối xử một cách bình đắng, công bằng, công khai và minh bạch.
2.2. Các hình thức và phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Hình thức đấu thầu mà bên


mời thầu không hạn chế số
Đấu thầu
lượng các bên dự thầu, đây
rộng rãi
là hình thức được sử dụng
Các hình phổ biến trong đấu thầu.
thức đẩu
thầu hàng
hóa, dịch vụ
Hình thức đấu thầu mà bên
Đấu thầu
mời thầu chi mời một số nhà
hạn chế
thầu nhất định dự thầu.
Các phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Đấu thầu theo phương thức Đấu thầu theo phương thức
đấu thầu một túi hồ sơ đấu thầu hai túi hồ sơ

Bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu


Bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu
gồm đề xuất kỳ thuật, đề xuất về
gồm đề xuất kỳ thuật, đề xuất về
tài chính trong từng túi hồ sơ
tài chính trong một túi hồ sơ theo
riêng biệt được nộp trong cùng
yêu cầu cùa hồ sơ mời thầu và
thời điểm và việc mở thầu được
việc mớ thầu được tiến hành một
tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất
lần
về kỳ thuật sẽ được mở trước.
2.3. Thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Mời thầu Dự thầu

Thông báo kết quả,


Mở thầu và xét
thông báo trúng thầu
thầu
và giao kết hợp đồng
Hồ sơ mời thầu bao gồm:

Thông báo mời thầu

Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu

Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà
thầu

Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu

Thời hạn, Thời hạn,


Tên, địa Những chỉ
Tóm tắt địa điểm địa điểm,
chỉ của dẫn để tìm
nội dung và thủ tục thủ tục nộp
bên mời hiểu hồ sơ
đấu thầu nhận hồ sơ hồ sơ dự
thầu mời thầu.
mời thầu thầu
Bên mời thầu được tự do quy định phương pháp đánh giá, so
sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp bên mời thầu sữa đổi một số nội dung trong hồ
sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sừa đổi bằng
văn bản đến tất cả các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng
nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày đế các bên dự thầu có
điều kiện hoàn chinh thêm hồ sơ dự thầu của mình.
Thủ tục dự thầu

•Bên dự thầu phải nộp hồ sơ dự thầu đúng thời hạn, địa điếm và thú tục
nộp hồ sơ dự thầu.

•Bên mời thầu có nghĩa vụ bảo mật hồ sơ dự thầu.

•Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc
bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu nhằm bảo đảm dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt
cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tồng giá
trị ước tính của hàng hóa, dịch vụ đấu thầu.

•Giá trị bào lãnh dự thầu phải tương đương số tiền đặt cọc, ký quỹ.
Thủ tục mở thầu
• Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường họp không
có thời điểm được ấn định trước thì thời điêm mở thâu là ngay sau khi đóng thầu.
• Đối với phương thức đấu thầu một túi hồ sơ thì việc mở thầu được tiến hành một lần; đối với phương
thức đấu thầu hai túi hồ sơ việc mở thầu được tiến hành hai lần.
• Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai; các bên dự thầu có quyền
tham dự mở thầu; những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên
dự thầu dưới dạng chưa mở.
• Khi mở thầu bên mời thầu và các bên dự thầu phải có mặt và phải ký vào biên bản mở thầu.
• Khi mở thầu, bên mời thầu xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; bên mời thầu có thể yêu cầu các bên dự
thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu; việc yêu cầu và giải thích hồ sơ dự thầu phải
được lập thành văn bản.
• Việc mở thầu phải lập thành biên bản.
Biên bản mở thầu phải có các nội dung

Tên hàng
hóa, dịch
các nội vụ đấu
dung sửa thầu;
đổi, bổ Ngày, giờ,
sung và các địa điểm
nội dung có đấu thầu
liên quan Biên bản
(nếu có) mở thầu
phải có các
nội dung Tên, địa chỉ
Giá bỏ thầu của bên
của các bên mời thầu,
dự thầu các bên dự
thầu
Thủ tục xét thầu

• Việc xét thầu nhằm đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu để chọn nhà thầu trúng thầu.
• Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ đề đánh giá toàn diện.
• Các tiêu chuẩn đánh giá này do bên mời thầu quy định.
• Bên mời thầu có thể áp dụng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương
pháp khác đã được ấn định trước khi mờ thầu.
• Việc xét thầu có thể được chính bên mời thầu thực hiện hoặc với sự giúp đỡ cùa một
bên thứ ba.
• Bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn
định.
Thông báo kết quả trúng thầu và giao kết hợp đồng

• Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông
báo kết quả đấu thầu cho các bên dự thầu.
• Việc thông báo phải được thực hiện bằng văn bản và gứi đến cho bên
trúng thầu cũng như các bên dự thầu không trúng thầu.
• Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bên trúng thầu
trên cơ sở kết quả đấu thầu, các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và nội
dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
Việc đấu thầu lại được tổ chức khi có một trong các trường hợp

Có sự vi phạm các


quy định về đấu thầu Các bên dự thầu đều
không đạt yêu cầu đấu
thầu.
3. Cho thuê hàng hoá

3.1. Khái niệm

Cho thuê hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó một
bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa (gọi là bên
cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn
nhất định để nhận tiền cho thuê”.
Chủ thể của quan hệ cho thuê hàng hóa là thương nhân, cả bên
cho thuê lẫn bên thuê. Hoạt động cho thuê trước hết là hoạt
Chủ thể động được thương nhân đăng ký kinh doan, nghĩa là thương
nhân đó lấy việc cho thuê làm nghề nghiệp của mình.

Hàng hóa theo quy định LTM, bao gồm tất cả các loại động sản
và những vật gắn liền với đất đai.

3.2. Đặc Đối tượng Hoạt động cho thuê tài chính thì tài sản cho thuê tài chính là máy
điểm móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng
NN.

Đối với bên cho thuê lấy việc cho thuê là hoạt động kinh doanh
của mình thì hoạt động cho thuê nham tạo ra lợi nhuận từ việc
cho thuê.
Mục đích
Đối với bên thuê thì việc thuê thay vì mua hàng hóa giúp bên đó
có được hàng hóa cần cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà
không phải bò ra chi phí mua sắm vượt quá khả năng tài chính
của mình.
3.3. Hợp đồng cho thuê hàng hóa

3.3.8.
3.3.7. Thay
3.3.6. Cho đổi
3.3.5. Thanh thuê lại quyền
Bảo toán sở hữu
3.3.4.
dưỡng tiền trong
3.3.3. Chuyển
và sửa thuê thời
3.3.2. Trách rủi ro
chừa hàng hạn
Chuyển nhiệm đối với
3.3.1. hàng hóa thuê
giao và đối với hàng
Hình hóa cho hóa cho
thức tiếp khiếm
nhận khuyết thuê thuê
hợp
đồng hàng của
hóa cho hàng
thuê hóa cho
thuê
3.3.1. Hình thức hợp đồng

Hợp đồng cho thuê hàng hóa có thế được xác lập bàng lời nói,
bằng văn bản hoặc bàng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy
định một loại hợp đồng cho thuê hàng hóa nhất định nào đó phải
được giao kết bằng một hình thức nhất định.

Hợp đồng cho thuê hàng hóa cũng có thể được xác lập bằng thông
điệp dữ liệu, bởi hình thức này có giá trị tương đương văn bản.
3.3.2. Chuyển giao và tiếp nhận hàng hóa cho thuê

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cho thuê có nghĩa vụ giao hàng
hóa cho thúc theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê.

Việc giao hàng hóa không nhất thiết đồng thời là hành vi thực tế, vì có
thể hàng hóa đã nằm trong tay bên thuê.

Bên cho thuê chỉ được coi là đã hoàn thành việc giao hàng hóa cho thuê
khi bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hóa cho thuê theo quy định.
Bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hóa cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hóa
cho thuê

Không từ chối hàng hóa cho thuê hoặc

Xác nhận sự phù hợp của hàng hóa cho thuê với thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc

Xác nhận việc sẽ nhận hàng hóa đó, dù không phù hợp với thỏa thuận trong
hợp đồng
3.3.3. Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê

Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường
của các hàng hóa cùng chủng loại hoặc

Khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê là các yếu tố làm cho
Hàng hóa cho thuê được coi là
hàng hóa đó không phù hợp
không phùvới
hợp hợp đồng.
với họp đồng
trong các trường hợp quy định, cụ
thể là khi hàng hóa đó

Không đảm bảo chất lượng như Không phù hợp với mục đích cụ
chất lượng của mẫu hàng mà thể mà bên thuê đã cho bên cho
bên cho thuê đã giao cho bên thuê biết hoặc bên cho thuê phải
thuê biết vào thời điểm giao kết họp
đồng hoặc
Bên thuê tự chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng
hóa trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ hai: Khiếm khuyết


cùa hàng hóa được phát hiện sau khi
Trường hợp thứ nhất: Khiếm khuyết
bên thuê chấp nhận hàng hóa cho thuê
đã có trước thời điểm giao kết hợp
mà khiếm khuyết đỏ có thể được bên
đồng, nhưng bên thuê đã biết hoặc
thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm
phải biết về khiếm khuyết đó
tra một cách hợp lý trước khi chấp
nhận hàng hóa.
3.3.4. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê

Trong quan hệ hợp đồng cho thuê hàng hóa thì bên cho thuê
vẫn giữ quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê, nên bên cho
thuê (và là chủ sở hữu hàng hóa) vẫn phải chịu tổn thất (chịu rủi
ro) đối với hàng hóa cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê
không có lồi gây ra tổn thất đó, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
Nếu hợp đồng không yêu cầu
giao hàng hóa cho thuê tại
một địa điếm cụ thể thì rủi ro
sẽ chuyển cho bên thuê khi
hàng hóa cho thuê được giao
cho người vận chuyến đầu
tiên
Trường hợp hợp
Thời điểm
đồng cho thuê có
chuyển rủi ro
liên quan đến
được xác Nếu hợp đồng yêu cầu phải
việc vận chuyển
định: giao hàng hóa cho thuê tại
hàng hoá
một địa điểm cụ thể thì rủi ro
chuyến cho bên thuê hoặc
người được bên thuê ủy
quyền nhận hàng tại địa điếm
đó
Trường hợp hàng hóa cho thuê được nhận bởi
người nhận hàng đế giao mà không phải là người
vận chuyến thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi
người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng
hóa cho thuê của bên thuê
Thời điểm
chuyển rủi ro
được xác
định: Trong các trường hợp khác không được quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì rủi ro được
chuyến cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hóa
cho thuê
3.3.5. Bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê
Trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê cũng căn cứ thỏa thuận
của các bên; trường hợp các bên không không có thỏa thuận khác thì bên cho thuê
có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý;
trường hợp việc sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gầy phương hại đến
việc sử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc
kéo dài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa.

Khi bên cho thuê có nghĩa vụ thì bên thuê có quyền yêu cầu bên
cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa; nếu bên
cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lý
thì bên thuê có thể tiến hành bảo dường, sửa chữa hàng hóa cho
thuê và bên cho thuê phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo
dưỡng, sửa chữa đó.
Việc bảo dường, sửa chữa hàng hóa cho thuê quy định tại các điều
khoản nêu trên chỉ là hoạt động bảo dưỡng nhằm đảm bảo hàng hóa
(đặc biệt là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, phương tiện
thi công công trình) phát huy và duy trì được đặc tính sử dụng của
nó cũng như sửa chữa các hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng
nhằm khôi phục lại đặc tính sử dụng của nó, mà không bao gồm
trường hợp “sửa chữa, thay đôi tình trạng ban đầu của hàng hóa”.
3.3.6. Thanh toán tiền thuê hàng hóa

• Thanh toán tiền thuê hàng hóa là một nghĩa vụ chính của bên thuê.
• Đối với hợp đồng thuê dài hạn, thông thường các bên thỏa thuận trả tiền thuê định kỳ.
• Đối với hợp đồng thuê ngắn hạn, thỏa thuận trả tiền thuê một lần ngay sau khi giao
nhận hàng là phổ biến.
• Trong các hợp đồng cho thuê hàng hóa thông thường các bên cũng còn thỏa thuận về
các chế tài đối với việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên thuê.
• Trường hợp các bên không có thỏa thuận về chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ thanh toán
thì bên cho thuê có thể áp dụng các chế tài khi xảy ra (phát sinh) các điều kiện luật định
đối với việc áp dụng các chế tài đó.
3.3.7. Cho thuê lại

Bên thuê chỉ được cho thuê lại hàng hóa khi có sự chấp thuận của bên cho
thuê.
Bên thuê phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho thuê lại trừ trường hợp có
thỏa thuận khác với bên cho thuê.
Trong trường hợp bên thuê cho thuê lại hàng hóa cho thuê mà không có sự
chấp thuận của bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền hủy hợp đồng cho
thuê.
Người thuê lại phải có trách nhiệm trả lại ngay hàng hóa cho bên cho thuê.
3.3.8. Thay đổi quyền sở hữu trong thời hạn thuê
• Mọi thay đổi về quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê không ảnh hương đến hiệu lực
của hợp đồng cho thuê.
• Bên cho thuê vẫn chịu sự ràng buộc với bên thuê bởi hợp đồng cho thuê, nên bên cho
thuê vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên thuê và bên thuê cũng chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng với bên cho thuê.
• Trong trường hợp bên cho thuê bán hàng hóa cho bên thứ ba, nhưng không thông báo cho
bên đó biết là hàng hóa đang được cho thuê và vì vậy bên thứ ba là chủ sở hữu mới không thể
thực hiện được các quyền chủ sở hữu của mình thì bên cho thuê bị coi là vi phạm nghĩa vụ
bảo đảm quyền sở hữu của bên mua theo quy định tại Điều 45 LTM 2005 hoặc Điều 444
BLDS 2015 và có thể bị bên thứ ba (bên mua) áp dụng các chế tài trong thương mại theo
LTM 2005 hoặc buộc chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mua bán tài sàn theo
BLDS 2015 (tùy thuộc luật nào được áp dụng đối với hợp đồng mua bán đó).
4. Nhượng quyền thương mại
4.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại
4.1.1. Khái niệm
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện

Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
bí quyết kinh doanh, khấu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền iệc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khấu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo
của bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh
4.1.2. Đặc điểm

Chủ thể Động cơ và mục


tiêu hợp tác

Bên nhận quyền kỳ


Bên nhượng Bên nhượng quyền là
vọng ở hoạt động kinh
quyên và bên thương nhân đã tạo lập
doanh theo phương
nhận quyên được thương hiệu có uy
thức nhượng quyền
đêu phải là tín và tiếng tăm, muốn
một xác suất thành
thương nhân tối ưu hóa giá trị thương
công lớn hơn bang vốn
và là các chủ hiệu của mình bằng
đầu tư ít hơn so với
the pháp lý phương thức nhượng
việc tự khởi nghiệp đế
độc lập với quyền thương mại cho
xây dựng một thương
nhau. các thương nhân khác
hiệu riêng.
4.1.2.
Đặc
điểm

Tính dài hạn của Tính hợp tác


Đối tượng trong quan hệ
nhượng quyền quan hệ nhượng
quyền thương mại nhượng quyền
thương mại
Tính hợp tác
Đối tượng của của các bên
nhượng quyền Quan hệ trong hoạt động
thương mại là các nhượng quyền nhượng quyền
quyền thương mại thương mại thương mại đậm
mà bên nhượng luôn được xác nét hơn rất
quyền cấp (theo lập với kỳ vọng nhiều so với
thỏa thuận hợp vê một sự hợp hoạt động đại lý
đồng) cho bên tác lâu dài. thương mại và
nhận quyền. hoạt động phân
phối.
4.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại

Hệ thống nhượng quyền một cấp

Hệ thống nhượng quyền mà bên nhận quyền được cấp quyền thiết lập chỉ một
cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền duy nhất

Hệ thống nhượng quyền thương mại theo hợp đồng phát triến quyền thương
mại trong đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền được phép
thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình đế kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định
4.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại

Hệ thống nhượng quyền hai cấp

Trong hệ thống nhượngquyên này bên nhượng quyên không chỉ câp cho
bên nhận quyền quyền được tự tiến hành công việc kinh doanh như trong
hệ thống nhượng quyền một cấp, mà còn cấp cho bên nhận quyền “quyền
thương mại chung”

Quan hệ nhượng quyền thương mại giữa (i) bên nhượng quyền và bên nhận
quyền sơ cấp (quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại sơ cấp) và (ii)
giữa bên nhận quyền sơ cấp đó (bên nhượng quyền thứ cấp) với bên nhận
quyền thứ cấp (quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp) là độc
lập về mặt pháp lý với nhau, bởi vậy các chủ thế của hai hợp đồng nhượng
quyền thương mại này phải tự tạo nên mối liên hệ giữa chúng với nhau
4.3. Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền thương mại và trinh tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại

Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký, bao gồm việc các thông tin chứa
đựng trong đó cho thấy thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại có
đáp ứng các điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định
pháp luật hay không.

Đối với bên nhận quyền thì phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù họp
với đối tượng của quyền thương mại
4.4. Quan hệ họp đồng nhượng quyền thương mại
4.4.1. Luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng nhượng quyền
thương mại
Cơ sở pháp lý đế xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trước hết là các thỏa
thuận hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã
hội; bên cạnh đó các quy định pháp luật có tính bắt buộc đương nhiên được áp
dụng, các quy định pháp luật có tính tùy nghi được áp dụng khi các bên không có
thỏa thuận.
Nếu quyền thương mại bao gồm quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
thì việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó chịu sự
điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp

Đối với quan hệ nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài như nhượng
quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài thì
các bên có thể thỏa thuận áp dụng luật Việt Nam hoặc luật nước ngoài.
4.4.2. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại, bao gồm
một, một số hoặc toàn bộ các quyền

“Quyền thương mại” là đối tượng hợp đồng trước hết là quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bổ trí
mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhàn hiệu, tên thương mại và chi dẫn
địa lý.

Bên cạnh đó quyền thương mại thông thường còn bao gồm quyền sử dụng khẩu
hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, cấm nang vận hành, quảng cáo của bên
nhượng quyền v.v...
4.4.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng
Phí nhượng Khoản tiền mà bên nhận quyền phải trả cho
quyền ban bên nhượng quyền để được nhận nhượng
đầu quyền.
Thông thường được tính theo tháng với một
Phí nhượng
tỷ lệ phần trăm nhất định trên doanh thu mà
Quyền quyền định
bên nhận quyền đạt được nhưng không thấp
và nghĩa kỳ
Quyền hơn một mức tối thiểu nào đó
vụ của
nhận tiền Phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên
bên
nhượng nhượng quyền trong trường hợp bên nhận
nhượng Phí chuyển
quyền quyền chuyển giao quyền thương mại cho
quyền nhượng
bên thứ ba khi được sự chấp thuận của bên
nhượng quyền
Phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên
Phí gia hạn nhượng quyền trong trường hợp gia hạn hợp
đồng, thông thường mức phí này bằng 50%
phí nhượng quyền ban đầu
4.4.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng

Hoạt động kiêm tra, giám sát


cùa bên nhượng quyền đối
Quyền kiểm tra, với bên nhận quyền trước hết
giám sát hoạt động nhằm bảo vệ hình ánh, uy tín
kinh doanh của hên cùa thương hiệu, bảo đảm
nhận quyền tính thống nhất của hệ thống
Quyền và nghĩa vụ nhượng quyền thương mại
của bên nhượng được thiết lập.
quyền
Quyền tổ chức
quảng cáo cho hệ Quyền này đảm bảo cho bên
thống nhượng nhượng quyền được chủ
quyền thương mại động tiến hành các hoạt động
và mạng lưới quảng cáo nhằm nâng cao
nhượng quyền hình ảnh của thương hiệu.
thương mại
Đào tạo ban đầu và
cung cấp trợ giúp kỳ
thuật thường xuyên
cho bên nhận quyền đế
điều hành hoạt động
theo đúng hệ thống Bảo đảm quyền sờ
Cung cấp cho bên nhượng quyền thương ảo đảm quyền sở
nhận quyền tài mại hữu trí tuệ đôi với
liệu hướng dẫn về đôi tượng được
hệ thống nhượng ghi trong hợp
quyền thương mại đông nhượng
quyền
Thiết kế và sắp Đối xử binh đắng
xếp địa điểm bán với các thương
Các nghĩa vụ
hàng và cung ứng nhân nhận quyền
của bên
dịch vụ bằng chi trong hệ thống
nhượng quyền
phí cúa bên nhận nhượng quyền
quyền thương mại
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền

Bên nhận quyền có các quyền

Yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ
thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại

Yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng với mình
như các bên nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng
quyền thương mại.
Bên nhận quyền có các nghĩa vụ

Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng

Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực đế tiếp nhận
các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển
giao

Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng
quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng,
cung ứng dịch vụ của bên nhượng quyền

Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi
hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt
Bên nhận quyền có các nghĩa vụ

Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu
có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt
hợp đồng

Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương
mại

Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp
thuận của bên nhượng quyền.
4.4.4. Nhượng quyền lại

Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền)
nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Tuy nhiên, các hợp đồng mẫu (do bên nhượng quyền đưa ra) luôn bảo lưu quyền chấp
thuận của bên nhượng quyền.
Điều khoản về nhượng quyền lại trong hợp đồng loại này thường quy định chi tiết yêu cầu
về hồ sơ đề nghị được nhượng quyền lại của bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền cũng luôn đòi hỏi dự thảo hợp đồng nhượng quyền lại giữa bên nhận
quyền và bên nhận lại quyền phải có cam kết của bên nhận lại quyền thừa nhận vô điều kiện
tất cả các quy định, thỏa thuận tại họp đồng nhượng quyền thương mại.
4.4.5. Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền

Hợp đồng nhượng quyền thương mại chấm dứt khi thời hạn họp đồng kết thúc mà họp
đồng không được gia hạn; chấm dứt trước thời hạn theo thỏa thuận của các bên; chấm dứt
khi một trong các bên bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sán hoặc chấm dứt do một bên đơn
phương chấm dứt hợp đồng.
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện họp đồng và không phải bồi thường
thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt
hợp đồng trong các trường hợp do pháp luật quy định.
Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp

• Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh


hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy
1 định của pháp luật bên nhận quyền phải có đế tiến
hành công việc kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại
• Bên nhận quyền bị giải thế hoặc bị
2 tuyên bố phá sản theo quy định của
pháp luật Việt Nam
• Bên nhận quyền vi phạm pháp luật
nghiêm trọng có khả năng gây thiệt
3 hại lớn cho uy tín của hệ thống
nhượng quyền thương mại.
5. Đấu giá hàng hoá
5.1. Khái niệm

Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người
bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực
hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả
giá cao nhất.
5.2. Đặc điểm
Đối tượng của đấu giá hàng hóa là những hàng hóa
nhất định có tính đặc thù về giá trị và giá trị sử
dụng;

Thứ nhất, Đấu Đấu giá hàng hóa mang tính cạnh tranh, công khai
giá hàng hóa là và lành mạnh;
một hoạt động
thương mại, hoạt
động bán hàng Đấu giá hàng hóa là cách thức bán hàng của thương
đặc biệt nhân chủ yếu được thực hiện thông qua trung gian;

Đấu giá với tư cách là một hoạt động thương mại


vì vậy pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này
khác với việc đấu giá tài sản trong dân sự.
5.2. Đặc điểm
Thứ hai, chủ thể của
Chủ thể trong đấu giá hàng hóa gồm một
quan hệ đấu giá hàng hóa
người bán và nhiều người mua.
là các thương nhân.

Là hàng hóa được phép lưu thông trên thị


Thứ ba, đối tượng của trường, bao gồm tất cả động sản, kể cả động
đấu giá sản hình thành trong tương lai và những vật
gắn liền với đất.

Được thiết lập dưới một dạng đặc biệt là


Thứ tư, hình thức pháp
hợp đồng dịch vụ đấu giá và văn bản bán
lý của đấu giá hàng hóa
đấu giá hàng hóa.
5.3. Phương thức
đấu giá

Phương thức đặt giá xuống


là phương thức bán đấu Phương thức trả giá lên là
giá, theo đó người đầu tiên phương thức bán đấu giá,
chấp nhận ngay mức giá theo đó người trả giá cao
khởi điểm hoặc mức giá nhất so với giá khởi điểm
được hạ thấp hơn mức giá là người có quyền mua
khởi điểm là người có hàng
quyền mua hàng
5.4. Chủ thể của đấu giá hàng hóa
Người điều hành đấu
giá là người tổ chức
đấu giá hoặc người
được người tổ chức đấu
Người tổ chức đấu giá: giá uỷ quyền điều hành
là bên bán bán đấu giá.

Người tham gia đấu giá


là bên mua
Những người không được tham gia đấu giá bao gồm:

•Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân
sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình.
•Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ,
chồng, con của những người đó.
•Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha,
mẹ, vợ, chồng, con của người đó.
•Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của
pháp luật.
5.5. Hợp đồng đấu giá tài sản
Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu
giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp
luật về dân sự và quy định của Luật này.
Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá
tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp
luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá
cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ
chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên
quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu
giá tài sản, quy định của Luật này, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá
của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch
vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:
• Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không
phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực
hiện;
• Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của
pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
• Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không
thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu
giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
• Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá
dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
• Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu
giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
5.6. Thủ tục đấu giá

Lập hợp đồng dịch vụ


Xác định giá khởi
tổ chức đấu giá hàng
điểm 
hóa

Tiến hành đấu giá Chuẩn bị bán đấu giá


hàng hóa hàng hóa
5.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền của người tổ chức đấu giá:
Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin
cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu
giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá
được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá
không phải là người bán hàng đấu giá;
Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người
bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;
Tổ chức cuộc đấu giá;
Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định.
Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá
•Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá
thoả thuận với người bán hàng.
•Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.
•Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
•Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
• Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy
định tại Điều 203 Luật thương mại 2005.
•Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.
•Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
•Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã
trả quy định tại khoản 3 Điều 204 Luật thương mại 2005 hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán
hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là
ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp
lý sau cuộc đấu giá.
Quyền của người bán hàng không phải là người tổ
chức đấu giá

Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật thương mại 2005
 hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;

Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.


Nghĩa vụ của người bán hàng không phải là người tổ
chức đấu giá
•Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu
giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác,
kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;
•Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo thỏa thuận. Trường hợp không có
thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định
như sau:
Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác
định theo Điều 86 của Luật này;
Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao
bằng 50% của mức thù lao ở trên.
Bên nhượng quyền có thể cấp cho bên nhận quyền
các quyền thương mại, bao gồm một, một số hoặc
toàn bộ các quyền
Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình
tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ
thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,
tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền

Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương
mại chung

Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp
theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung

Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại
theo hợp đồng phát triển quyền thương mại

You might also like